Lời mở đầu Trong tình hình nền kinh tế biến đổi từng ngày, doanh nghiệp nào nắm bắt được cơ hội và có sức cạnh tranh cao sẽ dành được thành công.
Trang 1Lời mở đầu
Trong tình hình nền kinh tế biến đổi từng ngày, doanh nghiệp nào nắm bắt được cơhội và có sức cạnh tranh cao sẽ dành được thành công Muốn như vậy doanh nghiệp cầnxác định một vị trí, một chỗ đứng trong thị trường, xây dựng cho mình một hình ảnhriêng biệt và rõ nét, đó chính là hoạt động “xây dựng thương hiệu”, quảng cáo là mộttrong những hoạt động trọng trong quá trình quảng bá, truyền thông và tạo dựng thươnghiệu cho bất kỳ một doanh nghiệp nào trên thị trường Vai trò của hoạt động quảng cáocàng trở nên quan trọng trong xu thế thị trường mới, thị trường mở cửa, đặc biệt sangnăm 2009 Việt Nam sẽ chính thức mở cửa, phá bỏ càng rào cản đầu tư nước ngoài theoký kết khi Việt Nam tham gia vào tổ chức Thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệpViệt Nam không chỉ có thêm nhiều cơ hội mà cũng gặp phải không ít các thách thức.
Kinh doanh bán lẻ là một ngành đang có tốc độ phát triển rất cao và có tỷ lệ hấp dẫnđối với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài lớn Là một trong những ngành có ảnh hưởngtrực tiếp đến đời sống và nhu cầu mua sắm của người dân Trong đó sự phát triển củanhững phương thức cung ứng hiện đại dần dần thay thế những phương thức cung ứngtruyền thống Cùng với quá trình đó, thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam cũngthay đổi theo, thay vì mua sắm tại các khu chợ truyền thống, cửa hàng bách hoá thì nayhọ mua sắm trong siêu thị và các trung tâm thương mại Trước tình hình đó, Công ty Siêuthị Hà Nội dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội đã chính thức công bốnhận diện thương hiệu Hapro Mart và bắt đầu phát triển mạng lưới siêu thị Hapro – siêuthị của người Việt nhưng hiện đại, tiện lợi Tuy nhiên để xây dựng thành công thươnghiệu thì cần một quá trình dài và những nỗ lực không ngừng Đặc biệt là hoạt động quảngcáo, hoạt động mà Công ty chưa thực sự đầu tư thích đáng trong quá trình xây dựngthương hiệu
Em chọn đề tài: “Hoạt động quảng cáo của Công ty Siêu thị Hà Nội để mở rộng thịtrường” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình, mong rằng sẽ đóng góp giải pháptrong hoạt động quảng cáo của Công ty để tạo dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnhtranh vè mở rộng thị phần trên thị trường.
Trang 2Ngoài lời nói đầu và kết luận, kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: “Tổng quan về thị trường bán lẻ Việt Nam và thực trạng kinh doanh củacông ty Siêu thị Hà Nội”
Chương2: “Thực trạng hoạt động quảng cáo của công ty siêu thị Hà Nội”
Chương 3: “Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quảng cáo mởrộng thị trường của Công ty Siêu thị Hà Nội”
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo: PGS.TS Lưu Văn Nghiêm, giảng viên khoaMarketing trường đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn trong suốt quátrình em thực hiện chuyên đề này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị chuyên viên phòng Maketing Công tySiêu thị Hà Nội đã tạo điều kiện và cung cấp tài liệu hữu ích cho em hoàn thành chuyênđề này đúng thời gian và đáp ứng những yêu cầu đề tài đặt ra.
Trang 3Chương I : Tổng quan về thị trường bán lẻ Việt Nam và thực trạngkinh doanh của công ty Siêu thị Hà Nội:
1.1 Tổng quan về thị trường bán lẻ Việt Nam:
1.1.1 Đặc điểm thị trường bán lẻ Việt Nam:
Kinh doanh bán lẻ không chỉ dừng lại bán các sản phẩm hữu hình mà chính là cungcấp dịch vụ bán lẻ Trong tình hình thị trường thay đổi từng ngày cùng với nhu cầukhông ngừng tăng cao, doanh nghiệp bán lẻ nào vừa có thể cung cấp các sản phẩm màthị trường có nhu cầu, vừa có thể cung cấp những giá trị dịch vụ gia tăng nhằm thoảmãn nhu cầu khách hàng sẽ tồn tại và phát triển Do đặc điểm đặc biệt này, thị trườngbán lẻ Việt Nam chia thành các phương thức cung ứng dịch vụ bán lẻ khác nhau:phương thức cung ứng tự chọn, phương thức cung ứng gián tiếp (qua catalogue, e-mail,trang web điện tử) và phương thức cung ứng truyền thống.
Các hình thức bán lẻ trong phương thức cung ứng tự chọn tại Việt Nam hiện nay làcác trung tâm thương mại, đại siêu thị, siêu thị và các cửa hàng tiện ích.
Trong đó trung tâm thương mại là một hệ thống một chuỗi các cửa hàng bán lẻsang trọng kết hợp với siêu thị cũng như các khu vui chơi giải trí và nhà hàng ăn uống.Khi vào mua sắm tại trung tâm thương mại khách hàng không chỉ dừng lại ở việc muasắm hàng hoá mà còn nhằm mục đích giải trí, thư giãn và có được không gian mua sắmhiện đại sang trọng Các trung tâm như này tại Việt Nam chưa có nhiều, chỉ mới xuấthiện ở các thành phố lờn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng… Khách hàng mục tiêucủa các trung tâm thương mại này chủ yếu là những khách hàng có thu nhập cao và sẵnsàng chi trả những khoản tiền lớn trong khi mua sắm
Đại siêu thị là các siêu thị có diện tích trên 1000m2 bao gồm tầng một là hệ thốngcác cửa hàng bày bán mặt hàng cao cấp và tầng hai là siêu thị, bên cạnh đó còn có cáckhông gian bên ngoài như bãi gửi xe, khuôn viên, nhà hàng Big C, Metro chính là vídụ cho những đại siêu thị như vậy Đây cũng là một phương thức cung ứng chỉ xuấthiện ở các thành phố lớn, đáp ứng nhu cầu mua sắm với khối lượng khá lớn và mức chỉtrả cao.
Trang 4Khác với hai hình thức trên, siêu thị ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam vàdần dần đang thay thế các khu chợ truyền thống Hầu hết các tỉnh thành phố tại ViệtNam đều có siêu thị đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân địa phương Khi mua sắmtại siêu thị, khách hàng thay đổi thói quen mua sắm Thay vì có người bán hướng dẫnvà bán hàng, khách hàng tự lựa chọn mặt hàng mình cần mua bằng cách đi qua cácquầy kệ trưng bày hàng hoá trong siêu thị, sau đó ra thanh toán tại quầy thu ngân Vớihình thức này, khách hàng hoàn toàn thoải mái trong việc lựa chọn hàng hoá và ra cácquyết định mua hàng bất cứ khi nào họ muốn Hiện nay, các siêu thị hầu như cung cấpđầy đủ các ngành hàng khác nhau, cũng như chủng loại sản phẩm đa dạng cũng nhưnhiều nhãn hiệu khác nhau để người tiêu dùng có thể lựa chọn Đây là một trong nhữngđiểm tiện lợi khi mua sắm tại siêu thị, khách hàng chỉ cần đi một vòng là có thể mua tấtcả những thứ mình cần Chính vì những đặc điểm này, tại Việt Nam các siêu thị ngàycàng xuất hiện nhiều và thoả mãn được nhu cầu mua sắm của người dân.
Bên cạnh các trung tâm mua sắm, đại siêu thị, siêu thị thì các cửa hàng tiện íchcũng bắt đầu xuất hiện nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng ngay tại khu mà họ sinhsống Những cửa hàng này thường có quy mô nhỏ như các cửa hàng bách hoá trước đâynhưng khác ở chỗ là khách hàng có thể tự chọn hàng hoá như tại các siêu thị Vì có quymô nhỏ, nằm sâu trong các khu dân cư, nên các cửa hàng tiện ích chỉ chủ yếu bán cácmặt hàng nhu yếu phẩm hàng ngày, đáp ứng nhu cầu mua hàng khối lượng nhỏ.
Do sự phát triển không ngừng của xã hội và những sản phẩm dịch vụ liên tiếp đápứng nhu cầu ngày càng cao của con người, chợ được nâng cấp thành siêu thị, siêu thịchuyển sang trung tâm mua sắm, tiếp đến là các hình thức thương mại điện tử, bán hàngqua e-mail và qua catalogue Tại các thành phố lớn, người dân đã dần quen với các kháiniệm này, tuy nhiên hầu hết với tầng lớp lao động bình dân thì đây vẫn là những hìnhthức cung ứng còn xa lạ
Với sự phát triển của Internet, các trang web thương mại điện tử ngày càng xuấthiện nhiều Khách hàng chỉ cần xem hàng qua các trang web, nhấp chuột để lựa chọnsản phẩm và thanh toán qua các tài khoản ngân hàng Như vậy khách hàng chỉ cần ngồi
Trang 5tại nhà cũng có thể tham gia vào quá trình giao dịch hàng hoá Do sự tiện lợi này, trongtương lai đây sẽ là một phương thức cung ứng dịch vụ mà người tiêu dùng sẽ lựa chọnnhiều Tại Việt Nam, các trang web bán hàng như vậy ngày càng xuất hiện nhiều vớicác sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm công nghệ (điện thoại di động, máy ảnh,laptop…), các thư viện sách, hoa, thời trang.
