Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của đấtnước, chúng ta đã có những bước tiến bộ trong việc cải cách cơ chế quản lýthuế theo hướng tạo hành lang pháp luật trong
Trang 1DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 7
1.1 QUAN NIỆM VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ 7
1.1.1 Thuế và quản lý thuế 7
1.1.2 Quan niệm về cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể 13
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 14
1.2.1 Hộ kinh doanh cá thể và đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể 14
1.2.2 Nội dung cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể 15
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể 24
1.2.4 Tính tất yếu khách quan hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể 29
1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VỀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ 32
1.3.1 Tổng quan kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương trong nước về hoàn thiện cơ chế quản lý thuế 32
1.3.2 Những bài học kinh nghiệm về hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ Ở THỊ XÃ TAM ĐIỆP TỈNH NINH BÌNH 39
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỘ KINH DOANH CÁ THỂ Ở THỊ XÃ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH 39
2.2 HIỆN TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ Ở THỊ XÃ TAM ĐIỆP TỈNH NINH BÌNH 41
2.2.1 Về luật pháp và chính sách liên quan quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể 41
Trang 2thể ở thị xã Tam Điệp 53 2.2.4 Về kiểm tra giám sát quá trình thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh
doanh cá thể 66 2.3 NHỮNG NHẬN XÉT RÚT RA KHI NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ 67 2.3.1 Những thành tựu và nguyên nhân dẫn đến thành tựu 67 2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại 69
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN
THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 76
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 76 3.1.1 Những căn cứ đề xuất phương hướng 76 3.1.2 Phương hướng tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh
doanh cá thể 86 3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 95 3.2.1 Hoàn thiện luật pháp và các chính sách có liên quan đến quản lý thuế
đối với hộ kinh doanh cá thể 95 3.2.2 Xây dựng qui trình phù hợp về quản lý thuế với hộ kinh cá thể 100 3.2.3 Tổ chức tốt việc thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
104 3.2.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý thuế đối với hộ
kinh doanh cá thể 105 3.2.5 Áp dụng công nghệ hiện đại vào công tác quản lý thuế đối với hộ
kinh doanh cá thể 107 3.2.6 Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ, giáo dục đối với hộ kinh
doanh cá thể 107
KẾT LUẬN 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
Trang 3Sơ đồ 2.1: Bộ máy chi cục thuế 64
Biểu 2.1: Kết quả thu ngân sách từ năm 2001 đến năm 2009 51
Bảng 2.2: Số lượng hộ kinh doanh cá thể 2000 - 2009 54
Bảng 2.3: Số tiền thuế thu được năm 2000 - 2009 54
Bảng 2.4: Kết quả điều chính doanh thu 57
Bảng 2.5: Kết quả giải quyết đơn, thư khiếu nại 60
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự ra đời và phát triển của ngành Thuế luôn gắn liền với sự xây dựng vàtrưởng thành của Nhà nước Ở nước ta ngay sau khi tổng khởi nghĩa giànhchính quyền về tay nhân dân, một tuần lễ sau ngày công bố độc lập trước toànthế giới ngày 02/9/1945, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 27 thành lập SởThuế quan Trải qua 65 năm xây dựng và trưởng thành từ chỗ là Sở Thuếquan, Nha Thuế vụ, Vụ Thuế, Thuế công thương nghiệp đến nay chúng ta
đã có một hệ thống thuế hùng mạnh từ trung ương tới địa phương: Tổng cục Thuế Năm 1946 thu từ thuế cả nước mới đạt 16.750 triệu đồng (tiền ngân
hàng cũ), năm 1990 là 8.000 tỷ, năm 2000 là 90.000 tỷ, năm 2005 là 190.000
tỷ (tài liệu công bố tại 60 năm xây dựng và phát triển ngành Thuế), đến năm
2009 dự toán thu ngân sách của cả nước khoảng 400.000 tỷ đồng (theo Quyếtđịnh số 2704/QĐ-BTC ngày 01//12/2008 của Bộ Tài chính) Qua mỗi thời kỳngành Thuế luôn hoàn thành nhiệm vụ chính trị, từ đáp ứng yêu cầu chi tiêucủa Chính phủ trong những ngày đầu kháng chiến đến góp phần xây dựngChủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước và cho đến ngày nay số thu từ thuế đã là “nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước”.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của đấtnước, chúng ta đã có những bước tiến bộ trong việc cải cách cơ chế quản lýthuế theo hướng tạo hành lang pháp luật trong chính sách thuế, quản lý thuế,nâng cao trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện nghĩa
vụ thuế đối với nhà nước, đồng thời từng bước điều chỉnh các sắc thuế phùhợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế Nhờ đó, số thu từ thuế tăng đều quacác năm, luôn trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đáp ứngngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của đất nước Trong chiến lược phát
Trang 5triển kinh tế thị trường của cả nước, Đảng ta luôn coi trọng thành phần kinh tế
tư nhân, luôn tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi để các thành phần kinh tếcùng phát triển và thực tế những năm qua với một cơ chế đơn giản, năng độnglực lượng hộ kinh doanh cá thể của cả nước đã không ngừng lớn mạnh, gópphần tăng thu ngân sách nhà nước
Tuy nhiên hệ thống thuế vẫn còn tồn tại những mặt còn hạn chế, thiếusót như: Chính sách thuế chưa thực sự đồng bộ, việc thu thuế đôi khi còntrùng lắp, tính pháp lý chưa cao; chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thịtrường; chưa xoá bỏ triệt để cơ chế bao cấp qua thuế; chính sách thuế còn cónhững điểm quy định chưa chặt chẽ, tạo kẽ hở cho các tổ chức, cá nhân lợidụng gian lận thuế, trốn thuế; Bên cạnh đó, ý thức về trách nhiệm đối với thuếcủa người nộp thuế nói riêng và người dân nói chung chưa tốt; công tác quản
lý thuế còn yếu kém ở một số lĩnh vực; Chưa đẩy mạnh ứng dụng tin học vàocông tác quản lý thuế; một bộ phận cán bộ thuế yếu cả về trình độ và phẩmchất đạo đức, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới… từ đó làmgiảm hiệu quả quản lý của một số sắc thuế, ảnh hưởng đến nguồn thu ngânsách nhà nước
Công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể còn gặp nhiều điềubất cập, từ việc đăng ký thuế, xác định doanh thu, tính thuế đến việc thu thuếvẫn là một dây chuyền công việc khép kín gần như rườm rà, luẩn quẩn, không
rõ ràng, gây ức chế cho người nộp thuế đồng thời lại tạo ra rất nhiều khó khăncho cơ quan quản lý thuế nói chung và ngành thuế nói riêng Trong khi hộkinh doanh cá thể ngày càng chứng tỏ là một mô hình kinh tế năng động,không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân và có những đóng góp quan trong
với ngân sách nhà nước Chính vì vậy việc chọn và nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể” (lấy ví dụ ở địa bàn
thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) theo tôi là hết sức cần thiết trong giai đoạn
Trang 6hiện nay, hy vọng đề tài nghiên cứu vừa có ý nghĩa lý luận, vừa mang tínhthực tiễn sẽ góp phần việc xây dựng các giải pháp khả thi để giải quyết nhữngvấn đề tồn tại đặt ra đối với việc quản lý hộ kinh doanh cá thể, trong sự tác độngđến quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, góp phần thực hiệnthắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 – 2015
2 Tình hình nghiên cứu
Xuất phát từ tầm quan trọng, phức tạp và ảnh hưởng của chính sách thuếđối với nền kinh tế của cả nước nói chung, hộ kinh doanh cá thể nói tiêng, nên
đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò, chức năng quản lý của Nhà nước
về công tác thuế Các công trình nghiên cứu đó tập trung vào những nội dungsau:
+ Về cơ chế quản lý thuế
+ Về vai trò Nhà nước
Nhìn chung, các Đề tài đều đã đề cập đến vai trò của Nhà nước, về cơchế quản lý thuế và cũng đã có các đề tài nghiên cứu về cơ chế quản lý thuếvới kinh tế tư nhân; với doanh nghiệp; với doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài; với kinh tế cá thể, tiểu chủ Tuy nhiên với tính năng động và đónggóp của các hộ kinh doanh cá thể với nền kinh tế quốc dân, việc hoàn thiện cơchế quản lý thuế là một việc làm cần thiết Trong khi để có được một nền kinh
tế thị trường đầy đủ, thì yêu cầu bắt buộc phải là sự bình đẳng giữa các nềnkinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân Trong kinh tế tư nhân thì sự đóng gópcủa hộ kinh doanh cá thể là không nhiều nhưng lại rất phức tạp, tác động đếnmọi đối tượng trong xã hội, là biểu hiện rõ nét nhất về thu nhập nâng cao đờisống của xã hội Có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận đó là trong sựphát triển của đất nước, Nhà nước chưa thể và không thể giải quyết công ăn,việc làm một cách triệt để và đảm bảo cuộc sống một cách đầy đủ hơn chotoàn xã hội Do đó việc các hộ gia đình, các cá nhân chủ động đầu tư, phát
Trang 7triển kinh doanh để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống là một việc làmđáng được quan tâm và khích lệ Địa bàn thị xã Tam điệp nói riêng, cả nướcnói chung: Hộ kinh doanh cá thể đang chiếm một số lượng lớn trong khu vựcnền kinh tế tư nhân, có những đóng góp nhất định vào công cuộc phát triểnkinh tế của cả nước, trong khi hệ thống chính sách về thuế của Nhà nước đôikhi chưa được kịp thời, chưa hoàn thiện, chưa được quan tâm đúng mức làmcho sự phát triển của các hộ kinh doanh cá thể còn gặp nhiều khó khăn Đó lànguyên nhân thôi thúc tôi phải quan tâm nghiên cứu, góp phần hoàn thiệnchính sách thuế, tạo môi trường bình đẳng và tốt nhất để các hộ kinh doanh cáthể ngày càng phát triển.
