1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tài liệu ôn thi môn ngữ văn

137 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 728 KB

Nội dung

hay

Trang 1

4 Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

7 Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng)

10 Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường 16

11 Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân. 18

Trang 2

15 Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi. 31

Trang 3

Khái quát văn học Việt Nam

từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX 1/ Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975

a/ Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vậnmệnh chung của đất nước

b/ Nền văn học hướng về đại chúng

c/ Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

2/ Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX?

a/ Nền văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản và nhân văn sâusắc

b/ Nền văn học đã khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, cótính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phứctạp, đời thường

c/ Nền văn học có nhiều tìm tòi , đổi mới về nghệ thuật

 Luyện tập

1/ Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975?

2/ Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm

1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên.

 Gợi ý đề 2

* Khuynh hướng sử thi

- Văn học phản ánh những sự kiện, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử lớn lao, tập trungthể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng

- Nhân vật chính thường là những con người tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc,kết tinh các phẩm chất cao quý của cộng đồng, gắn bó số phận mình với số phận của đấtnước

- Lời văn mang giọng điệu trang trọng, hào hùng, thiên về ngợi ca, ngưỡng mộ

Trang 4

* Cảm hứng lãng mạn

- Cảm hứng lãng mạn chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc

- Cảm hứng lãng mạn gắn liền với khuynh hướng sử thi

Tác gia HỒ CHÍ MINH 1.Về quan điểm sáng tác văn học

Quan điểm sáng tác văn học của Người hết sức nhất quán Tập trung ba điểm :

+ Bác luôn coi văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệuquả cho sự nghiệp cách mạng; nhà văn phải góp phần đấu tranh và phát triển xã hội Nghĩa

là “văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận” và người cầm bút phải là “chiến sĩ trên mặttrận ấy”:

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong

( Cảm tưởng đọc Thiên gia thi )+ Người chủ trương văn học phải phản ánh cuộc sống một cách chân thật và đậmtính dân tộc Hình thức phải trong sáng, hấp dẫn

+ Người nêu kinh nghiệm sáng tác : Bao giờ cũng xác định rõ đối tượng và mụcđích : Viết cho ai? Viết để làm gì? Từ đó mới xác định nội dung và hình thức viết : Viết cáigì? Viết như thế nào?

2 Về sự nghiệp văn học

Nguyễn Ai Quốc-Hồ Chí Minh đã để lại một di sản văn học đồ sộ và đa dạng :truyện ngắn, phóng sự, hồi kí, bút kí, tiểu phẩm, tuyên ngôn, lời kêu gọi, thư từ, thơ tiếngViệt và tiếng Hán, kịch bản …Tác phẩm văn học của Người được viết bằng tiếng Pháp,Hán văn và tiếng Việt Sự nghiệp sáng tác nổi bật ở 3 lĩnh vực : Văn chính luận, Truyện và

ký, Thơ ca

Văn chính luận được viết với mục đích tiến công trực diện kẻ thù hoặc thể hiện

nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn Các tác phẩm tiêu biểu như Bản án chế độ thực

Trang 5

dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Không có gì quí hơn độc lập tự do …

Truyện và kí tiêu biểu trước hết là những tác phẩm viết bằng tiếng Pháp vào khoảng

đầu những năm 20 của thế kỉ XX như Vi hành, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Lời than vãn của bà Trưng Trắc … Các tác phẩm này cũng nhằm mục đích tiến

công kẻ thù nhưng bằng hình tượng nghệ thuật

Thơ ca là lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương của Hồ Chí Minh Trên

250 bài thơ ở ba tập Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh và Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh.

3 Về phong cách nghệ thuật

+ Văn chương của Người kết hợp mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tưtưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại Mỗi loại hình đều có phong cách riêng,độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững

- Văn chính luận: lí lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ, đanh thép; giọng điệu đa dạng; giàu tínhluận chiến

- Truyện và kí: kết hợp linh hoạt cách viết hiện đại với cách kể truyền thống; lối trào phúnggiàu chất trí tuệ; giọng văn khi nghiêm trang khi hài hước

- Thơ ca: thơ tuyên truyền giản dị, mộc mạc; thơ nghệ thuật thâm trầm, sâu sắc, vừa cổđiển vừa hiện đại

+ Đa dạng nhưng thống nhất, thể hiện ở sự nhất quán về quan điểm sáng tác và tưtưởng, tình cảm; nhất quán về nghệ thuật: cách viết thường ngắn gọn, trong sáng, giản dị,thường vận dụng linh hoạt nhiều thủ pháp và bút pháp khác nhau

 Luyện tập

1/ Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh ?

2/ Những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh ?

3/ Đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh ?

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

HỒ CHÍ MINH

Trang 6

1/ Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác

a Hoàn cảnh ra đời

- Ngày 19-8-1945, chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân Ngày 26-8-1945, Chủtịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội Tại căn nhà số 48 phốHàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập Ngày 2-9-1945, tại quảngtrường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thờinước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước ViệtNam mới

- Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng Minh vàotước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta Thực dân Pháp tuyên bố :Đông Dương là thuộc địa của Pháp, bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên ĐôngDương phải thuộc quyền “bảo hộ” của Pháp

2/ Giá trị Tuyên ngôn độc lập

- Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử to lớn : tuyên bố xoá bỏ chế độ thựcdân, phong kiến; khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thếgiới; mở ra kỉ nguyên độc lập tự do trên đất nước ta

- Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm chính luận đặc sắc : lập luận chặt chẽ, lí lẽsắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc, …

- Tuyên ngôn độc lập còn là một áng văn tâm huyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh

3/ Ý nghĩa của việc trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập (Mỹ) và Tuyên ngôn Nhân quyền

và Dân quyền (Pháp) trong phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập

Trang 7

- Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người đểkhẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với cácnước lớn trên thế giới

- Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo,làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn

 Luyện tập

1/ Nêu hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác Tuyên ngôn độc lập.

2/ Giá trị Tuyên ngôn độc lập

3/ Ý nghĩa của việc trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập (Mỹ) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp) trong phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập ?

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN

TỘC PHẠM VĂN ĐỒNG 1/ Hoàn cảnh và mục đích sáng tác

- Mục đích sáng tác:

+ Tưởng nhớ, định hướng cách nhìn nhận, đánh giá về thơ văn NĐC

+ Xác định mối quan hệ giữa thơ văn yêu nước NĐC với sự nghiệp chống Mĩ cứunước

2/ Nhận xét về cách trình bày các luận điểm:

- Bài viết có 3 luận điểm lớn:

+ Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu

+ Thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu

Trang 8

+ Tác phẩm Lục Vân Tiên

- Nêu thơ văn yêu nước trước để nhấn mạnh tính chiến đấu của thơ văn NĐC, phù hợp vớimục đích xác định mối quan hệ giữa thơ văn yêu nước NĐC với sự nghiệp chống Mĩ cứunước

 Luyện tập

1/ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến có điểm gì lưu ý ?

2/ Phân tích đoạn thơ đầu (14 câu)

3/ Hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc hoạ bằng vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng Phân tích đoạn thơ thứ ba để làm rõ.

4/ Phân tích cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến

Trang 9

- Nghệ thuật: kết hợp hài hoà giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn; ngôn ngữ giàutính tạo hình, giàu nhạc điệu; biện pháp tu từ đặc sắc;

c Đánh giá chung về đoạn thơ

- Chất lãng mạn trong Tây Tiến chính là cảm hứng hướng đến vẻ đẹp của thiênnhiên Tây Bắc và người lính Tây Tiến

+ Khai thác triệt để thủ pháp đối lập : cảnh vật và con người được dựng lên ở một

biên độ rất rộng Vì thế, bên cạnh một Tây Bắc hùng vĩ dữ dội có một Tây Bắc mĩ lệduyên dáng, giữa hai nét gân guốc táo bạo và tươi tắn mềm mại, giữa hai gam màu vừachói gắt vừa quyến rũ lạ thường

+ Tô đậm màu sắc xứ lạ phương xa : Đó là những “hội đuốc hoa” Đó là những

“chiều sương” ở Châu Mộc, là “hồn lau” thấp thoáng “nẻo bến bờ”, là dáng người

mảnh mai, mềm mại trên dòng suối

+ Chân dung người lính Tây Tiến hiện lên trên cái nền hùng vĩ và mĩ lệ của núi

- Tố Hữu đến với thơ và cách mạng cùng một lúc Các chặng đường thơ song hànhvới các giai đoạn đấu tranh cách mạng ; đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng vànghệ thuật của nhà thơ

Trang 10

- Năm tập thơ tiêu biểu là Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.

+ Từ ấy (1937-1946), chặng đường đầu mười năm thơ Tố Hữu, cũng là mười năm

hoạt động sôi nổi của người thanh niên giác ngộ lí tưởng cộng sản và sẵn sàng chiến đấu

xả thân cho lí tưởng Tập thơ có ba phần : Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng tương ứng

với ba chặng đường trong mười năm ấy

+ Việt Bắc (1947-1954) là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp, một giai

đoạn lịch sử gian lao mà anh dũng Tập thơ kết tinh những tình cảm lớn của người ViệtNam, mà thống nhất và bao trùm là tình yêu nước

+ Gió lộng (1955-1961) khai thác những tình cảm lớn của con người Việt Nam

đương thời : niềm vui của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tình cảmvới miền Nam và ý chí thống nhất Tổ quốc

+ Ra trận (1962-1971) , Máu và hoa (1972-1977) là chặng đường thơ Tố Hữu

trong những năm chống Mĩ quyết liệt và hào hùng của cả dân tộc cho đến ngày toànthắng

- Từ 1978 về sau tập hợp trong tập Một tiếng đờn (1992) và Ta với Ta (1999).