Cũng như các trang web bán hàng, e-mail cũng là một hình thức cung ứng bán lẻ rađời cùng với sự phát triển của Internet Đây là hình thức vẫn còn mới mẻ tại Việt Nam,các sản phẩm được chào bán qua e-mail chủ yếu là những sản phẩm công nghệ thôngtin
Hình thức cung ứng qua catalogue giống với hai hình thức trên ở chỗ là người tiêudùng xem hình ảnh sản phẩm và lựa chọn Tuy nhiên, hình thức này không sử dụngcông nghệ máy tính và internet Người bán hàng sẽ trực tiếp giới thiệu hoặc gửicatalogue đến tay người tiêu dùng để họ có thể lựa chọn sản phẩm và ra quyết định muahàng.
Hình thức cung ứng bán lẻ vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất tại thị trường Việt Namtrong tất cả các hình thức cung ứng truyền thống như: chợ, các cửa hàng bách hoá, cácshop Đây là những hình thức cung ứng gần gũi với người tiêu dùng Việt Nam Chợxuất hiện ở bất kỳ nơi nào có đông khu dân cư, thoả mãn ngay lập tức nhu cầu mua sắmcủa người tiêu dùng nhất là các sản phẩm thực phẩm Chợ càng chiếm ưu thế khi màphần lớn người Việt Nam đều đã quen mua sắm với hình thức này Đặc biệt ở các vùngnông thôn, nơi mà nền kinh tế phát triển còn chậm, đời sống người dân còn chưa cao thìviệc mua sắm ở chợ là tiện lợi và hợp lý hơn cả Cùng với chợ thì các cửa hàng báchhoá hay còn gọi là các đại lý cũng rất phát triển, chuyên cung cấp các sản phẩm giadụng, hoá mỹ phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết trong gia đình Xuất hiện sau hai hình thứccung ứng trên, shop là các cửa hàng cung cấp một cách chuyên môn hoá hơn và thườngxuất hiện ở các thành phố, thị xã nơi mà người dân có điều kiện mua sắm hơn Sảnphẩm tại các shop chủ yếu là quần áo thời trang, các vật dụng trang trí… Các cửa hàngbán lẻ truyền thống này có đặc điểm chung là nhỏ, lẻ, tiện lợi và thường mang quy mô
Trang 6gia đình, các sản phẩm bán chủ yếu là những hàng tiêu dùng đặc biệt là những hàng tiêudùng nhanh.
Dù là hình thức cung ứng nào thì đến nay thị trường bán lẻ Việt Nam cũng đangtrên đà phát triển, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài
Tuy nhiên, các daonh nghiệp bán lẻ Việt Nam chưa khẳng định thế đứng vững chắctrên thị trường, tính chuyên nghiệp yếu vì nguồn nhân lực chưa qua đào tạo, chỉ cókhoảng 4-5% nhân lực được đào tạo chuyên ngành, 60-70% các đơn vị kinh doanh chưasử dụng công nghệ thông tin vào lãnh vực quản lý và khoảng 20% đơn vị mới xây dựngweb đơn giản với nội dung nghèo nàn
Ngoài ra hậu cần cho hệ thống phân phối như kho bảo quản, các kho lạnh, xe tảichuyên dùng thiếu đồng bộ, chưa đạt chuẩn khu vực và quốc tế Việc tổ chức cung ứnghàng hoá chủ yếu là có gì bán nấy, chưa xây dựng được vùng cung cấp nguồn hàng ổnđịnh để tiêu thụ Tính chủ động trong hợp tác liên kết, liên doanh thu mua, tiêu thụ hànghoá còn rời rạc
Do vậy, hệ thống thương mại bán lẻ của Việt Nam tuy đã có nhiều, nhưng cònmang nặng tính đại lý, thu lợi nhuận thấp
Trước những thử thách và cơ hội mới, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cầntrang bị cho mình một hệ thống bán hàng chất lượng, quan tâm đến hình ảnh của doanhnghiệp bán lẻ cũng như thúc đấy sự phát triển giữa các doanh nghiệp để có thể cạnhtranh với các công ty bán lẻ nước ngoài.
Có thể thấy được tỉ trọng của các hình thức cung ứng trên thị trường bán lẻ ViệtNam qua biểu đổ dưới đây:
Biểu đồ 1 Người tiêu dùng thường mua hàng ở đâu?(Theo Tạp chí Marketing - số 35/2007)
Trang 7Tạp hoá; 10.00%
Chợ; 12.00%
Siêu thị; 15.00%
Đại lý; 25.00%Lẻ lớn; 30.00%
Hàng quán; 3.00%Khác; 5.00%
Người tiêu dùng thường mua hàng ở đâu
1.1.2 Tốc độ tăng trưởng và quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam:
Thị trường bán lẻ Việt Nam trong 3 năm qua phát triển khá mạnh với mức tăngtrưởng thường xuyên đạt trên 20% và đặc biệt trong năm nay theo ước tính sẽ đạt tới25%
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang có bước chuyển biến lớn từ các cửa hàng mặt tiềnsang các trung tâm thương mại.
Hiện nay Việt Nam có 9.266 chợ và 18.000 cửa hàng mặt tiền nhỏ, hình thức muasắm truyền thống chiếm phần lớn tổng doanh thu bán lẻ, nhưng đang có bước chuyểnmạnh sang mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại Nếu như năm 1995, Việt Nam chỉ có10 siêu thị và hai trung tâm thương mại, thì năm 2007, có ít nhất 140 siêu thị và đại siêuthị, 20 trung tâm thương mại và gần 1 triệu mét vuông mặt bằng kinh doanh bán lẻ đangđược đầu tư phát triển Số lượng các cửa hàng mặt tiền cũng đang giảm do được nângcấp thành các trung tâm thương mại.
Trang 8Năm 2006, doanh thu từ bán lẻ đạt 37,5 tỷ USD thì đến năm nay ước đạt 42,5 tỷUSD và đến 2010 sẽ là 53 tỷ USD Thị trường bán lẻ Việt Nam được xếp thứ 4 thế giớisau Nga, Ấn Độ và Trung Quốc Các nhà doanh nghiệp nước ngoài coi đây là cơhội kinh doanh lớn và đang chuẩn bị cho cuộc đổ bộ vào thị trường này.
Tại TP HCM, 13 trung tâm thương mại cung cấp cho thị trường 140.000m2 mặtbằng kinh doanh bán lẻ, trong đó Hùng Vương Plaza là trung tâm lớn nhất - rộng33.000m2 Tỉ lệ thuê mặt bằng tại những trung tâm này hiện ở mức 99% Hà Nội cókhoảng 100.000m2 mặt bằng kinh doanh bán lẻ tại 6 trung tâm thương mại với tỉ lệthuê mặt bằng cũng vào khoảng 99% Dự kiến sẽ có khoảng 350.000m2 mặt bằng sẽtham gia vào thị trường kinh doanh bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm2011 và 380.000m2 đang được đầu tư phát triển tại Hà Nội
Trong khi các trung tâm thương mại có quy mô trung bình vẫn còn khá ít, các dự áncó quy mô lớn như những dự án tại các nước Châu Á đang được đầu tư phát triển.Chẳng hạn như trung tâm Ciputra Mall tại Hà Nội dự kiến hoàn thành vào năm 2010rộng đến 130.000m2 Nhiều dự án trong số này sẽ nằm ngoài khu trung tâm thành phố -tại các quận có những khu dân cư cao cấp đang hình thành Và tại các quận này việctìm kiếm những khu đất phù hợp cho các dự án có quy mô lớn cũng dễ dàng hơn
Tuy nhiên, các nhà kinh doanh đang phải đối mặt với sự thiếu hụt trầm trọng mặtbằng kinh doanh Hầu hết các mặt bằng hiện hữu không đạt chuẩn quốc tế và để đảmbảo chỗ đứng của mình, nhiều nhà kinh doanh bán lẻ quốc tế đã phải chọn giải pháp cảitạo lại các cửa hàng mặt tiền trong khi chờ đợi những mặt bằng có chất lượng tốt hơn.
Do thiếu mặt bằng nên giá thuê trung bình tại TP.HCM và Hà Nội đã tăng nhanhchóng kể từ năm 2002 và đạt mức 40 USD/m2/tháng vào cuối quí III năm 2007 Giáthuê của những mặt bằng tại những vị trí đẹp, hoặc tại khu trung tâm kinh doanhthương mại và tầng trệt lên đến 200 USD/m2/tháng, nhưng mức giá này được cho là chỉbằng mức trung bình của khu vực, còn thấp hơn nhiều thành phố lớn như Tokyo hayThượng Hải Giá cũng không tăng cao hơn do nguồn cung đang tăng mạnh, đến năm
Trang 92011 thì tại thành phố Hồ Chí Mính sẽ có khoảng 350.000m2 mặt bằng và tại Hà Nội là380.000m2 đang được đầu tư phát triển sẽ tham gia vào thị trường kinh doanh bán lẻ.