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế nói chung
và về ccơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
- Nghiên cứu và làm rõ khái niệm và những đặc trưng của kinh tế tưnhân (được biểu hiện ra bên ngoài dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể) Vaitrò Nhà nước về quản lý thuế đối với kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thịtrường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện hội nhập kinh tếquốc tế;
- Xây dựng cách thức quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể hợp lýphù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ độnghội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằmmục tiêu tập trung thu cho Ngân sách nhà nước, đảm bảo nguồn lực tài chínhphục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thực hiện bìnhđẳng, công bằng xã hội
- Đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể trênđịa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình;
- Đề xuất hướng đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý thuế từ nay đến
Trang 8năm 2015 và những năm tiếp theo nhằm xây dựng cơ chế quản lý thuế hợp lý
và phát huy tính tích cực đối với các hộ kinh doanh cá thể; phù hợp với nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào hệ thống chính sách thuế
và cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian nghiên cứu từ năm 2000 đến nay
+ Không gian: Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích của đề tài đặt ra, bản luận văn sử dụng cácphương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử;
- Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu kết hợp với tổng hợp và thống
- Khái quát và làm rõ những vấn đề cơ bản về vai trò Nhà nước về quản
lý thuế đối với hộ kinh doanh, từ đó nhằm xác định rõ cách thức quản lý thuếthích hợp đối với hộ kinh doanh cá thể
- Nêu bật những chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhànước về cải cách hệ thống thuế qua các thời kỳ từ năm 1990 đến nay, từ đóđưa ra nhận xét và đánh giá tác động của vai trò Quản lý Nhà nước về thuếđối với khu vực kinh tế tư nhân trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị
Trang 9trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nghiên cứu, tổng kết các kinh nghiệm của các quốc gia và địa phương;
từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đốivới các hộ kinh doanh cá thể
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với
hộ kinh doanh cá thể, trong đó tập trung vào nội dung đổi mới, sửa đổi, bổsung, hoàn chỉnh cách thức quản lý trên nền tảng lý luận, thực tiễn cùng vớinhững điều kiện thực hiện cơ bản để đảm bảo các giải pháp được thực thi mộtcách hiệu quả nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, bảo đảm côngbằng xã hội trong việc kê khai nộp thuế giữa những người nộp thuế thuộc mọithành phần kinh tế, tăng thu cho Ngân sách, tạo động lực cho phát triển kinh tế
7 Kết cấu luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện cơ chế quản
Trang 10CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOÀN THIỆN
CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
1.1 QUAN NIỆM VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ.
1.1.1 Thuế và quản lý thuế
1.1.1.1 Thuế và chức năng của thuế.
Ra đời tồn tại cùng với nhà nước, từ đó đến nay, thuế đã trải qua một quátrình phát triển lâu dài và quan niệm về thuế cũng không ngừng được hoànthiện Những nội dung cơ bản của thuế là:
- Thuế là biện pháp động viên của nhà nước mang tính chất bắt buộc đốivới các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội, gắn liền với quyền lực chínhtrị của nhà nước
- Thuế là khoản đóng góp nghĩa vụ, bắt buộc mọi tổ chức và thành viêntrong xã hội phải nộp vào ngân sách nhà nước
- Thuế là một bộ phận của cải từ khu vực tư chuyển vào khu vực côngnhằm trang trải những chi phí nuôi sống bộ máy nhà nước và trang trải cácchi phí công cộng mang lại lợi ích chung cho cộng đồng
- Thuế là một hình thức phân phối thu nhập được nhà nước sử dụng đểđộng viên một phần thu nhập của các tổ chức và cá nhân trong xã hội vàongân sách nhà nước
Bản chất, đặc trưng của thuế.
Trên thực tế có rất nhiều các định nghĩa, quan điểm khác nhau, nhưng cóthể rút ra một số đặc trưng chung của thuế như sau:
Một là: Nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các mối quan
hệ tiền tệ phát sinh giữa Nhà nước với các pháp nhân và các thể nhântrong xã hội
Trang 11Hai là: Những mối quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh mộtcách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt - việc chuyển giao thu nhập cótính chất bắt buộc theo mệnh lệnh của nhà nước.
Ba là: Xét theo khía cạnh luật pháp, thuế là một khoản nộp cho Nhànước được pháp luật quy định theo mức thu và thời hạn nhất định
Như vậy thuế là khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân, pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.
Bản chất của thuế được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn củathuế Những thuộc tính đó có tính ổn định, tương đối qua từng giai đoạn pháttriển và biểu hiện thành những đặc trưng riêng của thuế, qua đó giúp ta phânbiệt giữa thuế với các công cụ tài chính khác như:
+ Tính bắt buộc
+ Tính không hoàn trả trực tiếp
+ Tính pháp lý cao
Chức năng của thuế
- Một là: Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước, là nguồn thu chủ
yếu của ngân sách nhà nước
Đây là chức năng cơ bản của thuế, đặc trưng cho tất cả các dạng Nhànước Về mặt lịch sử, chức năng huy động nguồn lực tài chính là chức năngđầu tiên, phản ánh nguyên nhân nảy sinh ra thuế
Nhờ chức năng huy động nguồn lực tài chính mà quỹ tiền tệ tập trungcủa Nhà nước được hình thành, qua đó đảm bảo cơ sở vật chất cho sự tồn tại
và hoạt động của Nhà nước Chính chức năng này đã tạo ra những tiền đề đểNhà nước tiến hành phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thunhập quốc dân trong xã hội
Sự phát triển và mở rộng các chức năng của Nhà nước với một nền kinh
tế nhiều thành phần, đòi hỏi phải tăng cường chi tiêu tài chính, do đó vai trò
Trang 12của chức năng huy động tập trung nguồn lực của thuế ngày càng cao đòi hỏithuế phải bao quát được hầu hết các nguồn thu nhập trong xã hội, để đảm bảonhu cầu chi tiêu của NSNN, đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán Nhà nướcthông qua thuế tiến hành phân phối một bộ phận đáng kể tổng sản phẩm quốcnội Thuế trở thành nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân sách cácnước có nền kinh tế thị trường.
Chức năng huy động nguồn lực tài chính tạo ra những tiền đề kháchquan cho sự điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế Hay nói cách khác,quá trình huy động tập trung nguồn lực thông qua thuế đã tự động làm xuấthiện chức năng điều tiết kinh tế của thuế Chức năng huy động nguồn lực vàchức năng điều tiết kinh tế có mối quan hệ hữu cơ với nhau
Hai là, thuế là công cụ để Nhà nước điều tiết kinh tế
Chức năng điều tiết kinh tế của thuế mặc dù có cơ sở nảy sinh từ chứcnăng huy động tập trung nguồn lực, nhưng chỉ được nhận thức và sử dụngrộng rãi từ những năm đầu của thế kỷ XX khi vai trò điều tiết kinh tế của Nhànước được thực hiện Việc tăng cường chức năng kinh tế - xã hội của Nhànước dẫn đến mức độ chi tiêu công ngày càng lớn và hậu quả tất yếu đòi hỏiNhà nước phải tăng cường nguồn lực tài chính Nhà nước, nguồn lực đượchình thành chủ yếu từ thuế
Chức năng điều tiết kinh tế của thuế được thực hiện thông qua việc quyđịnh các hình thức thu thuế khác nhau, xác định hợp lý người nộp thuế, đốitượng đánh thuế, thuế xuất, chế độ miễn giảm, phương pháp quản lý thu thuế,Thuế là công cụ điều tiết đối với thu nhập của các tầng lớp xã hội và được thểhiện trên hai mặt đó là khuyến khích, thúc đẩy những hoạt động kinh doanhcần thiết có hiệu quả cao; đồng thời thu hẹp, kìm hãm những ngành nghề, mặthàng cần hạn chế tiêu dùng, hạn chế sản xuất theo hướng tiết kiệm chống lãngphí, thúc đẩy mở rộng thị trường cạnh tranh lành mạnh Trên cơ sở đó, Nhà
Trang 13nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung, phù hợp với lợiích của xã hội Như vậy, bằng cách điều tiết và kích thích, chức năng điều tiếtkinh tế của thuế đã được thực hiện Trong điều kiện chuyển sang kinh tế thịtrường, vai trò kích thích kinh tế thông qua thuế ngày càng được nâng cao.Nhà nước sử dụng thuế để tác động đến lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế
vì lợi ích của xã hội
Giữa chức năng huy động nguồn lực tài chính và chức năng điều tiếtkinh tế có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau Chức năng huy động nguồnlực tài chính nảy sinh đồng thời với sự ra đời của thuế và được coi là chứcnăng cơ sở, qua đó quy định sự tác động và sự phát triển của chức năng điềutiết Ngược lại, nhờ sự vận dụng đúng đắn chức năng điều tiết kinh tế đã làmcho chức năng huy động nguồn lực tài chính của thuế có điều kiện phát triển
Ý nghĩa của chức năng huy động nguồn lực tài chính càng tăng lên nhằm đảmbảo nguồn thu nhập cho Nhà nước đã tạo ra những điều kiện khách quan đểNhà nước tác động một cách sâu rộng đến các quá trình kinh tế và xã hội.Điều đó tạo ra tiền đề tăng thêm thu nhập cho các tầng lớp dân cư, do đó mởrộng cơ sở thực hiện chức năng huy động nguồn lực tài chính
Đó là sự thống nhất biện chứng giữa các chức năng của thuế Sự thốngnhất đó cũng không loại trừ những mặt mâu thuẫn Sự tăng cường chức nănghuy động tập trung tài chính làm cho mức thu nhập của Nhà nước tăng lên.Điều đó đồng nghĩa với việc mở rộng khả năng của Nhà nước trong việc thựchiện các chương trình kinh tế - xã hội Mặt khác, việc tăng cường chức nănghuy động một cách quá mức sẽ làm tăng gánh nặng thuế và hậu quả của nó làgiảm động lực phát triển kinh tế và làm xói mòn vai trò điều tiết kinh tế Đó làtính hai mặt của thuế, nó có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế một cáchtích cực, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế một cách tiêu cực.Tính hai mặt của sự tác động đó cần phải được tính toán kỹ lưỡng trong tiếntrình hoạch định chính sách thuế ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau
Trang 14Tóm lại, để phát huy được vai trò của thuế trong nền kinh tế, phải sửdụng thuế đúng với chức năng của nó Tuy nhiên, vai trò của thuế đối với nềnkinh tế ở mỗi quốc gia không giống nhau mà tuỳ thuộc vào "nghệ thuật sửdụng" công cụ thuế của mỗi quốc gia đó Vấn đề có tính nguyên tắc là thuếphải luôn luôn phù hợp với mục tiêu, đường lối phát triển kinh tế xã hội mỗiquốc gia trong từng thời kỳ nhất định Đó cũng là lý do mà các quốc gia phảithường xuyên rà soát mức độ phù hợp của hệ thống thuế với chiến lược pháttriển kinh tế xã hội của mình, thực hiện các cải cách thuế kịp thời nếu thấycần thiết.