2/

Phong cách nghệ thuật :

A/ Về nội dung

- Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc :

+ Hướng tới lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng,của cả dân tộc

+ Cái tôi trữ tình vận động từ cái tôi chiến sĩ, trở thành cái tôi nhân danhĐảng, nhân danh cộng đồng dân tộc

- Thơ Tố Hữu mang đậm sử thi :

+ Cảm húng chủ đạo là cảm hứng lịch sử-dân tộc, chứ không phải cảm hứngthế sự-đời tư

+ Nổi bật là vấn đề vận mệnh cộng đồng, chứ không phải vần đề số phận đờitư

Trang 11

- Thơ Tố Hữu có giọng điệu riêng : tự nhiên, đằm thắm, chân thành

B/ Về nghệ thuật

Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc thiên về các thể thơ dân tộc, ngôn ngữ quen

thuộc, nhạc điệu phong phú

 Luyện tập

1/ Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu ?

2/ Hiểu thế nào về nhận xét : “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”( Xuân Diệu ).

3/ Phân tích vẻ đẹp của “bộ tranh tứ bình” về thiên nhiên và con người Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

4/ Phân tích 20 câu đầu trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

 Gợi ý

ĐỀ

1

- Hoàn cảnh ra đời : Việt Bắc là đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp, là căn

cứ vững chắc của Trung ương Đảng và Chính phủ Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệpđịnh Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (tháng 7-1954), hoà bình lập lại, miền Bắcnước ta được giải phóng Một trang sử mới của đất nước được mở ra Tháng 10-1954,Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội Nhân sự kiệnthời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc

Trang 12

- Việt Bắc là một trường thiên, có thể chia làm hai phần Phần đầu tái hiện những

kỉ niệm cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc Phần sau gợi viễn cảnh tươisáng của đất nước và ca ngợi công ơn của Đảng, của Hồ Chủ tịch đối với dân tộc

Việt Bắc chính là khúc hát ân tình của những người kháng chiến đối với quê hương đất nước, đối với nhân dân và cách mạng.

+ Những phương tiện nghệ thuật trên rất phù hợp với việc diễn tả tình cảm lớn, ântình cách mạng (tình quân dân “cá nước” trong chín năm kháng chiến gian khổ mà hàohùng ở núi rừng Việt Bắc, tình cảm đối với Đảng và Bác Hồ kính yêu) giữa người cán bộkháng chiến về xuôi và nhân dân (người ở lại) Việt Bắc, làm cho tình cảm giữa họ kínđáo mà không xa vời, gắn bó thắm thiết, mặn nồng sâu sắc mà không gượng gạo, không

+ Tác giả chọn thể thơ lục bát là thể thơ dân tộc

+ Kiểu đối đáp của lối hát giao duyên trong dân ca

Trang 13

+ Nhà thơ dùng ngôn ngữ của tình yêu với hai nhân xưng đầy biến hoá mình – ta

để diễn đạt tình cảm cách mạng

+ Những biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, tượng trưng …) quen thuộc với cách cảm,cách nghĩ của quần chúng được sử dụng nhuần nhuyễn

Nội dung :

- Hai câu thơ đầu giới thiệu nội dung bao quát cảm xúc chung của đoạn thơ Hoa

và Người quấn quýt với nhau trong vẻ đẹp hài hòa đằm thắm để tạo nên cái nét riêng biệt,độc đáo của vùng đất này

- Trong bốn cặp lục bát còn lại : câu sáu dành Hoa, câu tám dành cho Người

- Mùa đông với màu "đỏ tươi" - gam màu nóng của bông chuối làm cho thiên

nhiên Việt Bắc trở nên ấm áp Màu xanh của núi rừng tiềm ẩn một sức sống

Con người dường như càng trở nên kỳ vĩ, hùng tráng với một nét thần tình rựcsáng nhất Đó là ánh mặt trời chớp lóe trên lưỡi dao rừng ở ngang lưng Con người ấy

cũng đã xuất hiện ở một vị trí, một tư thế đẹp nhất - " đèo cao" trở thành linh hồn của bức

tranh mùa đông Việt Bắc

- Mùa xuân với màu trắng trong trẻo, tinh khiết của hoa mơ nở khắp rừng

Hình ảnh con người với hoạt động " chuốt từng sợi giang" : cần mẫn, khéo léo, tàihoa, chính là phẩm chất tần tảo của con người Việt Bắc

- Mùa hè đến trong âm thanh rộn rã của tiếng ve, cũng là thời điểm rừng phách đổvàng Đây là một bức tranh sơn mài được vẽ lên bằng hoài niệm, nên lung linh màu sắc

và rộn rã âm thanh

Hình ảnh "cô em gái hái măng một mình" gợi lên được vẻ đẹp chịu khó chịu

thương của cô gái Đằng sau đó, ẩn chứa biết bao niềm cảm thông, trân trọng của tác giả

- Thu sang, khung cảnh núi rừng chiến khu như được tắm trong ánh trăng xanhhuyền ảo lung linh dịu mát

Đó là tiếng hát trong trẻo của đồng bào dân tộc, là tiếng hát nhắc nhở thủy chung

ân tình

c Đánh giá chung

Trang 14

+ Điệp từ “nhớ” luyến láy trong cấu trúc câu hỏi tu từ đồng dạng, tràn đầy thươngnhớ

+ Các xưng hô “mình - ta” mộc mạc, gợi liên tưởng ca dao: “Mình về ta chẳng cho

về - Ta nắm vạt áo, ta đề câu thơ”

+ “15 năm” là chi tiết thực chỉ độ dài thời gian từ năm 1940 thời kháng Nhật vàtiếp theo là phong trào Việt Minh, đồng thời cũng là chi tiết gợi cảm - nói lên chiều dàigắn bó thương nhớ vô vàn

+ Hai câu hỏi liên tiếp chất chứa tình cảm lưu luyến, bao hàm lời dặn dò kín đáo:đừng quên cội nguồn “núi, nguồn”

- Bốn câu tiếp theo là nỗi lòng của người về:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

+ “Bâng khuâng, bồn chồn” là hai từ láy gợi cảm, diễn tả trạng thái tâm lí tình cảmbuồn vui, luyến tiếc, nhớ thương, chờ mong… lẫn lộn cùng một lúc Mười lăm năm ViệtBắc cưu mang người cán bộ chiến sĩ, mười lăm năm gian khổ có nhau, mười lăm nămđầy những kỉ niệm chiến đấu, giờ phải chia tay rời xa để làm nhiệm vụ mới về tiếp quảntại thủ đô Hà Nội (10-1954), biết mang theo điều gì, biết lưu lại hình ảnh nào, tâm trạngcủa người về do vậy không tránh khỏi là nỗi niềm bâng khuâng khó tả

Trang 15

+ “Áo chàm đưa buổi phân li” là một ẩn dụ, màu áo chàm, màu áo xanh đen đặctrưng của người miền núi Việt Bắc - tác giả hướng nỗi nhớ Việt Bắc qua hình ảnh cụ thể

“áo chàm”, chiếc áo, màu áo bình dị, đơn sơ, mộc mạc của vùng quê nghèo thượng duđồi núi nhưng sâu nặng nghĩa tình, đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp kháng chiếncứu nước

+ Câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” đầy tính chất biểu cảm - biết nói

gì không phải không có điều để giãi bày mà chính vì có quá nhiều điều muốn nói màngôn ngữ bất lực

- 12 câu tiếp theo kết thúc đoạn trích, là lời tâm tình của Việt Bắc:

“Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, có nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa”

+ Điệp khúc “mình đi-mình về” nhắc nhớ cuộc chia tay đầy nghĩa tình, lưu luyến.+ Điệp từ “nhớ” lập đi lập lại nhiều sắc thái ý nghĩa: nhớ là nỗi nhớ, ghi nhớ, nhắcnhở Hàng loạt những câu hỏi tu từ bày tỏ tình cảm tha thiết đậm đà của Việt Bắc Tìnhcảm lưu luyến của người đưa tiễn, gửi đi nỗi nhớ mong, Việt Bắc nhắc người cán bộchiến sĩ đừng quên thiên nhiên, con người Việt Bắc, đừng quên những kỉ niệm khángchiến

Trang 16

+ “Miếng cơm chấm muối” là chi tiết thực, phản ánh cuộc sống kháng chiến giankhổ Và cách nói “mối thù nặng vai” nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ chống thực dân cướpnước, đè nặng vai dân tộc ta

+ Hình ảnh “Trám bùi để rụng, măng mai để già” gợi nỗi buồn thiếu vắng - “Trámrụng - măng già” không ai thu hái Nỗi ngùi nhớ bức bối như thúc vào lòng kẻ ở lại Tiễnngười về sau chiến thắng và chính trên cái nền của sự chiến thắng đó, đã làm cho nỗibuồn nhớ trở nên trong sáng Việt Bắc vẫn “một dạ khăng khăng đợi thuyền”, đồng thờinhắc nhở khéo léo tấm “lòng son” của người cán bộ chiến sĩ

+ Xin đừng quên thời kỳ “kháng Nhật thuở còn Việt Minh”, đừng quên cội nguồncách mạng, đừng quên để chăm lo giữ gìn sự nghiệp cách mạng

c Đánh giá chung

Tóm lại, đoạn thơ trên là nỗi lòng thương nhớ, là lời tâm tình của Việt Bắc Đoạnthơ trên tiêu biểu sắc thái phong cách Tố Hữu, giọng điệu thơ ngọt ngào truyền cảm,mang đậm phong vị ca dao dân gian, đề cập đến con người và cuộc sống kháng chiến.Thông qua hình tượng Việt Bắc, tác giả ca ngợi phẩm chất cách mạng cao đẹp của quândân ta, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung son sắt của người cán bộ, chiến sĩ đối với ViệtBắc

ĐẤT NƯỚC

(trích Trường ca Mặt đường khát vọng)

NGUYỄN KHOA ĐIỀM

 Luyện tập

1/ Trong chương Đất Nước,tác giả đã thể hiện tư tưởng cốt lõi gì, phát niện mới mẻ

về Đất Nước ở những phương diện nào, ý nghĩa của sự phát hiện đó ?

