Quan hệ giữa quốc tế cộng sản và cách mạng Việt Nam những vấn đề cần sáng tỏ

Một phần của tài liệu phong trào cộng sản và công nhân quốc tế (Trang 41 - 42)

VIII. Những nét chung về phong trào cộng sản quốc tế sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu

2.Quan hệ giữa quốc tế cộng sản và cách mạng Việt Nam những vấn đề cần sáng tỏ

sáng tỏ

Trong lịch sử cách mạng nước ta, những cống hiến to lớn của Quốc tế Cộng sản, của Đảng Cộng sản Liên Xô, Pháp, Trung Quốc và nhiều đảng anh em khác là sự thực hiển nhiên. Khi nói về lịch sử Quốc tế Cộng sản, một đồng chí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô có nói đến "những trang đau đớn" của nó, mặc dù đồng chí vẫn khẳng định lịch sử Quốc tế Cộng sản thuộc về lịch sử quá khứ vĩ đại của chúng ta.

Để thấy rõ hơn nữa những đóng góp to lớn của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng để làm sáng rõ "những chỗ khuất" trong lịch sử Đảng và cách mạng nước ta, sau đây xin nêu một số vấn đề có liên quan:

1. Đại hội VI Quốc tế Cộng sản (7, 8-1928) là đại hội phong phú những giá trị lý luận về Chính sách phương Đông, nhưng cũng chứa đựng những sai lầm "tả" khuynh biệt phái tai hại, một đại hội quan trọng với số phận nhiều dân tộc phương Đông. Nguyễn Ái Quốc có dự Đại hội này không, nếu không dự thì lý do vì sao, trong khi Người có những điều kiện khách quan để dự (đã có mặt ở Bộ Phương Đông và đồng chí Manuinxki đã tiếp Người tháng 11-1927), sách của ta nói chỗ này không rõ lắm!

2. Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại chỉ tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7, 8-1935) với tư cách khách mời, trong khi có tài liệu của Đảng nói Ban Lãnh đạo hải ngoại Đảng Cộng sản Đông Dương trong văn bản gửi Quốc tế Cộng sản ngày 31-3-1935 có cử đồng chí trong danh sách cùng ba đồng chí khác. Rõ ràng vấn đề không phải do quan hệ cá nhân. Điều này liên quan đến vấn đề hệ trọng của lịch sử Quốc tế Cộng sản giai đoạn những năm 30 thế kỷ XX. Nhiều nhà sử học phương Tây khi đề cập tới giai đoạn này đã có nhận xét rằng: "Ông Hồ đứng ngoài cuộc, yên tĩnh học hành suốt 1934-1938".

Việc giải quyết quan hệ của các yếu tố dân tộc và quốc tế vốn rất khó khăn, tế nhị, trong việc định ra đường lối liệu những vấn đề đó trong Quốc tế Cộng sản lúc này có ảnh hưởng gì đến tình hình nội bộ Đảng ta không?

số văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng ta không? Cũng như liệu có ảnh hưởng gì đến những thiếu sót có tính chất “tả” khuynh trong cao trào 1930-1931 và Xôviết Nghệ - Tĩnh nói riêng không? Nếu có thì những hạn chế ấy đã in dấu cụ thể trong đường lối và chỉ đạo thực hiện như thế nào?

---

• Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Bài đã đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1-1989.

PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HÓA

( Nguồn: http://fpe.hnue.edu.vn/index.php?showpost=1301 ).

Toàn cầu hóa mà cốt lõi là toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành một xu thế khách quan của thế giới, tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh các quốc gia cũng như diện mạo của thế giới. Là một chủ thể trong thế giới hiện đại, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã và đang chịu sự tác động, chi phối mạnh mẽ của toàn cầu hóa về mọi mặt.

Một phần của tài liệu phong trào cộng sản và công nhân quốc tế (Trang 41 - 42)