Tính các h: nhẫn nhục và phản kháng, chấp nhận cuộc sống của một súc nô và

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi môn ngữ văn (Trang 46 - 50)

- Bài kí ca ngợi dòng sông Hương và rộng hơn là vùng đất cố đô Huế đẹp và thơ

b.2Tính các h: nhẫn nhục và phản kháng, chấp nhận cuộc sống của một súc nô và

khao khát được sống như một con người là hai mặt mâu thuẫn trong con người Mị.

- Mị, một mặt như một con người chai lì về cảm xúc và tê liệt về ý thức. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Mị tưởng mình là con trâu con ngựa, Mị không mong đợi bất kì cái gì và cô cũng chẳng còn ý niệm về thời gian, không gian, suốt ngày “lùi lũi như

con rùa nuôi trong xó cửa”. Căn buồng của Mị như không gian của một nhà tù .

- Mặt khác, ở Mị vẫn tiềm tàng một sức sống bền bỉ mãnh liệt, sự phản kháng

quyết liệt.

+ Ngay sau khi bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra, Mị đã cầm lá ngón về nhà lạy chào vĩnh biệt cha rồi tự tử. Ý thức về cuộc sống tủi nhục của mình, không chấp nhận cuộc sống đó, lòng ham sống khát vọng tự do khiến Mị tìm đến cái chết như một phương tiện giải thoát. Thương bố, Mị không nỡ chết, rồi “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Mị như chấp nhận cuộc sống trâu ngựa ở nhà thống lí Pá Tra.

+ “Đêm tình mùa xuân” đã tới. Lòng ham sống, niềm khao khát hạnh phúc lại được đánh thức. Mị sống lại những ngày quá vãng : “Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi

bạn. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo”. Mị

ý thức về hiện tại rằng mình vẫn còn trẻ. Cảm xúc về thân phận sống lại, “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay”. “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi

chơi”. Mị quấn lại tóc, lấy váy áo định đi chơi. Nhưng A Sử đã bắt trói đứng Mị. Tuy bị

đau đớn, nhưng Mị vẫn thả hồn mình theo những đám chơi với tiếng hát tình tứ.

+ Sức sống mãnh liệt ở người phụ nữ này lại trỗi dậy lần thứ ba, khi Mị chứng kiến cảnh A Phủ bị hành hạ có nguy cơ phải chết trong nay mai. Thương mình, thương người, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ, cũng chính là cắt dây cởi trói mình khỏi kiếp đời nô lệ.

3 . Đánh giá chung :

Tác phẩm là một thành công có tính khai phá của Tô Hoài về đề tài miền núi trong nền văn học mới. Tác giả thể hiện tư tưởng nhân đạo tích cực, mang ý thức giai cấp : lên án những thế lực phong kiến, thực dân áp bức tàn bạo; thông cảm với số phận đau khổ của người nông dân nghèo miền núi; khẳng định những bản chất tốt đẹp và những khát vọng ở họ; những khả năng tích cực và con đường đi tới cách mạng của ngưòi dân miền núi.

ĐỀ 4 :

Có ý kiến cho rằng : Văn học, suy cho cùng, thì ý nghĩa thật sự của nó là góp phần nhân đạo hoá con người. Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của con người, do con người làm ra để đáp ứng nhu cầu của nó. Vì vậy tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó lên tiếng vì con người, ca ngợi và bảo vệ vì con người. Với ý nghĩa đó một tác phẩm lớn trước hết phải là một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc. Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là một tác phẩm như thế.

Thế nào là một tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo ? Trả lời câu hỏi này, người ta thường căn cứ trên một số phương diện cơ bản của tác phẩm. Trước hết một tác phẩm có giá trị nhân đạo phải là một tác phẩm tập trung tố cáo, vạch trần tội ác của những thế lực đang chà đạp lên quyền sống con người. Tác phẩm đó cũng phải là một tác phẩm nhằm tập trung biểu dương, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người. Cuối cùng nhà văn trong tác phẩm phải thông cảm và thấu hiểu được tâm tư tình cảm cũng như những nguyện vọng và mơ ước của con người, giúp họ họ nói lên những ước nguyện và đấu tranh để giành được ước nguyện ấy. Tất cả điều đó có nghĩa là tác phẩm chỉ có giá trị

nhân đạo khi giúp con người sống cho ra con người “giữ con người không sa xuống

thành con vật, mà cũng không thành những ông thánh vô bổ vô duyên. Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo” (Nguyên Ngọc).

Vợ chồng A Phủ, như tên gọi của thiên truyện, viết về cuộc đời của một đôi vợ chồng người Mèo ở vùng núi cao Tây Bắc trước và sau khi đến với Cách mạng. Truyện làm nổi bật số phận khốn khổ, tủi nhục của người dân nghèo miền núi dưới ách thống trị của lũ chúa đất và bọn thực dân, đồng thời ca ngợi cuộc đổi đời của họ nhờ cách mạng. Như thế bản thân đề tài và chủ đề của tác phẩm đã mang nội dung nhân đạo sâu sắc. Thực hiện chủ đề ấy, tác phẩm kết cấu gồm hai phần. Phần I : cuộc sống nô lệ của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, phần II : cuộc sống mới của vợ chồng A Phủ ở khu du kích Phiềng Sa. Chiều sâu nhân đạo của tác phẩm chủ yếu được thể hiện ở phần I, qua đoạn đời tủi nhục của Mị và A Phủ trong nhà thống lí Pá Tra.