1.1.1.2 Quan niệm về quản lý thuế.
Để đảm bảo mục tiêu thu đúng, đủ thuế nhằm phát huy đầy đủ vai tròcủa thuế trong phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước phải đề ra các quy định,luật pháp nhằm tạo một hành lang thống nhất, buộc mọi tổ chức, cá nhân kinhdoanh phải thực hiện theo
Để Luật pháp về thuế được đảm bảo thực hiện, Nhà nước phải tổ chức ra
bộ máy để quản lý thu thuế và giám sát thực hiện đối với bộ máy này Do bảnchất của thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp nên việc yêu cầu người nộpthuế tự giác khi không có hệ thống luật pháp để bắt buộc là điều không thểthực hiện, thậm chí kể cả khi có hệ thống luật pháp về thuế, nhiều tổ chức cánhân nộp thuế vẫn cố tình không thực hiện hoặc lợi dụng kẽ hở của chínhsách để tư lợi Vì vậy, vai trò quản lý thuế của Nhà nước mang tính áp đặt và
là một tất yếu khách quan trong quá trình quản lý
Từ những cơ sở lý luận trên ta có thể định nghĩa một cách khái quát vềquản lý thuế như sau:
Quản lý thuế là việc Nhà nước sử dụng các phương tiện, cách thức, biện pháp nhằm thực hiện việc thu thuế sao cho đạt hiệu quả, đúng mục tiêu, mục đích đề ra trong việc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước
Trang 15trong từng thời kỳ Được biểu hiện cụ thể thành một hệ thống: Từ việc Nhà nước ban hành chính sách, tổ chức bộ máy, triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát kết quả đến việc chỉnh sửa chính sách và ban hành chính sách mới cho phù hợp với thực tiễn đang quản lý.
Như vậy quản lý thuế có các vai trò:
+ Quản lý thuế nhằm thực hiện một trong những chức năng quan trọngcủa Nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài chính: Đó là điều tiết vĩ mô nền kinh
tế Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất nhằm đảm bảo phát huytối đa những chức năng, vai trò của thuế trong phát triển kinh tế xã hội Ngoài
ra, quản lý thu thuế còn thực hiện một mục tiêu quan trọng nữa là huy động sốthu cho Ngân sách Nhà nước Thể hiện quyền lực tối cao và sự độc quyền củaNhà nước trong việc quản lý và điều hành đất nước
+ Giúp Nhà nước kiểm soát việc nộp thuế của người nộp thuế Dù bất kỳ
ở xã hội nào, lợi ích của người kinh doanh luôn được đặt lên hàng đầu đối vớibản thân mỗi cá nhân nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất Vì vậy, với vai tròkiểm tra, giám sát, vai trò của Nhà nước về Quản lý thuế định hướng, sửa chữanhững sai sót trong quá trình thực hiện các Luật thuế dù vô tình hay cố ý saiphạm Đều phải duy trì bình đẳng xã hội trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế + Giúp Nhà nước quản lý được bộ máy thu thuế Một mặt, đảm bảo bộmáy quản lý thuế vận hành trơn tru, không sai sót; mặt khác, cũng xuất phát
từ lợi ích cá nhân, con người trong bộ máy quản lý thu thuế của Nhà nướccũng có những cá nhân hám lợi sẵn sàng bắt tay với người nộp thuế nhằmgiúp họ trốn thuế và thu những mối lợi bất chính làm thất thu cho Ngân sách,hoặc cố tình gây khó dễ, sách nhiễu để vòi vĩnh Điều đó đòi hỏi Quản lý thuếvới chức năng kiểm tra, giám sát sẽ hạn chế và xử lý các trường hợp này Vìvậy, việc quản lý bộ máy thu thuế chặt chẽ cũng là yêu cầu cực kỳ cấp thiết,nhất là trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cáctác động xấu của mặt trái kinh tế thị trường
Trang 16+ Với vai trò hướng dẫn người nộp thuế, thông qua công tác tuyên truyền,giáo dục sẽ nâng cao ý thức người dân trong việc chấp hành các Luật thuế, đảmbảo việc thực hiện các Luật thuế được nghiêm chỉnh Mặt khác, việc xử lý cácsai phạm đảm bảo nghiêm minh, đúng người, đúng việc nhằm răn đe những đốitượng vi phạm, đồng thời làm gương cho các đối tượng khác.
1.1.2 Quan niệm về cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
- Cơ chế là tổng thể các yếu tố có quan hệ hữu cơ, tác động vào sự vậnhành của một hệ thống nhất định theo những mục tiêu nhất định Về cơ bản,
cơ chế bao gồm những yếu tố thể hiện những tác động điều khiển của chủ thểquản lý đối với hệ thống như: hình thức, phương pháp, công cụ và nhữngyếu tố tự phát tác động theo quy luật vận hành khách quan của hệ thống
- Cơ chế kinh tế được hiểu là cơ chế vận hành của một nền kinh tế thốngnhất sao cho phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan của nó
Khi phân tích cơ chế kinh tế với tư cách là cơ chế vận hành của một nềnkinh tế, chúng ta đề cập tới hệ thống quan hệ kinh tế không phải chủ yếu dướigóc độ chiếm hữu tức quan hệ kinh tế - xã hội mà dưới góc độ phương thứcđiều hành, tổ chức quản lý tức quan hệ kinh tế - tổ chức
Như vậy cơ chế kinh tế là cơ chế điều tiết kinh tế với những phươngpháp, phương thức nhất định, phù hợp với các quy luật kinh tế và trình độ củalực lượng sản xuất xã hội
- Quản lý thuế là hoạt động của Nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện để
tổ chức, điều hành hệ thống quản lý thu thuế nhằm động viên nguồn thu từ thuếvào ngân sách nhà nước theo những quy định của pháp luật về thuế Việc quản
lý thu thuế được thực hiện thông qua một cơ chế, đó là cơ chế quản lý thuế
Như vậy: Cơ chế quản lý thuế là tổng thể các phương thức, cách thức
mà cơ quan quản lý thuế tác động vào hệ thống thuế theo những mục tiêu ngành thuế đã đặt ra trong từng thời kỳ nhất định
Trang 17Từ những phân tích trên, cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cáthể được hiểu là hệ thống các chính sách về thuế được ban hành điều chỉnhđối tượng là các hộ kinh doanh cá thể, nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất, kinhdoanh phát triển, tạo điều kiện các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nâng caothu nhập, cải thiện đời sống, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước.
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ.
1.2.1 Hộ kinh doanh cá thể và đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể.
1.2.1.1 Hộ kinh doanh cá thể và vai trò của hộ kinh doanh cá thể đối với phát triển kinh tế xã hội
- Cac hộ kinh doanh cá thể là một kênh phân phối hàng hoá quan trọng
và nhanh nhất đến người tiêu dùng trong toàn xã hội
1.2.1.2 Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể:
- Hộ kinh doanh cá thể sử dụng ít lao động với quy mô đơn giản, năngđộng, được phân bố rộng rãi trong các tầng lớp dân cư
- Hộ kinh doanh cá thể tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản củamình đối với hoạt động kinh doanh
Trang 18- Hộ kinh doanh cá thể (bao gồm cả hộ hành nghề tư nhân) nếu có mức thunhập dưới mức lương tối thiểu (do Chính phủ quy định) không phải đăng kýkinh doanh (trừ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện) và chưa phải nộp thuế.
