1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu TIỂU LUẬN: Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng nam – thực trạng và giải pháp docx

17 4,4K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 282,23 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ……… TIỂU LUẬN Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng nam – thực trạng và giải pháp... Qua quá trình tham gia

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ………

TIỂU LUẬN

Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng nam – thực trạng và giải pháp

Trang 2

lời mở đầu

Khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là vấn đề luôn được nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm Có nhiều trường hợp, vụ việc có tính chất điển hình, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội Những năm qua, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo củ các cơ quan Nhà nước đã thu được nhiều kết quả khả quan Qua công tác này đã từng bước khôi phục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, cơ quan, tổ chức; đồng thời thông qua công tác xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nhiều cấp, nhiều ngành đã kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sơ hở trong quản lý kinh tế, yếu kém trong quản lý Nhà nước

Tuy nhiên, theo đánh giá tổng kết của Chính phủ, tình hình khiếu nại,

tố cáo hiện nay vẫn còn những diễn biến phức tạp, số người đi khiếu nại, tố cáo còn nhiều; nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng và vượt cấp Việc giải quyết còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu bức xúc Nguyên nhân của tồn tại nói trên chủ yếu là do việc tổ chức thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân còn nhiều thiếu sót, hạn chế

Qua quá trình tham gia học tập, nghiên cứu tại lớp Nghiệp vụ Thanh tra

cơ bản, đối chiếu với thực tiễn công tác tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, tôi chọn đề tài tiểu luận:

“Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng nam – thực trạng và giải pháp”

Đề tài được trình bày với các nội dung:

Phần I: Một số vấn đề lý luận chung

Phần II: Thực trạng công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu

nại, tố cáo tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam

Phần III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công

dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban Dân tộc

Trang 3

Phần IV: Kết luận và kiến nghị

Với mục đích tham gia một số giải pháp cho công tác tiếp công dân và

xử lý đơn thư KN, TC trong giai đoạn hiện nay Nhưng do thời gian và trình

độ có hạn, nên những vấn đề mà nội dung nghiên cứu đề cập chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô

để nội dung đề tài ngày càng hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn

Trang 4

Phần thứ hai

Một số vấn đề lý luận chung

Quyền khiếu nại, tố cáo (KN, TC) là một trong những quyền cơ bản của công dân, được sử dụng không hạn chế ở bất cứ lĩnh vực nào Điều này đã được ghi nhận một cách rõ ràng tại Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Đã được Luật KN, TC năm 1998 và mới đây là Luật bổ xung, sửa đổi một số điều của Luật KN, TC năm 2004 cụ thể hoá quyền KN, TC của công dân thành những chế định được thực thi trên thực tế

Xét theo trình tự tổng quát, một vụ việc KN, TC được giải quyết theo các nội dung:

- Tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC

- Giải quyết vụ việc KN, TC theo thẩm quyền

- Thi hành quyết định giải quyết KN, quyết định xử lý TC

Như vậy, tiếp công dân được coi là bước đầu giải quyết KN, TC

Do tính chất phức tạp của công tác giải quyết KN, TC hiện nay, đồng thời để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền KN, TC của mình một cách thuận lợi nhất Nên yêu cầu đặt ra đối với công tác tiếp công dân, với vai trò

là các nguyên tắc nhất định, tiến hành theo trình tự thủ tục nhất định

Các nguyên tắc tiếp công dân KN, TC:

- Tôn trọng quyền KN, TC của công dân

- Khách quan, công khai, dân chủ

- Thận trọng

Ngoài việc thực hiện tốt các nguyên tắc đề ra, việc tiếp công dân phải đảm bảo tốt các yêu cầu về công tác chuẩn bị địa điểm, phương tiện, con người, đảm bảo trình tự nội dung làm việc, vận dụng xử lý tốt các tình huống xảy ra trong quá trình tiếp công dân

Trang 5

Để công tác tiếp công dân có kết quả, Luật KN, TC đã quy định rõ ràng trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người tiếp công dân ở nơi tiếp công dân Trong đó quy định nhiệm vụ cụ thể của thủ trưởng các cơ quan Nhà nước trong việc tiếp công dân theo định kỳ, tiếp công dân thường xuyên, trực tiếp công dân của cơ quan, tổ chức mình

