Cuộc giao tran h:

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi môn ngữ văn (Trang 44 - 46)

- Bài kí ca ngợi dòng sông Hương và rộng hơn là vùng đất cố đô Huế đẹp và thơ

b.2 Cuộc giao tran h:

- Cuộc chiến đấu giữa ông lái đò đầy trí dũng với con thác dữ hiện lên như trong một trường đoạn phim thật sôi động, hấp dẫn. Như một viên tướng xung trận, người lái đò thật oai phong, bình tĩnh, tỉnh táo hiểu đối tượng, ứng phó linh hoạt. Một đoạn văn dựng cảnh đầy giá trị tạo hình, một lối thuật kể hồi hộp, đầy kịch tính căng thẳng, dùng đến cả tri thức quân sự và võ thuật. Ngôn ngữ Nguyễn Tuân có điều kiện khoe hết góc cạnh và sự giàu có của nó.

- Lúc giao chiến, có hòn “hất hàm” hỏi tên tuổi đối phương, hòn khác thì “lùi lại

một chút và thách thức”. Một loạt động từ miêu tả sông Đà “hò la, ùa vào, đá, thúc, đội, bám” chiếc thuyền nhỏ sáu người trên đó. Ong lái đò đã “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá … thuộc qui luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này” nên nhanh

chóng chiến thắng vòng đầu. Tiếp đến là vòng hai, “cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi

đến cùng như cưỡi hổ”. Hình ảnh ông lái đò “nắm chặt cái bờm sóng, … bám chắc cai luồng nước, … phóng nhanh, lái miết …” hết sức sinh động. Sự chiến thắng của con

người đối với thiên nhiên được nhàvăn miêu tả bằng bộ mặt “tiu nghỉu” thất vọng của

“thằng đá tướng”. Thuyền ông lái đò vượt qua thác dữ hiện lên như “một mũi tên tre”.

Ông lái đò oai phong như một viên tướng đầy trí dũng, cưỡi lên luồng nước hung dữ đang thế mạnh, nắm chắc lấy bờm sóng, lao vụt qua lớp lớp những cửa đá đầy hiểm ác như

mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước … Lái đò như thế quả là một nghệ thuật siêu phàm.

- Cuộc “chiến đấu” trôi qua, mọi người chẳng cần bàn thêm lời nào. Công việc lao động thầm lặng ngày ngày vẫn tiếp diễn. Phần thắng thuộc về con người, khi làn sóng thác “xèo xèo tan trong trí nhớ. Sông lại thanh bình thì chả ai bàn thêm một lời nào về

cuộc chiến đấu vừa qua”. Cuộc chiến đấu sống chết vừa rồi hoá ra “không có gì đáng hồi hộp, đáng nhớ”. Trên bối cảnh sông nước, ông lái đò đẹp hơn tất cả, quí hơn tất cả.

- Cảm hứng được khơi dậy, nhà văn tung ra hết kho ngôn ngữ phong phú của mình để diễn tả cho được mọi sắc thái, mọi tình huống, mọi âm thanh của trận chiến đấu giữa ông lái đò đầy trí dũng với thác nước sông Đà hung hãn. Có thể nói cuộc giao tranh giữa ông lái đò với thác dữ song song với cuộc đua tranh giữa Nguyễn Tuân và tạo hoá về khả năng sáng tạo hình tượng, Nguyễn Tuân đã ném ra bao nhiêu chữ nghĩa đầy góc cạnh, gợi ra biết bao liên tưởng so sánh độc đáo và chính xác.

3/ Đánh giá chung

Qua bài tuỳ bút, đặc biệt là qua đoạn tả cuộc vượt thác nói trên của người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân muốn nói rằng, chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ ở nơi chiến trường. Nó ở ngay trong cuộc sống của nhân dân ta, hàng ngày phải vật lộn với thiên nhiên vì miếng cơm manh áo. Và trí dũng tài ba không phải tìm ở đâu, mà ở ngay những người lao động bình thường kia. Cuộc đời của ông lái đò vô danh nơi ngọn thác hoang vu khuất nẻo kia là cả một thiên anh hùng ca, là cả một pho nghệ thuật tuyệt vời.

VỢ CHỐNG A PHỦ (trích) TÔ HOÀI

Luyện tập

1/ Tóm tắt truyện và giá trị doạn trích.

2/ So sánh ngắn gọn hai nhân vật Mị và A Phủ. 2/ Phân tích hình tượng nhân vật Mị.

3/ Phân tích giá trị nhân đạo tác phẩm Vợ chồng A Phủ (trích) của Tô Hoài.

ĐỀ 3

a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

b. Phân tích hình tượng nhân vật MỊ

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi môn ngữ văn (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w