1.2.2 Nội dung cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
1.2.2.1 Xây dựng hệ thống luật và chính sách về thuế
Hệ thống luật và chính sánh thuế là các biện pháp mà Nhà nước đưa ra
để đạt được những mục tiêu về thuế Chính sách thuế thể hiện đường lối vàphương hướng động viên thu nhập dưới hình thức thuế trong nền kinh tế quốcdân Chính sách thuế được thực hiện bằng cách thiết lập các văn bản pháp luậttrong lĩnh vực thuế, xác định mức thuế và ưu đãi về thuế trong từng giai đoạnphát triển nhất định Điều đó có nghĩa là chính sách thuế được thực hiện bằngcách thiết lập hệ thống thuế, cải cách thuế và củng cố hệ thống
Hệ thống thuế là tổng hợp các hình thức thuế khác nhau mà giữa chúng
có mối quan hệ mật thiết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ nhất định củaNhà nước trong từng thời kỳ Hệ thống thuế gồm nhiều hình thức thuế khácnhau nhưng sự hình thành từng hình thức thuế do cơ sở thuế quyết định.Trong nền kinh tế thị trường, thuế suy cho cùng đều lấy từ thu nhập Do yêucầu của quá trình tái sản xuất mà thu nhập được vận động trong một chu kỳkhép kín và luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện của nó Chính sự biến đổi
đa dạng đó đã làm nảy sinh các cơ sở thuế khác nhau, tạo ra khả năng đánhthuế của Chính phủ trên sự luân chuyển của dòng thu nhập khép kín và hìnhthành các hình thức thuế khác nhau
Với chức năng, vai trò của thuế, thì thuế không chỉ được sử dụng để tậptrung nguồn lực cho NSNN mà còn là một trong những công cụ quan trọngđiều chỉnh vĩ mô nền kinh tế Bởi vậy, việc xây dựng một hệ thống thuế hiệuquả nhằm giải quyết thoả đáng cả hai yêu cầu trên luôn là tiêu chí của mỗiquốc gia Những tiêu chí cơ bản để xây dựng hệ thống thuế có hiệu quả và
Trang 19thoả mãn hai yêu cầu trên là: (1) Tính công bằng; (2) Tính hiệu quả; (3) Tính
rõ ràng minh bạch; (4) Tính linh hoạt Các tiêu chí này phải kết hợp với nhaumột cách tối ưu nhất nhằm thực hiện mục tiêu của hệ thống một cách tốt nhấttrong hoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể của quốc gia và theo từng giai đoạnphát triển kinh tế Từ yêu cầu đó hệ thống chính sách thuế được thiết lập vàkhông ngừng cải cách và củng cố
Hệ thống chính sách thuế hiện nay gồm: 9 sắc thuế cơ bản (thuế giá trịgia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế thu nhậpdoanh nghiệp; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; thuế sử dụng đấtnông nghiệp; thuế tài nguyên; thuế nhà đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất).Ngoài ra, còn một số loại thu dưới hình thức phí và lệ phí Hệ thống chínhsách thuế này cơ bản đã bao quát được hầu hết các nguồn thu, áp dụng thốngnhất đối với mọi thành phần kinh tế và từng bước thích ứng với yêu cầuchuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Đồng thời hệ thống chính sách thuế trở thành công cụ điều tiết vĩ mô củaNhà nước đối với nền kinh tế góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh pháttriển, khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trongnước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập chongười lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo
Hệ thống luật và chính sách về thuế đối với hộ kinh doanh cá thể Vớimục tiêu bình đẳng, chính sách thuế được áp dụng chung cho các loại hìnhkinh doanh được thể hiện trong việc áp dụng chung các mức thuế suất đối vớicùng ngành hàng, nhóm mặt hàng Trong quản lý thuế đối với các hộ kinhdoanh cũng như các doanh nghiệp, chính sách thuế áp dụng ở một số sắc thuếchủ yếu là: Thuế Môn bài, thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập cánhân (TNCN) hiện nay và 2008 trở về trước là thuế Thu nhập Doanh nghiệp(TNDN), thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế Tài nguyên, Trong đó, các sắc
Trang 20thuế ảnh hưởng nhiều nhất đến các hộ kinh doanh đó là thuế GTGT và thuếTNDN (trước 1999 là Lợi tức), thuế thu nhập cá nhân (từ tháng 1 năm 2009).
Do không kiểm soát chặt chẽ được doanh thu, việc áp dụng các Chính sáchthuế từ khi thực hiện chính sách “mở cửa”đối với các hộ kinh doanh chỉ mangtính chất ước chừng tức là: Đối với các loại hình doanh nghiệp hoạt động theoLuật doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công
ty Cổ phần ) việc kê khai nộp thuế thực hiện theo cách: Lấy doanh thu nhân(x) thuế suất; Tuy nhiên đối với các hộ kinh doanh lại nộp thuế theo cách: Lấydoanh thu (ấn định ước chừng) nhân (x) tỷ lệ chịu thuế (ấn định ước chừng) rồimới nhân (x) thuế suất Xảy ra tình trạng cào bằng giữa các hộ kinh doanh vàkhông công bằng trong việc kê khai nộp thuế với các doanh nghiệp
- Đảm bảo mục tiêu nuôi dưỡng nguồn thu, tạo điều kiện để hộ kinhdoanh để phát triển Đối với bất kỳ khu vực kinh tế nào, việc nuôi dưỡngnguồn thu của thuế cũng là điều cần thiết, nhất là giai đoạn hiện nay, chúng
ta đang công nhận sự tồn tại của thành phần kinh tế tư nhân mà hộ kinh doanhchiếm tỷ lệ lớn và đóng vai trò quan trọng Đảm bảo mục tiêu này, chính sáchphải sát với thực tế kinh doanh của các hộ kinh doanh vì vậy, để động viênđược các hộ kinh doanh tích cực sản xuất, kinh doanh, chính sách thuế phảiđảm bảo động viên ở một tỷ lệ hợp lý, cân đối giữa thu nhập và thuế phải nộp
- Chính sách đơn giản, dễ hiểu, đảm bảo hiệu lực pháp lý cao Vơí đặctrưng của hộ kinh doanh cá thể là mô hình tổ chức đơn giản, trình độ quản lýthấp, để có thể triển khai thực hiện chính sách thuế đối với các hộ kinh doanh
cá thể chính sách thuế phải đơn giản, dễ hiểu, hợp lý và dễ thực hiện Tấtnhiên, cũng phải kèm theo chế tài xử phạt nghiêm khắc để chính sách thuếđược thực hiện nghiêm túc Luật Quản lý thuế ra đời và có hiệu lực từ01/7/2007 đã quy định chặt chẽ quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế cũngnhư của người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân liên quan Đây là một cố gắng
Trang 21nỗ lực của ngành thuế trong việc tham mưu cho các cơ quan lập pháp của Nhànước để lập ra một khung pháp lý chặt chẽ, làm nền tảng cho việc thực hiệncác Luật thuế
1.2.2.2 Xây dựng qui trình thực hiện quản lý thuế
Quy trình quản lý thuế là một bộ phận hợp thành các thủ tục hành chínhthuế tương ứng với một phương thức quản lý thuế nhất định Mỗi cơ chế quản
lý thuế đòi hỏi áp dụng một quy trình quản lý nhất định, phù hợp với tư duyquản lý thuế, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ quản lý, trình độ trang thiết bịcủa cơ quan thuế và trình độ nhận thức của đối tượng nộp thuế nhằm đạt hiệuquả cao trong công tác quản lý
Quản lý thuế ở nước nào cũng gặp khó khăn bởi các hộ kinh doanh cố ý,tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức gian lận các khoản tiền thuế phải nộp;Tình trạng trốn, ẩn lậu về thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến ở nhiều khoảnthu và diễn ra ở các lĩnh vực, vùng, miền khác nhau, vừa làm thất thu chongân sách nhà nước, vừa không bảo đảm công bằng xã hội Do đó, tùy theotừng nước và từng thời gian nhất định, việc áp dụng cơ chế thuế hợp lý vớinhững tiêu chuẩn được ưu tiên để đạt được mục tiêu đề ra trong việc hoạchđịnh chiến lược, chương trình là cần thiết Tuy nhiên cơ chế quản lý thuế vớinhững tiêu chuẩn khi ban hành sẽ được sử dụng trong một thời gian nhất định
và sẽ được điều chỉnh cho phù hợp khi cần thiết
Đối với Việt Nam, cho đến nay ngành thuế đã xây dựng được một sốtiêu chuẩn nhất định (như các tiêu chuẩn về chỉ tiêu số thu, thời gian đăng ký
mã số thuế, thời gian xử lý tờ khai, phát hành thông báo thuế, thời gian hoànthuế ) Tuy nhiên, còn nhiều tiêu chuẩn khác chưa được xây dựng hoặc chưađược hoàn thiện (như các tiêu chuẩn về đối tượng ngừng kê khai, các tiêuchuẩn về dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế, lĩnh vực thanh tra, xử lý tờ khaithuế )
Trang 22Trong quá trình cải cách quản lý thuế và hội nhập quốc tế về thuế, quản
lý thuế của Việt Nam đã chuyển đổi từ quản lý thuế theo đối tượng (chuyênquản), đến cơ chế tự tính - tự khai nộp theo thông báo và đến nay là cơ chế tựtính - tự khai - tự nộp thuế trên cơ sở tăng cường dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộpthuế và thanh tra thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của đối tượngnộp thuế, ngành thuế Việt Nam sẽ phải hoàn thiện các tiêu chuẩn đã thực hiện
và xây dựng những tiêu chuẩn mới đảm bảo tính tiên tiến, có khả năng đánhgiá một cách toàn diện hệ thống quản lý thuế Để thực hiện tốt cơ chế quản lýthuế đối với hộ kinh doanh cá thể theo quyết định 1201/TCT/QĐ/TCCB ngày26/7/2004 của tổng cục thuế Quy trình quản lý thuế theo chức năng bao gồm:
Một là, hỗ trợ và tuyên truyền đối tượng nộp thuế:
Thực hiện tiếp nhận hồ sơ thuế và hướng dẫn hộ mới ra kinh doanh kêkhai đăng ký nộp thuế, trả lời, giải đáp các vướng mắc của người nộp thuếtrong quá trình thực hiện các quy định hiện hành về chính sách thuế, thôngqua các hình thức trả lời tại cơ quan Thuế, qua điện thoại hoặc bằng văn bảntheo đúng hướng dẫn về nghiệp vụ tại các quy trình do Tổng cục Thuế banhành về việc hướng dẫn thực hiện công tác hỗ trợ đối tượng nộp thuế trongthẩm quyền
Chủ trì phối hợp với các bộ phận chức năng tổ chức tiếp xúc thông quacác hình thức hội nghị, hội thảo, tập huấn để phổ biến hướng dẫn chính sách
và thủ tục về thuế cho đối tượng nộp thuế thực hiện cơ chế tự khai nộp
Lưu trữ và tổ chức phổ biến chính sách thuế mới, thực hiện việc đào tạo
và đào tạo tại chỗ về chuyên môn nghiệp vụ đối với lực lượng cán bộ chuyêntrách của đơn vị Lưu trữ và thông báo các nội dung hướng dẫn chính sáchthuế đã tiến hành cho người nộp thuế đến các bộ phận chức năng nhằm thốngnhất các biện pháp thi hành pháp luật về thuế trong toàn ngành
Thực hiện các chế độ về đánh giá, phân tích, báo cáo với các cấp cóthẩm quyền, và cơ quan cấp trên theo quy định
Trang 23Hai là, kê khai kế toán thuế:
Thực hiện việc tiếp nhận tờ khai, hồ sơ thuế của người nộp thuế, và tiếnhành xử lý trong thẩm quyền hoặc chuyển cho các bộ phận chức năng theophân công, phân cấp, theo qui định tại quy trình
Căn cứ vào số liệu kê khai thuế của người nộp thuế tiến hành các bướctheo quy trình xử lý thông tin về số thuế phát sinh nhằm mục đích quản trị dữ
liệu thuế theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ (Nhưng không tác động vào
việc kê khai của người nộp thuế).