Việc tiếp công dân có ý nghĩa hết sức quan trọng Xét theo nghĩa rộng thì tiếp công dân thể hiện rõ quan điểm “Dân là gốc” của Đảng và Nhà nước

ta và đã cụ thể hoá phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Đồng thời tiếp công dân cũng là tạo điều kiện để công dân trực tiếp tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân Xét theo nghĩa hẹp của công tác giải quyết KN, TC việc tiếp công dân góp phần tháo gỡ bước đầu băn khoăn, vướng mắc của công dân và định hướng cách giải quyết các bước tiếp theo của công tác giải quyết KN, TC và trên thực tế, nhiều vụ việc tưởng như gay gắt, phức tạp đã được giải quyết ổn thoả ngay từ khâu tiếp công dân

Bước tiếp theo của công tác tiếp công dân là xử lý đơn thư KN, TC Đây là trình tự tất yếu trong quá trình giải quyết KN, TC và cũng có ý nghĩa quan trọng của bước xử lý ban đầu

Xử lý đơn thư KN, TC là việc tiến hành xem xét, phân loại, sắp xếp đơn thư đã nhận được để thụ lý giải quyết, chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc trả lời cho người KN, TC theo quy định của pháp luật

Trong thực tế, đơn thư KN, TC của công dân đến với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, có nội dung hết sức đa dạng, phong phú, thậm chí phức tạp; thường xuyên xảy ra các trường hợp đơn thư không đảm bảo tính pháp lý, không đúng thẩm quyền, không thuộc diện đơn thư KN, TC, nặc danh, mạo danh… mà khi tiếp nhận, các cơ quan Nhà nước đã thực hiện ngay công việc đầu tiên là xem xét, phân loại, định hướng giải quyết xử lý với các đơn thư

Trang 6

Xử lý tốt đơn thư KN, TC sẽ giúp cho cơ quan Nhà nước có cơ sở để nâng cao chất lượng công tác giải quyết KN, TC đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của của nhân dân; quyền lợi hợp pháp của công dân được bảo vệ, khôi phục, xử lý các hành vi sai trái, công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực được uốn nắn kịp thời

Do tính chất quan trọng như trên, việc xử lý đơn thư KN, TC cũng phải tuân thủ chặt chẽ theo trình tự nhất định, từ khâu tiếp nhận, phân loại, xác định nội dung đơn thư, xử lý đơn thư có nội dung khẩn cấp, xử lý đơn thư không thuộc thẩm quyền, xử lý đơn thư thuộc thẩm quyền tới việc quản lý, lưu trữ, khai thác hồ sơ đơn thư… đều phải tuân thủ đúng các bước tiến hành, trên cơ sở các quy định, hướng dẫn cụ thể, có căn cứ pháp lý

Tóm lại, tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC là một trong những khâu cơ bản của công tác giải quyết KN, TC Làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết đơn thư KN, TC được kịp thời, đúng thủ tục quy định của pháp luật Đồng thời giúp thủ trưởng các cấp, các ngành đánh giá đúng tình hình lãnh đạo, quản lý, thực thi công vụ của cơ quan Nhà nước

và nhân viên Nhà nước Làm tốt công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư KN,

TC của công dân là góp phần thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội, của Nhà nước ta

Với vị trí là khâu đầu tiên trong công tác giải quyết KN, TC, công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC đã đặt ra yêu cầu đòi hỏi cao ngay từ ban đầu đối với các chủ thể quản lý, các cán bộ nghiệp vụ về trách nhiệm và nghĩa vụ, về sử dụng thẩm quyền chức năng nhiệm vụ; về trình độ kiến thức pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, khả năng giải quyết tình huống… để ngay

từ khâu đầu, bước đầu đã có hiệu quả chuẩn xác, giúp cho các khâu, các bước tiếp theo tiến hành thuận lợi cho đến bước cuối cùng giải quyết đạt hiệu quả

Trang 7

Phần thứ hai

Thực trạng công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC tại Ban Dân

tộc, tỉnh Quảng Nam

I Đặc tiểm tình hình

Quảng Nam là một tỉnh nằm ở miền Trung của Việt Nam, và được tái lập vào tháng 02/1997 từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên 10.573 km2, trong đó diện tích miền núi, vùng cao chiếm 74%

Quảng Nam có 17 đơn vị hành chính: gồm 2 thị xã là Tam Kỳ, Hội An

và 15 huyện Trong đó có 6 huyện vùng cao và 2 huyện miền núi Dân số toàn tỉnh khoảng 1,48 triệu người, trong đó đồng bào các dân tộc ít người trên 10 vạn người, chiếm 14,50% dân số toàn tỉnh Ngoài dân tộc Kinh còn có các dân tộc ít người khác như: Cơ tu, Xơ đăng, Gié -Triêng, Mơ nông, Cor, Thái, Tày, Nùng…

Tỉnh Quảng Nam nằm giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quãng Ngãi, có

bờ biển dài 125 km, có biên giới với nước bạn Lào dài 76 km, có hải đảo là

Cù Lao Chàm; ngoài ra Quảng Nam còn có sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà, cửa khẩu Đắc ốc, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc và 2 di sản văn hoá là Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn

Ban dân tộc tỉnh Quảng Nam là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh, thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và miền núi trên địa bàn tỉnh

Trong những năm qua, Ban dân tộc tỉnh Quảng Nam đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ngoài nhiệm vụ trọng tâm là tham mưu cho tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo trong việc phát triển kinh tế, xã hội trong cộng đồng các dân tộc ít người; Ban Dân tộc còn tham mưu cho Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các chương trình, chính sách đối với đồng bào các dân

Trang 8

tộc như: Chương trình 135, chương trình 134, chương trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, chính sách trợ giá trợ cước, hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà Gươl,

và các dự án như: Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ xã đặc biệt khó khăn,

tổ chức dạy tiếng dân tộc Cơ tu cho cán bộ là người Kinh v.v…

Xuất phát từ đặc điểm của một tỉnh rộng, dân số đông, địa hình miền núi phức tạp, đa dân tộc sống đang xen, mặt bằng dân trí không đều nhất là đồng bào các dân tộc có trình độ văn hoá thấp Đội ngũ cán bộ là người dân tộc còn hạn chế cả về trình độ chuyên môn và năng lực quản lý điều hành, nên

đã ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ phát triển KT, XH ở địa phương

Bên cạnh đó, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự giao lưu giữa các vùng, các miền đã bộc lộ những vấn đề mới, gây mâu thuẫn: Sự phát triển kinh tế không đều, các quan hệ xã hội cũng đã có sự thay đổi mạnh mẽ

về quy mô, đa dạng, phức tạp Đi liền với đó là các mối quan hệ về quyền, lợi ích và nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ thể nảy sinh, từ đó các mâu thuẫn, tranh chấp cũng phát sinh cả về số lượng cũng như tính chất, mức độ

Do thực hiện các chủ trương, chính sách, các dự án ngày càng được đầu

tư nhiều trên địa bàn miền núi vùng cao, đã kéo theo các nội dung có liên quan như: Đền bù giải phóng mặt bằng, quy hoạch bố trí lại dân cư, huy động ngày công của lao động địa phương tham gia xây dựng công trình v.v… là những nhân tố tác động làm phát sinh và ngày càng gia tăng việc KN, TC của công dân trên địa bàn các huyện, xã ở miền núi, vùng cao, vùng đồng bào các dân tộc ở Quảng Nam

II Thực trạng công tác tiếp công dân

Mỗi năm trung bình tại Ban Dân tộc đã tổ chức tiếp khoảng 40 – 50 lượt công dân, bình quân mỗi tháng có từ 4 – 5 đơn trong đó chủ yếu là của đồng bào các dân tộc ít người

Trang 9

Nội dung mà công dân phản ánh chủ yếu về các lĩnh vực: tranh chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, chế độ chính sách đối với đồng bào các dân tộc, việc ô nhiễm môi trường…

Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã bố trí nơi tiếp công dân chu đáo, đảm bảo đúng quy định Có phòng tiếp dân làm việc và phòng chờ Tại phòng chờ

có bố trí tủ sách pháp luật có liên quan đến chế độ chính sách đối với nhiệm

vụ chính trị của cơ quan, đơn vị để các đối tượng có thể nghiên cứu thuận lợi Ban cũng có lịch tiếp công dân và được duy trì thành nề nếp, được đồng bào các dân tộc đồng tình và ghi nhận

Công tác tiếp công dân theo định kỳ tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam được Lãnh đạo Ban giao thanh tra Ban trực tiếp nhận hồ sơ ban đầu, nghiên cứu đề xuất trình cho đồng chí Trưởng Ban Dân tộc xử lý

Thông qua công tác tiếp công dân tại Ban Dân tộc thấy nổi lên những bất cập hạn chế như sau:

- Thứ nhất, đối với cán bộ được phân công phụ trách theo dõi công tác

tiếp công dân: Do năng lực hạn chế, chưa được trang bị nghiệp vụ chuyên môn nên xử lý thiếu chính xác, còn bỏ qua những tình tiết quan trọng cần khai thác Bên cạnh đó tinh thần trách nhiệm và thái độ ứng xử của cán bộ tiếp công dân đôi lúc chưa tốt Vì thế đã làm cho dân đôi lúc bất bình, phản ứng hoặc to tiếng gây ảnh hưởng không tốt đối với chính sách dân tộc của Đảng

và Nhà nước ta

- Thứ hai, việc phân công cán bộ tiếp công dân chưa ổn định:

Do biên chế bộ máy của Ban Dân tộc Quảng Nam chỉ có 12 người, trong quá trình điều hành chỉ đạo công việc ở Ban, phải thực hiện những nhiệm vụ đột xuất do UBND tỉnh giao, mà biên chế ít nên lãnh đạo Ban phải

cử người tiếp công dân thay Do đó chất lượng và hiệu quả công tác tiếp công dân chưa cao, lúng túng trong giao tiếp và bị động khi trả lời những thắc mắc của đồng bào

Trang 10

- Thứ ba, việc tiếp công dân của thủ trưởng cơ quan chưa tạo thành nề

nếp, còn xem nhẹ Phần lớn giao khoán cho Thanh tra Ban tổ chức thực hiện, thiếu sự quan tâm đúng mức

Trang 11

III Công tác xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Trung bình hàng năm, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã tiếp nhận khoảng 40 – 50 đơn thư, trong đó nội dung đơn thư KN, TC chủ yếu về các lĩnh vực đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng (10 – 20%) Các chế độ chính sách đối với đồng bào các dân tộc (40 – 50%), chế độ cử tuyển cho con em học sinh dân tộc (20 – 30%), tỷ lệ giải quyết cao Số còn lại là đơn gia hạn và mới nhận

Qua tiếp nhận và xử lý xem xét đơn thư thuộc thẩm quyền thủ trưởng cơ quan thì cơ quan giải quyết (khoảng 60%) số còn lại do không đúng thẩm quyền

đã hướng dẫn công dân đến nơi có thẩm quyền để giải quyết (khoảng 40%)

Trong những năm qua công tác tiếp nhận và xử lý đơn thư tại Ban Dân tộc đã giải quyết tốt, phần lớn là đơn thư khiếu nại, rất ít trường hợp thuộc đơn thư tố cáo Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau:

- Thứ nhất, trong việc xem xét xử lý đơn thư do chưa được trang bị

chuyên môn, nghiệp vụ nên việc phân loại đánh giá chưa thống nhất xác định đơn thư đúng thẩm quyền và không đúng thẩm quyền xử lý, nên đã để cho đồng bào phải đi lại nhiều lần, vừa mất thời gian vừa tốn kém

- Thứ hai, một số vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của UBND huyện,

nhưng do gởi vượt cấp lên UBND tỉnh, theo quy định đơn thư đó phải được chuyển về huyện xem xét xử lý theo đúng thẩm quyền, thì UBND tỉnh lại chuyển cho Ban Dân tộc (vì cứ nghĩ là cơ quan tham mưu của tỉnh về công tác dân tộc) Chính việc này đã tạo cho đồng bào các dân tộc tâm lý gởi đơn thư vượt cấp để được giải quyết nhanh

- Thứ ba, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, nhất là luật KN, TC

ở các huyện xã miền núi, vùng đồng bào các dân tộc còn hạn chế

Những khó khăn, bất cập trong công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư

KN, TC nói trên tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã ảnh hưởng không nhỏ đến nề nếp, hiệu quả của công tác giải quyết KN, TC Tuy nhiên, các công tác

Ngày đăng: 14/02/2014, 17:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w