2/ Nêu ví dụ và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả? 3/ Phân tích chín câu đầu của đoạn trích.

 Gợi ý

ĐỀ 1

Trang 17

- Nguyễn Khoa Điềm tập trung thể hiện tư tưởng cốt lõi “ Đất Nước của Nhân

dân”

- Đất nước được cảm nhận ở chiều dài thời lịch sử, ở chiều rộng không địa lí, ở bề dày của văn hoá-phong tục Qua đó, hình ảnh đất nước hiện lên vừa thiêngliêng lớn lao sâu xa, vừa gần gũi thân thiết tự nhiên với mỗi người

- Lịch sử trường tồn của đất nước giới thiệu bằng hình ảnh “ngày xửa ngày xưa”

- Những câu thơ như không hề dụng công nghệ thuật lại chứa đựng phát hiện bấtngờ Có thể nói từ những gì quen thuộc nhất trong nền văn hoá, văn học dân gian củangười Việt Nam được Nguyễn Khoa Điềm sử dụng, vận dụng, tái tạo một cách nhuầnnhuyễn

- Đất Nước không xa xôi trừu tượng, không ở đâu xa, Đất Nước là những gì có thểbắt gặp ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình, của mỗi con người Đất Nước đã đượcphát hiện từ trong cổ tích mẹ kể, miếng trầu bà ăn, ngôi nhà ta ở, hạt gạo ta dùng ĐấtNước hiện diện từ câu ca dao bình dị, từ cái kèo cái cột nôm na, từ vị gừng cay muối mặnmộc mạc, từ cách bới tóc sau đầu của người phụ nữ, từ hạt gạo dãi dầu một nắng haisương …

c Đánh giá chung

BÀI VĂN THAM KHẢO

Trang 18

Cùng viết về đề tài đất nước, cùng là thành tựu tiêu biểu của thi ca Việt Nam tronghai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhưng cảm hứng sáng tác của hai nhà thơNguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm có nét riêng Nguyễn Đình Thi chừng như hoàtan suy tư của mình vào cảm xúc Còn Nguyễn Khoa Điềm cảm xúc muốn kết tinh lạitrong suy tư Sự chuyển hoá trong tư duy thơ ở Nguyễn Khoa Điềm có thể gọi là trữ tình

- triết luận Một đoạn thơ chứng minh cho điều đó :

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

… Đất Nước có từ ngày đó.

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ nhữngnăm chống Mĩ Trong thơ của lớp nhà thơ này nổi bật lên sự tự ý thức của tuổi trẻ về vaitrò, trách nhiệm của mình trong cuộc chiến đấu và sự tự nhận thức sâu sắc về Đất Nước,

về Nhân dân qua những trải nghiệm của chính mình Đoạn thơ trên thuộc chương V trongTrường ca Mặt Đường Khát Vọng Trường ca này được tác giả hoàn thành ở chiếntrường Trị – Thiên năm 1971 Mới nhìn thì chương V có vẻ không gắn với các chươngkhác, nhưng kì thực đây lại là điểm tựa, là cột trụ của tư tưởng tác phẩm : sự tự nhận thứccủa tuổi trẻ Việt Nam đứng về phía nhân dân, chia sẻ vận mệnh và trách nhiệm với dântộc trong cuộc đấu tranh để giải phóng và bảo vệ đất nước Tư tưởng xuyên suốt chươngthơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm chính là tư tưởng :

Để Đất Nước này là đất nước của Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại.

Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện một cách nhuần nhuyễn bằng

“Đất Nước của ca dao thần thoại” Chất liệu văn hoá, văn học dân gian kết tinh vẻ đẹp

tâm hồn, truyền thống tinh thần của Nhân dân

Trong đoạn thơ trữ tình chính luận này, Nguyễn Khoa Điềm trình bày những cảmxúc và suy tưởng về Đất Nước dưới dạng một lới trò chuyện tâm linh, mạch cảm hứng vàliên tưởng có vẻ tự do, phóng túng như một thứ tuỳ bút thơ Qua đó, Nguyễn Khoa Điềm

Trang 19

đã tạo được bút pháp nghệ thuật : biến một vấn đề chính trị thành một câu chuyện tâmtình, chuyển hoá ý thức công dân thành tình cảm cá nhân, đời tư hoá một chủ đề sử thi

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Với giọng tâm tình sâu đậm, đằm thắm, câu thơ mở đầu quyết định chất giọng cho

cả đoạn thơ “Ta” hoà vào “Đất Nước”, lấy trải nghiệm bản thân để suy ngẫm về Đất

Nước

Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.

Lịch sử trường tồn của đất nước, chiều dài thời gian được nhắc đến không bằng

cách thức trang trọng khi điểm lại các triều đại, mà bằng hình ảnh “ngày xửa ngày xưa”.

Hình ảnh đó nằm trong đời sống tâm linh của mỗi con người Việt Nam, thế giới cổ tíchluôn chất chứa ước mơ đẹp của nhân dân về cuộc đời tốt đẹp giành cho cái thiện, cái tâm

Mạch thơ chuyển hoá bất ngờ mà tự nhiên :

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Miếng trầu bà ăn, trồng tre đánh giặc là những hình ảnh dân dã, mộc mạc, bình dịtrong sinh hoạt tập quán của người Việt từ ngàn đời nay Câu thơ còn gợi nhớ đến nhữngtruyền thuyết và cổ tích vào loại xa xưa nhất của dân tộc : Thánh Gióng và Trầu Cau.Đồng thời thế giới trong hai câu chuyện trên tô đậm những phẩm chất của dân tộc ta, đó

là tình nghĩa thuỷ chung trong quan hệ gia đình, yêu nước bất khuất trong đấu tranh giữgìn biên cương bờ cõi

Câu thơ : “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn” như một nghich lí, phi

lí Đất nước là một khái niệm thiêng liêng, lớn lao, hệ trọng lại được “bắt đầu” bằng

“miếng trầu” Tác giả đã chọn hình thức phi lí để nói lên một chân lí Đó là : một Đất

Nước dù lớn đến đâu cũng bắt đầu từ những cái nhỏ nhoi Vô số cái nhỏ nhoi mới làm

nên sự lớn lao Nói cách khác, không có những cái nhỏ nhoi như “miếng trầu” thì không

có sự lớn lao của “Đất Nước” Mỗi miếng trầu ngỡ như vô nghĩa đều giành trong nó một

phần Đất Nước Mỗi cái hiện diện hôm nay phía đằng sau có cả một lịch sử lâu dài Quákhứ luôn có mặt trong hiện tại, lịch sử vẫn hiện diện hôm nay

Trang 20

Những câu thơ như không hề dụng công nghệ thuật lại chứa đựng phát hiện bấtngờ Nó không chỉ là sản phẩm của tư duy sắc sảo, mà trước hết nó là sản phẩm của mộttình yêu, một tấm lòng Nếu không có sự trân trọng với tất cả những gì tổ tiên chắt chiu,gìn giữ trong mấy ngàn năm qua, thì mọi thứ triết luận dù sắc sảo đến đâu cũng không thể

có được những câu thơ có thể đánh động vào tầng sâu của tâm linh người đọc đến thếđược

Có thể nói từ những gì quen thuộc nhất trong nền văn hoá, văn học dân gian củangười Việt Nam được Nguyễn Khoa Điềm sử dụng, vận dụng, tái tạo một cách nhuầnnhuyễn:

Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột cũng thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng.

Từ tập quán bới tóc của người phụ nữ Việt Nam đến việc đặt tên, từ nền văn minhlúa nước đến tình nghĩa vợ chồng được nhào nặn bằng cảm xúc mới với ánh sáng mới,khiến cho câu thơ vừa rất hiện đại vừa thấm đẫm chất dân gian truyền thống Điều đó tạocho đoạn thơ một không gian nghệ thuật riêng, gợi mở ra một thế giới nghệ thuật hết sứcgần gũi quen thuộc mà lại mĩ lệ bay bổng của văn hoá dân gian kết tinh tâm hồn, trí tuệnhân dân Người Việt Nam mình chất phác, bình dị trong cách sống, cách sinh hoạt, điều

ấy dường như chỉ cần nói đến qua tập quán bới tóc, đặt tên Hay là thành ngữ “một nắng hai sương” được hình thành từ đời sống cần lao của những người nông dân làm ra hạt gạo Câu ca dao : “Tay nâng chén muối đĩa gừng, gừng cay muối mặn xin đừng phụ nhau” nhắc nhở về lối sống tình nghĩa.

Câu thơ kết thúc :

Đất Nước có từ ngày đó.

