Phong trào cộng sản và cánh tả ở Liên Xô cũ và Đông Âu bước đầu phục hồ

Một phần của tài liệu phong trào cộng sản và công nhân quốc tế (Trang 32 - 36)

VIII. Những nét chung về phong trào cộng sản quốc tế sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu

l. Phong trào cộng sản và cánh tả ở Liên Xô cũ và Đông Âu bước đầu phục hồ

Những biến động trong thời kì 1989-1991 ở Liên Xô và Đông đã giáng một đòn nặng nề và làm tổn thất lớn đến phong trào xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế: các Đảng Cộng sản cầm quyền ở các nước Đông Âu cũ hoàn toàn mất hết quyền lực. Đảng Cộng sản các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ phần nhiều bị cấm, có đảng bị tuyên bố là phi pháp, có đảng bị đình chỉ hoạt động, có đảng trong nội bộ lại bất đồng nhau, phe phái nổi lên, số lượng đảng viên giảm mạnh, phiếu bầu giảm hẳn; có đảng chỉ tồn tại trên danh nghĩa… Có thể nói rằng, toàn bộ phong trào cộng sản ở khu vực này đã rơi xuống vực sâu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây. Mấy năm gần đây, những người cộng sản kiên trì đấu tranh làm cho phong trào cộng sản bắt đầu bước vào thời kì phục hồi.

Phong trào cộng sản cánh tả ở Liên Xô cũ

Trong con mắt của giai cấp tư sản phương Tây, các Đảng Cộng sản đã tan rã. Nhưng ở khu vực Liên Xô cũ, mặc dù chủ nghĩa xã hội đã bị thất bại, lí tưởng cộng sản, lí tưởng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa bị phai mờ, mà đang dần dần được phục hồi trên mảnh đất này. Điều đó được biểu hiện ở những điểm sau đây:

tích rất lớn trong đấu tranh nghị viện, như những đảng viên Đảng Cộng sản Nga với khi phách dũng cảm đã khởi tố “lệnh cấm Đảng Cộng sản” của Tổng thống, làm cho Đảng Cộng sản Liên bang Nga bị đình chỉ hoạt động nửa năm, lại khôi phục được địa vị hợp pháp vào tháng 2-1993. Tháng 8-1991, tại Bêlarút, Đảng của những người cộng sản Bêlarút được thành lập. Đảng thành lập Mặt trận cánh tả và Đoàn thanh niên cộng sản Đảng đấu tranh đòi bãi bỏ lệnh cấm Đảng Cộng sản và buộc Quốc hội nước này phải bỏ lệnh này vào giữa năm 1993. Tại Ucraina, đến tháng l0 -1993, những người cộng sản đã đấu tranh đạt được việc xóa bỏ lệnh cấm hoạt động của Đảng Cộng sản. Sau đó là Đảng Cộng sản Mônđôva cũng khôi phục

lại vị trí hợp pháp. Các Đảng đó đã tổng kết những nguyên nhân và bài học về việc Liên Xô bị tan rã, căn cứ vào tình hình của nước mình đã đề ra những nguyên tắc và mục tiêu của mình, định ra cương lĩnh mới, bầu người lãnh đạo mới và tích cực tham gia các hoạt động chính trị. Trong thời gian không dài sau khi khôi phục lại được địa vị hợp pháp, Đảng Cộng sản Liên bang Nga đã được xác lập và phát triển về tổ chức. Hiện nay đã có hơn 60 vạn đảng viên, hơn 2 vạn tổ chức cơ sở , trở thành chính đảng lớn ở Nga, ảnh hưởng của nó ngày càng tăng. Trong cuộc bầu cử nghị viện Nga vào tháng l- 1993, với tỉ lệ 12,35% số phiếu được bầu, Đảng đã giành được 65 ghế trong Đuma quốc gia và lại nổi lên trên diễn đàn chính trị. Đảng Cộng sản Ucraina với 14 vạn đảng viên, sau khi khôi phục lại được vị trí hợp pháp (l0-1993), Đảng đã giành được 86 ghế (trong tống số 338 ghế nghị sĩ) trong cuộc bầu cử vào nghị viện mới của Ucraina vào tháng 3-l994, trở thành đảng đoàn nghị sĩ lớn nhất trong nghị viện. Đảng đã cùng với Đảng Xã hội và Đảng Nông dân lập thành Mặt trận thống nhất cánh tả, phản đối chính phủ cải cách kinh tế cấp tiến. Những người đồng minh cánh tả trong nghị viện đã cản trở kế hoạch tư hữu hóa của nhà nước và trong hàng loạt hoạt động chính trị đã tỏ rõ sức mạnh của mình.

