Phong trào cộng sả nở Tây Âu

Một phần của tài liệu phong trào cộng sản và công nhân quốc tế (Trang 36 - 37)

VIII. Những nét chung về phong trào cộng sản quốc tế sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu

2. Phong trào cộng sả nở Tây Âu

Sau sư sụp đổ của chế đô XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, hầu hết các Đảng Cộng sản ở Tây Âu đều có đại hội bất thường để định hướng lại tổ chức và hoạt động. Đa số các Đảng Cộng sản khẳng định trung thành với lí tưởng cộng sản và chủ nghĩa Mác, giữ nguyên bản sắc, tên gọi cũ của mình. Hầu hết các đảng đều điều chỉnh, thay đổi đường lối, mở rộng quan hệ quốc

tế. Việc điều chỉnh đường lối phụ thuộc vào vị trí, năng lực, trình độ và truyền thống của các Đảng Cộng sản Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh v.v… có tư duy độc lập sáng tạo, đường lối thực tế, có truyền thống đấu tranh lâu dài, anh dũng. Do vậy, nhiều đảng trong số này có vai trò chính trị đáng kể trong nhiều thập niên trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

Trước năm 1993, một số Đảng Cộng sản Tây Âu (và cả Cuba) cho rằng đổi mới của Việt Nam và cải cách của Trung Quốc là hữu khuynh, là từ bỏ chủ nghĩa xã hội. Song gần đây cả Cuba và các Đảng Cộng sản ở khu vực này thay đổi đánh giá, ủng hộ đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những thành tựu đổi mới, cải cách của Việt Nam, Trung Quốc đã củng cố lòng tin của những người cộng sản trên thế giới và thúc đẩy họ điều chỉnh đường lối, chính sách...

Mấy năm gần đây, ảnh hưởng trong xã hội của các Đảng Cộng sản Tây Âu có phần được mở rộng, bước đầu ngăn chặn được tình trạng giảm sút số lượng đảng viên và phiếu bầu bị tụt. Trong tổng tuyển cử sau năm 1993, các đảng này đã giành được tỉ lệ ủng hộ cao hơn trước. Mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn, Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha vẫn giành được 9% ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1993. Đảng Cộng sản Tây Ban Nha đứng về phía lực lượng cánh tả, thể hiện và bảo vệ lợi ích của người lao động. Đảng Cộng sản Pháp, vào đầu những năm 90, uy tín và ảnh hưởng vẫn ở mức độ như cũ – khoảng l0% cử tri ủng hộ Đảng Cộng sản mới thành lập lại ở Italia, Đảng Lao động Thụy Sĩ v.v…cũng có uy tín cao hơn trước.

Nét đáng chú ý là các đảng đều thay đổi thế hệ lãnh đạo, những vị lãnh đạo lão thành có đức cao, danh vọng lớn như Mácxen - Tổng bí thư Đảng Cộng sản Pháp 22 năm liền, Cunhan - Tổng bí thư Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha, 31 năm ở cương vị lãnh đạo, đã rút về tuyến sau và

một lớp cán bộ có đủ tài đức, trẻ trung, sung sức được đưa vào các cương vị lãnh đạo quan trọng của Đảng, tăng cường sức chiến đấu của Đảng.

Mặt khác giữa các Đảng Cộng sản ở Tây Âu đã tăng cường liên hệ và trao đổi qua lại, xúc tiến đoàn kết và hợp tác. Từ khi Đông Âu biến động đến nay, một số Đảng Cộng sản ở Tây Âu đã nhiều lần tổ chức hội nghị gặp mặt, thông báo cho nhau tình hình của đảng mình và nước mình, trao đổi những kinh nghiệm đấu tranh trong mấy năm gần đây với nhau, nhấn mạnh từ nay về sau phải tăng cường hợp tác và đề nghị triệu tập hội nghị các Đảng Cộng sản châu Âu. Có thể nói rằng, phong trào XHCN của Tây Âu đã bước vào một giai đoạn phát triển mới.

Một phần của tài liệu phong trào cộng sản và công nhân quốc tế (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w