Không chỉ phát triển ở các thành phố lớn mà ngay những thành phố loại 2, loại hìnhkinh doanh bán lẻ hiện đại cũng đang phát triển như tại Hải Phòng, Đà Nẵng, NhaTrang hay Vũng Tàu và các trung tâm thương mại cũng xuất hiện rất nhiều.
Mặc dù thời điểm mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể hoàn toàn đầu tư vào thịtrường Việt Nam chưa đến nhưng các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã nhanh chóngnhận ra sự hấp dẫn của thị trường nước ta và đã có một vài doanh nghiệp tiến hành đầutư phát triển các siêu thị hiện đại tại nước ta như siêu thị Big C của tập đoàn… Và siêuthị Metro của tập đoàn Cash & Carry (Đức), Parkson…Những tập đoàn này đã đạt đượctốc độ tăng trưởng 40% /năm khi mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam Đặc biệt là Metrokiếm lời khoảng 500 triệu USD một năm và đạt tốc độ tăng trưởng 45%/ năm kể từ khihọ bắt đầu vào kinh doanh tại Việt Nam Sắp tới, theo ký kết gia nhập WTO, thị trườngnước ta sẽ hoàn toàn mở cửa để đón nhận các khoản đầu tư nước ngoài thì sẽ có nhiềuhơn nữa những tập đoàn bán lẻ danh tiếng trên thế giới sẽ tiến hành đầu tư vào thịtrường Việt Nam Điều này sẽ làm thay đổi quy mô cũng như cơ cầu thị trường bán lẻViệt Nam trong thời gian tới
Bên cạnh sự chiếm lĩnh thị trường của hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài,thì hiện nay thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam đối với các doanh nghiệp bán lẻ trongnước chia làm hai thị trường rõ rệt Thị trường phía Bắc trở đến Đà Nẵng và thị trườngphía Nam trở ra đến Đà Nẵng Tại miền Nam trở ra miền Nam, là thị trường mà cácsiêu thị Sài Gòn Co-Mart, Satra… nắm giữ phần lớn thị phần Trong khi đó thị trườngmiền Bắc do các tập đoàn Phú Thái, chuỗi siêu thị Hapro Mart của Tổng công tyThương Mại Hà Nội, siêu thị FiviMart, siêu thị Intimex chia nhau nắm giữ thị phần
Trong đó công ty siêu thị Hà Nội chịu trách nhiệm quản lý chuỗi siêu thị HaproMart dưới sự lãnh đạo của Tổng công ty Thương mại Hà Nội xác định đối thủ cạnhtranh chính của mình trên thị trường miền Bắc trong thời điểm hiện đại là các siêu thịvừa và nhỏ là Fivimart và Intimex, ngoài ra còn có các siêu thị nhỏ lẻ khác Công ty
Trang 10siêu thị Hà Nội đã xác định về mặt hình ảnh thì hiện này Công ty đã xây dựng được mộthình ảnh siêu thị Hapro Mart vượt lên hẳn so với hai đối thủ cạnh chính của mình Vềthị phần, Hapro Mart, Fivi Mart và Intimex đang cùng chia sẻ mức thị phần ngang nhutại thị trường miền Bắc cho đến Đà Nẵng.
Trong thời gian tới, công ty sẽ tiến hành mở rộng mạng lưới siêu thị cũng như đầutư phát triển các đại siêu thị, do đó đối thủ cạnh tranh tiểm ần trong tương lai của HaproMart sẽ chính là các tập đoàn bán lẻ lớn, trong đó tập đoàn trong nước là tập đoàn PhúThái và ngoài nước là siêu thị Big C và siêu thị Metro của tập đoàn Cash & Carry(Đức).
1.1.3 Các yếu tố chi phối thị trường bán lẻ Việt Nam: Yếu tố kinh tế:
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, và sự gia nhập vào Tổ chức Thương mạiQuốc tế (WTO) của Việt Nam gần đây đã bắt đầu thu hút sự chú ý của nhiều nhà kinhdoanh bán lẻ quốc tế Cho dù hệ thống pháp luật và hành chính vẫn đang trong giaiđoạn phát triển và còn thiếu sự minh bạch rõ ràng, các nhà đầu tư ngày càng bị ViệtNam thu hút do nền kinh tế phát triển nhanh chóng đã làm gia tăng nhu cầu đối vớihàng hóa tiêu dùng và các hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại
Hiện nay, Việt Nam là nước có nền kinh tế phát triển nhanh chóng đứng thứ hai tạiChâu Á, chỉ sau Trung Quốc Nền kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 8,2% trongnăm 2006, trong năm 2007 con số này là 8,3% và mới đây Chính phủ đã công bố chỉtiêu của năm 2008 là 8,7%
Sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư càng tăng mạnh sau khi Việt Nam gia nhậpWTO vào cuối năm 2006 với cam kết từng bước mở cửa thị trường bán lẻ để các nhàđầu tư nước ngoài được trực tiếp tham gia vào thị trường Từ tháng 1/2007, các nhà đầutư nước ngoài đã được phép thành lập các công ty liên doanh phân phối hàng hóa, trongđó phía nước ngoài được phép chiếm giữ 49% số vốn Đến năm 2009, Việt Nam sẽ mởcửa hoàn toàn thị trường cho các công ty kinh doanh bán lẻ 100% vốn nước ngoài
Trang 11Những cam kết này cũng thúc đẩy các hoạt động sôi nổi của các nhà kinh doanhbán lẻ trong nước đang quyết tâm chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Tuy nhiên, các nhà kinh doanh bán lẻ trong và ngoài nước hiện đang phải đối mặtvới những hạn chế vì thị trường kinh doanh bán lẻ dù đang phát triển nhanh chóngnhưng phần lớn vẫn chỉ tập trung ở khu vực thành thị Loại hình kinh doanh bán lẻ hiệnđại dường như không đến được với đại đa số người Việt Nam
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được nângcao, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, nhu cầu mua sắm tại các cửa hàng bán lẻhiện đại cũng cùng đó mà tăng lên Ở các thành phố, thị xã lớn, việc mua sắm tại cáctrung tâm thương mại, đại siêu thị, siêu thị và cửa hàng tiện ích không còn xa lạ với vớingười tiêu dùng Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay thì trong tương lai, cáchình thức cung ứng bán lẻ hiện đại sẽ nhanh chóng thay thế những hình thức cung ứngtruyền thống kể cả ở các vùng nông thôn, miền núi
Cũng do thu nhập của người dân tăng cao, người tiêu dùng cũng tăng nhu cầu muacác mặt hàng có chất lượng được đảm bảo, các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng màtại các trung tâm mua sắm, siêu thị có thể cung cấp được Trong số 10 quốc gia lạcquan nhất về tình hình tài chính cá nhân, 72% người Việt Nam tham gia cho biết họ sẵnsàng bỏ tiền trang bị vật dụng kỹ thuật cao, các loại hình giải trí và quần áo mới Khátkhao sở hữu những phương tiện hiện đại của người Việt Nam cao hơn cả những nướcđang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil Những điều kiện trên báo hiệu một cơhội lớn cho sự phát triển và duy trì một thị trường bán lẻ thuận lợi
Đây chính là một trong các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến việc ra quyết định mua sắmtại siêu thị của khách hàng Nhiều người khi được hỏi, họ chấp nhận vào siêu thị muahàng với giá cao hơn so với mua hàng ở tại các chợ do hàng hoá trong siêu thị có nguồngốc rõ ràng và thương hiệu nổi tiếng Điều này khiến người tiêu dùng an tâm hơn khimua hàng trong siêu thị, nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà hàng hoá giả ngàycàng nhiều, sản phẩm không đảm bảo chất lượng tràn lan trên thị trường, nhiều trường
Trang 12hợp ngộ độc thực phẩm đã đặt ra mối lo ngại cho người tiêu dùng trong việc lựa chọnsản phẩm và địa điểm mua
Nhân khẩu học:
Nhân tố chính củng cố sự lạc quan của các nhà kinh doanh bán lẻ chính là tình hìnhnhân khẩu học của Việt Nam Có khoảng 70% dân số Việt Nam hiện đang trong độ tuổidưới 35 và Việt Nam có một số lượng lớn những công dân thành thị trẻ tuổi có thu nhậptăng đều và thị hiếu ngày một sành điệu hơn Đây là một thị trường hứa hẹn nhiều tiềmnăng đối với những nhà kinh doanh bán lẻ Khi dân số tăng đặc biệt là dân số ở trongđộ tuổi 35 có nhu cầu mua sắm lớn thì nhu cầu về các siêu thị, trung tâm thương mạicũng tăng lên Người tiêu dùng Việt Nam xếp thứ năm về chỉ số lạc quan tiêu dùng(Global Consumer Confidence Index) Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Namđang ở mức cao kỷ lục, đạt 118 điểm và tăng lên 1 điểm, trong khi chỉ số này trên toàncầu giảm 2 điểm, chỉ còn 97 so với cuối năm 2006 Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm,nhóm chi tiêu tiêu dùng lớn nhất đang ở tuổi 22-55, chiểm tới 70,29% dân số Việt Nam.Chi tiêu tiêu dùng tại Việt Nam dự kiến đạt 53 tỉ USD vào năm 2010 Đây là một trongcác yếu tố quan trọng tác động đến việc tăng trưởng của thị trường bán lẻ Việt Nam.
