Giới thiệu về sông Đà và ông lái đò :

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi môn ngữ văn (Trang 43 - 44)

- Bài kí ca ngợi dòng sông Hương và rộng hơn là vùng đất cố đô Huế đẹp và thơ

b.1.Giới thiệu về sông Đà và ông lái đò :

Nguyễn Tuân viết : “Tôi xin ghi ở đoạn này cái hình ảnh chiến đấu gian lao của

người lái đò trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà”.

Một câu văn có đến ba từ gợi lên chất quân sự dữ dội “ chiến đấu, chiến trường, thuỷ

chiến”.

- Sông Đà “hung bạo” ở những đoạn thác dữ, những đoạn bờ sông dựng vách thành, những quãng hẹp như cái yết hầu, những cái hút nước chết người … Lúc này sông Đà “có tâm địa và diện mạo một thứ kẻ thù số một của con người”. Tác giả tựa như một nhà quay phim lão luyện vừa cho người xem thấy bao quát khung cảnh Sông Đà, vừa thỉnh thoảng dừng lại cống hiến những pha cận cảnh thật tiêu biểu đặc tả sự dữ dằn của con sông. Để khắc hoạ cái huyền bí có phần hoang sơ của dòng sông, nhà văn đã vận dụng tổng hợp các giác quan khác nhau và có những so sánh táo bạo, mới mẻ, bất ngờ. Nhằm tô đậm những con sóng dữ, nhà văn đã dùng những câu có kết cấu trùng điệp, tạo nên nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp giống như sự chuyển vần của gió to, sóng lớn :“

Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm …”. Con

Sông Đà trở thành một loài thuỷ quái vừa hung ác vừa nham hiểm. Tác giả gợi cho người cảm giác về âm thanh “tiếng nước”, nó đa dạng “van xin, oán trách, khiêu khích, giọng

gằn mà chế nhạo”, có lúc “rống lên như ngàn con trâu mộng”. Còn là cảm giác hình ảnh

thị giác, nước sông Đà như đang lồng lộn giữa “rừng lửa”. Một lối liên tưởng độc đáo nước với lửa.

Lòng sông trắng xoá bày “thạch trận trên sông”. Có đá “mai phục”, có đá “nhổm

cả dậy”. Nguyễn Tuân đã dựng dậy và thổi sự sống vào cho những hòn đá vô tri vô giác.

Thạch trận có ba tuyến hẳn hoi, tiền vệ trong như sơ hở để dụ địch thủ, tuyền hai “đánh khuýp quật vu hồi”, tuyến ba tiêu diệt.

- Nhân vật người lái đò sông Đà ơ đây là người lái đò-nghệ sĩ. Chở đò mà là một nghệ thuật cao cường đầy tài hoa, gọi là “tay lái ra hoa”. Nghệ thuật ở đây, như tác giả nói, là nắm chắc “qui luật tất yếu của dòng nước sông Đà”. Và vì làm chủ được qui luật ấy nên có tự do. Nhưng đây là một qui luật hết sức khắc nghiệt. Một phút thiếu chính xác, một tích tắc thiếu bình tĩnh, loá mắt, lỡ tay là phải trả giá bằng sinh mạng của mình. Nhà văn đã khắc hoạ một hình tượng đẹp “trên thác hiên ngang một người lái Sông Đà có tự

do, vì người lái đò ấy đã nắm được cái qui luật tất yếu của dòng nước Sông Đà”.

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi môn ngữ văn (Trang 43 - 44)