Rất Rất Hay !
Trang 1- CTBCVT : Công trình bưu chính viễn thông
- TS, CQ, CTSNNN : Trụ sở, cơ quan, công trình, sự nghiệp Nhà nước
- TN & MT : Tài nguyên và Môi trường
Trang 2DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 68Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất đai của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 75Bảng 4.3: Tổng hợp đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại Sở
Tài nguyên và Môi trương Vĩnh Phúc qua các năm 2007 – 2011 80Bảng 4.4: Tổng hợp đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại Sở
Tài nguyên và Môi trương giai đoạn 2007 – 2011 trên địa bàn tỉnhVĩnh Phúc 82Bảng 4.5: Tổng hợp đơn thư khiếu nại về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi
trương giai đoạn 2007 – 2011 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 83Bảng 4.6: Tổng hợp đơn thư tố cáo về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi
trường giai đoạn 2007 – 2011 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 85Bảng 4.7: Tổng hợp đơn thư tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi
trường giai đoạn 2007 – 2011 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 87Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai
tại Sở Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2007 - 2011 trên địabàn tỉnh Vĩnh Phúc 89Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả đơn thư tố cáo về đất đai tại Sở Tài nguyên và
Môi trường giai đoạn 2007 - 2011 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 91Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và
Môi trường giai đoạn 2007 – 2011 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 93Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất
đai tại sở Tài nguyên Môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từnăm 2007 – 2011 96
Trang 3PHẦN 1
MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuấtđặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bànphân bố dân cư, các cơ sở kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng và các côngtrình phúc lợi công cộng Đất đai là nguồn nội lực không thể thiếu trong sự
phát triển của mỗi quốc gia Như william Petti đã nói:“ Lao động là cha, đất đai là mẹ, cả hai đều sản sinh ra mọi của cải vật chất cho xã hội”.
Sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đang kéo theo nhu cầu sửdụng đất ngày càng cao Thêm vào đó là sự gia tăng dân số đã làm cho mâuthuẫn giữa con người và đất đai ngày càng trở nên căng thẳng Nhu cầu về cácloại đất của con người ngày một tăng lên Đất đai trở thành bất động sản cógiá trị cực lớn cho nên việc sủ dụng và quản lý nó được chú ý nhiều hơn Từ
đó các quyền lợi và nghĩa vụ khi sử dụng đất thay đổi nhiều đi phát sinh ranhiều mâu thuẫn giữa con người và con người trong việc sử dụng đất thôngqua các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
Khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là vấn đề luônđược nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm Có nhiều trường hợp, vụ việc có tínhchất điển hình, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội Những năm qua, công tácgiải quyết khiếu nại, tố cáo củ các cơ quan Nhà nước đã thu được nhiều kếtquả khả quan Qua công tác này đã từng bước khôi phục, bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp cho công dân, cơ quan, tổ chức; đồng thời thông qua công tácxét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nhiều cấp, nhiều ngành đã kịpthời uốn nắn, chấn chỉnh những sơ hở trong quản lý kinh tế, yếu kém trongquản lý Nhà nước
Trang 4Tuy nhiên, theo đánh giá tổng kết của Chính phủ, tình hình khiếu nại,
tố cáo hiện nay vẫn còn những diễn biến phức tạp, số người đi khiếu nại, tốcáo còn nhiều; nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng và vượt cấp Việcgiải quyết còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu bức xúc Nguyên nhân của tồn tạinói trên chủ yếu là do việc tổ chức thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo vàgiải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân còn nhiều thiếu sót, hạn chế
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc đồng Bằng châu thổ sông Hồng là cửa ngõ phíaTây Bắc của thủ đô Hà Nội Trong những năm qua công tác quản lý đất đai
đã được các cấp chính quyền từ cấp xã đến tỉnh đặc biệt trú trọng vì vậy đãđạt được những kết quả nhất định trong công tác quản lý Song do rất nhiềunguyên nhân nên công tác quản lý đất đai vẫn còn nhiều bất cập Vì thế các
vụ khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trong nhân dân vẫn được xem lànhững điểm nóng khó giải quyết
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan chuyên môngiúp việc cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc trong lĩnh vực Tài nguyên và Môitrường, trong đó thực hiện công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tốcáo trong lĩnh vực mình quản lý Nhằm phục vụ tốt hơn công tác quản lý nhànước về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tài nguyên và môitrường Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc thực hiện công tác tiếp dân
và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tài nguyên và môi trườngtheo quy định của pháp luật ngay từ bước đầu giúp cho viêc giải quyết các vụkhiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai dứt điểm và kịp thời
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhàtrường, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường, Trưởng khoa Sau
Đại học, dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS: Nguyễn Ngọc Nông và sự
giúp đỡ của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc giai đoạn
2007 –2011”.