Theo dõi, giám sát việc xử lý thông tin về số thuế phát sinh theo kê khaicủa người nộp thuế, trên cơ sở dữ liệu đó tiến hành phân tích, đánh giá chungtình hình thực hiện của từng hộ kinh doanh nhằm mục đích thu thuế và mụcđích khác theo yêu cầu tại hồ sơ thuế của người nộp thuế và các bộ phận chứcnăng, cũng như các bộ phận có liên quan của Ngành
Quản trị, tổng hợp và lưu trữ thông tin về thuế của từng hộ kinh doanhtrong phạm vi phân cấp theo quá trình hoạt động của người nộp thuế
Thực hiện các chế độ về đánh giá, phân tích, báo cáo với các cấp theoquy định
Xây dựng dự toán thu và tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện dự toánthu theo qui định
Ba là, thu nợ và cưỡng chế thuế:
Nhận hồ sơ pháp lý thuế của người nộp thuế và tổ chức thực hiện cácbiện pháp đôn đốc thu nợ, cưỡng chế về thuế từ bộ phận quản lý thu nợ và bộphận kiểm tra xử lý
Phân tích dữ liệu - thông tin về tình trạng thuế trên hồ sơ thuế của ngườinộp thuế, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp xử lý, phối hợp thực hiện nhằmmục tiêu đôn đốc thu nợ, cưỡng chế về thuế đối với người nộp thuế khôngtuân thủ pháp luật thuế một cách có hiệu quả
Trang 24Tổ chức thực hiện quy trình theo dõi, đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuếtheo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, và theo thực tiễn của việc áp dụng cơchế tự khai, tự nộp trong phạm vi phân cấp, phân quyền.
Giúp Lãnh đạo xây dựng các biện pháp, cơ chế phối hợp, cũng như hànhlang pháp lý về việc thực thi quyền hành pháp về thuế - mà cụ thể là quyềnđôn đốc thu nợ và cưỡng chế về thuế
Thực hiện các chế độ về đánh giá, phân tích, báo cáo với cơ quan cấptrên theo quy định
Bốn là, thanh tra, kiểm tra:
Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm đối với người nộp thuế trongphạm vi phân cấp, phân quyền quản lý trên cơ sở thông tin thuế đã được thuthập, và phân tích theo quy trình, đồng thời dựa trên cơ sở nguồn lực của từng
bộ phận trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời báo cáo cơ quan thuếcấp trên
Theo kế hoạch đã được lãnh đạo duyệt, bộ phận thanh tra, kiểm tra (cóthể) phối hợp với các phòng chức năng của Cục, cũng như các cơ quan banngành tại địa phương để thực hiện việc thanh tra, kiểm tra người nộp thuếtheo quy trình thanh tra, kiểm tra thuế do Tổng cục Thuế ban hành nhằmtránh chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra
Tiến hành thực hiện các bước chuẩn bị cho việc thực hiện công tác thanhtra, kiểm tra theo quy trình, bao gồm: Mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanhtra, kiểm tra; Phương pháp tiến hành; tiến độ thực hiện cuộc thanh tra, kiểm tra.Thực hiện thanh tra, kiểm tra tại cơ sở theo quyết định về thanh tra, kiểmtra đúng theo các qui định tại quy trình thanh tra, kiểm tra do Tổng cục Thuếban hành
Lập hồ sơ trình có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết hoặc đề nghị cơ quanchức năng khởi tố theo quy định của pháp luật đối với người nộp thuế viphạm nghiêm trọng pháp luật thuế
Trang 25Tiếp nhận, kiểm tra, phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế, miễn thuế, giảmthuế của người nộp thuế, dự thảo quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuếtrình cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhập số thuế được hoàn thuế, miễn thuế,giảm thuế theo quyết định.
Thực hiện xác minh và trả lời kết quả xác minh hoá đơn theo quy định.Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền
Báo cáo thực hiện kế hoạch và kết quả thanh tra, kiểm tra đối với các cấp
có thẩm quyền
1.2.2.3 Tổ chức thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
Bộ máy quản lý thuế được tổ chức thành ba cấp từ Trung ương đến địaphương, từ Tổng cục thuế đến Cục thuế và cuối cùng là Chi cục thuế Tổngcục thuế phụ trách quản lý trên địa bàn lãnh thổ Cục thuế phụ trách địa bàntỉnh Chi cục thuế phụ trách địa bàn quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh Đốivới hộ kinh doanh cá thể, do tính chất kinh doanh trải rộng và đông đảo trênkhắp địa bàn, để đảm bảo mục tiêu quản lý thu thuế hiệu quả, chặt chẽ, hạnchế thất thu thuế và yêu cầu Bộ máy quản lý thu thuế phải đơn giản, gọn nhẹ,chi phí thấp Mặt khác, cần có một bộ phận chuyên sâu, nắm chắc địa bàn để
có thể quản lý hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh một cách chặt chẽ
Mô hình quản lý hiện nay là các Đội thuế phường, xã trực thuộc Chi cục thuế
và các Uỷ nhiệm thu thuế thuộc UBND các xã, phường trực tiếp thực hiệnviệc quản lý thu thuế Ngoài ra, còn một số đội bộ phận chuyên môn cùngthuộc Chi cục thuế quản lý để thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo, kiểm tra,giám sát và tham mưu về công tác thu thuế
Xây dựng phương thức quản lý thuế trên cơ sở thực hiện các quy trìnhquản lý một cách đồng bộ Mục đích của việc ban hành các quy trình quản lýnhằm công khai hoá các hoạt động của cơ quan thuế trong quản lý, xoá bỏ cácthủ tục phiền hà, tốn kém cho người nộp thuế Tạo điều kiện thuận lợi nhất
Trang 26cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật Mặtkhác ban hành quy trình quản lý còn nhằm kiểm tra việc thực hiện các côngviệc của cán bộ thuế với yêu cầu khoa học, tiết kiệm thời gian với hiệu quảcao nhất.
1.2.2.4 Giám sát việc thực hiện quản lý thuế và việc tuân thủ pháp luật về thuế của các tổ chức cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về thuế.
Giám sát thực hiện quản lý thuế đã được xây dựng theo qui định chung
về pháp luật trong việc tổ chức thực hiện đối với người nộp thuế mà ở đây là
hộ kinh doanh cá thể với cơ quan thuế
Thực hiện luật quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, cơ quan thuế
đã xây dựng được cơ chế kiểm tra, giám sát hồ sơ kê khai thuế nhằm chốngthất thu thuế qua việc kê khai thuế; ngăn chặn và xử lý kịp thời những viphạm về thuế nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế trong việc thựchiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế
Tổ chức quản lý thuế là hoạt động của cả một hệ thống, được vận hànhbởi con người được xã hội phân công lao động Vì là một hệ thống điều hànhbởi con người, hoạt động quản lý thuế không thể lúc nào cũng trơn tru, hoànhảo trên tất cả các khâu của hệ thống Mặt khác, quản lý thuế là một công việcphức tạp, gần với đồng tiền, vì vậy dễ nảy sinh tiêu cực Từ đó phát sinh côngtác kiểm tra sự hoạt động của bộ máy quản lý thuế Một mặt, đánh giá thựctrạng hoạt động của bộ máy, mặt khác để phòng ngừa và xử lý nghiêm cáctrường hợp cố tình vi phạm Công tác kiểm tra đối với bộ máy quản lý thuế cóthể chia thành hai cách thức:
- Công tác tự kiểm tra: Đây là hoạt động của bộ máy thanh tra nội bộ,
mục đích nhằm chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụcủa các cán bộ thuế Công tác tự kiểm tra mang tính chất thường xuyên, liêntục đối với tất cả các cấp trong hệ thống quản lý thuế từ Tổng cục thuế, Cụcthuế đến Chi cục thuế
Trang 27- Công tác kiểm tra của các đơn vị ngoài ngành thuế: Thường được tổ
chức theo chương trình, kế hoạch định sẵn của các cơ quan thuộc Nhà nướcnhư: Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính Mụcđích thanh tra, kiểm tra của các đơn vị này cũng nhằm phát hiện và chấnchỉnh sai phạm của cơ quan thuế các cấp nhưng trên quan điểm khách quan
do độc lập với ngành thuế
Vì vậy để đảm bảo hoạt động kiểm tra giám sát chấp hành tốt nhiệm vụ,công vụ của chi cục thuế thị xã Tam Điệp, tuân thủ nghiêm túc các quy địnhcủa pháp luật, đồng thời đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hoá ngành thuế.Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công tác kiểm tra sự tuân thủ trongtoàn ngành thuế; góp phần đưa công tác quản lý thuế và quản lý nội bộ Chicục thuế thị xã Tam Điệp đi vào nề nếp, xây dựng ngành thuế ngày càng vữngmạnh toàn diện
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
1.2.3.1 Môi trường quản lý thuế
Việt Nam đang trên bước đường thành công trong công cuộc phát triểnkinh tế với các thành tựu của hơn 20 năm đổi mới Tình hình chính trị ổnđịnh, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng cao cũng lànhững nhân tố tác động tích cực đến sự phát triển của các hộ kinh doanh cáthể Bên cạnh đó cũng còn những khó khăn nhất định như, việc ban hành cácsắc thuế quá phức tạp, qui định không rõ ràng, thủ tục hành chính về thuếrườm rà gây khó khó khăn cho người nộp thuế và cán bộ thuế, trình độ hiểubiết về thuế và ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của các tầng lớpdân cư còn hạn chế, nếu các hộ kinh doanh cá thể hiểu Luật thuế và các quyđịnh khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình thì việc thực hiệnLuật thuế sẽ được tuân thủ ở mức độ cao và ngược lại, nếu không hiểu biết,