Số phận của Mị điển hình cho số phận những người miền núi bị cột chặt vào kiếp nô lệ. Cuộc sống địa ngục ở nhà tên chúa đất đã biến một cô gái xinh đẹp, tràn đầy sức sống thành một nô lệ chai lì về cảm xúc, tê liệt về ý thức. “Ở lâu trong cái khổ, mị quen

khổ rồi”. Mị sống quán tính như một con vật “mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lùi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Thậm chí nhiều khi Mị cảm thấy mình không bằng một con

vật. Trong đêm tình mùa xuân, bị A Sử trói đứng vào cột, Mị “chỉ còn nghe tiếng chân

ngựa đạp vách. Ngựa vẫn đứng gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Cuộc sống ngục tù của Mị được nhà văn đặc tả bằng căn buồng của cô “kín mít, có một chiếc cửa sổ, một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”. Tô Hoài còn hé mở cho thấy thân phận

của bao người con gái khác, trước hết là những người bị bắt về làm vợ trong nhà thống lí Pá Tra“đời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài thì một đời người chỉ biết

Số phận nô lệ tủi nhục của người dân miền núi còn được bổ sung và hoàn chỉnh bằng cuộc đời rách nát đầy khốn khổ của A Phủ. Vốn là một thanh niên sớm mồ côi, sống tự lập, tính cách được rèn luyện mạnh mẽ “A Phủ khoẻ, chạy nhanh như ngựa, con gái

trong làng nhiều người mê”, thế mà chỉ một lần va chạm với A Sử mà trở thành kẻ tôi

đòi trong nhà Pá Tra, mãn kiếp không thể cất đầu lên để được làm người.

Giá trị nhân đạo còn thể hiện trong chỗ nhà văn vạch trần những hành vi và việc làm bạo ngược của cha con thống lí Pá Tra. Sức mạnh của cường quyền được nhà văn miêu tả trong cảnh A Sử bắt Mị trói đứng không cho đi chơi Tết, tóc Mị xoã xuống, A Sử cuốn luôn tóc lên cột, rồi y “thắt nốt cái thắt lưng, tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại”. Cái kĩ càng, rành rẽ của từng động tác biểu hiện sự tàn ác đến thản nhiên của A Sử. Và cảnh bọn chức việc trong làng xử A Phủ lại thêm một bức tranh cụ thể sống động giàu sức tố cáo về một tập tục là hiện thân của ách áp chế kiểu trung cổ của miền núi. Việc bắt A Phủ làm đứa ở trừ nợ càng làm tăng thêm sức tố cáo của tác phẩm : một chàng trai khoẻ mạnh, gan góc, sống tự do như chim trời nơi núi rừng, vậy mà cuối cùng không thoát khỏi ách áp bức của bọn chúa đất, phải rơi vào thân phận nô lệ suốt đời trong nhà thống lí Pá Tra. Đồng thời, Tô Hoài còn kết án tư tưởng thần quyền đã được bọn phong kiến miền núi lợi dụng nhằm cột chặt những kiếp đời nô lệ, Mị và A Phủ bị lời nguyền

“cúng trình ma” trói buộc đời sống tinh thần.

Ngòi bút của Tô Hoài không chỉ phơi bày cái đen tối ảm đạm của cuộc đời, mà còn thiết tha hướng tới phía sự sống và ánh sáng để khơi gợi nó lên. Ngòi bút của nhà văn đã thấm nhuần tinh thần nhân đạo, thể hiện ở niềm tin và sự trân trọng khát khao vươn lên đời sống tự do và hạnh phúc của những con người bị đoạ đầy đau khổ. Đấy là sự tiếp nối tinh thần nhân đạo truyền thống trong văn học văn học dân tộc. Bên trong con người lầm lũi của Mị, Tô Hoài đã nhìn thấy một sức sống nội tâm hết sức hết sức mạnh mẽ phong phú. Trong cái đêm mùa xuân bị trói ấy, tuy thể xác bị hành hạ cầm tù, nhưng tâm hồn hoàn toàn tự do “Mị vẫn nghe tiếng đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”. Mị vẫn bay bổng theo “tiếng sáo gọi yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường”. Trong cái đêm Mị cắt dây cởi trói A Phủ, Mị cũng đã tự cắt dây trói buộc cuộc đời mình với nhà thống lí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Pá Tra. Đến đây cái vòng trói buộc cuộc đời Mị và A Phủ đã được tháo gỡ nút thứ nhất. Mặc dù đây chỉ là những hành động đấu tranh tự phát, nhưng cũng chính là những khát vọng tự do và sự phản kháng mạnh mẽ ấy mà họ sẽ nhanh chóng đến với cách mạng, để giải phóng triệt để cho số phận của mình và của những người nghèo khổ khác.

Cuối cùng việc Mị và A Phủ chạy đến Phiềng Sa, nên vợ nên chồng, gặp gỡ cách mạng, làm du kích, vừa phản ánh hiện thực vừa thể hiện ước mơ của đồng bào miền núi Tây Bắc, khi ánh sáng của cách mạng bắt đầu soi thấu vào cuộc đời tăm tối của họ. Đó cũng là một khía cạnh của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám : nhà văn không chỉ giải thích hiện thực mà còn góp phần cải tạo hiện thực, chỉ ra con đưòng giải phóng của nhân loại cần lao.

Văn học Việt Nam vốn là một nền văn học giàu truyền thống nhân đạo. Nền văn học ấy như tấm gương phản chiếu lịch sử tâm hồn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, một dân tộc nặng nghĩa, nặng tình, giàu lòng nhân ái vị tha. Góp phần làm giàu thêm truyền thống ấy là nhiệm vụ cao cả và thiêng của mỗi nhà văn chân chính. Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là một đóng góp rất đáng trân trọng vào truyền thống ấy.

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi môn ngữ văn (Trang 46 - 50)