Đất Nước không xa xôi trừu tượng, không ở đâu xa, Đất Nước là những gì có thểbắt gặp ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình, của mỗi con người Đất Nước đã đượcphát hiện từ trong cổ tích mẹ kể, miếng trầu bà ăn, ngôi nhà ta ở, hạt gạo ta dùng Đất

Trang 21

Nước hiện diện từ câu ca dao bình dị, từ cái kèo cái cột nôm na, từ vị gừng cay muối mặnmộc mạc, từ cách bới tóc sau đầu của người phụ nữ, từ hạt gạo dãi dầu một nắng haisương …

Đoạn thơ mở đầu cho một chương trong trường ca Mặt Đường Khát Vọng đã nóilên một điều có ý nghĩa là, dù Đất Nước là đề tài muôn thuở, nhưng mỗi thời có cách cảmnhận riêng, làm phong phú thêm về Tổ Quốc thiêng liêng Nhưng tất cả đều phải xuấtphát từ một tấm lòng chung, đó là sự thiết tha, sự thuỷ chung với giang sơn Tổ Quốc Cónhư thế tiếng thơ mới có thể làm rung động trái tim hàng triệu con người

SÓNG XUÂN QUỲNH

thái của tâm hồn

ĐỀ 2

a Giới thiệu tác giả, tác phẩm

b Phân tích

- Bốn khổ thơ đầu, con sóng có tính đối cực trong một chỉnh thể Tâm hồn đang

yêu đang tự nhận thức những biến động khác thường của lòng mình và khát khao vượt ra

Trang 22

khỏi những giời hạn chật chội, tìm đến những miền bao la vô tận, như con sóng phải từsông ra bể.

Sóng trường tồn với thời gian, cũng như nỗi khát vọng tình yêu của con

người-nhất là người trẻ tuổi còn mãi mãi

- Ba khổ giữa :

+ Tâm hồn đang yêu soi vào sóng mà diễn tả được nỗi nhớ chiễm lĩnh trọn khônggian, thời gian và cả trong tiềm thức

+ Tình yêu của người phụ nữ đòi hỏi sự thuỷ chung, như nhất

- Hai khổ cuối : cái tôi trữ tình trở về với những suy nghĩ về thời gian và khát

vọng vĩnh viễn của tình yêu

c Đánh giá chung

BÀI VĂN THAM KHẢO

Xuân Quỳnh, một gương mặt thơ rất đáng lưu ý của nền thơ Việt Nam hiện đại.Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn gắn bó thiết tha với cuộc đời, với conngười, khát khao tình yêu, trân trọng hạnh phúc bình dị đời thường Nét nổi bật của thơXuân Quỳnh là sự dung dị, hồn nhiên và chân thật Thơ tình yêu là một mảng đặc sắc vàtiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh, một tiếng nói trực tiếp bày tỏ những khát khao sôinổi, mãnh liệt mà chân thành tự nhiên của một trái tim phụ nữ trong tình yêu Sóng là mộttrong những bài thơ tình đặc sắc của Xuân Quỳnh

Sóng được Xuân Quỳnh viết tại Biển Diêm Điền cuối năm 1967, được in trong tậpHoa dọc chiến hào Tựa đề bài thơ chính là thể hiện hình tượng trung tâm và nổi bật, hìnhtượng sóng Sức sống và vẻ đẹp của bài thơ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật trong bàithơ đều gắn liền với hình tượng sóng Cả bài thơ là những cơn sóng tâm tình của mộtngười phụ nữ được khơi dậy khi đứng trước biển cả, đối diện với những con sóng vô hạn,

vô hồi Thực ra thì trong bài thơ còn có một tình tượng trữ tình nữa, đó là “em” Sóng là một hình tượng ẩn dụ, là sự hoá thân cái tôi trữ tình của nhà thơ “Sóng” và “Em” vừa hoà

nhập làm một, lại vừa phân đôi ra để soi chiếu vào nhau, cộng hưởng Tâm hồn ngườiphụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng để thể hiện những trạng

Trang 23

thái của lòng mình Với hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã tìm được một cách thể hiệnthật xác đáng vẻ đẹp tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.

Trước hết, có thể cảm nhận một hình tượng sóng được gợi ra trong cả bài thơ bằng

âm điệu Bài thơ của một âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thầmthì lắng sâu, gợi âm hưởng của những đợt sóng miên man Am hưởng ấy được tạo nênbởi thể thơ năm chữ với vần nhịp phong phú đa dạng Nhịp sóng cũng là nhịp lòng củatác giả, một tâm trạng đang xao động, chảy trôi miên man và chất chứa những khát khao,rạo rực

Bài thơ mở đầu bằng những trạng thái đối nghịch của sóng như một biện chứng

kép Sóng vừa “dữ dội, ồn ào”, lại vừa “dịu êm, lặng lẽ”, chính như trạng thái tâm hồn

người phụ nhữ đang yêu, mang trong mình những đối nghịch, thất thường Với sức sống

và khát vọng không lúc nào nguôi ngoai, yên định, con sóng không thể không “tìm ra tận bể” Hành trình của sóng hướng về biển rộng cũng chính là sự dứt khoát chối bỏ những

giới hạn chật chội, những thoả mãn tầm thường để tìm đến những chân trời bao la, nhữngkhát vọng lớn rộng Chỉ có ra đến biển, con sóng mới thật sự tìm thấy mình, mới nhậnthức được sức mạnh và những khát khao của nó Tình yêu cũng có qui luật của nó là sựvận động hướng về cái mới mẻ, cao rộng, như có lần Xuân Quỳnh phát biểu :

Bởi tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đứng yên.

Biển là biểu tượng của không gian lớn rộng, cũng như sóng là sự vĩnh hằng vớithời gian Đứng trước biển người ta thường nghĩ đến cái vô cùng vô tận của tự nhiên, của

vũ trụ Với Xuân Quỳnh bao giờ biển cũng khơi dậy những ước mơ, khát vọng lớn lao :

Suốt cuộc đời biển gọi ước mơ Nỗi khát vọng những phương trời chưa đến.

Sóng trường tồn với thời gian, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi “ngày xưa và ngày sau vẫn thế” Cũng như nỗi khát vọng tình yêu sống mãi mãi với con người, trước

hết là với tuổi trẻ:

Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ.

Trang 24

Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi về sự khởi nguồn của tình yêu, người phụ cũng lại

soi vào sóng : “Sóng bắt đầu từ gió, gió bắt đầu từ đâu ?” và chợt nhận thức về cái qui

luật không thể cắt nghĩa rõ ràng của tình yêu :

Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau.

Cái điều mà trước kia Xuân Diệu đã tổng kết như phát biểu một chân lí : “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”, thì nay Xuân Quỳnh lại phát hiện nó, nhưng bằng trực cảm,

bằng sự trải nghiệm của chính lòng mình, được nói lên như một lời “thú nhận” thành thật,hồn nhiên mà không kém ý nhị, sâu sắc

Tình yêu đi liền với nỗi nhớ Tâm hồn đang yêu lại soi vào sóng mà diễn tả cái sâusắc, bao la của nỗi nhớ trong lòng mình : nó choán đầy cả tầng sâu và bề rộng, nó chiếmlĩnh trọn cả thời gian :

Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước

Oi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được

Như nỗi lòng người con gái :

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức Cái “thức”trong cả giấc mơ, nói lên được sự thật của nỗi lòng : nỗi nhớ không chỉ

chiếm lĩnh ý thức mà còn thấm sâu vào tiềm thức

Tình yêu sôi nổi, nồng nhiệt của trái tim phụ nữ cũng lại là một tình yêu thật chânthành, trong sáng, một tình yêu hết mình và đòi hỏi sự duy nhất, tuyệt đối, sự gắn bó thuỷ

chung Như con sóng nào cũng hướng tới bờ và nhất định sẽ tới bờ “dù muôn vời cách trở”, thì lòng em cũng thế :

Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ

Trang 25

Hướng về anh một phương

Quan niệm tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh mới mẻ, mạnh bạo, nhưng cũng rất gầngũi với mọi người và có gốc rễ trong tâm thức dân tộc

Tâm trạng người phụ nữ trong tình yêu, nhờ cách thể hiện sóng đôi qua “em” và

“sóng” nên vừa bộc bạch trực tiếp, vừa được diễn tả đầy hình ảnh với các nét tâm trạng

được trở đi trở lại như một điệp khúc bồi hoàn, như những vòng sóng nối tiếp nhau, lan

toả Nếu “sóng nhớ bờ ngày đêm không ngủ được” thì “em nhớ đến anh cả trong mơ còn thức” Và nếu em ở nơi nào cũng nghĩ “hướng về anh một phương” thì sóng “con nào chẳng tới bớ dù muôn vời cách trở”.

Hai khổ kết, cái tôi trữ tình trở về với những suy nghĩ về thời gian và khát vọngvĩnh viễn của tình yêu Xuân Quỳnh vốn nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian, ý thức

về thời gian hữu hạn của đời người : “cuộc đời tuy dài thế, năm tháng vẫn đi qua” Từ

niềm âu lo ấy dẫn đến khát vọng muốn được mãi mãi với muôn thuở của con người, đượchoà nhập với vĩnh hằng Với Xuân Quỳnh cái cách để sống mãi ấy là tình yêu Người đàn

bà ấy khát khao được sống hết mình cho tình yêu và được sống mãi với thời gian bằngtình yêu của mình Sóng lại giúp Xuân Quỳnh nói lên niềm khao khát ấy :

Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

Khát vọng yêu cũng là khát vọng sống mãnh liệt, đủ đầy Cuộc đời một con người

dù có là dài thì rồi năm tháng cũng sẽ đi qua, nhưng tình yêu lớn sẽ còn mãi với thời gian,với các thế hệ con người

Xuân Quỳnh như sinh ra để yêu làm thơ Thơ với Xuân Quỳnh là sự tiếp tục trọnvẹn và sâu sắc thêm cuộc sống chính mình Sóng là một bài thơ như thế đó, thơ ca và tìnhyêu hoà hợp vào nhau để nói lên khát vọng sống mạnh mẽ, hết mình :

Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai chẳng có

Trang 26

Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.

ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA

Câu đề từ bài thơ "khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn" được Thanh Thảo lấy từ câu thơ của Lor-ca trong bài Ghi nhớ : "khi nào tôi chết - hãy vùi xác tôi cùng cây đàn - dưới lớp cát" Hình tượng cây đàn, tiếng đàn ghi ta đồng nhất với hình tượng Lor-ca

Nó là linh hồn của Lor-ca, là tinh thần yêu tự do, yêu cuộc sống, yêu nhân dân Nó

ĐỀ 2

a Giới thiệu tác giả và tác phẩm

- Thanh Thảo là một gương mặt tiêu biểu của thơ chống Mĩ, cũng là cây bút luôn

nỗ lực cách tân sau 1975, nổi bật là sự tìm kiếm những cách biểu đạt mới cho thơ

Trang 27

- Đàn ghi ta của Lor-ca là bài thơ lấy cảm hứng từ cái chết bi phẫn của nhà thơ lớn

người Tây Ban Nha bị bọn phát xít Phrăng-cô giết hại năm 1936; là một trong nhữngsáng tác tiêu biểu cho nghệ thuật thơ Thanh Thảo

b.Cảm nhận đoạn thơ

* Về nội dung

a Hình tượng thơ:

- Hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca

+ Là người nghệ sĩ tài hoa, yêu tự do, lãng du mà đơn độc

+ Là hiện thân của văn hoá Tây Ban Nha

+ Là nạn nhân của những thế lực tàn ác với cái chết oan khuất, bi phẫn

- Hình tượng tiếng đàn của Lor-ca

+ Tiếng đàn là tâm hồn, là vẻ đẹp của nghệ thuật Lor-ca

+ Tiếng đàn là thân phận của Lor-ca, cũng là thân phận của nghệ thuật nóichung trong một thực tại mà cái ác ngự trị

ĐỀ 3 : BÀI VĂN THAM KHẢO

Từ xửa xưa, song song với định đề "thi trung hữu họa", bao giờ cũng là "thi trunghữu nhạc" Định đề ấy bảo rằng cùng với hoạ, nhạc là một yếu tính của thơ Chừng nàocòn thơ, chừng ấy thơ còn nhạc Quả có vậy, nhạc là phần tinh chất của cảm xúc thơ đãđược điệu thức hoá Ngân nga cả bên trong cả bên ngoài mỗi tiếng thơ, nhạc đã thực sự là

Trang 28

phần hồn của thơ Nó là hơi thở của ngôn từ thơ Tất nhiên, đây là nói nhạc của ngônngữ Thơ đã phát huy bao hiệu quả phong phú của ngôn ngữ để cất lên tiếng nói riêng củamình.

Không chỉ vậy, để làm giàu cho mình, thơ còn khai thác cả ngôn ngữ của nhạc nữa.Bao đời nay, đã có biết bao yếu tố nhạc từ vương quốc âm nhạc đã vượt biên, rồi nhậptịch vào thơ, ban đầu, tạm trú, về sau, thường trú Thậm chí, nhờ sự cưu mang quá sâunặng của thơ, trải đời này đời khác, mà nhiều thứ đã được đồng hoá luôn Dân ngụ cư

đã biến thành dân sở tại Gốc gác âm nhạc của chúng, đôi khi, chỉ còn là kí ức xa xăm

Đó phải chăng cũng là một kiểu hoà nhập tiếp biến ?

Là một tay bút ham cách tân, Thanh Thảo cũng đã tạt sang âm nhạc vay mượn

không ít vốn liếng đem về đầu tư cho thơ mình Để làm các trường ca Những người đi tới biển, Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, Bùng nổ của mùa xuân, Đêm trên cát , anh đã mướn

cấu trúc của những bản giao hưởng và xônát Khiến cho các thi phẩm ấy có cái dáng là lạnhư một thứ trường-ca- giao-hưởng Còn để viết thơ ngắn, lắm khi anh lại giật tạm cấutrúc của ca khúc Có lúc thì đem về lai ghép để tạo ra một diện mạo mới Cũng có lúc lạilàm theo kiểu biến đổi gen mà tạo ra giống mới Nhiều bài thơ ngắn được anh tổ chức khángon lành theo thể thức của bài hát Dáng của chúng nhang nhác như những ca-khúc-thơ

Mà cũng không chỉ vay cấu trúc thuộc văn bản khúc ca, anh còn mượn cả lối diễn tấu ca

khúc để làm giàu cho hình thức thơ nữa Đàn ghi-ta của Lorca là một "ca" như thế

chăng?

 Nòi nghệ sĩ vốn dễ đồng bệnh tương lân Do đồng bệnh mà đồng điệu Cho nên,

có một cách để hiểu một kẻ viết : cứ xem anh viết về ai, có thể biết anh là ai Trong cácthi sĩ nội, Thanh Thảo mê nhất Nguyễn Đình Chiểu, Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Hàn Mặc

Tử, Bích Khê, Văn Cao, Đặng Đình Hưng Còn những thi sĩ ngoại, thấy anh viết đậm vềAragông, Êxênhin, Maicôpxki, Pasternac, Lorca Về từng vị đều có những kí thác,những đồng điệu riêng Nhưng, trong số những tay bút Tây phương anh ngưỡng mộ, thìtrường hợp về Lorca, xem ra, thành công hơn cả Là một nhà thơ lớn của Tây Ban Nhahiện đại, Lorca đã đem được chất dân gian Anđaluxia cùng sức sống của xứ sở bò tót vào

Trang 29

thơ mình Lại thạo dân nhạc, ông thường thích đi khắp xứ như một gã Digan đơn độc màhát lên những bài thơ của mình như những khúc romance, ballad Bởi vậy, Lorca như mộtnghệ sĩ kép : thi si kiêm nhạc sĩ Cũng bởi vậy nhiều bài thơ Lorca thường sống cuộc đờikép : thi phẩm và nhạc phẩm

Có người sẽ nghĩ : thơ về một nghệ sĩ độc đáo như thế, nếu có được một hình thứckép nữa thì thật là tam hợp ! Nhưng, tam hợp lại dễ sinh tam tai Thanh Thảo không dạithế Vả, làm thế cũng đâu ra võ của anh Không thuộc kiểu thi sĩ mớm thơ cho nhạc, càngkhông phải một tay vãi nhạc vào thơ Anh vẫn đi lại với nhạc, nhưng theo chiêu riêng :vừa nhập cấu trúc ca khúc vào lòng bài thơ vừa khảm thêm tiếng nhạc vào lời thơ Nên,

dù dan díu với nhạc, trước sau thơ anh vẫn luôn là thơ Ngoài vốn thi liệu được tái chế,tái tạo từ di sản thơ của chính Lorca, thì ngôn ngữ của nhạc, cấu trúc của ca khúc sẽ bắcnhững nhịp cầu tương giao để hồn kẻ hậu sinh nói lời đồng điệu với bậc tiền nhân của xứ

sở Tây ban cầm Ngón ấy chẳng tương thích sao ? Đàn ghi-ta của Lorca chính là một lốithơ mà ở đó lời thơ đã cườm vào nét nhạc, hình tượng thơ đã cùng cấu trúc nhạc bay đôi.Thậm chí, để tiếng nói của thơ mình thêm phong phú, Thanh Thảo còn mô phỏng những

âm thanh từa tựa các nốt đàn ghita, mô phỏng cả lối diễn tấu vẫn thường đệm cho ngườihát khi diễn nữa

Thanh Thảo đã chọn thời điểm bi phẫn nhất của cuộc đời Lorka cho cảm hứng củathi phẩm : lúc ông bị bắn chết Lorca luôn dự cảm và bị ám ảnh khôn nguôi bởi cái chết.Nhưng ông cũng không thể ngờ cái chết phũ phàng nhất đã ập xuống thân phận mình.Đối với lòng tiếc thương, mọi cái chết đều ngang trái Cái chết của Lorca càng ngang tráibội phần Vì ông bị phatxit giết hại khi mới 37 tuổi, xác ông còn bị chúng quẳng xuốngmột cái giếng để phi tang Mất mát kinh hoàng là thế, nhưng oái oăm thay, cái chết còn làmột giải thoát Giải thoát bất đắc dĩ nhưng hoàn toàn Hẳn suy tư Thanh Thảo đã bị vây

ám giữa những phản trái kia của cái chết Nhất là lúc anh đọc được cái câu như một lờinguyện cuối, một di chúc viết sớm của Lorca : Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-

ta Và thế là thi phẩm đã tự chọn cho nó một hình hài : vừa là thơ viếng vừa như một bi

ca

Trang 30

Có một cách mà từ xưa người ta đã dùng đến "mệt mỏi", trong những trường hợp

thế này, là : lấy tên các tác phẩm của người ấy hay lời văn trong đó đem ghép lại vớinhau cho chúng tạo ra một nội dung nào đó

Thanh Thảo chọn cách khác Thi liệu anh viết về Lorca toàn là những thi ảnh rất

ám trong thế giới nghệ thuật của chính Lorca, mà sau những lãng quên chúng vẫn khôngthôi đeo bám Thanh Thảo : đàn ghi-ta, bài ca mộng du, con ngựa đen, vầng trăng đỏ,chàng kĩ sĩ đơn độc, áo choàng đấu sĩ, sắc máu đấu trường, cô gái Di gan, lá bùa hộmệnh, hoa tử đinh hương Và, tất nhiên, làm sao có thể thiếu được dòng sông cùng với

cỏ mọc hoang vốn là những hình ảnh - biểu tượng từ lâu vẫn miên man với ngòi thơThanh Thảo ! Cảm hứng vụt dậy thì liền gọi luôn những đạo quân ấy về cho cùng đầuquân (đầu thai thì đúng hơn) vào thi phẩm này Nhờ đó, hình tượng Lorca và suy cảmThanh Thảo đã nói chung một thứ tiếng là dòng thi liệu đã trộn vào nhau đó Thì tươnggiao, tâm giao cũng còn là thế chứ sao ?