Bên cạnh đó, giới tính cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ ViệtNam Khách hàng chủ yếu đi mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ là phụ nữ Đây là nhữngngười có nhu cầu mua sắm sản phẩm tiêu dùng gia đình cũng như cho bản thân cao hơnso với nam giới Họ không chỉ mua sắm hàng hoá tiêu dùng hàng ngày cho gia đìnhnhư thực phẩm, đồ tiêu dùng nhanh mà còn quan tâm đến các sản phẩm thời trang, mỹphẩm Họ cũng dành một thời gian nhất định và có một mối quan tâm lớn đến các sảnphẩm họ tiêu dùng không chỉ với sản phẩm họ đã quen thuộc mà với cả sản phẩm mớihọ cũng có những sự quan tâm nhất định Khi có một trung tâm thương mại mới khaitrương, hoặc một siêu thị mới mở cửa, thì phụ nữ là những người đầu tiên phản ứng vàđến ngắm nghía, mua sắm tại các trung tâm mua sắm, siêu thị mới này Họ cũng làngười ra quyết định mua sắm đối với các sản phẩm nhu yếu phẩm hàng ngày Trongkhi đó, nam giới thường ít khi đi ngắm nghía trong các siêu thị hoặc ít khi đi chợ,
Trang 13nhưng lại là những người quyết định khi gia đình mua sắm các vật dụng có thời gian sửdụng lâu dài, có giá trị tài sản lớn như đồ gia dụng, đồ điện, đồ điện tử…
Nắm bắt được sự ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học đến sự phát triển của thịtrường bán lẻ, Công ty Siêu thị Hà Nội đã có những bước phân đoạn thị trường, lựachọn thị trường mục tiêu phù hợp để có thể phục vụ tốt hơn.
Yếu tố xã hội:
Việt Nam đang nhanh chóng chuyển mình từ nền văn hóa khắc kỷ sang một nềnvăn hóa có phần thoải mái hơn, với những biểu hiện ngày một rõ ràng hơn là các ngôichợ truyền thống đang dần nhường chỗ cho các trung tâm thương mại, xe đạp thay bằngcác loại xe đắt tiền và trang phục thông thường bằng thời trang hàng hiệu
Tại khu vực thành thị, số hộ gia đình có thu nhập hàng tháng nằm trong khoảng từ600 USD đến 1.000 USD đang tăng lên nhanh chóng, cao hơn các thành phần dân sốkhác; tiếp sau đó là những hộ gia đình có thu nhập trên 1.000USD/tháng
Thu nhập tăng và văn hóa tiêu dùng đang dần dần xuất hiện đã thúc đẩy sức tiêudùng gia tăng, chi tiêu cho các loại hàng tiêu dùng tăng 20% mỗi năm Năm 2000, chitiêu cho bán lẻ tại Việt Nam chỉ đạt mức 15 tỉ USD, năm 2006 đạt mức 36 tỉ USD vàđến năm 2010 dự kiến con số này sẽ vượt mức 50 tỉ USD
Xu hướng mua sắm chuyển dần từ các cửa hàng mặt tiền sang trung tâm thươngmại Hiện loại mặt bằng phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh bán lẻ đang thiếu hụttrầm trọng Hầu hết các mặt bằng hiện hữu không đạt chuẩn quốc tế và để đảm bảo chỗđứng của mình, nhiều nhà kinh doanh bán lẻ quốc tế đã phải chọn giải pháp cải tạo lạicác cửa hàng mặt tiền trong khi chờ đợi những mặt bằng có chất lượng tốt hơn.
Kinh tế ngày càng phát triển thì áp lực công việc của người lao động cũng theo đómà gia tăng, thời gian dành cho việc mua sắm hàng ngày bị hạn chế Chính vì vậy màhọ thường tìm đến các siêu thị để có được không gian thoải mái, thư giãn Hơn thế nữagiá cả được niêm yết, hàng hoá phong phú đa dạng có thể đáp ứng mọi nhu cầu, chấtlượng được đảm bảo và nguồn gốc rõ ràng Người tiêu dùng có thể cùng một lúc lựa
Trang 14chọn nhiều sản phẩm khác nhau một cách nhanh chóng và thuận tiện nên giúp kháchhàng tiết kiệm thời gian mua sắm Điều này làm tăng sự tin tưởng của người tiêu dùngđối với siêu thị
Hình thức kinh doanh truyền thống vẫn đang là nền tảng của thị trường kinh doanhbán lẻ, với 90% hàng hóa được lưu thông tại các ngôi chợ truyền thống và những cửahàng mặt tiền Tuy nhiên, hình thức này cũng đang thay đổi: năm 1995 Việt Nam chỉ có10 siêu thị và 2 trung tâm thương mại, năm 2007 có ít nhất 140 siêu thị/đại siêu thị, 20trung tâm thương mại và gần một triệu mét vuông mặt bằng kinh doanh bán lẻ đangđược đầu tư phát triển.
Như vậy đời sống người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao cùng với sự thayđổi trong văn hoá tiêu dùng thì nhu cầu mua sắm tại các trung tâm hiện đại và thuậntiện cũng tăng dần
Khả năng cung ứng:
Do sự mất cân đối giữa cung và cầu, dự đoán giá thuê sẽ còn tiếp tục tăng cao.Trong khi làn sóng các dự án đang được đầu tư phát triển sẽ làm giảm nhẹ phần nàonhu cầu đang ngày một tăng, nhu cầu đối với các mặt bằng kinh doanh bán lẻ lớn trongkhoảng thời gian chờ đợi đến thời điểm mở cửa thị trường bán lẻ vào năm 2009 đượcdự đoán là sẽ còn tăng liên tục do các nhà kinh doanh bán lẻ Việt Nam và nước ngoàiđang tranh nhau tìm kiếm mặt bằng có chất lượng
Giá thuê trung bình tại TP HCM và Hà Nội đã tăng nhanh chóng kể từ năm 2002và đạt mức 40USD/m2/tháng vào cuối quý 3 năm 2007 Giá thuê của những mặt bằngtại những vị trí đẹp, hoặc tại khu trung tâm kinh doanh thương mại và tầng trệt lên đến200USD/m2/tháng Đây là điều chưa từng thấy tại Việt Nam nhưng giá thuê này vẫnchỉ nằm ở mức trung bình so với so với giá thuê mặt bằng kinh doanh bán lẻ trong khuvực Do sẽ có nhiều nguồn cung góp mặt vào thị trường nên việc tăng giá có thể sẽchậm lại Tuy nhiên, việc giảm giá thuê vẫn còn là một viễn cảnh.
Trang 15Yếu tố công nghệ thông tin:
Các hình thức bán hàng mới, như bán hàng trực tuyến, thông qua các chuỗi siêu thịsẽ ngày càng phát triển, và gắn với chúng uy tín của nhà bán lẻ và dịch vụ hậu mãi sẽcó một vai trò ngày càng quan trọng trong chiến lược bán hàng
Trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, điều này sẽ không có lợi cho các nhà sản xuấtkiểu cũ, quen tạo sản phẩm giá rẻ, số lượng nhỏ, chất lượng không cao, chủ yếu len lỏivào những thị trường ngách Tình hình này dường như cũng rất không có lợi cho cácdoanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ trong nước, nơi quen tự mình đảm nhiệm cả hai khâu sảnxuất và bán hàng, song lại rất có lợi cho những công ty lớn, có vốn nước ngoài, nhất làcác công ty FDI – thường là những công ty đa quốc gia có tính chuyên nghiệp cao,thương hiệu có uy tín và có hoặc kiểm soát được mạng lưới phân phối bán lẻ trên toàncầu.
Có thể thấy, Việt Nam là một trong những thị trường kinh doanh bán lẻ đầy hứahẹn của thế giới nhờ vào quy mô thị trường, sự gia nhập WTO gần đây, sự phát triển ổnđịnh của nền kinh tế, các loại hình giải trí đang phát triển và mức thu nhập thực tế tăngcao Các xu hướng này dường như vẫn còn tiếp tục phát triển thêm một thời gian dotình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang tăng, quá trình đô thị hóa vẫn đangtiếp diễn và chính phủ đang đẩy nhanh việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư nướcngoài.
Mặc dù tất cả những nhân tố này sẽ tạo nên sự lạc quan về thị trường kinh doanhbán lẻ của Việt Nam, nhưng chính quy mô và mức dân số đang trong thời điểm có khảnăng chi tiêu đã làm cho Việt Nam khác biệt so với các thị trường kinh doanh bán lẻkhác tại Châu Á: đến năm 2011 gần ¾ dân số (69%) sẽ nằm trong độ tuổi từ 15 đến 64,và môi trường kinh doanh bán lẻ của Việt Nam dự đoán sẽ trưởng thành cùng với thế hệnhững người tiêu dùng trẻ, tạo nên cuộc cách mạng về thị trường kinh doanh bán lẻ tạikhắp các khu vực thành thị của Việt Nam.