Trang 28tình trạng trốn lậu thuế sẽ phổ biến, các hành vi trốn lậu thuế không được pháthiện, tố giác Thậm chí có trường hợp gian lận, trốn lậu thuế còn được coi làviệc đương nhiên
Thực tế cho thấy, nếu các hộ kinh doanh cá thể hiểu Luật thuế và cácquy định khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình thì việc thựchiện Luật thuế sẽ được tuân thủ ở mức độ cao và ngược lại, nếu không hiểubiết, tình trạng trốn lậu thuế sẽ phổ biến, các hành vi trốn lậu thuế không đượcphát hiện, tố giác Thậm chí có trường hợp gian lận, trốn lậu thuế còn đượccoi là việc đương nhiên hoặc đồng tình ủng hộ
Thu thuế nhằm mục đích đảm bảo nguồn chi, ngoài việc nuôi sống bộmáy Nhà nước còn để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xãhội Sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành trong công tác quản lý thuế mộtmặt sử dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để hỗ trợ cơ quan thuếtrong tổ chức và quản lý thu thuế, mặt khác để giám sát công tác quản lý thuthuế của cơ quan thuế Ngoài ra, với mục tiêu gắn thu chi Ngân sách cho cáccấp chính quyền sẽ làm cho chính quyền gắn được trách nhiệm của mìnhtrong việc đảm bảo nguồn chi, từ đó sẽ sát sao trong công tác phối hợp quản
lý đối với người nộp thuế Đặc biệt với việc Cơ quan thuế uỷ nhiệm thu một
số khoản thu Ngân sách cho UBND các phường xã trong giai đoạn hiện nay
1.2.3.2 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và các qui định của các tổ chức kinh tế quốc tế có liên quan đến thuế quan
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với những cam kết về thuế quan củaViệt nam với thế giới, đòi hỏi chính sách thuế phải mang lại hiệu quả caonhất, đảm bảo công bằng nhất, rõ ràng minh bạch và đơn giản nhất, nhưngcũng thể hiện tính linh hoạt, thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thịtrường có định hướng XHCN ở Việt nam nhằm tạo động lực khuyến khíchmọi chủ thể tích cực bỏ vốn đầu tư, góp phần thực hiện được mục tiêu kinh tế
Trang 29Tính công bằng, công khai, minh bạch của thuế thể hiện trước hết ở nộidung các quy định trong chính sách rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng chomọi đối tượng Chính sách minh bạch là cơ sở cho việc thực thi chính sáchthuận lợi, việc thu thuế đảm bảo công bằng, nhanh chóng có hiệu quả, hạn chếphát sinh tiêu cực Chính sách minh bạch là yếu tố đảm bảo công bằng xã hội
về nghĩa vụ giữa người nộp thuế, giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế,
từ đó, củng cố lòng tin của các chủ thể kinh tế nói riêng, của người dân nóichung đối với Nhà nước Một chính sách thuế minh bạch sẽ làm tăng tínhtrung lập của thuế, đồng thời, góp phần thực hiện được các mục tiêu kinh tế
xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ
Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và những cam kết quốc tế về thuếquan mà Việt Nam ký kết tham gia có tác động không nhỏ đến cơ chế quản lýthuế Theo những cam kết này, cơ quan thuế phải xây dựng một lộ trình về cắtgiảm thuế quan, xây dựng các chuẩn về danh mục mặt hàng đánh thuế đối vớikinh tế khu vực và các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia, cảicách thủ tục hành chính thuế quan…Điều đó đặt ra cho ngành thuế một yêucầu, mục tiêu cấp bách là phải hoàn thiện cơ chế quản lý thuế theo xu thế hộinhập kinh tế quốc tế
1.2.3.3 Tổ chức bộ máy và trình độ của cán bộ quản lý thuế.
Theo quy định của Luật quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở cơ quanthuế các cấp được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo 4 chức năngnhằm chuyên môn hoá, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng,gồm: Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Kê khai kế toán thuế; Đôn đốc thu
nợ và cưỡng chế thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế
Trên cơ sở tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng, cơ quan thuếphân định rõ chức năng nhiệm vụ giữa các phòng, ban, đội thuế, từ Tổng cụcthuế, Cục thuế, Chi cục thuế, đội thuế, chỉ đạo, hướng dẫn giám sát và đánhgiá kết quả thực hiện kế hoạch của các cấp từ trung ương xuống địa phương
Trang 30Để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế, ngànhthuế phải tiếp tục tổ chức tốt việc đào tạo và đào tại lại đội ngũ cán bộ côngchức thuế để đảm đương nhiệm vụ quản lý thuế được giao, đặc biệt là đội ngũcán bộ thuế cấp Chi cục Đào tạo nâng cao trình độ sử dụng máy tính và khaithác thông tin trên mạng cho đội ngũ cán bộ thuế, đảm bảo đạt 90% cán bộcông nghệ thông tin có thể sử dụng thành thạo ứng dụng vào công tác nghiệp
vụ, 60% người sử dụng có thể làm việc trên môi trường mạng Chú trọngcông tác đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầuxây dựng hệ thống thông tin về người nộp thuế; nâng cao kỹ năng sử dụng,quản lý, khai thác các nguồn thông tin về người nộp thuế Triển khai cácchương trình đào tạo nâng cao ý thức pháp luật cho cộng đồng các doanhnghiệp về nội dung liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của người nộp thuế, liênquan đến lĩnh vực kê khai, tính, nộp thuế Xây dựng phương án bố trí lại hệthống tổ chức bộ máy và cán bộ để phù hợp với yêu cầu quản lý mới, đặc biệt
là bộ phận làm nhiệm vụ quản lý thuế Trên cơ sở rà soát, bố trí lại lực lượngcán bộ một cách hợp lý, xác định nhu cầu tuyển dụng và đào tạo phù hợp, đápứng yêu cầu công tác quản lý thuế Trước mắt đào tạo chuyên sâu cho lựclượng cán bộ làm công tác giá tính thuế và công nghệ thông tin
Cán bộ thuế phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêucầu của tình hình về chính sách thuế, nghiệp vụ quản lý các khoản thu, sắcthuế, hiện đại hóa quản lý thu bằng ứng dụng tin học; cán bộ thuế phải có khảnăng tuyên truyền giáo dục, tư vấn đối tượng nộp thuế thành thạo Thái độ vàphong cách ứng xử của cán bộ thuế thật tận tụy, công tâm, khách quan giữaquyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của đối tượng nộp thuế Là người bạnđồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện cácluật thuế Phẩm chất cán bộ thuế tốt và phải được rèn luyện, tu dưỡng thườngxuyên để không bắt tay với đối tượng vi phạm luật thuế
Trang 311.2.3.4 Sự thay đổi phương thức quản lý thuế và cơ sở vật chất để thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
Luật quản lý thuế được quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006, cóhiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007 Là khuôn khổ pháp lý cao nhất cho hoạtđộng quản lý thuế và là cơ sở để thực hiện đổi mới phương thức quản lý thuế
từ cơ chế chuyên quản, người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế thụ động, sang
cơ chế tự khai, tự nộp, đề cao trách nhiệm của người nộp thuế trong việc chủđộng tính thuế, nộp thuế Luật có phạm vi điều chỉnh toàn diện, áp dụng vớitất cả các khâu trong quá trình thu nộp các sắc thuế và khoản thu ngân sách;qui định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp thuế, công chứcthuế, cơ quan thuế và đặc biệt là luật đã đề cao trách nhiệm pháp lý của các cơquan nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác trong công tác quản lý thuế.Mặt khác, cơ sở vật chất cũng là nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lýthuế, đó là nhà cửa, các trang thiết bị, công cụ, dụng cụ Cùng với sự pháttriển của đất nước, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý thuế phải ngàycàng khang trang, hiện đại Một mặt, để bộ máy quản lý thuế có thể hoạt độngmột cách hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, tiêu cực Mặt khác, để phục vụngười nộp thuế một cách nhanh gọn, chính xác, giảm thiểu những phiền hàkhông đáng có
Một trong những cơ sở vật chất quan trọng đó là hệ thống các công nghệthông tin trong cơ quan thuế Thông qua việc ứng dụng công nghệ tin sẽ giảmthiểu rất nhiều thời gian, công sức của cán bộ thuế cũng như của người nộpthuế Qua vận dụng những ưu thế của công nghệ thông tin sẽ giúp việc quản
lý thuế được chính xác tình trạng hoạt động cũng như thu thập thông tin củangười nộp thuế thông qua trao đổi, đối chiếu, nâng cao tính chính xác củacông tác dự báo nguồn thu cũng như báo cáo, thống kê Tầm quan trọng đặcbiệt của công nghệ thông tin sẽ phát huy ưu điểm tuyệt đối khi ứng dụng
Trang 32trong thanh toán bắt buộc thông qua hệ thống tín dụng, ngân hàng, tạo điềukiện cho việc quản lý thuế chặt chẽ, công bằng.
1.2.4 Tính tất yếu khách quan hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế quản lý thuế trên cơ sở xây dựng hệ thống
luật và chính sách thuế chặt chẽ, từ đó tổ chức quản lý thuế đối với hộ kinh doanh ngày càng hiệu quả.