Trong xử lý thi liệu, Thanh Thảo có dùng những lối kết hợp khá phổ biến ở thơ

tượng trưng Ta gặp những Tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi-ta nâu, tiếng ghi-ta lá xanh, tiếng ghi-ta tròn, tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy, về miền đơn độc, vầng trăng chếnh choáng, chôn cất tiếng đàn, đường chỉ tay, dòng sông rộng Nhiều thi ảnh được tượng trưng hoá, khiến chúng có dạng một hình thể chứa nhiều hình ảnh Đường chỉ tay là hiện thân của thiên mệnh Đường chỉ tay đã đứt tượng trưng cho cú giáng phũ phàng trái ngang của số mệnh Chiếc ghi-ta tượng trưng cho âm nhạc và thơ ca Nó là cây đàn lia của chàng nghệ sĩ tài hoa Chiếc ghita màu bạc là biến ảnh của chiếc ghi-ta nâu khi đã

sang cõi khác Đúng hơn, là chiếc ghi-ta đã hoá, giờ sang cõi siêu sinh Thi sĩ bơi trên

chiếc ghi-ta chính là bơi trên con thuyền của thi ca đang vượt qua bến bờ sinh tử Lá bùa

cô gái di-gan là cái đẹp huyền bí Xoáy nước là tai hoạ định mệnh trên dòng sông của số

phận, cũng là cái dòng sông ranh giới giữa cõi sống và cõi chết, giữa thực tại và hư vô

Hành động ném lá bùa và ném trái tim đều giàu hàm ý tượng trưng về sự giã từ, sự giải

thoát của Lorca Lối viết này không còn xa lạ đối với người đọc thơ Xuân Diệu, HànMặc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên hay nhóm Xuân Thu nhã tập hồi Thơ Mới Nhưng, nó

Trang 31

đã được Thanh Thảo dùng nhuần nhị và ăn nhập để tạo ra cho thơ mình một cách nói

hàm súc Riêng cái câu giọt nước mắt vầng trăng trong đoạn bày tỏ nỗi đau xót và tiếc

thương trước cái chết hết sức thương tâm của Lorca mà lời thơ kết hợp cả trượng trưngthơ Đường với tượng trưng Thơ Mới :

không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng

cũng thấy được vẻ súc tích của nó Có phải câu ấy được viết theo lối "nghệ thuật sắp đặt"

không, mà cứ đơn giản y như đặt hai hình ảnh bên nhau : giọt nước mắt - vầng trăng thếthôi ? Giữa chúng chẳng có một quan hệ từ nào Thì ra, lắm khi, việc tước bỏ quan hệ từlại là cách gia tăng nghĩa cho hình ảnh và lời thơ Vì giờ đây, giữa chúng lại có thể phátsinh nhiều kiểu quan hệ, tạo ra nhiều làn nghĩa : 1) quan hệ đẳng lập : giọt nước mắt (và)vầng trăng ; 2) quan hệ song song : giọt nước mắt (với) vầng trăng ; 3) quan hệ so sánh :giọt nước mắt (như) vầng trăng ; 4) quan hệ sở hữu : giọt nước mắt (của) vầng trăng ; 5)quan hệ đồng nhất : giọt nước mắt (là) vầng trăng Người đọc có một thoáng phân vân :vậy ý thực của câu thơ sẽ theo nghĩa nào ? Nhưng thoáng ấy sẽ qua nhanh bởi chỉ có câutrả lời duy nhất : nó phải là sự giao thoa và lung linh của tất cả các làn nghĩa ấy Chẳngthế sao, trong mạch cảm xúc, trong hình tượng chủ đạo cũng như cấu tứ, các làn nghĩakia đâu có loại trừ nhau Trái lại, chúng làm giàu và làm đẹp cho nhau cả thôi Vậy chảsúc tích sao ? Còn mạch triển khai của thi phẩm lại là hợp lưu của cả hai dòng tự sự vànhạc Việc tái hiện sự kiện Lorca bị hành hình với những diễn biến phũ phàng, dù chỉ làchấm phá, cũng đã ít nhiều đem lại một cái "cốt" cho thi phẩm Muốn kể, thì cũng kểđược đôi chút Tâm tư người đọc bị cuốn ngay vào mạch kể qua các diễn biến ấy vớinhững kinh hoàng, đau đớn và tiếc thương cho một con người vô tội, một bậc tài hoa oankhuất Nhưng, dường như cái mạch kia còn tuân theo các bước phát triển thuộc về cấutrúc của một ca khúc nữa

Trang 32

Sự kiện Lorca bị hành hình vào bài thơ này đã dàn thành bốn phần nội dung vớinhững khúc có dụng ý hẳn hoi về độ dài và tiết nhịp Đầu tiên, phần giới thiệu, là hình

ảnh Lorca theo lối ấn tượng : những tiếng đàn bọt nước / Tây Ban Nha / áo choàng đỏ gắt / li-la li-la li-la / đi lang thang về miền đơn độc / với vầng trăng chếnh choáng / trên yên ngựa mỏi mòn Tiếp nối, phần phát triển, Lorca bị giết : Tây Ban Nha / hát nghêu

ngao / bỗng kinh hoàng / áo choàng bê bết đỏ / Lorca bị điệu về bãi bắn / chàng đi như

người mộng du Kế đó, phần cao trào, là nỗi tiếc thương trước sự thực phũ phàng : tiếng ghi-ta nâu / bầu trời cô gái ấy / tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy / tiếng ghi-ta tròn bọt nước

vỡ tan / tiếng ghi-ta ròng ròng / máu chảy / không ai chôn cất tiếng đàn / tiếng đàn như

cỏ mọc hoang / giọt nước mắt vầng trăng / long lanh trong đáy giếng Và cuối cùng, phần kết, với hình ảnh Lorca lìa bỏ tất cả và giải thoát : đường chỉ tay đã đứt / dòng sông rộng vô cùng / Lorca bơi sang ngang / trên chiếc ghi-ta màu bạc // chàng ném lá bùa cô gái di-gan / vào xoáy nước / chàng ném trái tim mình / vào lặng yên bất chợt / li-la li-la li-la

Tất nhiên, trước sau, đây vẫn là sản phẩm thơ chứ không phải là một sản phẩmnhạc Nên các bước của cấu trúc này không thể "cóp" y sì theo lối "một ăn một" vớinhững bước chuyển gam như trong một nhạc phẩm thực sự được Mà làm cách ấy đối vớithơ, chắc gì tránh khỏi sống sượng? Chiêu thức nhuần nhuyễn nhất, có lẽ là thế : nhậpcấu trúc ca khúc vào với cốt tự sự để chúng đồng thể với nhau

Nếu chỉ dừng lại ở đó không thôi thì sắc thái ca khúc trong việc tổ chức mạch thơhãy còn mơ hồ, chưa thuyết phục Thú vị và bất ngờ nhất là việc khảm vào mạch ấynhững âm thanh như cách diễn tấu của nhạc công khi đệm cho người hát một ca khúc Sự

có mặt của hai chuỗi li-la li-la li-la ở phần đầu và phần kết là thế Thú thực, khi mới đọc bài thơ này trong tập Khối vuông Rubic, tôi thấy cái chuỗi kia là một nét lạ, nhưng nhác

nghĩ : lại một trò "tân hình thức" đây Cha Thanh Thảo này cũng bày đặt gớm Nhưngđọc kĩ hơn thì thấy hình như có một nghĩa lý nào đó hay hay, chứ không hẳn chỉ là nhữngcon âm rỗng nghĩa Nhưng thực hư ra sao, thì cứ tù mà tù mù Mãi sau, đọc kĩ hơn vàocấu trúc mới vỡ lẽ : té ra đây lại là sự giao duyên kì thú của thơ và nhạc Cụ thể là giao

Trang 33

thoa giữa thanh âm và thi ảnh Mở đầu là hai câu : Những tiếng đàn bọt nước / Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt Thanh Thảo chọn hai hình ảnh này khởi đầu một thi phẩm giống

như kiểu tạo những âm chủ cho một nhạc phẩm Chúng là những tương phản kín đáo màgay gắt : âm thanh hồn nhiên - sắc màu chói gắt, tiếng đàn thảo dân - áo choàng đấu sĩ, vẻkhiêm nhường - sự ngạo nghễ, niềm hân hoan - nỗi kinh hoàng, nghệ thuật - bạo lực, thânphận bọt bèo - thực tại tàn khốc Cặp hình ảnh cứ ngỡ tương phùng nào ngờ lại tươngtranh Nội dung chủ đạo mà thi phẩm triển khai sẽ là phận người trong một hiện thực đầy

tranh chấp đối chọi như thế Rồi ngay sau hai câu mào đầu đó là chuỗi âm thanh li-la li-la li-la Nó như một chuỗi nốt đàn buông do người đệm đàn (ghi ta) lướt qua hàng dây để

kết thúc phần dạo, đánh dấu khoảng ngắt cho người hát chính thức bắt lời trình diễn cakhúc Và thi phẩm cũng kết thúc bằng sự trở lại của chuỗi âm thanh ấy Nó tựa nhữngtiếng đàn đệm cuối cùng nhằm tạo những dư âm sau khi lời hát đã ngừng Đấy chẳngphải là một lối phối âm quen thuộc trong diễn tấu ca khúc sao ? Mà cũng có thể hìnhdung nó như tiếng huýt sáo ngẫu hứng của người ca sĩ trên nền nhạc khi diễn tấu Ngẫuhứng mà đầy xao xuyến Khi âm thanh gây niềm xao xuyến thì tự nó cũng chất chứa thi

vị chứ sao !