Trang 51.2 Mục đích của đề tài
- Đánh giá được tình hình hoạt động công tác tiếp dân, xử lý đơn thưkhiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trườngVĩnh Phúc giai đoạn 2007 – 2011
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tiếp dân, xử lýđơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững các văn bản theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, Luậtkhiếu nại năm 2011, Luật tố cáo năm 2011, Luật Thanh tra năm 2011 và cácvăn bản pháp luật có liên quan
- Khi đưa ra số liệu phải chính xác, trung thực, khách quan và có nguồn
- Nêu rõ biện pháp khắc phục cụ thể và đưa ra kiến nghị và đề xuất phải
có tính khả thi, phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và phù hợpvới quy định của pháp luật
- Tổng hợp được kết quả tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo vàtranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giaiđoạn 2007 – 2011
1.4 Ý nghĩa
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
Thành lập quy trình, trình tự thủ tục công tác tiếp dân, xử lý đơn thưgiải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Đánh giá được những kết quả trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thưkhiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trườngtỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 – 2011
+ Đưa ra phương án tối ưu nhất trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thưkhiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trườngVĩnh Phúc
+ Hưỡng dẫn công dân trình tự thủ tục khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vựcđất đai
Trang 6PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học và pháp lý công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại,
tố cáo và tranh chấp về đất đai
2.1.1 Cơ sở khoa học
- Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư là công việc bước đầu của quátrình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo và những bức súc của công dân vềquyết định hành chính hoặc hành vi hành chính hoặc những thắc mắc, tranhchấp… của người dân mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai là một trong 13nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là hoạt động của các cơquan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫntrong nội bộ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia vào quan hệ đất đai
để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm phục hồi lại cácquyền lợi bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cáchành vi vi phạm pháp luật đất đai
- Với chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai thì tranh chấp, khiếu nại, tốcáo về đất đai thường chỉ là vấn đề quyền sử dụng đất hoặc là quyền sử dụng liênquan đến địa giới hành chính hoặc quyền sử dụng liên quan đến tài sản
- Giải quyết mọi trường hợp tranh chấp về đất đai phải đảm bảo nguyêntắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu vàthống nhất quản lý; kiên quyết bảo vệ những thành quả cách mạng về ruộngđất, đồng thời sửa lại theo đúng pháp luật những trường hợp xử không đúng
- Phải nắm vững quan điểm lấy dân làm gốc, phải dựa vào dân, bàn bạcdân chủ công khai quỹ đất với dân để giải quyết và phát huy tinh thần đoànkết, tương trợ trong một nội bộ nông dân để họ tìm ra giải pháp, không gò épmệnh lệnh; cần đề cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể để hòa giải các vụtranh chấp có hiệu quả
Trang 7- Giải quyết các tranh chấp về đất đai phải nhằm mục đích phát triểnsản xuất, ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân.
- Gắn việc giải quyết các vấn đề về đất với tổ chức lại sản xuất, bố trílại cơ cấu sản xuất hàng hóa mở mang ngành nghề, phân bố lại lao động, dân
cư phù hợp với đặc điểm và quy định của địa phương
2.1.2 Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật Đất đai 2003 ngày 26/11/2003[1];
- Căn cứ Luật khiếu nại năm 2011[2];
- Căn cứ Luật tố cáo năm 2011[3];
- Căn cứ vào Luật Thanh tra 2011[4];
- Căn cứ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/04/2004 của Chính phủ
về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003[5];
- Căn cứ Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ
- Căn cứ Thông tư 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tàinguyên và Môi trường về hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định181/2004/NĐ-CP ngày 29/1-/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luậtđất đai 20039[9];
- Căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo ngày 02/12/1998; Luật sửa đổi bồ sungmột số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005[10];
- Căn cứ Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 14/11/2007 của Chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật khiếu nại tố cáo vàcác luật sửa đổi bổ xung một số điều luật khiếu nại tố cáo năm 2005[11];
Trang 8- Căn cứ Thông tư 04/2010/TT-TTCP ngày 26/08/2010 của Thanh traChính phủ về việc quy đinh quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơnphản ánh, đơn kiến nghị liên quan đến khiếu nại tốt cáo[12];
- Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ – CP ngày 22/9/2011 của Chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra[13];
- Căn cứ Quyết định số 158/QĐ-STNMT ngày 29/09/2011 của Sở Tàinguyên và Môi trường Vĩnh Phúc về việc ban hành hệ thống văn bản quản lýchất lượng theo TCVN ISO 9001: 2008 (mã số: QT821-01/TTr Quy trình tiếpcông dân, xử lý đơn thư giải quyết khiếu nại tố cáo)[14];
2.1.2.1 Khái niệm về tiếp dân, xử lý đơn thư
Công tác tiếp dân công việc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, có vaitrò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước Góp phần giải quyết những vấn
đề của công dân, tổ chức… giúp các cấp chính quyền nắm được tình hình, nguyệnvọng của nhân dân trên địa bàn mình quản lý, giúp gắn kết giữa chính quyền vànhân dân phát huy tính dân chủ trong mọi tầng lớp nhân dân
Xử lý đơn thư là công việc của cán bộ chuyên môn và cán bộ tiếp dânthực hiện trước và sau khi tiếp nhận nhằm giúp công tác khiếu nại, tố cáo củangười dân và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền diễn ra nhanh gọn và đúng pháp luật
2.1.2.2 Khái niệm về khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
a Khái niệm về khiếu nại
* Theo Điều 1 và Điều 2, Luật Khiếu nại năm 2011, phạm vi điều chỉnh
cụ thể như sau[15]:
Luật này quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, củangười có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; khiếu nại và giải
Trang 9quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; tiếp công dân; quản lý
và giám sát công tác giải quyết khiếu nại
* Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chứctheo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hànhchính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nướchoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặchành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình
* Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công
chức thực hiện quyền khiếu nại
* Rút khiếu nại là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền chấm dứt khiếu nại của mình
* Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũtrang nhân dân
* Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người cóthẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính,hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền cóquyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại
* Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền giải quyết khiếu nại
* Người có quyền, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức màkhông phải là người khiếu nại, người bị khiếu nại nhưng việc giải quyết khiếunại có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ
* Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nướchoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành đểquyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nướcđược áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể
Trang 10* Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, củangười có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặckhông thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
* Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơquan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, côngchức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ,công chức
* Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyếtđịnh giải quyết khiếu nại
“Khiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, khôi phục lợi ích hợp pháp của mình
do những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai gây ra.” (Nguyễn Thị Lợi, 2005)[16]
b Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ khiếu nại
Theo Điều 12 và Điều 13 của Luật Khiếu nại năm 2011 quy định cụ thể như sau[17]:
* Người khiếu nại có các quyền sau đây:
- Tự mình khiếu nại
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất nănglực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việckhiếu nại;
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thểchất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thểtự mình khiếu nại thì được
ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặcngười khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
- Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Trang 11Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quyđịnh của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc
ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nạiđể bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của mình;
- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp thamgia đối thoại;
- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giảiquyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bímật nhà nước;
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lýthông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu
đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp chongười giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
- Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩncấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hànhchính bị khiếu nại;
- Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình vềchứng cứ đó;
- Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyếtđịnh giải quyết khiếu nại;
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồithường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quyđịnh của Luật tố tụng hành chính;
- Rút khiếu nại
* Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
Trang 12- Trình bày trung thực sự việc,đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lýcủa việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyếtkhiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cungcấp thông tin, tài liệu đó;
- Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếunại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạmđình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyếtđịnh giải quyết khiếu nại đã có hiệulực pháp luật
* Người khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy địnhcủa pháp luật
* Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại:
- Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
+ Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vihành chính bị khiếu nại;
+ Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do ngườigiải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệuthuộc bí mật nhà nước;
+ Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổchức có liên quan đang lưu giữ, quản lýthông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu
đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao cho ngườigiải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
+ Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
- Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
+ Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp thamgia đối thoại;
+ Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
Trang 13+ Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giảitrình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hànhchính bị khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểmtra, xác minh yêu cầu trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu;
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệulực pháp luật;
+ Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hànhchính bị khiếu nại;
+ Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vihành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật vềtrách nhiệm bồi thường của Nhà nước
- Người bị khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quyđịnh của pháp luật
2.1.2.3 Khái niệm về khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ
tố cáo
a Khái niệm về tố cáo
- Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật củabất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợiích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổchức[18]
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chứctrong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụlà việc công dân báo cho cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ,công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnhvực là việc công dân báo cho cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về
Trang 14hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối vớiviệc chấp hành quy định pháp luật vềquản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
- Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo
- Người bị tố cáo là cơquan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo
- Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềngiải quyết tố cáo
- Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tốcáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo
- “ Tố cáo về đất đai là việc công dân báo cho cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật đất đai của bất cứ cơ quan, tổchức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.” (Nguyễn ThịLợi, 2005)[16]
b Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tố cáo
Được quy định tại Điều 9,10 của Luật Tố cáo năm 2011, cụ thể như sau:
1 Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền theo quy định của pháp luật[19];
b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhânkhác của mình;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việcthụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan cóthẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khôngđúng pháp luật hoặc quá thời hạnquy định mà tố cáo không được giải quyết;
Trang 15đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đedọa, trả thù, trù dập;
e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật
2 Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệuliên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;
d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra
2 Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
a) Được thông báo về nội dung tố cáo;
b) Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật; c) Nhận thông báo kết luận nội dung tố cáo;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý
tố cáo sai sự thật, người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi,cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tốcáo không đúng gây ra
3 Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tàiliệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền;
c) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra
- “Tranh chấp về đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai.” (Nguyễn Thị Lợi, 2005)[16]
Trang 162.1.2.4 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
a Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Được quy định từ Điều 17 đến Điều 26 của Luật khiếu nại năm 2011;
* Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh[20]:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung làcấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyềngiải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hànhchính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp
* Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vihành chính của mình
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vihành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặckhiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết
* Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương:
- Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giảiquyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính củamình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp
* Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương:
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vihành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vihành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sởvà cấp tương đương đã giải quyết
Trang 17lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lầnđầu đã hết thời hạn nhưngchưa được giải quyết.
* Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vihành chính của mình
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vihành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấptương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lầnđầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết
- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơquan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình
* Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang
bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ:
Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quanthuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩmquyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chínhcủa mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp
*Thẩm quyền của Bộ trưởng:
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vihành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vihành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng cònkhiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vihành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩmquyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếunại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết
Trang 18- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơquan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
* Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ:
- Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơquan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việctiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
có hiệu lực pháp luật
- Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gâythiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơquan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người cóthẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét tráchnhiệm, xử lý đối với người vi phạm
* Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp:
- Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểmtra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyềncủa Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao
- Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểmtra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trongviệc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếunại có hiệu lực pháp luật
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệthại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan,
tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiếnnghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm,xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm
* Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ:
- Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp
Trang 19- Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại khoản
2 Điều 24 của Luật này
- Chỉ đạo, xử lý tranh chấp vềthẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
b Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Thẩm quyền giải quyết tố cáo được xác định trên nguyên tắc sau:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cóthẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của người đứng đầu, cấp phó của ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức dongười đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đógiải quyết
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơquan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổchức trực tiếp quản lý cán bộ,công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quangiải quyết
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiếnhành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự
* Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước[21]:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung làcấp xã) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việcthực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ,công chức do mình quản lý trực tiếp
Trang 20- Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh(sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi viphạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, PhóChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứngđầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, côngchức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi viphạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu,cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình vàcán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sauđây gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạmpháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức domình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp
- Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấpquản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạmpháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụcủa người đứng đầu, cấp phócủa người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, cán bộ,công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết tốcáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ củangười đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan,đơn vị thuộc Bộ, thuộc
cơ quan ngang Bộ và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp
- Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi viphạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ
Trang 21trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấptỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
* Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan khác của Nhà nước:
- Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cáccấp có thẩm quyền:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiệnnhiệm vụ, công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực việc hiệnnhiệm vụ, công vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, PhóViện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới
- Tổng Kiểm toán Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi viphạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Kiểm toántrưởng, Phó Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toánNhà nước khu vực và công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp
Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhànước khu vực có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luậttrong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức do mình bổ nhiệm,quản lý trực tiếp
- Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền giảiquyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp
- Cơ quan có thẩm quyền quản lýđối với cán bộ là đại biểu Quốc hội,đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi
vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ do mìnhquản lý
Trang 22* Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập:
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết
tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ củaviên chức do mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp
- Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệpcông lập có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luậttrong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức quản lý do mình bổ nhiệm
* Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
Người đứng đầu cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thựchiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp
* Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức:
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người được giao thựchiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức cóthẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đó trongviệc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
"Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đất đai mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách
nhiệm giải quyết"(Nguyễn Thị Lợi, 2005)[16]:
b Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai:
* Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai (Nghị định 181/NĐ-CP,
2004) [2]:
“+ Đối với đất đai đã có giấy tờ được quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều
50 của Luật Đất đai 2003 khi có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền của Tòa ángiải quyết
Trang 23+ Đối với đất đai không có giấy tờ được quy định tại khoản 1, 2 và 5Điều 50 của Luật Đất đai 2003 khi có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giảiquyết của UBND các cấp như sau:
- Cấp xã: Giải quyết ở mức hòa giải
- Cấp huyện: Giải quyết giữa cá nhân với cá nhân, hộ gia đình với cánhân, giữa các hộ gia đình với nhau hoặc giữa cá nhân, hộ gia đình với tổchức (tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện)
Nếu một trong các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết củacấp huyện thì có quyền khiếu nại tiếp lên chủ tịch UBND giải quyết hoặckhiếu nại lên Tòa án hành chính
- Cấp tỉnh: Giải quyết giữa các tổ chức với các tổ chức hoặc giữa cánhân, hộ gia đình với tổ chức (tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp củaUBND cấp tỉnh)
Căn cứ để giải quyết tranh chấp về đất đai trong trường hợp các bêntranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có mộttrong các loại giấy tờ được quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đấtđai 2003:
* Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranhchấp đưa ra