Chính sách thuế là một trong những quy định bắt buộc do Nhà nước đặt
ra để quản lý thu thuế, nhằm buộc các công dân phải thực hiện nghĩa vụ nộpthuế của mình Để thu thuế hiệu quả, đạt được những mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội trong từng thời kỳ của đất nước, chính sách thuế phải đảm bảo cácyêu cầu: Công bằng; hiệu quả; minh bạch, rõ ràng; linh hoạt Và để chínhsách thuế đạt được các yêu cầu như vậy, đòi hỏi những nhà xây dựng chínhsách phải thâm nhập thực tế để nắm được những cách thức thực hiện, nhữngdiễn biến trong quá trình kinh doanh dù là nhỏ nhất Tránh việc xa rời thực tếhoặc “cưỡi ngựa xem hoa”, ban hành "chính sách ở trên trời chuyện đời ởdưới đất”, không phù hợp với thực tế Dù yêu cầu như vậy, trên thực tế vẫnxảy ra các trường hợp ban hành chính sách thuế như kể trên, dẫn đến việcquản lý thuế gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí các quy định của chính sáchthuế về cùng một vấn đề còn trái ngược, làm cho người nộp thuế và các cán
bộ quản lý thuế cấp dưới không biết phải thực hiện thế nào cho đúng, hoặc vìkhông sát thực tế dẫn tới thất thu thuế, tạo điều kiện cho các đối tượng láchluật để trốn thuế
Với những đặc trưng của kinh tế cá thể việc quản lý thuế là vô cùngkhó khăn, phức tạp Trên thực tế, qua một thời gian rất dài, thậm chí trước cảkhi thành lập hệ thống thuế, chính sách thuế để quản lý các hộ kinh doanh cáthể đều mang tính ước chừng dẫn đến việc thất thu thuế trong quản lý thuế là
Trang 33rất lớn Từ đó yêu cầu tìm ra cách thức để xây dựng chính sách quản lý hiệuquả là một thực tế khách quan về hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộkinh doanh cá thể.
- Hệ thống luật về thuế chặt chẽ giúp người nộp thuế hiểu rõ và tuân thủ các chính sách thuế
Đối với hộ kinh doanh cá thể hầu như không có một tổ chức, hiệp hộinào đứng lên làm đại diện Các quy định pháp lý để quản lý các hộ kinhdoanh cá thể cũng chưa được nghiên cứu cụ thể và rõ ràng như như các thànhphần kinh tế khác Như vậy, việc nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuếđối với kinh tế cá thể nhằm nghiên cứu sâu, cụ thể về hoạt động của các hộkinh doanh cá thể để ban hành chính sách quản lý cho phù hợp, hiệu quả vàmang tính chất pháp lý cao Vai trò Nhà nước ở đây còn được được đề cao vớinhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế trên cơ sở hỗ trợ người nộpthuế trong mọi công việc, vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh cả
về chính sách cũng như cơ chế, đảm bảo nguyên tắc “phục vụ khách người nộp thuế” với trách nhiệm cao nhất, tạo môi trường quản lý thuế trongsạch, hiệu quả, khoa học
hàng Hệ thống luật thuế chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho người nộp thuế một
cách thuận tiện, nhanh chóng, chính xác.
Trong việc kê khai nộp thuế cho nhà nước, người nộp thuế chính làkhách hàng và cơ quan thuế là người phục vụ Việc cán bộ thuế sách nhiễu,gây khó khăn cho người nộp thuế ở các khâu: nộp hồ sơ khai thuế, mua hoáđơn, chấp hành việc thanh, kiểm tra của cơ quan thuế vẫn diễn ra phổ biếnvới nhiều mức độ khác nhau Thời gian dành cho việc kê khai, nộp thuếchiếm khá nhiều thời gian của người nộp thuế
Đối với các hộ kinh doanh cá thể dù mô hình tổ chức, quản lý của hộkhông phức tạp, thậm chí đơn giản nhưng số lưọng lại đông, quy định nộp
Trang 34thuế theo tháng dẫn đến ùn tắc khâu nộp thuế những ngày cuối tháng Thậmchí đối với các hộ kế toán tư nhân, việc kiểm soát hồ sơ khai thuế để tính sốnộp cũng mất nhiều thời gian do chưa có ứng dụng tin học trong kê khai cũnglàm mất nhiều thời gian của hộ Điều này cũng dẫn đến một số tiêu cực như:cán bộ thuế kê khai thuế thay chủ hộ, gây khó khăn hoặc ưu ái để sách nhiễu,vòi vĩnh
Vì vậy, việc xây dựng một môi trường lành mạnh, trong sạch, văn minhgiữa cơ quan thuế và người nộp thuế để việc kê khai nộp thuế của người nộpthuế được dễ dàng, thuận tiện với thời gian và chi phí thấp nhất là yêu cầuquan trọng trong nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế
- Hệ thống luật thuế chặt chẽ đảm bảo việc thu thuế được thực hiện
công bằng, chặt chẽ theo đúng quy định của Pháp luật, hạn chế tiêu cực,
Tổ chức quản lý thu thuế là khâu chốt của quá trình quản lý thuế với mụctiêu là thu đúng, đủ thuế Để đảm bảo việc thu đúng, đủ thuế, đòi hỏi việckiểm tra việc kê khai thuế của người nộp thuế phải chặt chẽ, phù hợp với thực
tế kinh doanh, không phân biệt loại hình kinh tế nào Thực tế quản lý đối với
hộ kinh doanh tình trạng thất thu thuế xảy ra còn phổ biến, một mặt do khôngnắm sát doanh thu, mặt khác do người nộp thuế cố tình trốn tránh, chây ỳ,kinh doanh không đăng ký, kê khai nộp thuế gây rất nhiều khó khăn chocông tác thu thuế Mặt khác, khi thu được thuế về, còn xảy ra tình trạng xâmtiêu, biển thủ tiền thuế do cách thức thu thuế đối với hộ kinh doanh chủ yếu làthu trực tiếp bằng tiền mặt, nhất là ở khu vực đã uỷ nhiệm thu thuế
Thứ hai, hoàn thiện cơ chế quản lý thuế góp phần làm giảm những
khuyết tật của kinh tế thị trường và góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế ở nước ta
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế là góp phần tạo công bằng xãhội trong nghĩa vụ nộp thuế của các công dân, tạo điều kiện cho các thành
Trang 35phần kinh tế nói chung, hộ kinh doanh cá thể nói riêng phát triển trong mộthành lang pháp lý chung, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người laođộng, giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định đời sống một bộ phận dân cư Ngoài ra,cùng với việc tạo điều kiện phát triển cho các hộ kinh doanh cá thể ở vùngsâu, vùng xa, miền núi, vùng nông thôn sẽ trực tiếp phục vụ nhu cầu dân cưcác khu vực này được tốt hơn, tạo điều kiện thông thương hàng hoá giữa cácvùng miền, góp phần xoá bỏ khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thànhthị, miền núi và miền xuôi Từ đó góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội, giảm bớt được những ảnh hưởng xấu về kinh tế xã hội dokhuyết tật của kinh tế thị trường mang lại
Quản lý thuế có hiệu quả phải gắn liền với mục tiêu nuôi dưỡng nguồnthu Đó chính là tạo điều kiện để các hộ kinh doanh cá thể phát triển Để các
hộ kinh doanh phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranhđược với sự thâm nhập của các tập đoàn bán lẻ quốc tế thì vai trò nhà nước vềquản lý thuế phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, sát thực tế đối với các hộ kinhdoanh nhằm điều chỉnh kịp thời những biến động do hội nhập gây ra Hỗ trợcác hộ kinh doanh cá thể không có nghĩa là ưu ái hay thu thuế ít đi mà mấuchốt là xây dựng một hành lang pháp lý về thuế nói riêng và kinh doanh củacác hộ kinh doanh nói chung để các hộ kinh doanh cá thể có điều kiện phát
huy tối đa thế mạnh của mình .
1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VỀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ.
1.3.1 Tổng quan kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương trong nước về hoàn thiện cơ chế quản lý thuế
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Chi cục Thuế thành phố Ninh Bình.
Tại thời điểm tháng 5 năm 2010 Chi cục Thuế thành phố Ninh Bình,thuộc Cục Thuế tỉnh Ninh Bình quản lý 3288 hộ kinh doanh cá thể nộp thuế
Trang 36thường xuyên hàng tháng, chiếm 24 % tổng số hộ kinh doanh cá thể trên địabàn tỉnh Ninh Bình, trong đó chỉ có 135 hộ mở sổ sách kế toán, được nộp thuếgiá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp trêndoanh thu, còn lại tới 96 % số hộ nộp thuế giá trị gia tăng theo phương phápkhoấn thuế, ổn định 6 tháng hoặc 12 tháng Thành phố Ninh Bình là trung tâmvăn hoá, kinh tế, là đầu mối lưu thông hàng hoá giữa các tỉnh phía nam vớicác tỉnh thuộc phía nam đồng bằng bắc bộ, chính vì vậy nơi đây là trung tâmbán buôn, bán lẻ hàng hoá, tạo điều kiện thúc đẩy các hộ kinh doanh cá thểphát triển, đồng thời thành phố Ninh Bình cũng là đơn vị có số thu từ các hộkinh doanh cá thể cao nhất tỉnh Tuy nhiên số thuế thu được thông qua các hộkinh doanh cá thể chưa tương xứng với mức độ kinh doanh thực tế Công tácthu tuy đã có những chuyển biến tích cực song thực tế vẫn còn bị thất thu cả
về số hộ và doanh thu kinh doanh Nguyên nhân qua tìm hiểu của bản thânmột phần do công tác lãnh đạo, chỉ đạo có những mặt còn hạn chế chưa tìm ranhững biện pháp hữu hiệu để chống thất thu; việc điều chỉnh doanh thu cònthiếu kịp thời, nên doanh số ấn định chưa thật sự sát, đúng với doanh thu thực
tế kinh doanh Mặt khác ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của một số hộ kinhdoanh chưa cao, một số hộ kinh doanh ở một số ngành hàng như: vận tải,thuốc tân dược, thương mại đang mượn danh nghĩa là thành viên góp vốn,
là cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế để trốntránh nghĩa vụ nộp thuế, trong khi đó sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thuếcòn thiếu chặt chẽ và đồng bộ, nên việc phát hiện và xử lý vi phậm chưa đượcnghiêm túc và kịp thời
Để nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địabàn, được ssự quan tâm chỉ đạo của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình, Chi cục Thuếthành phố đã chủ động thực hiện một số biện pháp sau:
- Tăng cường phổ biến chính sách, pháp luật thuế, nhất là các chính sách,luật mới và sử đổi, bổ sung như Luật thuế TNCN, Luật thuế GTGT , Luật
Trang 37thuế TNDN ; duy trì và nâng cao hiệu quả của chuyên mục thuế trên sóngđài phát thanh của huyện và của các xã, nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật,chính sách thuế của các hộ kinh doanh cũng như của người dân trên địa bàn.