Song, nếu chỉ có thế, thì việc phỏng âm nhạc ấy bất quá, cũng chưa đi xa hơn baonhiêu một trò trang sức hoa mĩ Về nghĩa, lila lại chính là một loài hoa có màu tím ngátrất được người phương Tây ưa chuộng : hoa lila - tức hoa tử đinh hương Chuỗi âm thanh

kế tiếp gợi hình ảnh những tràng hoa chuỗi hoa bật tím liên tiếp Đó là những đoá hoangười đời, người thơ thầm kính viếng hương hồn Lorca hay chính là ngàn muôn đoá hoacủa sự sống đang nảy nở từ cái chết đau thương của nhà thi sĩ, thể hiện sức sống bất diệtcủa những giá trị chân chính trên cõi đời này ? Có thể là thế này, có thể là thế kia, mà có

lẽ là cả hai Vì thế, chính cái chuỗi âm thanh ngỡ không đâu ấy lại chứa đựng rất nhiềucảm thương, niềm tin và lòng ngưỡng mộ sâu kín của người viết Thiếu ý nghĩa của mộtthi ảnh, chuỗi li la kia khó vượt qua một trò diễn âm thanh cầu kì

Mỗi nghệ phẩm là một sản phẩm không lặp lại Không chỉ nội dung, mà ngay cảhình thức Năng lượng sáng tạo có thể tích tụ lâu dài trong cả ý thức và tiềm thức, bằng

Trang 34

cả vốn sống, vốn văn hoá cùng kinh nghiệm nghệ thuật Nhưng nó chỉ xuất ra có một lần.Mỗi bài thơ là một lần loé sáng, một tia lửa không lặp lại Tôi ngờ, bản thân người viếtcũng chẳng bao giờ kiểm soát hết được những gì loé lên trong tia lửa ấy Sáng tạo nghệthuật là thế ; phải thế mới là nghệ thuật Thanh Thảo có thể sử dụng tiếp những chiêu y sìthế này để viết thi phẩm khác nữa không ? Nếu có, e rằng khó tránh khỏi hậu quả củanhân bản vô tính về hình thức Là người ham tìm tòi cách tân, Thanh Thảo hiểu rõ điều

đó "Với những bài thơ hay - anh viết, thi sĩ sáng tạo với toàn bộ thể chất và tâm linh mình, và không biết cái nào bắt đầu trước : thể xác hay tâm linh ? đó là những bài thơ người ta chỉ phóng ra có một lần, xuất ra có một lần, rồi ngắt Phần tích điện, phần thu góp là cả một quá trình nhưng sáng tạo là khoảnh khắc Khoảnh khắc ấy xảy ra càng đột ngột bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu".Và anh cũng tâm niệm : Những người tìm đến sự

hoàn mĩ của hình thức nghệ thuật thường dễ gặp nhau Mà trong nghệ thuật, trong thơ,hình thức là gì ? Hình thức chính là sự hiện diện nghệ thuật riêng của từng nghệ sĩ.Không có cái hình thức đó thì cũng chẳng bao giờ có nghệ thuật.Tôi nghĩ, với thi phẩmnày chẳng hạn, anh đã có được điều đó

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?

(Trích) HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

 Luyện tập

Phân tích vẻ đẹp của sông Hương

 Gợi ý

a Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

- Hoàng Phủ Ngọc Tường, con người đậm "chất Huế", đặc biệt sở trường về thể

tùy bút, bút kí Qua đó hiện lên là nhà văn có phong cách độc đáo : Tài hoa, một nhà thơthật sự trong văn xuôi ; uyên bác, đặc biệt về Huế ; giàu trí tưởng tượng ; yêu tha thiếtsông Hương và cố đô Huế Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ? được viết tại Huế tháng 1-

1981, rút trong tập kí cùng tên

Trang 35

- Bài kí ca ngợi dòng sông Hương và rộng hơn là vùng đất cố đô Huế đẹp và thơ

mộng, ca ngợi lịch sử vẻ vang của Huế, ca ngợi văn hóa và tâm hồn người Huế Tác giảcoi sông Hương là biểu tượng của tất cả những gì là vẻ đẹp của cảnh và người đất cố đônày

b Phân tích

b.1 Cảm nhận chung

- Với một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, một vốn văn hóa phong phú về Huế và trước hết,với một tình cảm vô cùng thiết tha đối với Huế, tác giả đã huy động triệt để mọi tiềmnăng văn hóa cùng với vốn ngôn từ giàu có của mình để phát hiện, diễn tả vẻ đẹp và chấtthơ của Huế thể hiện tập trung ở dòng Hương giang như một biểu tượng của Huế

- Sông Hương thường được khám phá ở vẻ đẹp của Huế "đây xứ mơ màng, đây xứ thơ" (Tố Hữu) : "Con sông dùng dằng, con sông không chảy - Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu" (Thu Bồn) Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, ông theo "hành trình gian truân"

của sông Hương từ thượng nguồn Trường Sơn, nên phát hiện vẻ đẹp hùng tráng của nó,

đó là "bản trường ca của rừng già", là dòng sông "của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc".

b.2 Vẻ đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên

Có vẻ đẹp "phóng khoáng và man dại", "rầm rộ", "mãnh liệt" - "một bản trường ca của rừng già" khi nó đi giữa đại ngàn Trường Sơn ; có vẻ đẹp "dịu dàng và trí tuệ" khi trở thành "người mẹ phù sa" của một vùng đất đế đô ; có vẻ đẹp biến ảo như phản quang nhiều màu sắc của nền trời tây nam thành phố "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" ; có vẻ đẹp "vui tươi hẳn lên" khi đi qua những bờ bãi xanh biếc vùng ngoại ô Kim Long ; có vẻ đẹp "trầm mặc" "như triết lí, như cổ thi" khi lăng lẽ chảy dưới chân những rừng thông u tịch với những lăng mộ âm u mà kiêu hãnh ; có vẻ đẹp "mơ màng trong sương khói" khi

nó rời xa thành phố …

b.3 Vẻ đẹp từ góc độ văn hóa

Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế : sông Hương ấy là "người tài

nữ đánh đàn lúc đêm khuya" ; liên tưởng đến Nguyễn Du và truyện Kiều.

Trang 36

Tác giả cho rằng có một dòng sông thi ca về sông Hương, một dòng sông "không bao giờ lặp lại mình", ấy là "dòng sông trắng - lá cây xanh" của Tản Đà "tinh tế” ; là vẻ đẹp "khí phách" trong thơ Cao Bá Quát " như kiếm dựng trời xanh" ; là "nỗi quan hoài vạn cổ" trong thơ Bà Huyện Thanh Quan ; là "sức mạnh phục sinh tâm hồn" trong thơ Tố

Hữu …

b.4 Vẻ đẹp từ góc độ lịch sử :

Sông Hương "oanh liệt" của thế kỉ trung đại, "vẻ vang" của thời Nguyễn Huệ, "bi tráng" của thế kỉ XVIII, "rung chuyển" của Cách mạng tháng Tám, "nồng nhiệt" của mùa

xuân Mậu Thân, …

b.5 Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng sáng tạo, tài hoa của tác giả

Ong đã nhìn sông Hương như cô gái Huế, từng có lúc là một cô gái Di-gan phóngkhoáng và man dại, nhưng nói chung là một thiếu nữ tài hoa, dịu dàng mà sâu sắc, đa tình

mà kín đáo, lẳng lơ nhưng rất chung tình, khéo trang điểm để không lòe loẹt phô trương,

BÀI THAM KHẢO

Ai đó đã từng viết “ Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông đểthương, để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mãi mãimang theo” Vâng, “một dòng sông để thương, để nhớ” của mỗi người rất khác nhau Nếutên tuổi Văn Cao gắn liền với sông Lô hùng tráng; nếu Hoàng Cầm là nỗi nhớ của ta khingang qua “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh”; nếu Hoài Vũ mãi là nhà thơ của consông Vàm Cỏ đêm ngày thao thiết chở phù sa, thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đã song hành

cùng sông Hương đi vào trái tim người đọc với “Ai đã đặt tên cho dòng sông?.”

Trang 37

Có một huyền thoại vọng về từ làng Thành Trung, một ngôi làng trồng rau thơm ởHuế: Vì yêu quý con sông xinh đẹp, người dân hai bên bờ sông Hương đã nấu nước củatrăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước xanh thắm ấy mãi mãi thơm tho.

Phải chăng đó là cách lý giải tên của Hương Giang – con sông gắn liền với Huế,gắn liền với tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường?

Bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được viết năm 1981, khi tác giả đã sống

bên bờ sông Hương, sống trong lòng Huế hơn 40 năm trời, tình yêu máu thịt đối với quêhương cứ lớn lên từng ngày và nó hiện hữu ở mọi thời gian, mọi không gian

Khi tác giả ngồi đọc truyện Kiều giữa mùa thu, trong một khu vườn xưa cổ, nơi cónhững loài hoa đang nở, trái cây đang chín, yên tĩnh và khoáng đạt - khu vườn tọa lạctrên vùng đất mà Nguyễn Du từng sống nên thiên nhiên của “mảnh đất Kinh- xưa” đã inbóng trong thơ Nguyễn, ngược lại sông Hương và Huế đã gợi cho tác giả hình tượng củacặp tình nhân lý tưởng: Kim- Kiều

Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một dòng chảy nào đáng yêu đến thế, sông Hương đếnvới Huế qua cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang hình ảnh một cô gái mỹ miều

đến với tình yêu Hãy ngắm nhìn nàng trước khi gặp Huế, đó là “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” “bản lĩnh và gan dạ” có một tâm hồn “ tự do và trong sáng”,

đó là hình ảnh “ bản trường ca của rừng già” rầm rộ và mãnh liệt nhưng cũng có lúc

“dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”,

nàng đã chế ngự sức mạnh bản năng của mình để đến lúc ra khỏi rừng già sẽ trở nên dịudàng và trí tuệ

Để đến với Huế, sông Hương phải băng qua một hành trình, phải chuyển dòng liêntục, như một cuộc kiếm tìm thiết tha và rạo rực, vô vàn địa danh mà dòng nước ấy đã trôiqua Hòn Chén, Ngọc Trản, Nguyệt Biều, Lương Quán, Thiên Mụ… người con gái Di-

gan ấy đã đột ngột uốn mình theo một đường cong thật mềm nhưng “vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, để sắc nước trở nên xanh thẳm”, nàng vẫn còn mang một vẻ buồn trầm mặc như triết lý, như cổ thi…

cho đến khi gặp được tiếng chuông Thiên Mụ, nghe âm thanh bát ngát tiếng gà, từ ấy

Trang 38

sông Hương rạng rỡ như nắng mới, nàng uốn một cánh cung thật nhẹ, đến khi giáp mặt

với thành phố, đường cong ấy làm cho nàng “mềm hẳn đi, như một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu”- Cái phút ban đầu để đến với “người tình” của sông Hương như thế

đấy! Nàng đã tự làm mới mình để hiến tặng những gì đẹp nhất cho người yêu

Sông Hương - dòng sông thuộc về một thành phố duy nhất - đã rời cuộc sống

hoang dã của rừng để đến với Huế và chỉ Huế mà thôi, nàng như “sông Xen của Paris,sông Ðanuýp của Buđapet…” chảy trong lòng thành phố yêu quý của mình nhưng khác ởchỗ nàng đẹp một cách huyền hồ như đang che khuôn mặt diễm kiều bằng tấm voansương khói, nàng trôi lặng lẽ với nghìn ánh hoa đăng vào hội rằm tháng 7 bồng bềnhchao nhẹ trên mặt nước như vương vấn một nỗi lòng Tôi chợt nhớ đến một câu nói “cónhững dòng tình cảm, rất sâu nên rất đỗi lặng lờ”, dòng chảy êm đềm của sông Hươnghay chính là tình yêu sâu lắng mà nàng dâng tặng cho thành phố Huế? Vẻ đẹp của sôngHương còn là vẻ đẹp của một nền văn hóa, vẻ đẹp của người tài nữ đánh đàn lúc đêmkhuya ,toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh sôi trên mặt sông này và hơn thếkhắp lưu vực sông còn vang vọng những điệu hò dân dã, những điệu hò thấm đẫm tấmchung tình, thấm đẫm lời thề của sông Hương trước phút chia tay với Huế mà trôi về biển

cả Nhưng chẳng phải bao giờ sông Hương cũng là người con gái đằm thắm ,dịu dàng,

mềm mại trong lòng Huế, đã có một thời sông Hương “mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam” của Tổ quốc, vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân, “dòng sông của thời gian ngân vang", của lịch sử viết

giữa màu cỏ xanh, lá biếc…

Sông Hương được nhìn như một người con gái đến với tình yêu, dâng tặng những

vẻ đẹp mà mình có được cho người yêu, đắm mình trong tình yêu để khám phá và hoànthiện bản thân Từ một dòng sông hoang dại, bí ẩn, nàng đã trở thành một sông Hương rấtmực dịu dàng, rất mực tài hoa, rất mực kiên cường, rất mực hy sinh…

Cho nên, từ khi có được sông Hương, Huế - chàng Kim của nàng- cũng có nhiều

thay đổi Từ hoang sơ với “cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” hay kiêu hãnh âm u với

những lăng tẩm đền đài đồ sộ, đã hóa thành vẻ đẹp cổ kính mà thơ mộng, khiến người

Trang 39

con của Huế dù đến Pari, Buđapét hay Leningrad vẫn đau đáu nhớ về một thành phố vớinguyên dạng đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông Huế càng lung linh hơn khi sông Hương chởtrong lòng Huế những nét đặc thù của hội Hoa đăng, của ca Huế, man mác tiếng rơi củanhững mái chèo khuya Có sông Hương, Huế trở thành biên thùy xa xôi của đất nước cácvua Hùng, Huế chiến đấu oanh liệt bảo về biên giới phía Nam của Đại Việt, Huế là kinhthành của người anh hùng Nguyễn Huệ, Huế cùng sông Hương đi vào Cách mạng tháng 8bằng những chiến công rung chuyển Huế đã cống hiến xứng đáng cho Tổ quốc trongcuộc trường chinh máu lửa bên cạnh sông Hương - dòng sông của sử thi đã tự hiến đờimình làm một chiến công.

Tình yêu của sông Hương và Huế - một tình yêu lãng mạn và âm vang sức sống,một tình yêu như một cuộc tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, bản hợp xướngdiệu kỳ giữa thi ca và âm nhạc Tình yêu ấy được vun đắp bởi ngòi bút tài hoa của HoàngPhủ Ngọc Tường, đứa con thân yêu của Huế, yêu Huế, yêu sông Hương, nhìn ngắm sôngHương khi gần kề để phát hiện ra dòng sông ấy “đang đổi sắc không ngừng dưới ánhnắng và mùi hương của hoa trái trong vườn”, lúc xa xôi gần nửa vòng trái đất, nhìn Nê va

để sông Hương tìm về trong niềm nhớ

Sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ mang vẻ đẹp trời phú mà cònánh lên vẻ đẹp của con người, những tài nữ đánh đàn, những người dân Châu Hóa láithuyền xuôi ngược, những người con anh dũng đã hi sinh, những Nguyễn Du, những bàhuyện Thanh Quan, những Tố Hữu…đã viết thơ trên dòng chảy long lanh in bóng mâytrời

Cũng như tình yêu của sông Hương với Huế, tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tườngvới sông Hương cũng là quá trình dâng tặng, khám phá và hoàn thiện chính mình Tuynhiên, vì sông Hương là hóa thân của huyền thoại nên câu hỏi bâng khuâng của một

người Hà Nội khi lặng lẽ ngắm nhìn dòng nước : “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” vẫn là

một câu hỏi lửng lơ chưa có lời giải đáp , câu hỏi đã thành tên cho một thiên bút ký tuyệtvời…

Trang 40

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ NGUYỄN TUÂN

 Luyện tập

1/ Hoàn cảnh sáng tác-Giá trị tác phẩm

2/ Phân tích hình tượng sông Đà

3/ Phân tích cuộc giao tranh giữa người lái đò với thác dữ

 Gợi ý

ĐỀ 1

- Hoàn cảnh sáng tác : Người lái đò sông Đà in trong tập tuỳ bút Sông Đà (1960),

gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo Đây là kết quả của nhiều dịp ôngđến với Tây Bắc, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958

Phong cảnh Tây Bắc dưới ngòi bút của ông vừa hùng vĩ uy nghiêm, vừa tuyệt vời

thơ mộng Ong ca ngợi những con người đến với Tây Bắc là “thứ vàng mười đã được thử lửa”, là “chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc” Tuỳ bút Sông Đà có nhiều bức tranh

sinh động và nhiều hình tượng giàu sức hấp dẫn, đồng thời cũng đậm đà cảm hứng lãngmạn trong sáng

- Người lái đò sông Đà vừa là một công trình khảo cứu công phu, vừa là một áng

văn giàu tính thẩm mỉ về sông Đà và con người sông Đà, thể hiện rõ phong cách nghệthuật Nguyễn Tuân

ĐỀ 2 (BÀI VĂN THAO KHẢO)

Người lái đò sông Đà in trong tập tuỳ bút Sông Đà (1960), gồm 15 bài tuỳ bút và

một bài thơ ở dạng phác thảo Đây là kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc, đặc biệt

là chuyến đi thực tế năm 1958 Có hai nhân vật dưới cách nhìn của Nguyễn Tuân trongthiên tuỳ bút này : “nhân vật” sông Đà và nhân vật người lái đò sông Đà

“Chúng thuỷ giai đông tẩu Đà giang độc bắc lưu” Nguyễn Tuân dùng hai câu thơ

Nguyễn Quang Bích giới thiệu sông Đà Sông Đà dưới ngòi bút Nguyễn Tuân không phải

là thiên nhiên vô tri vô giác mà là “con sông Đà”, một sinh thể có hoạt động, có tính

Ngày đăng: 13/02/2014, 19:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w