Thứ hai, sau khi Đảng Cộng sản Liên Xô (cũ) bị cấm và bị tịch thu tài sản (vào 8-1991), có

một số chính đảng và tổ chức mới lấy chủ nghĩa xã hội làm phương hướng xuất hiện và phát triển. Tại Acmênia, Đại hội bất thường (8-1991) đã tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản. Song, một số đảng viên, đứng đầu là Bí thư thành ủy Êrêvan -Bađalian đã phục hồi Đảng Cộng sản Acmênia. Đảng Cộng sản phục hồi là một trong 4 đảng lớn của đất nước. Trong Đại hội lần thứ 3l (8-1994), Đảng Cộng sản Acmênia đã thông qua Cương lĩnh và Điều lệ, nêu rõ mục tiêu là củng cố nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, khôi phục chính quyền Xô viết, phục hồi Liên bang Xô viết trên cơ sở mới.

Ở Adécbaigian, Đảng Cộng sản tuyên bố tự giải tán vào tháng 8-1991. Một số đảng viên cũ lập ra Đảng Xã hội chủ nghĩa và một số lực lượng khác khôi phục lại Đảng Cộng sản, khôi phục lại con đường xã hội chủ nghĩa và Liên bang Xô viết trên cơ sở mới. Đảng Cộng sản mới khôi phục có 60.000 đảng viên.

Tại Grudia, phong trào cộng sản bị chia rẽ thành nhiều đảng .Vùng Ápkhadia có Đảng Cộng sản riêng, tuyên bố đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Ở Grudia còn xuất hiện các đảng XHCN, Liên đoàn cộng sản. Gần đây các tổ chức cộng sản và xã hội chủ nghĩa hợp thành Đảng Cộng sản thống nhất Grudia. Đảng này có 132.000 đảng viên, hoạt động ở 77 (trong số 86) khu vực của đất nước.

Ở vùng Ban Tích, phong trào cộng sản gặp nhiều khó khăn. Từ đầu 1990, ở các nước này có hai Đảng Cộng sản: một theo lập trường của Đảng Cộng sản Liên Xô và một theo lập trường

dân tộc chủ nghĩa. Các đảng theo lập trường của Đảng Cộng sản Liên Xô bị cấm hoạt động, còn những đảng theo lập trường dân tộc chủ nghĩa thì chuyển thành Đảng Xã hội – dân chủ. Tại Bêlarút, Đảng Cộng sản Bêlarút đã chủ trương đưa đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phục hồi liên bang trên cơ sở mới.

Hiện nay chỉ riêng ở Nga đã có 7, 8 đảng hoặc tổ chức lấy chủ nghĩa xã hội làm phương hướng như: Đảng Công nhân cộng sản Nga (cuối 1991), có 60.000 đảng viên chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn; Đảng Cộng sản (b) Nga ra đời ở Lêningrát từ Hội những người bảo vệ chủ nghĩa Lênin, khởi xướng cộng sản chủ nghĩa với hơn l0.000 đảng viên; đảng của những người cộng sản Nga, có 5000 đảng viên ở 46/89 khu vực của Liên bang Nga, chủ trương phục hồi chế độ XHCN và Nhà nước Liên Xô qua nhiều giai đoạn; Liên đoàn những người cộng sản với hơn 10.000 đảng viên có các quan điểm, chủ trương khôi phục lại Liên Xô và Đảng Cộng sản Liên Xô, Liên đoàn các Đảng Cộng sản – Đảng Cộng sản Liên Xô có mục tiêu khôi phục lại chủ nghĩa xã hội và Liên Xô cũ, Liên đoàn này đã tổ chức đại hôi XXX vào tháng 6-1995. Đảng Cộng sản Liên bang Nga đã kiên trì đấu tranh chống chính quyền Enxin nhằm xóa lệnh cấm Đảng Cộng sản hoạt động. Đảng chủ trương đưa nước Nga đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, dần dần khôi phục Liên Xô trên cơ sở mới. Ngoài ra, ở Liên bang Nga còn có một số phong trào và đảng phái cánh tả xuất xứ từ Đảng Cộng sản Liên Xô, như Đảng Xã hội chủ nghĩa mang nhiều tính chất xã hội - dân chủ, Đảng Dân chủ Nga - đảng ủng hộ các cuộc cải cách triệt để.