- Tổ chức tốt của phòng giao dịch một cửa, tạo điều kiện thuận lợi ccchongười nộp thuế đến làm thủ tục đăng ký, kê khai và được giải đáp các vướngmắc về thuế khi có yêu cầu
- Thực hiện nghiêm túc các quy trình quản lý thuế của ngành đề ra; phốihợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn ràsoát, nắm vững số hộ kinh doanh thực tế trên địa bàn, quy mô kinh doanh,đưa hết các hộ đang kinh doanh vào quản lý, đăng ký và chứng nhận đăng kýthuế cho tất cả các hộ kinh doanh, phát hiện kịp thời các hộ mới ra kinh doanhđôn đốc kê khai, đăng ký thuế
- Tổ chức phân loại hộ kinh doanh theo quy mô và ngành nghề kinhdoanh để áp dụng biện pháp quản lý phù hợp theo hướng chuyển đổi các hộkinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai, hận chế hộ nộp thuế theophương pháp khoán, điều chỉnh kịp thời doanh thu của các hộ nộp thuế khoán,kiên quyết xử lý các vi phạm về thuế theo đúng quy định
- Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ củacác hộ kinh doanh theo đúng quy định
Đến nay mặc dù mới qua một thời gian ngắn nhưng công tác quản lý vàthu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Ninh Bình đã có nhữngchuyển biến tích cực, thực sự trở thành đầu tầu về thu thuế hộ kinh doanh cáthể trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
1.3.1.2 Anh – Cơ quan thuế tập trung cải thiện quản lý nợ thuế.
Cơ quan thuế và Hải quan Anh ( HMCR) vẫn không sử dụng thông lệ tốtnhất đã được công nhận về quản lý nợ thuế và cải thiện việc thu hồi nợ và các
nỗ lực định hình rủi ro của mình, đặc biệt là mức độ nợ thuế tăng trong một
Trang 38môi trường kinh tế khó khăn, theo một báo cáo phát hành ngày 09 tháng 06năm 2009 của uỷ ban hạ viện kế toán công.
Báo cáo cho biết HMRC cần phải làm nhiều hơn nữa để người nộp thuếnộp thuế đúng hạn, lưu ý rằng trong năm 2007-2008, 30% các khoản nộp thuế
bị chậm hầu hết các khoản nợ đã được giải quyết trong vòng một tháng của kỳhạn, còn lại khoảng 10% các khoản nộp thuế chưa trả sau một tháng, uỷ banmức độ nộp thuế muộn chỉ ra rằng một số người nộp thuế biết làm thế nào để
“đối phó với”hệ thống, bằng việc nộp thuế sau ngày đáo hạn, nhưng trướcngày các hình phạt được áp dụng cho các khoản thuế nộp chậm được đưa ra,mặc dù đã có những bước tiến trong việc cải thiện chất lượng thông tin cungcấp cho người nộp thuế để giúp họ biết được khi nào đến hạn nộp thuế, làmthế nào để nộp thuế, và hiệu quả của việc không nộp thuế, HMRC phải thayđổi thái độ của những người liên tục nộp thuế chậm
HMRC có thể làm nhiều hơn nữa để khuyến khích nộp thuế nhanh chóngbằng cách tạo ra nhiều phương thức thanh toán có sẵn Mặc dù cơ quan thuếcho biết gần đây đã giới thiệu nhiều phương thức khác nhau, như lại cho cáccông ty khó khăn về tài chính có nhiều thời gian hơn để nộp thuế
Tuy nhiên, báo cáo ghi nhận rằng nếu không có hệ thống định hình rủi
ro, điều này sẽ khó khăn hơn cho HMRC để đánh giá rủi ro của những ngườichưa thực hiện thuế bị vỡ nợ Các cơ quan phải theo dõi nợ thực tế và đánhgiá liệu các tiêu chuẩn này có áp dụng trọng việc đánh giá các ứng dụng dịch
vụ hộ trợ nào đã thực hiện trong thực tế, cung cấp hỗ trợ cho các đối tượngmục tiêu, ủy ban cho biết Đồng thời HMRC có thể cần phải cung cấp chongười nộp thuế sự hỗ trợ trong một vài thời điểm trong quả trình suy thoái vàHMRC nếu cố giắng rút ra những kinh nghiệm của cơ quan thuế khác trongviệc giải quyết suy thoái
Trang 391.3.1.3 Ê-THI-Ô-PI-A- Chính phủ trừng trị thẳng tay những người tránh thuế, mở rộng phạm vi thuế GTGT.
Chính phủ Ê-THI-Ô-PI-A, trong một nỗ lực để tăng nguồn thu của chínhphủ, đã lập kế hoạch để tiếp tục“làm ngột thở” những người nộp thuế đồngthời tiến hành mở rộng hệ thống thuế GTGT, theo một thông báo trên WebsiteAFLAfrica.com vào ngày 04 tháng 5
Một vài người nộp thuế đã hy vọng rằng đến năm bầu cử tổng thống
2010 sắp tới sẽ dẫn đến sự xoá bỏ nợ thuế của các doanh nghiệp Tuynhiên.Bộ Thu đã bác lại tin đồn đó, cho biết Bộ này không có ý xoá bỏ nợthuế và thay vì làm việc sẽ thực hiện“ các biện pháp quan trọng” chống lạinhững người không nộp thuế
“Chúng tôi không thoả hiệp bất cứ điều gì trong thực thi nguyên tắc vàqui định thi hành để nộp thuế”, Bộ trưởng Bộ thu Melaku Fenta đã nói trongmột cuộc họp báo tại Addis Ababa vào ngày 30 tháng 4 ,Melaku cho biết ôngbiết nhiều người đang hoạt động kinh doanh của họ mặc dù còn nợ các hoáđơn thuế lớn và những kẻ chốn thuế này sẽ phải đối diện với các hình phạtcủa pháp luật nếu không nộp thuế
Melaku đưa ra ví dự về một vài công ty bảo hiểm đã nợ chính phủ 36triệu ETB (khoảng 3.2 triệu USD) Ông cho biết các công ty này đã đạt đượcmột thoả thuận thanh toán với chính phủ bao gồm một khoản thanh toán banđầu 25 % tổng số thuế, phần còn lại sẽ nộp thuế trong vòng 1 năm Melakucũng nói rằng Bộ Thu đang nghiên cứu để tăng hệ thống thuế GTGT của đấtnước, đã thảo luận làm việc một cách cụ thể với các cơ quan thuế địa phương
ở Addis Ababa, theo một thông báo trên Website AFLAfrica.com
Bộ Thu hy vọng sẽ đăng ký cho 10.000 người nộp thuế vào cuối nămtài chính (năm tài chính của Ethiopia bắt đầu từ 08 tháng 07 năm nay đến 07/7năm sau) Đến nay, có khoảng 1500 người nộp thuế đã được đăng ký Thuế
Trang 40GTGT có tính chất bắt buộc đối với các doanh nghiệp có mức thu hàng nămtrên 500.000 ETB (khoảng 44.500USD).
1.3.2 Những bài học kinh nghiệm về hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thuế của các nước: Anh, Êthiôpia
và của Chi cục Thuế thành phố Ninh Bình, chúng ta thấy mặc dù đã là cácnước phát triển nhưng gian lận về thuế vẫn là một thách thức không của riêngbất kỳ một quốc gia nào và nguồn thu từ thuế vẫn là nguồn thu chủ yếu củaNSNN và biện pháp cuối cùng vẫn là quản lý số tiền thuế nợ; tích cực kiểmtra, giám sát chống gian lận về thuế và tăng cường công tác tuyên truyền, giảithích về chính sách thuế
Thứ nhất: Phải tăng cường công tác quản lý, đăng ký thuế, đồng thời
phải tiến hành phân loại, áp dụng các biện pháp quản lý cần thiết, mục đíchtiến tới quản lý được 100 % các hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn, nhưngcũng cần ý thức được rằng cơ chế quản lý này chỉ thích hợp áp dụng với cácnhóm đối tượng nộp thuế có đủ khả năng và điều kiện thực hiện chứ khôngthể áp dụng theo lối đại trà cho tất cả mọi đối tượng nộp thuế Do vậy, trongquản lý thu, để đảm bảo tính hiệu quả cần khi triển khai cơ chế cần có lộ trìnhcho từng loại đối tượng nộp thuế, sắc thuế để lựa chọn cách thức quản lý chophù hợp
Thứ hai: để áp dụng tốt, phát huy lợi ích của cơ chế mới và đảm bảo sự
thành công khi triển khai cơ chế quản lý thuế, cơ quan thuế cần phải có sựchuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng về nhân lực và vật lực Một mặt, tiếp tục hoànthiện các điều kiện cần thiết cho việc triển khai cơ chế quản lý thuế như điềukiện pháp lý, ý thức tự giác của đối tượng nộp thuế, trình độ cán bộ thuế,trang thiết bị mặt khác thường xuyên đánh giá kết quả thí điểm để rút ranhững kinh nghiệm quản lý phù hợp