Trang 161.1.4 Tình hình cạnh tranh tại thị trường bán lẻ Việt Nam:Các đối thủ cạnh trang từ bên ngoài:
Sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư càng tăng lên mạnh mẽ sau khi Việt Nam gianhập WTO vào cuối năm 2006 với cam kết từng bước mở cửa thị trường bán lẻ để cácnhà đầu tư nước ngoài được trực tiếp tham gia vào thị trường Theo lộ trình cam kết gianhập WTO, từ tháng 1/2007, các nhà đầu tư nước ngoài đã được phép thành lập các Ctyliên doanh phân phối hàng hóa, trong đó phía nước ngoài được phép chiếm giữ 49% sốvốn Đến năm 2009, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường cho các Cty kinh doanhbán lẻ 100% vốn nước ngoài Đây cũng có thể coi là một con đường đã được trải ra mờigọi các tập đoàn kinh doanh bán lẻ quốc tế đang sẵn sàng tham gia thị trường gồm cóTesco, Wal-Mart và Carrefour Đây là các tập đoàn kinh doanh bán lẻ lớn trên thể giới,có tiềm lực kinh tể, ưu thể nguồn cung cấp và chiến lược Marketing hoàn chỉnh Sựtham gia của các tập đoàn kinh doanh bán lẻ này sẽ là một thách thức lớn đối với cácdoanh nghiệp kinh doanh bán lẻ trong nước khi thời điểm năm 2009 đang gần tiến đến.
Theo bà Phạm Chi Lan - thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ thì“nước ta có một thị trường nội địa rộng lớn, đồng thời lại là một nền kinh tế mới nổitrong quá trình cải cách kinh tế - xã hội nên đã trở thành tầm ngắm của các tập đoànkinh doanh bán lẻ lớn trên toàn cầu” Thực tế đã có nhiều tập đoàn bán lẻ lớn của nướcngoài đang bắt đầu xuất hiện trên thị trường tiêu dùng trong nước Như hệ thống gần 10đại siêu thị của tập đoàn Metro Cash&Carry (Đức) trong cả nước đang kinh doanh bánbuôn bán lẻ 15.000 mặt hàng các loại với giá thấp hơn các siêu thị trong nước 10 -15%, cùng với các đại gia khác như Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia), Zen Plaza(Hàn Quốc) đã chiếm giữ từ tay các doanh nghiệp kinh doanh hệ thống siêu thị gần60% lượng khách hàng Sức mạnh của các đại gia kinh doanh bán lẻ nước ngoài cũngnhư thành công thực tế của Metro, BigC vừa qua tại Việt Nam, theo các chuyên giakinh tế thì ngoài những yếu tố truyền thống như kinh nghiệm, tiềm lực tài chính - thìhọ đã tạo ra một luật chơi rất công bằng với người tiêu dùng Việt Nam mà các doanhnghiệp bán lẻ trong nước chưa hề làm: Đưa ra giá cả phù hợp nhằm tạo cơ hội cho
Trang 17người tiêu dùng mua được nhiều hàng hóa hơn, đồng thời tăng khả năng bán hàng củamình gấp nhiều lần so với doanh nghiệp Việt Nam Hơn thế, trong khi các tập đoànkinh doanh bán lẻ nước ngoài chỉ tập trung vào khâu phân phối, bán hàng theo hướngchuyên nghiệp thì phần nhiều các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ và dịch vụ tiêu dùngtrong nước lại ôm đồm thêm chức năng sản xuất, và theo các chuyên gia kinh tế thì“nhiều nghề sẽ yếu nghề”, nghĩa là khâu kinh doanh đầu ra sẽ kém hiệu quả Sắp tới sẽcó nhiều tập đoàn kinh doanh bán lẻ lớn của nước ngoài vào Việt Nam, như Dairy Farm(Singapore), Lotte (Hàn Quốc) và một số tập đoàn của Mỹ đang làm thủ tục xin cấpphép kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam
Khi gia nhập WTO, xoá bỏ hàng rào thuế quan, hàng hóa tiêu dùng nước ngoàiđược dọn đường tràn vào trong nước sẽ đẩy các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ ViệtNam đứng trước nhiều nguy cơ, trong đó thấy rõ nhất là nguy cơ trở tay không kịp vànguy cơ mất trắng thị trường trong tương lai Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh bánlẻ trong nước cần có sự đổi mới hoạt động và nên có sự liên kết chuỗi kinh doanh củacác doanh nghiệp trong nước, tạo nên một sức mạnh khổng lồ trong nước để đối trọngvới các gã khổng lồ bán lẻ nước ngoài.
Tình hình cạnh tranh trong nước:
Mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam đã kéo theo sự tham gia ngày càng đông củacác doanh nghiệp nước ngoài với những ưu điểm vượt trội Điều này trở thành tháchthức lớn đối với các doanh nghiệp nội trong điều kiện nội lực còn hạn chế Đến nay,quy mô của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực phân phối chưa phải làlớn, một số doanh nghiệp có tên tuổi mới chỉ đếm trên đầu ngón tay như: TCty Thươngmại Hà Nội (Hapro), TCty Thương mại Sài Gòn (Satra), Phú Thái Group Vì vậy, nếudoanh nghiệp trong nước không có sự chuẩn bị tích cực và hợp lý thì nguy cơ bị thôntính, mất thị phần ngay trên sân nhà cũng rất dễ xảy ra Doanh nghiệp nước ngoài vốncó truyền thống, kinh nghiệm gần trăm năm trong lĩnh vực bán lẻ, hơn nữa lại hơn hẳndoanh nghiệp Việt Nam về công nghệ quản lý điều hành, khả năng tài chính Tuy vậy,điều mà doanh nghiệp Việt Nam cũng nên coi đó là thế mạnh của mình để tự tin hơn,
Trang 18đó là họ là doanh nghiệp trong nước, hiểu thị trường, tập quán, thị hiếu người tiêu dùng,có lợi thế hơn về địa điểm kinh doanh, có đội ngũ nhân lực kinh nghiệm, có sự ủng hộcủa người tiêu dùng
Sự thức tỉnh của thị trường bán lẻ Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam gia nhậpWTO, đã thúc đẩy các hoạt động sôi nổi của các nhà kinh doanh bán lẻ trong nướcnhằm bảo toàn thị phần trên chính sân nhà.
Trong đó chuỗi siêu thị của Tổng công ty thương mại Hà Nội đã bước đầu xâydựng hình ảnh siêu thị Hapro và đã đạt được những thành công bước đầu Theo Tổngcông ty thương mại Hà Nội, phương hướng trong thời gian tới sẽ phát triển hệ thốngmạng lưới siêu thị từ Đà Nẵng trở ra miền Bắc Đến nay, Hapro đã đầu tư tương đối vềtài chính, nhân lực, tập trung chỉ đạo phát triển mạng lưới tại Hà Nội và các tỉnh phíaBắc Doanh nghiệp này đã có 11 siêu thị, 16 cửa hàng tiện ích tại Bắc Kạn, TháiNguyên, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên và sẽ nâng lên thành 5 đại siêu thị, trung tâmthương mại, 70 siêu thị, 800 cửa hàng tiện ích trong thời gian từ nay đến 2010 Trongđó đối thủ chính của Hapro Mart là những siêu thị mà người tiêu dùng vốn đã quen biếtnhư Fivimart, Intimex Đến thời điểm này hoạt động xây dựng thương hiệu của HaproMart đã vượt qua những siêu thị này và có thị phần tương đương với Fivimart, Intimex.Bên cạnh những đối thủ chính này, còn có các đại siêu thị Big C, Metro cũng đangchiếm một thị phần lớn trên thị trường bán lẻ miền Bắc Việt Nam Tuy nhiên Big C,Metro có hình thức kinh doanh siêu thị khác với hình thức của Hapro Mart trong thờiđiểm hiện tại nên Hapro Mart không xác định là đối thủ chính
Ngoài ra Phú Thái Group cũng có thế mạnh của gần 100 siêu thị, 5.000 đại lý bánbuôn, 50.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc Tuy nhiên, trên thực tế Phú Thái Grouplà một nhà phân phối hơn là một nhà kinh doanh bán lẻ, họ thực hiện phân phối các mặthàng đến các đại lý và nhận các đại lý này là của mình Vì vậy, mặc dù theo thống kêhọ có trên 5.000 đại lý nhưng những đại lý này không thuộc về Phú Thái Group
Thị trường bán lẻ từ Đà Nẵng trở vào miền Nam lại là khu vực hoạt động củaSaigon Co.op và Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra).
Trang 19Sự tham gia hoạt động của các daonh nghiệp kinh doanh bán lẻ này góp phần làmtăng quy mô và tốc độ tăng trường thị trường bán lẻ Việt Nam đồng thời tạo ra sự cạnhtranh quyết liệt giữa các doang nghiệp trong nước.