Thứ ba, các Đảng Cộng sản hay các tổ chức cộng sản ở Nga và trên mảnh đất Liên Xô trước

đây đều có nguyện vọng là hướng tới liên hiệp. Các tổ chức Đảng Cộng sản đó tuy rằng đều tuyên bố lấy CNXH làm mục tiêu, nhưng về cương lĩnh, đường lối, phương châm, chính sách và sách lược thì mỗi nơi một khác, thậm chí có sự khác nhau lớn. Họ tác chiến đơn độc, lực lượng phân tán ảnh hưởng tới việc giành nhiều thắng lợi hơn nữa trong đấu tranh. Các tổ chức Đảng Cộng sản đều cảm thấy sâu sắc sự cần thiết phải liên hợp thành một Đảng Cộng sản thống nhất. Ngay từ tháng 8-1993, theo đề xướng của Đảng Công nhân cộng sản Nga tại Masalva đã tổ chức hội nghị các chính đảng và tổ chức có khuynh hướng cộng sản ở các khu vực thuộc Liên bang Nga, nhưng chưa thu được kết quả như dự kiến. Tháng 1-1994, 5 tổ chức Đảng Cộng sản ở Nga đã tổ chức thành Liên minh cộng sản Nga. Tháng 5-1994, ở ngoại ô Matxcơva đã tiến hành cuộc gặp mặt không công khai của đại biểu các Đảng Cộng sản ở các nước được thành lập trên lãnh thổ Liên Xô trước đây thông qua nghị quyết tăng cường sự nhất trí của những người cộng sản, đề ra mục tiêu chung của Đảng Cộng sản ở các nước trong lãnh thổ Liên Xô cũ là: “Vì nhân loại” và “phản đối chủ nghĩa tư bản ngóc đầu dậy, khôi phục con đường phát triển CNXH trong các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, ngăn chặn xung đột sắc tộc, khôi phục Liên Xô, xây dựng lại Đảng Cộng sản thống nhất của các nước cộng hòa theo sự khôi phục Liên Xô, làm cho nó liên hợp thành Đảng Cộng sản thống nhất''. Nguyện vọng và tiến trình hợp nhất này sẽ có lợi cho sự lớn mạnh của lực lượng Đảng Cộng sản ở khu vực Liên Xô cũ, giúp cho phong trào CNXH ở châu Âu thoát khỏi thoái trào.

Nếu như ở khu vực châu Âu thuộc Liên Xô cũ, các Đảng Cộng sản bắt đầu bước ra khỏi vực sâu thì ở khu vực châu Á cũng thuộc Liên Xô trước kia, trong thoái trào các Đảng Cộng sản lặng lẽ phục hưng và xây dựng lại.

Sau khi Đảng Cộng sản Liên Xô (8-1991), ở một số nước cộng hoà Trung Á, các Đảng Cộng sản hoặc bị giải tán hoặc tiến hành đại hội, tách khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô, thay đổi tên đảng và cương lĩnh. Nhưng ở đây, ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa xã hội còn tương đối sâu đậm, các đảng viên cộng sản nhanh chóng chấn chỉnh lại, phục hưng và xây dựng lại tổ chức đảng của mình. Ở Udơbêkixtan, Đảng Cộng sản (do Kơrimốp cầm đầu) đổi tên thành Đảng Dân chủ nhân dân. Đảng này có 360 000 đảng viên cũ của Đảng Cộng sản Liên Xô, giữ nguyên vị trí cầm quyền.

Trong điều lệ và cương lĩnh của đảng không còn đề cập đến ''chuyên chính vô sản'' và nguyên tắc “tập trung dân chủ”. Tại Tuốcmêni, Đảng Cộng sản cũ đổi tên là Đảng Dân chủ. Đảng này ở vị trí cầm quyền, tình hình chính trị, xã hội ở đây ổn định. Tuy vậy, ở đây vẫn có một lực lượng nhỏ muốn khôi phục lại Đảng Cộng sản. Tháng 9-1991, Đảng Cộng sản Tátgikixtan thông qua nghị quyết đổi tên Đảng Cộng sản thành Đảng Xã hội chủ nghĩa, nhưng đến tháng 1-1992, lại thông qua nghị quyết khôi phục lại tên gọi Đảng Cộng sản trước đây và tiếp tục giữ nguyên tính chất và mục tiêu của Đảng Cộng sản. Đây là Đảng Cộng sản duy nhất trong lãnh thổ Liên Xô cũ giữ tương đối nguyên vẹn tổ chức và kiên trì tính chất, mục tiêu trước đây; đảng này hiện có 7 vạn đảng viên và có ảnh hưởng nhất định trong sinh hoạt chính trị - kinh tế của đất nước.