* Ý kiến của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp về đất đai của xã,phường, thị trấn do UBND xã, phường, thị trấn lập gồm có:
- Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn là chủ tịchHội đồng;
- Đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn;
- Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp, bản,buôn, phun, sóc đối với khu vực nông thôn;
- Đại diện một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết
rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;
Trang 24- Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
* Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diệntích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tạiđịa phương
* Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp vớiquy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt
* Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước
* Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất.” (Nghị định181/NĐ- CP, 2004)[5]
2.1.2.5 Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
a Trình tự giải quyết khiếu nại
- Thụ lý giải quyết khiếu nại: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận
được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trườnghợpđược quy định tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyếtkhiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho ngườikhiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và
cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyếtthì phải nêu rõ lý do
- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu: Thời hạn giải quyết khiếu nại
lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thìthời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngàythụ lý
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nạikhông quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạngiải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý
- Xác minh nội dung khiếu nại:
* Trong thời hạn quy định tại Điều 28 của Luật này, người có thẩmquyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây:
Trang 25+ Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, củangười có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì raquyết định giải quyết khiếu nại ngay;
+ Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mìnhtiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tranhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đâygọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại,kiến nghị giải quyết khiếu nại
* Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thôngqua các hình thức sau đây:
+ Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;
+ Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếunại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;
+ Các hình thức khác theo quy định của pháp luật
* Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ sau đây:+ Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cánhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dungkhiếu nại;
+ Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cánhân có liên quan giải trình bằng văn bản vềnội dung liên quan khiếu nại;
+ Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cánhân có liên quan;
+ Trưng cầu giám định;
+ Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định củapháp luật;
+ Báo cáo kết quả xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kếtquả xác minh
Trang 26* Báo cáo kết quả xác minh gồm các nội dung sau đây:
+ Đối tượng xác minh; Thời gian tiến hành xác minh; Người tiến hànhxác minh; Nội dung xác minh; Kết quả xác minh; Kết luận và kiến nghị nộidung giải quyết khiếu nại
* Tổ chức đối thoại:
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của ngườikhiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì ngườigiải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại,người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giảiquyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ
- Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản vớingười khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơquan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại
- Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đốithoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyềntrình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình
- Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiếncủa những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của ngườitham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thìphải ghi rõ lý do; biên bản nàyđược lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại
- Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại
b Trình tự giải quyết tố cáo được quy định trong Luật tố cáo năm
2011, như sau
* Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:
- Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo; Xác minh nội dung tố cáo; Kết luậnnội dung tố cáo; Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo; Công khai kết luậnnội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
Trang 27* Hình thức tố cáo:
- Việc tố cáo được thực hiện bằngđơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp
- Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phảighi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tốcáo Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ Trường hợp nhiềungười cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từngngười tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên ngườiđại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giảiquyết tố cáo
- Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhậnhướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tốcáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vàovăn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này Trườnghợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tốcáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo
* Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo:
- Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phânloại và xử lý như sau:
+ Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn
10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên,địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giảiquyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ
lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thìthời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;
+ Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trongthời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhậnphải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
Trang 28quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu Trường hợp người tốcáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến
tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết
- Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trườnghợp sau đây:
+ Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáokhông cung cấp thông tin, tình tiết mới;
+ Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cungcấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;
+ Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không
đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm
- Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi
bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo có tráchnhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơquan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định củapháp luật
- Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hạiđến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơquan, tổ chức nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩmquyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngănchặn kịp thời hành vi vi phạm
* Thời hạn giải quyết tố cáo:
- Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tốcáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ
lý giải quyết tố cáo
- Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo cóthể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụviệc phức tạp thì không quá 60 ngày
Trang 29* Xác minh nội dung tố cáo:
- Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quanthanh tra nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minhnội dung tố cáo (sau đây gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo)
- Người giải quyết tố cáo giao cho người xác minh nội dung tố cáobằng văn bản, trong đó có các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm giao xácminh; Tên, địa chỉ của người bị tố cáo; Người được giao xác minh nội dung tốcáo; Nội dung cần xác minh; Thời gian tiến hành xác minh; Quyền hạn vàtrách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo
- Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cầnthiết để thu thập các thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo Thông tin, tàiliệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thànhbiên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo
- Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạođiều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minhtính đúng, sai của nội dung tố cáo cần xác minh Việc giải trình của người bị
tố cáo phải được lập thành biên bản, có chữ ký của người xác minh nội dung
tố cáo và người bị tố cáo
- Người được giao xác minh nội dung tố cáo có quyền và nghĩa vụ theoquy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1,điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 11 củaLuật này, đồng thời kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý vàbáo cáo người giải quyết tố cáo
c Trình tự giải quyết tranh chấp về đất đai
Được quy định trong Luật đất đai năm 2003, cụ thể:
Điều 135, quy định:" Hoà giải tranh chấp về đất đai"
- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp về đất đai tự hoà giải hoặcgiải quyết tranh chấp về đất đai thông qua hoà giải tại cơ sở[1]
Trang 30- Tranh chấp về đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thìgửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
+ UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với mặt trận tổquốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hộikhác để hoà giải tranh chấp về đất đai
+ Thời hạn hoà giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã,phường, thị trấn nhận được đơn
+ Kết quả hoà giải tranh chấp về đất đai phải được lập thành biên bản
có chữ kỹ của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấnnơi có đất Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thìUBND xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước cóthẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai
Điều 136 "Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai":
* Tranh chấp về đất đai đã được hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn màmột bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đượng sự có giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản1,2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì dotoà án nhân dân giải quyết
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứngnhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tạicác khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:
+ Trường hợp Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý vớiquyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương giải quyết; Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
Trang 31+ Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươnggiải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyếtđịnh giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường; Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết địnhgiải quyết cuối cùng.
Điều 137" Giải quyết tranh chấp về đất đai liên quan đến địa giới hành chính".
- Tranh chấp về đất đai liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hànhchính do UBND của các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết Trường hợpkhông đạt được sự nhất trí hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giải hànhchính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
+ Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chínhtỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thi do Quốc hội quy định;
+ Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chínhhuyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn do Chínhphủ quyết định
- Bộ tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có tráchnhiệm cung cấp các tài liệu cần thiết và phối hợi với cơ quan nhà nước cóthẩm quyền để giải quyết các tranh chấp về đất đai liên quan đến địa giớihành chính
2.2 Tình hình tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên cả nước
2.2.1 Tình hình khiếu nại, tố cáo [21]
Từ năm 2008 đến năm 2011, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp1.571.505 lượt người đến khiếu nại, tố cáo và tiếp nhận, xử lý 672.990 đơnthư Số lượng công dân khiếu nại, tố cáo ngày càng tăng cả về số đoàn đông
Trang 32người, số vụ việc (từ 187.037 vụ việc năm 2008 tăng lên 236.466 vụ việc năm
2011, tỉ lệ tăng 26,4%; từ 2.466 lượt đoàn năm 2008 tăng lên 4.056 lượt đoànnăm 2011 tỉ lệ tăng 64,5%) Sự gia tăng ở các khu vực không đồng đều: khuvực phía Bắc tuy số vụ việc giảm 6,3%, nhưng số đoàn đông người tăng caonhất (99%); khu vực Miền Trung - Tây nguyên tăng 64,2% số vụ việc, 66,4%
số đoàn đông người; khu vực phía Nam tăng 17,5% số vụ, 31,9% số đoànđông người
- Về tính chất, mức độ phức tạp mặc dù so với những năm 2006-2007 tìnhhình khiếu nại, tố cáo từ 2008 – 2011 ở một số địa bàn có giảm, nhưng về tổngquan thì tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp và bức xúc ở nhiều nơi, cólúc, có nơi đặc biệt phức tạp, gay gắt, biểu hiện rõ nhất là: số đoàn đông ngườităng mạnh, thái độ khiếu kiện thiếu kiềm chế, khiếu nại, tố cáo vượt cấp lênTrung ương gia tăng; tình trạng đơn thư gửi tràn lan mang tính phổ biến, nhất
là trong các dịp có sự kiện chính trị (họp Trung ương, họp Quốc hội, Bầu cửĐại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, Đại hội Đảng…)
- Có nhiều vụ việc phát sinh từ những năm trước, đã được các cấpchính quyền xem xét, giải quyết nhưng công dân vẫn không nhất trí tiếp tụckhiếu kiện kéo dài, nhất là các vụ việc khiếu nại về thu hồi đất để thực hiện
dự án tại các địa phương như TP Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, HảiDương, Đăk Lăk, Đắc Nông, Thanh Hóa, An Giang, Tiền Giang, Bà Rịa -Vũng Tàu, Đồng Nai…., các vụ việc đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai trongnội bộ nhân dân tại các địa phương như: Long An, Bến Tre, Tây Ninh, BìnhDương, TP Hồ Chí Minh…
- Có hiện tượng những người, nhóm người khiếu nại “liên kết” vớinhau để khiếu nại đông người nhằm tạo thêm sức ép lên các cơ quan Đảng vàNhà nước Đáng chú ý là trong một số trường hợp có sự xúi giục, kích độngcủa các thế lực thù địch nhằm lôi kéo những người đi khiếu nại liên kết đông
Trang 33người có những hành vi quá khích, gây rối Tình hình khiếu nại, tố cáo nêutrên đã ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và tiềm ẩn những nguy cơ làm mất ổnđịnh chính trị - xã hội tại một số địa phương trong một số thời điểm Trongmột số trường hợp đã xuất hiện những mâu thuẫn phát sinh giữa người dânvới chính quyền, giữa người dân với nhà đầu tư Trong nhiều dự án, do tácđộng của tình hình khiếu nại, tố cáo nên đã làm cho dự án bị chậm triển khai,kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế xã hội Một số vụviệc khiếu kiện người dân thể hiện thái độ sẵn sàng đối đầu, bất phục tùngchính quyền, thậm chí hăm dọa cán bộ có trách nhiệm Điều đáng lo ngại làtình hình khiếu nại, tố cáo đã tác động tiêu cực vào tâm lý, hành động của cán
bộ, vào đời sống xã hội và niềm tin của một bộ phận không nhỏ nhân dân, cán
bộ đối với chính quyền, đòi hỏi phải được quan tâm chỉ đạo quyết liệt
2.2.2 Nội dung khiếu nại, tố cáo chủ yếu
- Nội dung khiếu nại của công dân tập trung chủ yếu liên quan đến đấtđai (chiếm trên 70%), trong đó:
+ Tập trung nhiều nhất là khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội;
+ Khiếu nại đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai trong nhân dân qua các thời
kỳ nhưng chưa được giải quyết dứt điểm;
+ Khiếu nại về nhà ở (đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, đòi nhàthuộc diện thực hiện các chính sách của Nhà nước về quản lý nhà
+ Khiếu nại về chính sách xã hội; khiếu nại trong hoạt động tư pháp…
- Nội dung tố cáo chủ yếu là tố cáo cán bộ mất dân chủ, lợi dụng chứcquyền để tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất đai, trong quản lý tài chính,ngân sách nhà nước; trù dập người khiếu kiện, bao che cho cán bộ dướiquyền; cố ý làm sai lệch hồ sơ, áp dụng pháp luật không đúng trong hoạt động
tố tụng, gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Trang 342.2.3 Kết quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại,
tố cáo
a) Về tiếp công dân:
Từ năm 2008 - 2011, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 1.571.505lượt người đến khiếu nại, tố cáo với 830.855 vụ việc; trong đó có 13.876 đoànđông người với 161.123 người, 8.824 vụ việc, trong đó:
+ Các địa phương đã tiếp 1.333.474 lượt người với 775.744 vụ việc (tiếpdân thường xuyên 1.060.276 lượt với 624.372 vụ việc và 7.244 đoàn đông người;lãnh đạo các cấp tại địa phương tiếp định kỳ và đột xuất được 273.198 lượt ngườivới 151.372 vụ và 4.057 đoàn đông người với 3.118 vụ việc)
+ Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và
TP Hồ Chí Minh đã tiếp 125.119 lượt người với 21.670 vụ việc, 2.112 đoànđông người
b) Về xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
Các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn khiếunại, tố cáo với 495.017 vụ việc, có 329.672 vụ việc thuộc thẩm quyền Trong đó:
+ Về khiếu nại: tiếp nhận, xử lý 583.673 đơn khiếu nại với 433.304 vụviệc, 290.565 vụ việc thuộc thẩm (chiếm 88,14 % tổng số vụ việc KNTC thuộcthẩm quyền);
+ Về tố cáo: tiếp nhận, xử lý 89.317 đơn tố cáo với 61.713 vụ việc, có39.107 vụ việc thuộc thẩm quyền (chiếm 11,86 % tổng số vụ việc KNTC thuộcthẩm quyền)
c) Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền:
- Các cơ quan hành chính nhà nước giải quyết 257.419 đơn, trong tổng
số 290.565 đơn thuộc thẩm quyền (đạt trên 88%) Qua phân tích cho thấy, số vụkhiếu nại đúng chiếm 19,8%; số vụ khiếu nại có đúng, có sai chiếm 28%; khiếunại sai chiếm 52,2%
Trang 35- Các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 33.160 đơn tố cáo trongtổng số 39.107 đơn thuộc thẩm quyền (đạt trên 84%) Qua phân tích cho thấy, có16,2% đơn tố cáo đúng, 29,6% đơn tố cáo có đúng, có sai, 54,2% đơn tố cáo sai.
- Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đã thu hồi về cho Nhà nước gần1.026 tỷ đồng, 1.241 ha đất; khôi phục quyền lợi cho 6.659 công dân với số tiền
595 tỷ đồng và 936 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.951 người; chuyển cơquan điều tra 239 vụ với 382 người
d) Kết quả giải quyết các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài:
- Thực hiện Kế hoạch 319/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ, các Bộ,ngành, địa phương đã kiểm tra, rà soát, ra văn bản giải quyết dứt điểm được1.052 vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài nhiều năm (đạt 66,7% số vụ việctồn đọng phải kiểm tra xem xét lại); hiện còn lại 528 vụ việc đang được tiếptục xem xét, giải quyết
2.2.4 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khiếu nại, tố cáo
a) Nguyên nhân khách quan:
- Trong thời gian gần đây, chính quyền địa phương tiến hành thu hồinhiều đất của dân để giao cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án xây dựngkhu đô thị, thương mại, du lịch, dịch vụ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp,đường giao thông, công trình thuỷ lợi… nhưng vấn đề chính sách liên quanđến lợi ích của người sử dụng đất còn nhiều bất cập, nhất là về giá đất chưaphù hợp, thường xuyên thay đổi, năm sau cao hơn năm trước; có sự chênhlệch lớn giữa các địa phương; cơ chế chính sách đền bù, hỗ trợ chưa nhấtquán nên khó thực hiện; có sự chênh lệch quá lớn giữa giá đất bồi thường sovới giá thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế đã gây nên tâm
lý chung cho người khiếu kiện cho rằng giá tiền bồi thường thu hồi đất trả rấtthấp, quá xa so với thị trường, làm người dân bị thiệt thòi, nên người dân bị
thu hồi đất không nhất trí với phương án bồi thường (mặc dù tính đúng, tính
đủ theo quy định).
Trang 36Mặt khác, trong trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của dân để làm dự
án khu đô thị, khu dân cư, thương mại, dịch vụ, du lịch giá đất để tính tiền bồithường cho người có đất bị thu hồi thấp hơn nhiều lần so với giá đất mà nhàđầu tư bán, chuyển nhượng lại cho người khác, dẫn đến người có đất bị thuhồi cho rằng thiếu sự công bằng về lợi ích nên khiếu nại gay gắt Có nhữngtrường hợp mặc dù nhà đầu tư đã có sự hỗ trợ thêm nhưng cũng chưa đáp ứngđược đòi hỏi của người có đất bị thu hồi dẫn đến khiếu nại kéo dài, không dứtđiểm được
Chính phủ đã nhiều lần thay đổi chính sách về bồi thường, hỗ trợ theo
hướng có lợi cho người bị thu hồi đất (lần sau cao hơn, tốt hơn lần trước), tạo
điều kiện thuận lợi để giải quyết được các trường hợp mới thì một số trườnghợp bị thu hồi đất trước đây so bì, phát sinh khiếu nại
- Một số vụ việc khiếu nại về nhà, đất do lịch sử để lại như: đòi lại đấtnông nghiệp đưa vào HTX, Tập đoàn sản xuất, sau đó giải thể, trả lại đất chonông dân, đất sản xuất của dân nhưng sau đó đưa vào các nông - lâm trườngquốc doanh và nay cổ phần hóa; Chính sách về nhà ở như tịch thu, trưng mua,trưng dụng cải tạo, quản lý nhà vắng chủ, bán nhà theo Nghị định 61/CP củaChính phủ, tranh chấp đất đai, nhà cửa trong nhân dân, tranh chấp đất đai, đòilại cơ sở tôn giáo, đòi lại đất của đồng bào dân tộc phát sinh trong nhữngnăm trước đây, đến nay chưa được giải quyết dứt điểm Số vụ việc này khôngcòn nhiều nhưng thường có tính chất gay gắt, phức tạp và rất khó khi áp dụngpháp luật để giải quyết
- Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chếnên có những yêu cầu, đòi hỏi không đúng hoặc vượt quá quy định pháp luật
Có những vụ việc đã được giải quyết nhiều lần với nhiều biện pháp khácnhau, cơ bản là đúng chính sách, pháp luật, có lý, có tình nhưng người khiếunại vẫn không chấp nhận kết quả giải quyết, thậm chí có những phản ứng tiêu
Trang 37cực, cố chấp, gây rối trật tự hoặc đã bị các thế lực thù địch, phần tử cơ hộichính trị trong và ngoài nước lợi dụng kích động, khiếu kiện kéo dài, bức xúc.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Công tác quản lý về đất đai còn sơ hở, lỏng lẻo, nhiều cán bộ lợidụng, tham nhũng tiêu cực, trục lợi, làm giàu bất chính từ đất nhưng không bị
+ Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất còn để xảy ra sai sót, không theo quy hoạch và quy định của phápluật Đáng chú ý là có nhiều dự án thu hồi đất của dân rồi để hoang hóa, hoặcnhu cầu và khả năng sử dụng đất thì ít nhưng thu hồi đất với diện tích lớnhơn, nên lãng phí đất đai, công dân bức xúc khiếu nại đòi lại đất (điển hình làkhiếu nại tại huyện Kim Thành, Hải Dương) Tình trạng quy hoạch treo, quyhoạch không đồng bộ, tính khả thi chưa cao, thiếu tính bền vững xẩy ra ởnhiều địa phương
+ Việc quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, rừng trước đây bị buông lỏng, hồ sơ địa chính, bản đồ lưu trữ không đầy đủ, thiếucập nhật thường xuyên; nhiều nơi do buông lỏng quản lý nên đã để xẩy ra tìnhtrạng lấn chiếm đất công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất không đúng quy
Trang 38định, xây dựng nhà ở, công trình trái phép nhưng không được kiểm tra, xử lýkịp thời.
- Quá trình thực hiện dự án, nhiều địa phương chưa làm tốt công táctuyên truyền, giáo dục vận động thuyết phục, giải thích, hòa giải ngay từ cơ
sở thực hiện chưa tốt, chưa tập trung giải quyết khiếu kiện ngay từ đầu; cấp
ủy chính quyền một số nơi chưa coi trọng sự lãnh đạo, chỉ đạo, chưa phát huyhết sức mạnh tổng hợp của cả hệ thông chính trị trong việc ngăn ngừa và giảiquyết khiếu nại, tố cáo, có nơi có biểu hiện coi nhẹ ý dân, coi trọng các biệnpháp hành chính, pháp luật (mệnh lệnh, phục tùng và cưỡng chế), nóng vội,chủ quan, áp đặt, quan tâm nhiều đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội màthiếu quan tâm chăm lo đời sống dân sinh, ổn định cuộc sống, vấn đề chuyểnđổi nghề, tạo việc làm, tái định cư không thực hiện đúng như cam kết …trong khi đời sống khó khăn dẫn đến công dân bức xúc, khiếu kiện đôngngười, gay gắt Trên thực tế, có nhiều trường hợp bố trí tái định cư không hợp
lý, hoặc tạo việc làm không ổn định nên sau một thời gian công dân quay lạikhiếu nại
- Công tác giám sát của cơ quan dân cử, của các tổ chức chính trị xã hộiđối với cơ quan hành chính tư pháp trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếunại, tố cáo chưa được tiến hành thường xuyên
Trang 392.2.5 Đánh giá kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trong giai đoạn 2007 đến 2011 trên cả nước
2.2.5.1 Ưu điểm
- Công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải quyếtkhiếu nại, tố cáo của chính quyền ở nhiều địa phương ngày càng tập trung vàquyết liệt hơn trước, đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tíchcực để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn;quan tâm chỉ đạo các sở, ban, ngành rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách,quy định trong lĩnh vực quản lý đất đai, tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản,thực hiện chính sách xã hội trong phạm vi địa phương nên đã góp phần hạnchế phát sinh khiếu kiện mới Một số cấp uỷ và chính quyền địa phương đãban hành nhiều chỉ thị, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếunại, tố cáo, xây dựng kế hoạch thực hiện Hầu hết các tỉnh, thành phố đều cóchương trình, kế hoạch, thành lập các đoàn thanh tra, tổ công tác để kiểm tra,xác minh, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc, kéo dài;
- Công tác tiếp công dân ở các tỉnh, thành phố đã được củng cố thêmmột bước sau khi triển khai thực hiện Quyết định 858/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ, hoạt động dần đi vào nền nếp; mối quan hệ phối hợp giữaTrụ sở Tiếp công dân của Trung ương với một số địa phương ngày càng hiệuquả hơn, hạn chế tình trạng chuyển vòng vo hoặc sai sót trong quá trình xử
lý đơn thư của công dân
- Nhìn chung, hầu hết các địa phương đã có sự nỗ lực trong công tácgiải quyết khiếu nại, tố cáo, tỷ lệ số vụ việc thuộc thẩm quyền được giải quyếtngày một tăng Một số địa phương đã có những cố gắng, giải quyết đượckhối lượng lớn vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh và nhiều vụ khiếukiện đông người, phức tạp
- Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra tích cực thanh tra, kiểm tra
Trang 40việc chấp hành Luật khiếu nại, tố cáo ở các địa phương, phối hợp với các cấp,các ngành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo; trực tiếp thanh tra, kiến nghị Thủ tướng giải quyết nhiều vụ việc khiếukiện phức tạp; đã tổ chức tiếp trên một trăm ngàn lượt công dân, hàng nghìnđoàn khiếu kiện đông người; phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trungương và các địa phương xử lý kịp thời, có hiệu quả các tình huống phát sinh
- Công tác phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường vàThanh tra Chính phủ ngày càng chặt chẽ hơn trong xử lý khiếu kiện tồn đọng
và tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước
- Thanh tra Chính phủ phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân Việt Nam,
Bộ Tài nguyên & Môi trường và UBND các cấp thực hiện tốt Chỉ thị26/2006/CT-TTg ngày 09/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ trong việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo của nông dân thông qua việc tuyên truyền phổ biến,giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý sâu rộng đến hội viên, nông dân; xâydựng mô hình câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, tập trung ở những nơithu hồi đất nông nghiệp, những nơi xảy ra tranh chấp, khiếu kiện và ở vùngsâu, vùng xa
2.2.5.2 Những hạn chế, yếu kém
- Một số địa phương chưa tổ chức tốt việc tiếp công dân, chưa gắncông tác tiếp công dân với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là ở cấpquận, huyện, sở, ngành; lãnh đạo một số bộ, ngành chưa thực hiện tốt việctiếp công dân theo quy định
Việc thực hiện Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân còn chậm, nhất
là khâu kiện toàn đội ngũ cán bộ; bố trí trang thiết bị phục vụ cho hoạt độngcủa các trụ sở tiếp công dân chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ
- Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo giải quyết còn chậm, để công dânkhiếu nại nhiều lần, vượt cấp, một số vụ việc giải quyết không đúng chínhsách, pháp luật và phù hợp với thực tế nên không dứt điểm Nhiều địa phương