Thêm vào đó, xu hướng liên kết giữa các doanh nghiệp phân phối trong nước cũngđang được hình thành Đầu tiên phải kể đến sự thỏa hiệp giữa các đại gia bán lẻ trongviệc phân chia thị trường, thị phần để tránh chồng chéo, đồng thời có thể tập trungnguồn lực phát triển thị trường trọng điểm Cách đây chưa lâu, 4 doanh nghiệp hàngđầu trong lĩnh vực phân phối Việt Nam là Satra, Hapro, Saigon Co.op và Phú TháiGroup đã liên kết lại để thành lập Cty cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phốiVN (VDA) với tổng số vốn lên đến 6.000 tỷ đồng với hi vọng VDA sẽ thực sự trởthành một đầu tàu trong lĩnh vực phân phối VN để hỗ trợ các nhà bán lẻ trong nướccạnh tranh được với các nhà bán lẻ ngoại ngay trên sân nhà Vào đầu tháng 10/2007,Hiệp hội Các nhà bán lẻ VN (AVR) đã chính thức ra đời nhằm đáp ứng kịp thời nhucầu liên kết giữa các nhà bán lẻ VN, qua đó tạo nên sức mạnh tập thể cho các nhà bánlẻ trong nước để có thể tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Bên cạnh đó, Công ty Siêu thị Hà Nội cũng xác định mức độ cạnh tranh thứ hai màtrong đó đối thủ chính là các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hoá và các cửa hàng bán lẻtư nhân Ưu thế của các hình thức này là thường nhập hàng với khối lượng nhỏ nên cókhả năng thích ứng nhanh chóng với sở thích và xu hướng tiêu dùng Các chợ lớnthường có mức giá rẻ hơn so với siêu thị nên thu hút được khối lượng khách hàng cómức thu nhập thấp và trung bình Hơn thế nữa lại hợp với tâm lý thích mặc cả của nhiềungười tiêu dùng Còn các cửa hàng bán lẻ thường có lợi thế là đặt gần khu dân cư nênkhá thuận tiện, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí vể thời gian đi lại Hơn nữa đối thủnày cũng nắm bắt khá nhanh thị hiếu của khách hàng Những cửa hàng này thường tìmkiếm khách hàng dựa vào mối quan hệ cá nhân, nên mặc dù số lượng khách là khôngnhiều nhưng đó lại là những khách hàng trung thành khó thay đổi thói quen Đồng thờigiá cả tại các cửa hàng thường ngang bằng thậm chỉ có thể thấp hơn so với siêu thị nênlàm giảm lượng khách hàng đến mua sắm tại các siêu thị trong chuỗi Như vậy có thể
Trang 20thấy giá cả chính là trở ngại lớn nhất mà chuỗi siêu thị Hapro Mart phải đối mặt trongviệc cạnh tranh với các hình thức bán lẻ khác Lợi thế chính của siêu thị là chất lượngđảm bảo, giá cả rõ ràng, thông tin đầy đủ về sản phẩm và nhà sản xuất Ngoài ra đó cònlà không gian thoải mái, tiện lợi Bên cạnh đó, Công ty siêu thị Hà Nội cũng có lợi thếlà có được những cửa hàng với diện tích nhỏ nhưng lại nằm len lỏi trong những khuđông dân cư (hay còn gọi là cửa hàng tiện ích) như phố hàng Bông, hàng Buồm…Đâylà một điểm khác biệt của Hapro Mart không chỉ cạnh tranh với các khu chợ truyềnthống,cửa hàng bách hoá mà còn cạnh tranh với các siêu thị lớn khác do có thể đến gầnhơn với người tiêu dùng, giúp họ tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại Do vậy công tySiêu thị Hà Nội cần khắc hoạ mạnh mẽ hơn nữa điểm mạnh của mình trong các thôngđiểm quảng cáo để gia tăng sức cạnh tranh
Trước sự cạnh tranh gay gắt như vậy, Công ty Siêu thị Hà Nội đã phân tích và tiếnhành định vị thị trường mục tiêu, đó là các khách hàng nữ có độ tuổi từ 22 – 55 có thunhập trung bình khá từ 3-5 triệu/tháng, trong đó chủ yếu là những khách hàng nữ hiệnđại, bận rộn với công việc, cần tiết kiệm thời gian cũng như công sức trong việc muasắm sản phẩm tiêu dùng cho gia đình hàng ngày Xác định được thị trường mục tiêu,Công ty sẽ có được chiến lược kinh doanh nói chung cũng như chiến lược quảng báhình ảnh nói riêng phù hợp và nhắm đúng tâm lý khách hàng, từ đó nâng cao khả năngcạnh tranh của mình trên thị trưởng bán lẻ
Cạnh tranh là vấn đề tất yếu trong kinh tế thị trường Nó sẽ đào thải những doanhnghiệp không có đủ khả năng và tiềm lực Do vậy một mặt Công ty Siêu thị Hà Nôiphải luôn nâng cao nguồn lực, mặt khác phải có kế hoạch cụ thể để đối phó với sức épcạnh tranh từ nhiều đối thủ Đồng thời Công ty Siêu thị Hà Nội cũng có thể lựa chọncho mình cách thức kinh doanh sao cho hiệu quả nhất
1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Siêu thị Hà Nội:
1.2.1 Nguồn lực của Công ty:Sơ lược về chuỗi bán lẻ Hapro Mart:
Trang 21Chuỗi bán lẻ Hapro Mart trực thuộc Tổng công ty thương mại Hà Nội do 3 công tycùng quản lý là Công ty Bách hoá, Công ty Long Biên và Công ty Siêu thị Hà Nội.Trong đó mỗi công ty chịu trách nhiệm quản lý một số siêu thị nhất định Chịu tráchnhiệm quản lý hình ảnh và xây dựng thương hiệu cũng như tư vấn hoạt động sản xuấtkinh doanh bản lẻ của cả hệ thống là ban quan lý dự án Hapro Mart.
Ngày 11/11/2006 Tổng công ty Thương mại Hà Nội chính thức công bố nhận diệnthương hiệu HAPRO MART và khai trương đồng loạt các siêu thị, cửa hàng thuộcchuỗi.
Mạng lưới gồm có 33 siêu thị và cửa hàng tiện ích có mặt trên 10 tỉnh thành phíaBắc: Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên,Thanh Hóa, Quảng Ninh, Sơn La Và hiện nay có 64 dự án đang dõi theo và triển khaiTư tưởng của Hapro Mart:
- Xây dựng mạng lưới chiếm lĩnh thị trường, thị phần hàng hóa tiêu dùng trên thịtrường Việt Nam.
- Hợp sức với các đơn vị bán lẻ, tập đoàn phân phối trong nước nhằm giữ vững thịtrường trước khi các tập đoàn phân phối nước ngoài tràn vào Việt Nam.
- Thúc đẩy phát triển nguồn hàng cho nhà sản xuất trong và ngoài nước.- Góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
Trang 22và đẹp đẽ thu hút khách hàng khi đặt chân vào Các địa điểm chính nằm trên các trụcđường chính như Lê Duẩn, Giảng Võ, Nguyễn Trãi… hoặc các khu tập trung đôngdân cư tạo điều kiện cho khách mua hàng thuận tiện và quảng bá thương hiệu HaproMart Trong đó, một số siêu thị điển hình là siêu thị Hapro Mart D2 Giảng Võ có diệntích 1000 m2, siêu thị C12 Thanh Xuân diện tích 906 m2, siêu thị Hoàng Hóa Tham(tầng 3 - chợ Bưởi – Ba Đình – Hà Nội) diện tích 1.107 m2 Việc áp dụng công nghệbán hàng tự chọn phù hợp với sở thích của khách hàng Vừa qua công ty đã khaitrương đại siêu thị tại Thái Bình, các siêu thị tại Sài Đồng và khu đô thị Việt Hưng,quận Long Biên, Hà Nội, và siêu thị tại Mộc Châu Hiện nay công ty đang khai thácvà tiếp tục phát triển mạng lưới kinh doanh của mình Kế hoạch phát triển hệ thốngsiêu thị Hapro Mart trong năm thời gian tới:
Phát triển mạng lưới tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở ra.
Nhượng quyền thương mại, tiếp tục triển khai tại Hà Nội, các tỉnh Quảng Ninh,Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái, Vinh,
Chiến lược phát triển đến năm 2008 sẽ có 3 đại siêu thị, 50 siêu thị loại vừa, 200cửa hàng tiện ích, Hapro Mart thực sự trở thành một thương hiệu bán lẻ mạnh cóuy tín cao trên thị trường phân phối Việt Nam.
Trang 23Sơ đồ một số dự án đã triển khai và đang khảo sát tại các tỉnh:
1.2.2 Hoạt động kinh doanh của công ty:
Ngành nghề kinh doanh của công ty là tham gia vào các hoạt động bán buôn, bánlẻ, phát triển mạng lưới bán hàng thông qua hệ thống kênh siêu thị và cửa hàng tiệních Cho thuê mặt bằng kinh doanh theo hình thức thuê khoán, hoặc các hình thức kýgửi hàng hoá.