Tại Cadắctan, Tổng thống Nadabaep cấm Đảng Cộng sản hoạt động và tịch thu tài sản của Đảng. Môt số người lập ra Đảng Xã hội chủ nghĩa Cadắcxtan gồm 60.000 đảng viên thuộc Đảng Cộng sản cũ. Đảng này có nhiều đảng viên nắm nhiều chức vụ chính quyền quan trọng, được coi là đảng cầm quyền. Tổng thống Cadắcxtan không tham gia đảng phái nào. Ngoài Đảng XHCN cầm quyền ở Cadắcxtan, những lực lượng cộng sản đã tập hợp lại khôi phụcc Đảng Cộng sản gồm 50 000 đảng viên. Đảng này từng 3 lần bị Bộ tư pháp Cadắcxtan cự tuyệt ghi tên đăng kí. Nhưng Đảng Cộng sản Cadắcxtan đã kiên trì đấu tranh, nên đến tháng 3- 1994, đã được công nhận là một chính đảng hợp pháp và ảnh hưởng trong xã hội dần dần được mở rộng.

Tại Cưrơgưxtan, Tổng thống và Chủ tịch Đảng Akaep, sau sự kiện 19-8-1991, đã tuyên bố nền độc lập của Cưrơgưxtan và tách khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô. Cuối năm 1992, những người cộng sản ở đây đã phục hồi Đảng Cộng sản. Đảng mới này có khoảng 3-4 vạn đảng viên. Mục tiêu của Đảng là phục hồi chủ nghĩa xã hội và Liên bang Xô viết.

Phong trào cộng sản và cánh tả ở Đông Âu

Từ cuối 1989, các Đảng Cộng sản cầm quyền ở các nước XHCN Đông Âu đều thay đổi ban lãnh đạo, chiến lược, sách lược hoạt động; thay đổi cả đường lối, cương lĩnh và điều lệ. Một số đảng tuyên bố tự giải tán (ở Ba Lan, Anbani, Rumani), một số đảng thay đổi tên gọi (ở Bungari, Hunggari, Đông Đức, Nam Tư). Duy nhất ở Tiệp Khắc, trong thời gian bầu sau khi mất chính quyền, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc vẫn giữ nguyên tên gọi. Sau những biến đổi này, nhất là sau khi mất chính quyền, số lượng đảng viên còn đứng trên lập trường cộng sản trước đây còn lại không nhiều. Những người cộng sản này không đồng ý với bất kì thay đổi nào và giữ nguyên các lập trường, quan điểm cũ, tự tuyên bố tái lập lại các Đảng Cộng sản.

hiện một số Đảng Cộng sản và tổ chức lấy CNXH làm phương hướng tiến lên, như Liên đoàn những người Cộng sản Ba Lan với tên gọi ''vô sản'', Đảng Công nhân XHCN Hunggari. Đảng Cộng sản mới ở Nam Tư ... Những chính đảng và tổ chức này với lực lượng nhỏ bé và phát triển rất chậm chạp, tác dụng trong xã hội còn hạn chế, hoặc không có ảnh hưởng gì. Nhiệm vụ đặt ra cho các chính đảng đó là làm thế nào vừa để kiên trì chủ nghĩa Mác và CNXH lại vừa tự phát triển nhanh chóng.

Từ cuối năm 1993, các chính đảng cánh tả (được xây dựng trên cơ sở các Đảng Cộng sản trước đây) như Đảng Xã hội - dân chủ Ba Lan, Đảng XHCN Bungari, Đảng XHCN Hunggari, Đảng dân chủ cánh tả Xlôvakia v.v… đã bước đầu năm lại chính quyền ở Đông Đức, trong một cuộc bầu cử địa phương hồi tháng 6-1994, Đảng Xã hội - dân chủ ở một số thành phố và địa phương quan trọng đã giành được l/3 số phiếu bầu, có mấy chục đảng viên đã giành được chức vụ ở địa phương. Tuy rằng họ nắm lại chính quyền, nhưng các Đảng Cộng sản và XHCN ở Đông Âu vẫn ở vào hoàn cảnh rất khó khăn trong bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu phong trào cộng sản và công nhân quốc tế (Trang 32 - 36)

w