Chọn hàng:
Về hàng hoá tại siêu thị: phong phú, đa dạng nhiều chủng loại trên 15.000 mặthàng Có các khu hàng thời trang quần áo, đồ chơi, giầy dép Chất lượng hàng hóa
đảm bảo : nhà cung cấp trong nước và nước ngoài Hàng hóa được trưng bày theo
đúng quy trình, quy định và thẩm mỹ cao
Trang 24Công ty siêu thị Hà Nội xác định khách hàng mục tiêu của công ty là những giađình có thu nhập trung bình có nhu cầu mua sắm tại các siêu thị hiện đại, hàng hoáđảm bảo chất lượng, vì vậy công ty lựa chọn các mặt hàng đa dạng chủ yếu là phụcvụ đời sống gia đình Cụ thể có tất cả 10 hạng mục sản phẩm:
Hạng mục sản phẩm chiếm tổng khối lượng sản phẩm lớn nhất trong tất cả cáchạng mục sản phẩm là các sản phẩm thực phẩm (32%) trong đó có các sản phẩmthực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và các nguồn gốc có từ động vật Các sản phẩmchính trong nhóm sản phẩm này như là: rau, quả, gạo, nông sản khô, gia vị, muối,đường, nước mắm, xì dầu, bột các loại, mì, bún phở cháo ăn liền, hoa quả sấy khô,chè, cà phê, thịt lợn, thịt gà, thịt bò, thực phẩm chế biến, thực phẩm chính, thựcphẩm đông lạnh, xúc xích, thịt nguội, trứng gà tươi, cá hộp, thịt hộp… Công ty lựachọn đây là mặt hàng kinh doanh chính vì nhu cầu thực phẩm sạch, an toàn và chấtlượng đảm bảo trên thị trường của các gia đình là rất lớn, nhất là trong các dịp lễ tết,ngày nghỉ Đây cũng là nhóm hàng hoá mà công ty có ưu thế vì theo thời gian, kháchhàng đã tin tưởng tiêu dùng sản phẩm thực phẩm tại các cửa hàng của Hapro Ngoàira Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội làcông ty trực tiếp sản xuất các sản phẩm thực phẩm có chất lượng cao cùng trực thuộcTổng công ty thương mại với công ty Siêu thị Hà Nội cũng tạo một ưu thế cho việcnhập các mặt hàng thực phẩm của công ty Siêu thị Hà Nội.
Tiếp theo là nhóm sản phẩm bánh kẹo đường sữa, chiếm 12% tổng khối lượngsản phẩm kinh doanh của công ty Sản phẩm chính trong nhóm sản phẩm này là:kem, bánh mì – bánh ngọt, sữa tươi chai, sữa chua, bơ – pho mát, sô cô la, thạch raucâu, kẹo, bánh quy nội, bánh quy ngoại, bánh truyền thống Việt Nam: bánh trungthu, bánh cốm, sữa bột trẻ em, thức ăn trẻ em, sữa bột người lớn, sữa tươi đóng hộp.Nhóm sản phẩm này chiếm vị trí thứ 2 trong tổng khối lượng sản phẩm vì nhu cầuhàng ngày của người tiêu dùng về bánh kẹo nhất là sữa trẻ em là khá cao Bên cạnhđó, nhu cầu này cũng tăng cao vào các dịp lễ tết và đợt nghỉ dài ngày như nghỉ hè
Trang 25Nhóm sản phẩm chiếm tỉ trọng khối lượng sản phẩm thứ 3 là hàng thời trang(11%) bao gồm sản phẩm dệt, may, da giầy như tui xách cặp da, quần áo Hafasco,quần áo Missha, quần áo tổng công ty, quần áo Vinatex, quần áo Vera, Jockey, đồthể thao…
Tiếp đến là nhóm sản phẩm hoá mỹ phẩm chiếm 10% tổng khối lượng sản phẩm.Các nhóm sản phẩm tiếp theo lần lượt theo tỉ trọng giảm dần là thuốc lá và đồuống (8%), hàng gia dụng và đồ dùng nhà bếp (7%), quà tặng và trang trí nội thất(7%), văn phòng phẩm và hàng tạp phẩm (6%), đồ chơi và đồ dùng trẻ em (4%),hàng cơ kim khí và điện máy (3%) Các nhóm sản phẩm này chiếm tỷ trọng thấp donhu cầu về những mặt hàng này thấp hơn so với nhu cầu về thực phẩm Đồng thờigiá thành của các mặt hàng này cao, lãi suất thấp, dễ bị tồn đọng, khó thanh lý.
Dự trữ hàng hoá:
Trên cơ sở chọn hàng như vậy, công ty siêu thị có hai hình thức dự trữ hàng hoá là: - Đối với các siêu thị tại Hà Nội, các siêu thị sẽ trực tiếp đặt số lượng các mặt hàngmà siêu thị cần với các nhà cung cấp và sẽ dự trữ ngay tại kho của siêu thị.
- Đối với các siêu thị tại các tỉnh, hàng hoá sẽ được dự trữ tại kho Tựu Liệt (Hà Nội),khi các siêu thị tại các tỉnh có nhu cầu sẽ gửi đơn đề xuất để lấy hàng từ kho
Công ty thực hiện dự trữ hàng hoá trên cơ sở tình hình kinh doanh các tháng của nămtrước cùng với sự phân tích nhu cầu biến động tăng cao vào dịp lễ tết
Đặc biệt, vào dịp lễ tết hoặc sau tết, nắm bắt nhu cầu thực phẩm của người dân tăngcao, công ty siêu thị đã cho dự trữ khối lượng hàng hoá lớn, tăng gấp đôi so với cáctháng khác trong năm để đảm bảo phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Chọn nhà cung cấp:
Trang 26Việc lựa chọn nhà cung cấp của Công ty siêu thị Hà Nội là do phòng Thu muachịu trách nhiệm quản lý Trong đó có hai hình thức lựa chọn nhà cung cấp là
Hình thức thứ nhất là phòng thu mua chủ động lựa chọn nhà cung cấp: dựa trêncác tiêu chí sau đây thì phòng thu mua quyết định ký hợp đồng với nhà cung cấp: sảnphẩm có chất lượng đảm bảo và hình thức đẹp, nhà cung cấp có đủ khả năng cungcấp đủ số lượng sản phẩm, giá cả hợp lý với giá thị trường, đồng thời dựa trên nhucầu của thị trường và lợi nhuận dự kiến hợp lý
Hình thức thứ hai là các nhà cung cấp đến chào hàng tại phòng thu mua Khi đóquá trình lựa chọn nhà cung cấp sẽ diễn ra như sau: phòng thu mua đánh giá sảnphẩm mà nhà cung cấp mang tới Sau đó dành một tuần đi khảo sát thị trường về sảnphẩm cũng như giá cả các mặt hàng tương ứng Khi sản phẩm của nhà cung cấp đảmbảo các tiêu chuẩn của công ty thì công ty mới ký hợp đồng Phòng thu mua sẽ thôngbáo mã hàng và mã nhà cung cấp đến các siêu thị và sẽ đặt đơn hàng đầu tiên Đếnđơn hàng thứ 2 thì các siêu thị tại Hà Nội dựa trên doanh số bán của mặt hàng đó màtrực tiếp đặt hàng với nhà cung cấp, còn các siêu thị tại các tỉnh thì đặt hàng qua khoTựu Liệt.
Các nhà cung cấp chính của Công ty Siêu thị Hà Nội theo một số ngành hàngchính như sau:
Ngành hàng thực phẩm: (đại diện)
C ty TNHH Chân Trời Xanh Trà , Đồ uống
C ty CPTM DV& XNK Phương Hiền Gạo Thái Lan, Đồ hộp APT
Cty TNHH Thương mại Phú Thịnh Bánh kẹo, nước trái cây nhập khẩu.
Trang 27
Gia dụng: (đại diện)
Cty TNHH & TM Đông Giang Việt Nam Nến nghệ thuậtCty Cổ phần TM DV Hạnh Dung Hàng nhựa gia dụng
Cty TNHH TM DV Phú Sĩ Hàng gia dụng nhà tắm, bếpCty Cổ phần quốc tế Đại Lợi Gỗ thủ công
Cty TNHH An Hùng Phát PT Đồ gia dụng hiệu MoulinexCty TNHH TM& Đầu tư Gia Phó Sản phẩm nhôm, InoxCty TNHH TM-SX Đức Chính Hàng hiệu HappycookCty Cổ phần XNK công nghệ K&H Bình giữ nhiệt các loại
Trang 28
Hoá mỹ phẩm: (đại diện)
Cty Kao VN – Chi nhánh Hà Nội Hoá mỹ phẩm hiệu Kao
Cty TNHH TM DV Nam Đảo Sản phẩm chăm sóc tóc hiệu WellaCty TNHH TM Kim Liên – CN Hà
Các sản phẩm hóa mỹ phẩm, thực phẩmnhập khẩu
Cty TNHH UnZa Việt Nam Hoá mỹ phẩm Enchanteur, Romano, Racing
Trang 29Cty TNHH Phú Đô Giấy vệ sinh, giấy ăn hiệu Sài GònCửa hàng H&B Giấy ăn, giấy vệ sinh hiệu Angel SotfCty Cổ phần đầu tư và hỗ trợ phát
Ngoài ra trong các đợt khuyến mại, hay trong các dịp lễ tết đặc biệt công ty cũngthực hiện hình thức bán hàng thông qua quảng bá Catalogue và nhận đơn đặt hàng củacác đơn vị.
Dịch vụ hỗ trợ:
Bên cạnh dịch vụ chính là kinh doanh bán lẻ, trao sản phẩm đến tận tay người tiêudùng, các siêu thị của công ty siêu thị Hà Nội cũng có các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích đikèm như: gửi xe, gửi đồ, quầy lễ tân, bảo vệ an ninh, khu vui chơi cho trẻ em, khu ănuống giải khát, hệ thống ánh sáng, âm thanh, hệ thống báo cháy tự động, khu vệ sinh Cácdịch vụ hỗ trợ này có thể thay đổi mà dịch vụ cơ bản là kinh doanh bán lẻ vẫn không thayđổi Tuy nhiên, các dịch vụ hỗ trợ này khiến cho khách hàng cảm thấy thoải mái thuậntiện khi đi mua sắm tại các siêu thị của công, góp phần nâng cao hình ảnh của siêu thịcũng như hình ảnh công ty trong tâm trí người tiêu dùng Từ đó tạo ra sự ưa thích trongkhách hàng đến mua sắm tại các siêu thị của công ty
Công ty siêu thị Hà Nội đã nhận biết được điều này và có sự đầu tư thích đáng vàonhững dịch vụ hỗ trợ này như: bãi gửi xe không thu phí, khu vệ sinh sạch sẽ, hệ thốngánh sáng âm thanh hợp lý kích thích việc mua sắm của người tiêu dùng, hệ thống an ninhbảo vệ làm việc cẩn thận…
Trang 30Đón khách
Trông gửi xe
Gửi đồHướng dẫn khách hàng
Vào cửaChỉ dẫn mua hàng
Giới thiệu hàng mới
Thông tin về hàng hoá
Mua hàng
Hỗ trợ chọn hàng, mua hàng
Kiểm tra tài khoản
Điều hoà
Hệ thống âm thanh, ánh sáng
Điều hoà
Đổi tiền
Đóng gói hàng hoá
Lấy xe
Vận chuyển hàng hoá
An ninh bảo vệ
Khu vệ sinh
Hệ thống báo cháy tự động
Tiễn khách
Quá trình bán tại siêu thị:
Trang 31Năm 154.287
65.882 49.478
154.287 triệu
1.2.3 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (2005 – 2007)
Biểu đồ 2:Doanh thu gộp
năm 2005 –2007
Doanh thugộp 2005 –2007:
Nhậnxét: Quabiểu đồ tathầy, doanhthu gộp của công ty tăng dần theo các năm cùng với sự phát triển của kinh tể:
Doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2005 33,15% tương ứng với số tiền 16.404triệu đồng, năm 2007 tăng so với năm 2006 151% tương ứng với số tiền là 88.405triệu đồng.
Nguyên nhân của sự tăng doanh thu vượt bậc từ năm 2006 đến năm 2007 là đếncuối tháng 11 công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ chính thức đổi tên thành công ty Siêuthị Hà Nội, không chỉ đổi tên mà công ty cũng có sự thay đổi trong cơ cấu tổ chứccông ty cũng như những đổi mới trong các hoạt động của các phòng ban,cùng với sựphân bổ lại công việc cho các phòng ban cũng như lập các phòng ban mới chuyên sâutừng lĩnh vực Đây là một quyết định chuyển đổi đúng đắn để công ty hoạt động thuậnlợi hơn và thể hiện sự đổi mới của công ty trước những thách thức mới khi Việt Namchính thức gia nhập WTO, đồng thời cũng khẳng định sự vươn lên để chuẩn bị trong
2005 2006 2007
Trang 32tình hình cạnh tranh mới khi đến năm 2009 các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ sẽchính thức được tham gia vào thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong năm 2007, công ty siêu thị Hà Nội đã mở thêm nhiều siêu thịmới cũng như cải tạo các siêu thị cũ như siêu thị số 5 Lê Duẩn mở thêm diện tích vàsiêu thị D2 Giảng Võ tách riêng Hapro Food chuyên kinh doanh thực phẩm và HaproMart, dẫn đến mở rộng thêm nhiều ngành hàng, cũng là nguyên nhân chính làm doanhthu năm 2007 tăng lên một cách đáng kể.
Sau khi đổi thành công ty Siêu thị Hà Nội, công ty đã có những thay đổi trongchiến lược hoạt động đặc biệt chú trọng quan tâm đến hoạt động Marketing, chú trọngđến việc quản lý hình ảnh thương hiệu một cách đồng bộ và thống nhất trong toànchuỗi siêu thị từ đó tạo ra sự chú ý đối với người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, công ty không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, không chỉ quantâm đến dịch vụ chính là “đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng” mà công ty cònphát triển đồng bộ các dịch vụ hỗ trợ tạo sự thuận lợi cho khách hàng khi đến mua tạichuỗi siêu thị và các cửa hàng tiện ích Các giá kệ trong siêu thị được sắp xếp lại phùhợp hơn và bắt mắt hơn Các dịch vụ hỗ trợ được quan tâm đầu tư.
Về phía các mặt hàng, công ty đã lựa chọn thêm nhiều các nhà cung cấp mới bêncạnh các nhà cung cấp đã có uy tín trên thị trường làm phong phú mặt hàng, cũng làmột trong các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng tại HaproMart.
Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007 của công ty siêu thị Hà Nội:
Về kết quả kinh doanh:
Tổng doanh thu: ước đạt 154 tỷ đồng, đạt 118 % kế hoạch năm, tăng 151 % so vớithực hiện năm 2006.
Kim ngạch nhập khẩu: 18.000 USD
Trang 33Nộp ngân sách: 176 triệu đồng
Thu nhập bình quân: 1,6 triệu đồng/ người/ tháng, tăng 33% so với năm 2006.
Với nhiệm vụ trọng tâm phát triển mạng lưới kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh,Công ty đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng hệ thống bán lẻ văn minh, hiện đại, đápứng ngày càng cao nhu cầu và tiện ích của người tiêu dùng Trong năm 2007, mặc dùchỉ trong thời gian ngắn, Công ty đã khai trương 08 siêu thị, trong đó có 02 siêu thị cóvốn góp của Tổng công ty, 03 cửa hàng nhượng quyền thương mại và 01 cửa hàngtiện ích, nâng tổng số siêu thị và cửa hàng thuộc chuỗi Hapro Mart đến cuối năm 2007gồm 17 điểm/ 31 điểm kinh doanh mang thương hiệu Hapro Mart của Tổng công ty Năm 2007, Công ty siêu thị Hà Nội đã triển khai và hoàn thiện được một số côngviệc:
- Cải tạo xây dựng và mua sắm thiết bị để thực hiện kịp tiến độ khai trương 6 siêuthị: Hoàng Hoa Thám, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên.Hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật cho 2 siêu thị có vốn góp Tổng Công ty: Việt Tiên Sơnvà Thanh Hoa.
- Cải tạo 2 đại điểm: D2 Giảng Võ và số 5 Lê Duẩn
- Hiện tạo công ty đang triển khai 3 điểm nhượng quyền trong tháng 12 năm 2007và đã lên kế hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh năm 2008 gồm 15 siêu thị vàcác điểm kinh doanh thực hiện nhượng quyền thương mại dưới thương hiệu HaproMart.
- Mở rộng thêm mạng lưới, tuyển thêm nhân lực nhưng công ty không quên coitrọng việc đào tạo cán bộ cũ Trong năm 2007, công ty đã tổ chức 18 khoá đào tạo,với 235 lượt người tham dự, tổng chi phí đào tạo 42,5 triệu đồng Về công tácthanh tra bảo vệ cũng đã tập huấn nghiệp vụ cho 190 cán bộ công nhân viên.
Phương hướng hoạt động năm 2008:
Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội, căn cứ vào kếhoạch 5 năm 2006 – 2010 và tầm nhìn 2020 của Tổng công ty thương mại Hà Nội,
Trang 34căn cứ vào kế hoạch năm 2008 của Tổng công ty cho Công ty siêu thị Hà Nội, thựchiện phát triển nhanh mạng lưới kinh doanh, nhằm chiếm lĩnh thị trường bán lẻ toànmiền Bắc Công ty siêu thị Hà nội thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau: hoàn thành các chỉtiêu:
- Doanh thu: 300 tỷ đồng, tăng 94,8 % so với năm 2007
- Kim ngạch nhập khẩu: 312.500 USD, tăng 1,636 % so với thực hiện năm 2007.- Lợi nhuận trước thuế: phấn đấu kinh doanh có hiệu quả.
- Thu nhập bình quân: 1,9 triệu đồng/ người/ tháng, tăng 13% so với thực hiện năm2007.
Phát triển mở rồng 15 siêu thị, 50 cửa hàng tiện ích và 100 cửa hàng thực hiệnnhượng quyền thương mại.
Tiếp tục hoàn thành và củng cố chất lượng hoạt động kinh doanh của công ty theo cơcấu mới, phát triển mạng lưới kinh doanh mang thương hiệu Hapro Mart.
Tăng khả năng khai thác nguồn hàng, đảm bảo phong phú chủng loại, giá hấp dẫn,phù hợp thị hiếu người tiêu dùng Nâng cao phong cách, chất lượng phục vụ, chủđộng tìm kiếm khách hàng Xây dưng được chương trình quảng cáo, khuyến mại hiệuquả để cạnh tranh và phát triển mở rộng thị trường trong nước, phân đấu đạt tốc độtăng trưởng phù hợp.
Khảo sát nghiên cứu tình hình thực tế của các tỉnh để phát triển mạng lưới cửa hàngtiện ích, siêu thị Hapro Mart phù hợp với mô hình của từng địa phương.
Đầu tư cải tạo xây dựng siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapro Mart có hiệu quả.
Chương II: Thực trạng hoạt động quảng cáo của công ty siêu thịHà Nội:
2.1 Thực trạng về các thông điệp quảng cáo của Công ty: