1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP an bình khoá luận tốt nghiệp 443

92 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 849,44 KB

Nội dung

Trang 1

⅛μ IWBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠONGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG -fôfôQ«ra -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐỀ TÀI:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

Giảng viên hướng dẫnHọ và tên sinh viênMã sinh viên

NGÔ THỊ MINH PHƯƠNG

LÊ THỊ HUYỀN16A4000315K16NHHNGÂN HÀNG

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em Các số liệutrong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, được sử dụng trung thực, nguồn có trích dẫnrõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa phát triển từ các tài liệu, tạp chí, công trìnhnghiên cứu đã được công bố.

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2017

Sinh viên thực hiện

LÊ THỊ HUYỀN

Trang 3

CBCNV Cán bộ công nhân viên

TMCP Thương mại cô phân

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ Đồ

Bảng 1.1 bảng chấm điểm tín dụng 23

Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu của ABBANK 2014-2016 31

Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động: 34

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng tại ABBANK ( 2014-2016) 36

Bảng 2.4: Phân loại dư nợ tín dụng theo chất lượng dư nợ của ABBANK giai đoạn2014-2016 40

Bảng 2.5 :So sánh tình hình nợ xấu của ABBANK với một số NH khác 41

Bảng 2.6: Bảng xếp hạng rủi ro khách hàng 58

Bảng 2.7: Tình hình trích lập DPRR của ABBANK từ 2014 - 2016 59

Bảng 3.1: tóm tắt các mục tiêu tài chính2017 của ABBANK 73

Biểu đồ 2.1 : quy mô chi nhánh của ngân hàng ABBANK giai đoạn 2012-2016 27

Biểu đồ 2.2 Lợi nhuận và cơ cấu thu nhập của ABBANK 33

Biểu đồ 2.3 : Tình hình tăng trưởng tín dụng 2014-2015 tại ABBANK 35

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu TD tại ABBANK theo TSBĐ năm 2016 38

Biểu đồ 2.5: tỷ lệ nợ xấu theo khu vực giai đoạn 2014-2016 tại ABBANK 42

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu theo hình thức bảo đảm tín dụng tại ABBANK 44

Sơ đồ 1.1: Phân loại RRTD theo nguyên nhân phát sinh 9

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP An Bình 29

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu nhân sự theo trình độ 30

Sơ đồ 2.3 : Cơ cấu tổ chức bộ phận quản trị rủi ro tại ABBANK 51

Trang 5

1.1.2 Đặc điểm và vai trò của tín dụng ngân hàng 5

1.1.3 Các hình thức tín dụng 6

1.1.4 Các phương thức cho vay 7

1.2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 7

1.2.2 Đặc điểm và phân loại RRTD 8

1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến RRTD 9

1.2.4 Những thiệt hại do RRTD gây ra 11

1.2.5 Dấu hiệu nhận biết RRTD 13

1.2.6 Các biện pháp hạn chế RRTD 17

1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM 18

1.3.1 Khái niệm, nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng 18

1.3.2.Sự cần thiết phải quản trị RRTD 18

1.3.3 MÔ hình quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM hiện nay 18

1.3.4 Nội dung quản trị RRTD tại Việt Nam 19

1.3.5 Ý nghĩa của quản trị RRTD 24

Trang 6

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

AN BÌNH ( 2014-2016) 34

2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần AB 34

2.2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK ( 2014-2016) 46

2.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ RRTD TẠI NHTM CP AN BÌNH 61

2.3.1 Những thành tựu đạt được trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD tạiNHTM CP An Bình 61

2.3.2 Những tồn tại trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD tại ngân hàngTMCP An Bình 65

2.3.3 Nguyễn nhẫn của những hạn chế trong công tác QT RRTD 68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 71

CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆUQUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH 72

3.1 Định hướng phát triển hoạt động quản trị RRTD dụng tại ABBANK 72

3.1.1 Bốicảnh nền kinh tế 72

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động quản trị RRTD tại ABBANK 72

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại ABBANK 74

3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng: 74

3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quy trình tín dụng, quy trình quảntrị rủi ro tín dụng 76

3.2.3 Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ 79

3.2.4 Hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra: 80

3.3 Một số kiến nghị đề xuất 80

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ: 80

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước 81

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 82

KẾT LUẬN 84

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm vừa qua, có thể nói “hội nhập” là từ khóa được các nhàkinh tế Việt Nam nhắc đến nhiều nhất, khi nước ta liên tục tham gia các tổ chứckinh tế lớn trong khu vực và thế giới như ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA),gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế chiếnlược xuyên Thái Bình Dương (TPP) Hội nhậpvừa là cơ hội vừa là thách thức đốivới các đơn vị kinh doanh Đặc biệt vớingành ngân hàngthì yêu cầu đi đầu về đổimới và phát triển để tiếp cận gần hơn với các chuẩn mực quốc tế, khắc phục khókhăn và nắm bắt cơ hội là sứ mệnh.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chính là kinh doanh rủi ro, rủi ro càngcao thì lợi nhuận càng lớn Đây là ngành nghề kinh doanh nhạy cảm, bất kỳ sự thayđổi nào của thị trường cũng có thể tác động thậm chí tác động rất lớn theo hướngtích cực hay tiêu cực tới ngân hàng Chấp nhận rủi ro ở mức độ nào còn tùy thuộc

vào khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng “Hãy nói cho tôi biết bạn quản lỷ rủi ro ra

sao, tôi sẽ nói ngân hàng bạn thế nào?” - Tiến sĩ S L Srinivasulu, Chủ tịch tập

đoàn KESDEE Inc Đúng là như vậy, từ bài học kinh nghiệm của các cuộc khủnghoảng tài chính trên thế giới, việc tăng cường năng lực quản trị rủi ro và khả năngtài chính là giải pháp tối ưu để các ngân hàng thương mạitrụ vững và phát triểntrước những biến động khó lường của thị trường trong thời kỳ hội nhập Đặc biệt lànâng cao công tác quản trị RRTD, khi mà tín dụng là ngành nghề truyền thống, đặctrưng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và cũng làhoạt động phức tạp nhất, mang lại nhiều lợi nhuận và rủi ro nhất Vì vậy, RRTDxảy ra sẽ gây ảnh hưởng lớn, trực tiếp tới lợi nhuận thậm chí là sự tồn tại của mộtngân hàng Do đó nâng cao công tác quản trị RRTD, nhất là với các ngân hàngthương mại Việt Nam khi mà tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tới 60-70%tổng thu nhập của ngân hàng và các ngân hàng nước ngoài vốn đã dày dặn kinhnghiệm trong lĩnh vực quản trị RRTD, thì đây đang là vấn đề cực kỳ quan trọng vàbức xúc cần được quan tâm ngay cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn.

Cùng nhận ra tầm quan trọng đó, ngay từ những ngày đầu thành lập, ngân

Trang 8

hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBANK) đã rất chú trọng tới công tác nângcao năng lực quản trị RRTD, đặc biệt những năm gần đây ABBANK có nhữngbước chuyển mình lớn để có thể cạnh tranh tranh với các ngân hàng thương mạitrong nước - vốn đã có kinh nghiệm lâu năm, xa hơn nữa là cạnh tranh với cácngân hàng trên thế giới Giúp ngân hàng hạn chế được hậu quả RRTD gây ra, quảnlý nó ở mức ngân hàng có thể chấp nhận và đạt được lợi nhuận mong muốn Đặcbiệt, khi hiệp ước Basel II đang được áp dụng ở Việt Nam, tương lai xa hơn là BaselIII, đòi hỏi phải xúc tiến quá trình nâng cao năng lực quản trị RRTD theo chuẩn hóaquốc tế Không những thể hiện sự lành mạnh trong kinh doanh ngân hàng mà cònthu hút mạnh mẽ trong hợp tác với các nhà đầu tư và tổ chức tài chính quốc tế.

Dựa trên tính khả thi và tính cấp thiết của đề tài này , cùng với những kiếnthức đã được học tại Học viện Ngân hàng, tìm hiểu về công tác quản trị RRTD tạiABBANK trong thời gian thực tập, tác giả đã lựa chọn đề tài iiiiNang cao hiệu quảquản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình” làm khóa

luận tốt nghiệp của mình.

2 Tông quan nghiên cứu

Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhànghiên cứu cũng như các nhà lãnh đạo Ngân hàng Hiện nay, có nhiều công trìnhnghiên cứu, thảo luận khoa học xung quanh vấn đề quản trị rủi ro nói chung và quảntrị rủi ro tín dụng nói riêng Trong những công trình nghiên cứu này, tác giả đã hệthống hóa, phân tích và đưa ra sự đánh giá về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM,làm rõ vai trò và sự cần thiết của nó trong hoạt động kinh doanh, định hướng chocác NHTM nói chung, Ngân hàng TMCP An Bình nói riêng trong quá trình xâydựng và xử lý rủi ro tín dụng Một số giải pháp đã và đang được triển khai trongthực tiễn hoạt động tại NH TMCP An Bình Tuy nhiên các công trình nghiên cứunày được thực hiện ở những giai đoạn trước khi Việt Nam tham gia ký kết các Hiệpđịnh kinh tế quan trọng như Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái BìnhDương (TPP), gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, Môi trường hoạt động kinhdoanh ngân hàng có nhiều biến động nhất là sự thay đổi nhanh về trình độ côngnghệ, thông tin quản lý tín dụng trong ngân hàng , chính sách pháp luật, trình độ

Trang 9

quản lý của ngân hàng có sự khác biệt lớn so với giai đoạn hiện nay.

Bối cảnh kinh tế mới đòi hỏi sự cập nhật về cả lý luận và thực tiễn trong côngtác quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Điều này đã thôi thúc tác giả thực hiệnnghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng và những giải pháp nâng caohiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP An Bình giai đoạn 2014 - 2016.

3 Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích xuyên suốt của đề tài là nghiên cứu những vấn đề cơ bản vểRRTD, quản trị RRTD trong ngân hàng thương mại và tìm hiểu quy định về quảntrị RRTD theo tiêu chuẩn quốc tế từ Hiệp ước Basel II, Basel III Trên cơ sở đó,phân tích sâu đánh giá thực tiễn tình hình quản trị RRTD và đề xuất những giảipháp nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bìnhtheo hướng chuẩn hóa quốc tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập hiện nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: RRTD và quản trị RRTD trong hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng thương mại.

Phạm vi nghiên cứu: Tập trung phân tích hiệu quả quản trị RRTD tại Ngânhàng thương mại cổ phần An Bình giai đoạn 2014 - 2016.

5 Phương pháp nghiên cứu

Lấy phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương phápluận cho đề tài Ngoài ra, tập trung vào phương pháp điều tra khảo sát thực tế trongquá trình thực tập cùng những kiến thức tổng hợp đã được học về tài chính ngânhàng, cùng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để nghên cứu đề tàimột cách logic, khoa học.

6 Ket cấu khóa luận

Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, khóa luận tốt nghiệp được chialàm ba chương như sau:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tíndụng trong ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mạicổ phần An Bình

Trang 10

Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tácquản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn côgiáo Th.s Ngô Thị Minh Phương đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trongsuốt quá trình làm bài, cũng như cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Ban lãnh đạo Ngânhàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Hoàng Cầu nơi em thực tập Do kinhnghiệm thực tế còn chưa nhiều nên bản khóa luận này không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý thầy cô và các anh chị đểbài viết của em đạt kết quả một cách tốt nhất.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 11

trong tương lai và được định nghĩa một cách đầy đủ như sau: “Tín dụng là quan hệ

chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từngười sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định quay trở lại ngườisở hữu với lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu”.

Hiểu theo một cách khác rộng hơn thì “ tín dụng là một giao dịch về tài sản

(tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng, các định chế tài chính khác) vàbên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp, các chủ thể khác); trong đó bên cho vay chuyểngiao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận,bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khiđến hạn thanh toán”(Theo Hồ Diệu, 2011).

Tín dụng ngân hàng là hoạt động quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất ở hầu hếtcác các NHTM, là hình thức cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp và thểnhân tại Việt Nam.

1.1.2 Đặc điêm và vai trò của tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng có đặc điểm là:

Thứ nhất, cơ sở để quyết định một khoản tín dụng là lòng tin.

Thứ hai, tín dụng ngân hàng có tính tạm thời và sử dụng theo đúng mục đíchđã cam kết với ngân hàng.

Thứ ba,tín dụng ngân hàng phải dựa trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điểu kiện.Thứ tư,tín dụng ngân hàng là hoạt động tiềm ẩn rủi rocao cho ngân hàng.Thứ năm, tín dụng ngân hàng phải dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi,

Trang 12

giá trị hoàn trả thường phải lớn hơn giá trị khoản vay.

Hoạt động tín dụng ngân hàng tuy tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng lại mang đến rấtnhiều lợi ích cho bản thân ngân hàng, khách hàng và cả nền kinh tế.

Đối với nền kinh tế, tín dụng ngân hàng giúp điều chuyển vốn từ nơi thừa vốntạm thời đến nơi thiếu vốn tạm thời, là liều thuốc bôi trơn cho hoạt động kinh tếđược diễn ra trơn tru, giải quyết vấn đề cho nhà tiết kiệm và nhà đầu tư trên thịtrường Góp phần lưu thông tiền tệ, hàng hóa, điều tiết thị trường, kiểm soát giá trịđồng tiền và thúc đẩy quá trình mở rộng giao lưu kinh tế giữa các nước.

Đối với bản thân ngân hàng, tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm tỉtrọng lớn nhất trong tổng tài sản có, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngânhàng ( 60% - 70%) Thông qua hoạt động tín dụng, còn giúp ngân hàng kiếm thêmthu nhập từ các dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn tài chính,

Đối với bản thân khách hàng, hoạt động tín dụng ngân hàng đã đáp ứng kịpthời, đầy đủ nhu cầu về vốn cho khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễtiếp cận Ngoài ra, giúp cho khách nắm bắt tốt cơ hội kinh doanh và nhận được sựtư vấn từ ngân hàng để kinh doanh hiệu quả Tính trách nhiệm phải hoàn trả gốc, lãicho ngân hàng đúng thời hạn, sẽ thúc đẩy khách hàng sử dụng vốn vay đúng mụcđích, hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ thực hiện kinh doanh, đảm bảo nghĩa vụ trả nợcho ngân hàng và mang lại lợi nhuận cho mình.

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm: tín dụng có bảo đảmvàtín dụng không có bảo đảm

Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:tín dụng trả góp, tín dụng phi trả góp, tín dụng

hoàn trả theo yêu cầu

Căn cứ vào xuất xứ tín dụng: tín dụng trực tiếp, tín dụng gián tiếp

Trang 13

Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng:Tín dụng bằng tiền, tín dụng bằng hiện

1.1.4 Các phương thức cho vay

Hiện nay, ngân hàng có nhiều phương thức cho vay, dựa trên sự thỏa thuận giữangân hàng và khách hàng sao cho phù hợp nhất với mục đích và nhu cầu vay củakhách hàng như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dựán đầu tư, Cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dựphòng, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vaytheo hạn mức thấu chi, và các phương thức cho vay khác.

1.2.RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Cũng giống như bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào, các ngân hàng thươngmại cũng phải chấp nhận rủi ro để có lợi nhuận, rủi ro càng cao thì lợi nhuận cànglớn Sống chung với rủi ro và có thể phải đối mặt với thua lỗ là điều không thể tránhkhỏi, dù muốn hay không.

Như vậy có thể hiểu kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, vì vậy, việc tìmhiểu về rủi ro, đặc biệt là RRTD là vô cùng quan trọng.

Rủi ro theo quan điểm hiện đại là những khả năng xảy ra khác xa so với dự kiến banđầu, có thể theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực.

Theo Hennie van Greuning -Sonja B rajovic Bratanovic: RRTD được

địnhnghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hòan trả vốn gốcso với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng Điều này gây ra sự cố đối vớidòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khỏan của ngân hàng.

RRTD Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng được hiểu là “ rủi ro thất

thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chínhhoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng, bao gồm cả việc không thựchiện thanh toán nợ cho dù đó là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn ”

Còn theo khoản 1 điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của NHNN Việt

Nam thì RRTD được hiểu như sau: “RRTD là tổn thất có khả năng xảy ra đối với

Trang 14

nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiệnhoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theocam kết”.

Có thể thấy rất nhiều quan điểm vềRRTD, tuy nhiên đơn giản có thể hiểuRRTD là khả năng khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc hoặc lãiđúng kỳ hạn cho ngân hàng Vì vây, biểu hiện của RRTD là không thu được lãiđúng hạn, không thu được gốc đúng hạn, không thu đủ gốc hoặc không thu đủ lãi.Tương đương với nó là các dạng tồn tại của RRTD( nợ cần chú ý, nợ quá hạn, ) ,chúng chuyển hóa cho nhau, mà mức độ cuối cùng là nợ có khả năng mất vốn.

1.2.2 Đặc điểm và phân loại RRTD

1.2.2.1 Đặc điểm của RRTD

Thứ nhất, RRTD mang tính bị động, bởi chính khách hàng mới là người trực

tiếp sử dụng vốn, nắm rõ được mục đích, chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn vay.Ngân hàng rất khó để có thông tin một cách đầy đủ thậm chí là không chính xác, sựbất cân xứng này là nguyên nhân làm cho ngân hàng ở thế bị động, chậm trễ trongviệc đối phó với rủi ro.

Thứ hai, RRTD có tính đa dạng và phức tạp: bản thân hoạt động tín dụng là một

hoạt động phức tạp nhất của ngân hàng, nó tồn tại dưới rất nhiều hình thức vàphương thức cấp tín dụng khác nhau cho mỗi đối thượng và nhu cầu khách hàngkhác nhau Vì vậy, RRTD rất phức tạp, từ nguyên nhân đến cách phòng ngừa và xửlý, đòi hỏi sự quan tâm đúng mực của các ngân hàng.

Thứ 3, RRTD gắn liền với hạt động tín dụng: Do sự bất cân xứng, mà bất cứ khoản

vay nào cũng có thể gây ra RRTD cho ngân hàng, dù muốn hay không thì RRTD làkhông thể tránh khỏi, là khách quan, là bạn đường trong kinh doanh, chỉ có thể đềphòng, hạn chế chứ không thể loại trừ.

1.2.2.2 Phân loại RRTD

Có rất nhiều cách phân loại RRTD khác nhau, để từ đó nhận biết đầy đủnguyên do, giai đoạn gây ra RRTD, từ đó phân trách nhiệm cho các bộ phận thựchiện Cách phân loại thường thấy nhất là phân loại RRTD theo nguyên nhân gây raRRTD:

Trang 15

Sơ đồ 1.1: Phân loại RRTD theo nguyên nhân phát sinh

Nguồn: Tài liệu học tập “ Quản trị rủi ro tín dụng” của Học viện Ngân hàng

Rút ro giao dịch: là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những

hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá KH Rủi ro giao dịchbao gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ: Rủi ro lựa chọn là rủi ro cóliên quan đến đánh giá và phân tích tín dụng khi NH lựa chọn những phương án vay vốncó hiệu quả để ra quyết định cho vay Rủi ro đảm bảo phát sinh từ các tiêu chuẩn bảođảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảmbảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo Rủi ro nghiệpvụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cảviệc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.

Rủi ro danh mục: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý

danh mục cho vay của NH, được phân chia thành rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng bên trong của mỗi chủ thể đivay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế.Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểmsử dụng vốn của KH vay Rủi ro tập trung là trường hợp NH tập trung cho vay quánhiều đối với một số KH, cho vay quá nhiều KH hoạt động trong cùng một ngành,lĩnh vực kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định,

1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến RRTD

1.2.3.1 Nguyên nhân khách quan

Trongkinh doanh, luôn phải đối mặt với các biến cố không mong muốn như :sự

Trang 16

bất ổn của môi trường kinh tế ( chu kỳ kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá, ),những thay đổi về môi trường pháp lý (, chính sách kinh tế, chính sách thuế, .),thiên tai, chiến tranh , dịch bênh vượt qua tầm kiểm soát của người đi vay vàngười cho vay Ngoài ra, yếu tố tập quán, văn hóa xã hội và công nghệ-thông tin,cũng là những nguyên nhân gây ra RRTD.

1.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan

về phía ngân hàng

Ngân hàng có thể gặp RRTD, do:

Do sự bất cân xứng trong thông tin, dẫn đến ngân hàng có thể đưa ra quyếtđịnh sai lầm, do không nắm bắt được đầy đủ và chính xác các thông tin về tư cáchkhách hàng, năng lực tài chính, mục đích và hiệu quả sử dụng vốn vay.

Ngoài ra, có thể do chính sách cấp tín dụng của ngân hàng thiếu sự nhất quánvà chưa phù hợp, quy trình thẩm định còn lỏng lẻo Đơn cử như chú trọng mở rộngtín dụng mà không quan tâm tới chất lượng tín dụng.

Trình độ năng lực của cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng còn yếu kém dẫnđến những nhận định sai lầm và cho vay không đạt hiệu quả Không am hiểu vể lĩnhvực mình sẽ cho vay nên xác định sai hiệu quả dự án và khả năng trả nợ của kháchhàng.

Đạo đức nghề ngiệp của cán bộ tín dụng không tốt cũng là nguyên nhân lớngây raRRTD Nhiều cán bộ ngân hàng có phẩm chất yếu kém, chạy theo đồng tiềnmà sẵn sàng cấu kết với khách hàng, cấp tín dụng cho những khoản vay có rủi rocao Thậm chí, chính cán bộ trong ngân hàng cấu kết với nhau, lấy sổ đỏ của nhiềukhách hàng để làm hồ sơ giả, rút tiền của ngân hàng.

về phía khách hàng:

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: Là khi khách hàng cố tình sử dụng vốnvay khác với mục đích sử dụng trong đơn xin vay Đầu tư vào những lĩnh vực rủi rocao hoặc những ngành nghề bị pháp luật cấm Dẫn đến làm ăn thua lỗ và không cókhả năng trả nợ.

Khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng gặp nhiều yếu kém: trình độ tổchức, quản lý của người quản lý còn yêu kém, thiếu kinh nghiệm ,không nhanh

Trang 17

nhạy trước những diến biến của thị trường,

Khách hàng có chủ đích lừa đảo ngân hàng: người đi vay có khả năng khôngtrả được nợ, gây rủi ro cho ngân hàng nhưng lại luôn tìm mọi cách để có thể đượcvay vốn tại ngân hàng bằng cách cung cấp thong tin sai lệch, sử dụng vốn khôngđúng mục đích, có tiền nhưng cố tình không trả nợ cho ngân hàng,

1.2.3.3 Từ phía bảo đảm tín dụng

Từ phía tài sản bảo đảm có những rủi ro gặp phải như: TSBD khó định giá, dongân hàng thiếu thông tin và kỹ thuật thẩm định; TSBĐ có tính khả mại thấp như lànhững tài sản chuyên dụng, đặc chủng rất khó để bán mặc dù giá trị có thể cao; giátrị của TSBĐ biến động theo hướng bất lợi hoặc gặp sự cố không mong muốn nhưhỏa hoạn, bão lũ, ; hay phát sinh những vấn đề pháp lý, tranh chấp và khách hàngkhông có thiện chí giao tài sản cho ngân hàng, dẫn đến khó khăn cho việc quản lývà xử lý TSBĐ khi khoản cấp tín dụng có vấn đề.

1.2.4 Những thiệt hại do RRTD gây ra

Khi RRTD xảy ra, nó để lại rất nhiều hậu quả cho ngân hàng và gián tiếp ảnhhưởng đến khách hàng, thậm chí là toàn bộ nền kinh tế.

1.2.4.1 Trước tiên là bản thân ngân hàng

Là bên phải chịu nhiều thiệt hại nhất nếu có RRTD xảy ra.

RRTD làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng:Khi RRTD xảy ra thì

một phần vốn của ngân hàng bị tồn đọng hay thậm chí thất thoát trong khoản nợnày, điều này làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng, làm giảm doanh số cho vayvà dẫn đến việc làm giảm hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng

RRTD làm gia tăng chi phí của ngân hàng: Ngân hàng cấp tín dụng chủ yếu

dựa vào nguồn vốn huy động trên thị trường và phải trả chi phí cho những khoảnhuy động này Nếu RRTD xảy ra thì ngân hàng không những không thu đựơc lãi đểbù đắp chi phívốn mà còn có nguy cơ bị thất thoát toàn bộ số vốn Bên cạnh đó, chiphí ngân hàng gia tăng do phải trích lập dự phòng RRTD, quản lý khoản vay, chiphí phát sinh trong quá trình thu hồi nợ và xử lý TSBĐ,từ đó làm giảm hiệu quảkinh doanh của ngân hàng.

RRTD làm giảm uy tín của ngân hàng: Ngân hàng kinh doanh dựa trên cơ sở lòng

Trang 18

tin, dân ta vẫn có câu “ đồng tiền đi liền khúc ruột” , nên để người dân “ chọn mặt,gửi vàng” thì ngân hàng đó phải tạo được uy tín tốt trên thị trường Do vậy, một khichất lượng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu cao, dẫn đến hiệu quả hoạt động của ngânhàng yếu kém, sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng rất lớn, nhất là trongthời đại lan truyền thông tin nhanh chóng như hiện nay Nó làm cho quá trình huyđộng vốn của ngân hàng không hiệu quả, thậm chí giảm mạnh do người gửi đi rúttiền vì lo ngại ngân hàng kinh doanh yếu kém, có nguy cơ không trả được tiền chohọ.

RRTDlam giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: RRTD xảy ra, ngân hàng mất

rất nhiều chi phí để quản lý và xử lý khoản vay đó, thậm chi có nguy cơ mất vốn,tuy nhiên lại vẫn phải chi trả phí cho số tiền huy động Cũng vì RRTD, ngân hànggặp khó khăn trong việc huy động vốn nhàn dỗi từ dân cư cũng như vốn vay từ cácnguồn khác ( NHTM khác, NHNN) để chi trả cho những khoản phí đó, không kể làchi trả gốc lãi cho phần vốn huy động mà khách hàng đi rút do lo ngại về uy tín củangân hàng Nếu nhiều khoản cấp tín dụng gặp phải RRTD, dẫn đến ngân hàng thấtthoát một khoản vốn lớn, trong khi ngân hàng lại chưa tìm đc cách giải quyết mànhững người gửi tiền lại yêu cầu rút tiền thì kết quả là ngân hàng sẽ gặp khó khăn,các kế hoạch kinh doanh bị phá vỡ và ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu hụt thanhtoán.

RRTD có thể đưa ngân hàng đến bờ vực phá sản: Tín dụng là lĩnh vực kinh

doanh chiếm tới 60-70% ở các NHTM Việt Nam, là hoạt động phức tạp, tạo nhiều lợinhuận nhất và gây ra rủi ro nhiều nhất cho ngân hàng RRTD dẫn đến hiệu quả kinhdoanh của ngân hàng không hiệu quả, do không thu hồi được gốc lãi của khoản cấp tíndụng trong khi đó vẫn phải chi trả lãi suất cho nguồn vốn huy động, chi phí quản lý thuhồi nợ, chi phí lương cho CBCNV, Nguy hiểm nhất là làm mất lòng tin của kháchhàng với ngân hàng, hệ lụy là ngân hàng sẽ rất khó khăn trong việc huy động vốn và đivay để chi trả cho các hoạt động kinh doanh của mình Không kể, các cá nhân, tổ chứcđang có khoản tiền gửi tại ngân hàng lo sợ bị mất vốn sẽ ồ ạt đến rút Dẫn đến tìnhtrạng ngân hàng mất khả năng thanh khoản, mà không được giải quyết nhanh thì nguycơ phá sản hay bị mua lại, sáp nhập là điều khó tránh khỏi.

Trang 19

1.2.4.2 Với khách hàng

RRTD có thể dẫn đến tình trạng ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản,hoạt động kinh doanh yếu kém, khách hàng gửi tiền có thể không rút được số tiềnnhư đúng thời gian như mong muốn Còn khách hàng đi vay vốn có thể không tiếpcận được nguồn vốn do ngân hàng sau RRTD bị thất thoát vốn lớn, chính sách cấptín dụng thắt chặt hơn, đồng thời phải áp dụng lãi suất cho vay cao hơn để bù đắpmức phí huy động các khoản tiền gửi trước đó.

1.2.4.3 Với nền kinh tế

Ngân hàng là một ngành kinh tế rất nhạy cảm, hoạt động ngân hàng có thể chịurất nhiều rủi ro đặc biệt là RRTD Nó không chỉ gây thiệt hại cho bản thân ngânhàng gặp phải vấn đề RRTD mà còn tác động đến cả hệ thống ngân hàng, thậm chílà cả nền kinh kế.Bởi một khoản cấp tín dụng, không những ảnh hưởng trực tiếp đếnngân hàng( người cho vay) và khách hàng ( người đi vay) mà còn ảnh hưởng đếncác đối tác của ngân hàng và của khách hàng Khi RRTD xảy ra, ngân hàng thì dèdặt, thắt chặt quy định cho vay; khách hàng thì khó khăn trong việc tiếp cận vốn,dẫn đến nền kinh tế bị đình trệ, kém phát triển, thất nghiệp gia tăng, Ngân hàngkhông có vốn để cấp những khoản tín dụng tốt, chậm trễ thanh toán cho người đigửi tiền, nợ lương nhân viên, tất cả những điều đó làm mất đi uy tín của ngânhàng, thậm chí cả hệ thống ngân tài chính-ngân hàng, mất đi lòng tin với côngchúng, khách hàng ồ ạt đi rút tiền gây mất khả năng thanh khoản và dẫn đến phásản, gây ra sự bất ổn cho toàn nền kinh tế.

1.2.5 Dấu hiệu nhận biếtRRTD

“ Rủi ro lớn nhất là không chấp nhận rủi ro”, vì nếu không chấp nhận rủi ro,đồng nghĩa là không có lợi nhuận Vì thế, trong hoạt động quản lý ngân hàng cầnđặt ra các chỉ tiêu nhận biết và đo lườngRRTD để thông qua đó có thể QLRR hiệuquả hơn, hạn chế rủi ro, đặt nó ở mức chấp nhận được chứ không phải ngăn chặnkhông cho rủi ro xảy ra Các NH khác nhau thì có thể sử dụng các chỉ tiêu khácnhau để nhận biết và đo lường RRTD, tuy nhiên có những chỉ tiêu thường dùng sau:

Tăng trưởng tín dụng “nóng”:

Tăng trưởng tín dụng “nóng” (Tốc độ tăng dư nợ tín dụng/Tốc độ tăng tổng tài

Trang 20

sản; Tốc độ tăng dư nơ tín dụng/Tốc độ tăng trưởng kinh tế )không phải là RRTD,tuy nhiên tăng trưởng tín dụng quá nhanh mà không đi kèm với chất lượng tín dụng,vượt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng thì lúc đó sẽ gây ra RRTD Thể hiện sựlỏng lẻo trong công tác cấp tín dụng của ngân hàng, chỉ quan tâm đến quy mô mà ítquan tâm đến chất lượng tín dụng, một nhân sự phải quản lý quá nhiều khoảnvay,gây ra RRTD cho ngân hàng.

Nợ cần chủ ỷ:

Nợ cần chú ý là những khoản vay, mà trong đó thoả thuận hoàn trả của kháchhàng có khả năng bị đổ vỡ, dù hiện tại những khoản vay đó chưa đến kỳ hạn trả nợgốc và lãi.

Để tránh được những thiệt hại và tổn thất, thì CBTD cần sớm phát hiện rađược những khoản nợ cần chú ý, để có thể kịp thời ngăn ngừa, xử lý.Trong thực tếcó nhiều dấu hiệu biểu hiện là khoản cấp TD có vấn đề.Một số trường hợp cho tathấy sự có vấn đề xuất hiện ngay khi bắt đầu cho vay, một số kháccó thể xuất hiệnchậm hơn, và một số thì đột ngột phát sinh mà không hề có dấu hiệu nào báotrước.Điều đó có nghĩa là không có một mô hình nhất định nào về các biến cốthường xuyên xảy ra để có thể kết luận rằng một khoản cấp TD sẽ khó hoàn trả Tuynhiên, ta cũng có thể dựa vào dấu hiệu này để đo lường RRTD của ngân hang, từ đóquản lý khoản vay tốt hơn.

Nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là khoản tín dụng được cấp ra nhưng lại không thu hồi được đúnghạn, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra Nợ quá hạn sẽ làm tăng lên các khoảnchi phí cho việc đi đòi nợ, làm tăng chi phí cho hoạt động kinh doanh nên có ảnhhưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nợ quá hạn cũng sẽ làm mấtcân bằng các cân đối tài sản chính và ảnh hưởng xấu tới tính chủ động trong kếhoạch nguồn vốn của Ngân hàng Nếu quy mô nợ quá hạn càng lớn thì tính rủi ro sẽcàng cao.Tuy vậy, nó còn phụ thuộc vào cả quy mô cho vay của Ngân hàng.

Tỷ lên nợ quá hạn = ( Nợ quá hạn / Tổng dư nợ ) là một chỉ tiêu mà hầu hếtcác Ngân hàng đều sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng.Nếu tỷ lên đó cao thì có thể nói rằng hoạt động tín dụng của Ngân hàng là không

Trang 21

hiệu quả và nguy cơ RRTD rất có khả năng sẽ xảy ra, ngân hàng cần phải xem xétlại quy trình cho vay của mình để làm giảm bớt nợ quá hạn Ngược lại, nếu như tỷlệ đó là thấp thì RRTD nếu có xảy ra thì cũng không có ảnh hưởng lớn tới hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng.

Nợ xấu:

Nợ xấu là nợ quá hạn không được thanh toán, mặc dù Ngân hàng đã gia hạnnợ Chính vì vậy có thể nói đây là chỉ tiêu rõ ràng nhất để phản ánh mức độ tổn thấttrong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Theo Thông tư 02/2013 TT-NHNN ngày 21/01/2013, nợ xấu của các tổ chức

tín dụng bao gồm:Nợ nhóm 3(nợ dưới tiêu chuẩn ); Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ); Nợ

nhóm 5(nợ có khả năng mất vốn).

Nợ xấu được phản ánh rõ nét qua chỉ tiêu:

(1) Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu / Tổng dư nợ(2) Tỷ lệ nợ xấu / Vốn chủ sở hữu(3) Tỷ lệ nợ xấu / Quỹ dự phòng tổn thất(4) Tỷ lệ nợ xấu / Tổng giá trị tài sản bảo đảm

Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn của ngân hàng, vốn của ngânhàng lúc này không còn mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn Nóphản ánh trực tiếp chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của Ngânhàng nói chung Nếu nợ khó đòi cao làm cho Ngân hàng phải trích lập quỹ dựphòng rủi ro nhiều hơn, chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ tăng, đẩylãi suất cho vay của Ngân hàng tăng lên, làm giảm tính cạn tranh của Ngân hàng.

Lãi treo:

Lãi treo là số tiền lãi mà khách hàng không trả được cho Ngân hàng khi đếnkỳ hạn thanh toán Và đây cũng là một dấu hiệu quan trọng để có thể nhận biết vàđo lường RRTD Vì việc thanh toán lãi thường không gắn liền với việc trả gốc, vàcó giá trị nhỏ hơn gốc rất nhiều, được trả vào những thời điểm nhất định, tuỳ theosự thoả thuận của Ngân hàng và khách hàng Khi khách hàng không thanh toánđược tiền lãi của khoản vay thì có thể coi đấy chính là một dấu hiệu thể hiện rằngdoanh nghiệp đang gặp khó khăn về mặt tài chính.

Trang 22

Tỷ lệ ( lãi treo phát sinh / Tổng thu nhập ) từ hoạt động tín dụng, cũng là mộtchỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá mức độ rủi ro của Ngân hàng.

Cơ cấu dư nợ tín dụng:

Giống như mọi hoạt động đầu tư khác thì hoạt động tín dụng của Ngân hàngcũng phải tuân thủ theo nguyên tắc “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ” Bởi vìdoanh thu của Ngân hàng chủ yếu là từ lãi do hoạt động tín dụng mạng lại Neu nhưtỷ trọng cho vay đối với một khách hàng trong tổng dư nợ quá lớn thì khi kháchhàng này sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng, sẽ ảnh hưởng trực tiếptới doanh thu của Ngân hàng Cũng như vậy, nếu như Ngân hàng chỉ tập trung chocác doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực nào đó vay thì rủi ro sẽ rất lớn nếungành đó hoạt động không hiệu quả.Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng nên ưutiên tập trung cho vay các ngành nghề, lĩnh vực ít rủi ro, được Chính phủ và NHNNkhuyến khích phát triển Qua đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ đạt hiệuquả tốt mà vẫn đảm bảo an toàn, kiểm soát được rủi ro.

Dự phòng RRTD:

Dự phòng RRTD đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra, làđể nhằm bù đắp tổn thất với những khoản nợ của ngân hàng trong trường hợp kháchhàng không có khả năng chi trả hoặc do các nguyên nhân bất khả kháng.Tỷ lệ nàycàng cao phản ánh rủi ro tín dụng càng cao, vì dự phòng trích lập nhiều sẽ làm tăngchi phí dẫn đến giảm lợi nhuận và gây ra thua lỗ cho ngân hàng Dự phòng RRTDđược tính trên số dư nợ gốc của khách hàng:

Theo Thông tư 02/2013/TT - NHNN ngày 21/01/2013, tỷ lệ trích lập dựphòng cụ thể đối với các nhóm nợ như sau: nhóm 1 - 0%, nhóm2 - 5%, nhóm 3 -20%, nhóm 4 - 50% và nhóm 5 là 100% Ngoài các khoản dự phòng cụ thể, TCTDphải trích lập dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đếnnhóm 4.

Tuy nhiên việc nhận biết và đo lường RRTD nếu mà chỉ thông qua các khoảnnợ có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi và lãi treo thì dường như đã khá là muộn đốivới các Ngân hàng Bởi vì chỉ khi tình hình của khách hàng là khó khăn đặc biệt thìnhững dấu hiệu này mới bộc lộ.Đến lúc đó thì tổn thất mà Ngân hàng có thể gặp

Trang 23

phải có thể sẽ là rất lớn Vì vậy nên, điều mà các Ngân hàng quan tâm đó là nhữngdấu hiệu có thể tạo ra RRTD; để từ đó có thể đo lường RRTD và chủ động và kịpthời đưa ra những biện pháp phù hợp, nhằm hạn chế được những khó khăn tổn thấtcho cả Ngân hàng và khách hàng.

1.2.6 Các biện pháp hạn chế RRTD

Xây dựng chính sách tín dụng một cách hợp lý:xây dựng chính sách tín dụng

có mục tiêu rõ ràng, xác định rõ chiến lược thực hiện, xác định quyền hạn tráchnhiệm từng bộ phận và cán bộ tham gia vào quá trình ra quyết định cho vay, đưa racác tiêu thức tín dụng, xác lập các phương thức kiểm tra kiểm soát.

Thực hiện chuyển rủi ro tín dụng:Sử dụng biện pháp chuyển rủi ro giữa các

ngân hàng như: đồng tài trợ, mua bảo hiểm cho vay, bán rủi ro

Xếp hạng rủi ro tín dụng:Hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng giúp ngân hàng

phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro tương ứng với nguyên nhân phát sinh.Điểm này cho phép các NHTM xác định chính xác hơn những đặc điểm của danhmục cho vay, xác suất xuất hiện các khoản vay xấu, là cơ sở để tiến hành phân loạinợ và trích lập dự phòng rủi ro.

Thực hiện việc phân loại tài sản và trích lập dự phòng rủi ro:Khi rủi ro tín

dụng xảy ra, ngân hàng thường phát mại tài sản bảo đảm của khách hàng, đồng thờisử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp Do đó ngân hàng thường xuyên phải đánhgiá phân loại tài sản, trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp các tổn thất.

Sử dụng bảo đảm tín dụng chắc chắn:Tài sản bảo đảm là nguồn thu nợ thứ cấp

cho khoản vay nếu phương án, dự án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro Khixem xét tài sản bảo đảm, ngân hàng cần chú ý: giá trị của tài sản bảo đảm phải lớnhơn nghĩa vụ được bảo đảm, cơ sở pháp lý, tính lỏng của tài sản, tài sản không cótranh chấp, được phép giao dịch.

Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh:Hiện nay, bên cạnh các biện pháp

truyền thống để kiểm soát rủi ro tín dụng, các NHTM còn sử dụng các công cụ pháisinh chuyển giao rủi ro tín dụng như hoán đổi tín dụng (Credit Swaps), hợp đồngquyền chọn tín dụng (Credit Option), trái phiếu liên kết phái sinh tín dụng (Credit -Linked Notes).

Trang 24

1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM1.3.1 Khái niệm, nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng

Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược,các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được mục tiêu an toàn,phát triển bền vững, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấpnợ xấu, nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phívà nâng cao chất lượng và hiệu qủa hoạt động kinh doanh trong cả ngắn hạn và dàihạn của ngân hàng thương mại.

Giống như bất kỳ hoạt động quản trị nào, quản trị RRTD cũng có các nguyêntắc, như: chấp nhận và quản lý “rủi ro cho phép” trong khuôn khổ “khẩu vị rủi ro”đã xác định; phân tán rủi ro; quy trình xét duyệt cấp tín dụng phải thông qua nhiềucấp nhiều người hoặc qua tập thể để tránh tình trạng quyền quyết định cho vay chỉdo cán bộ tín dụng xem xét và quyết định; kiểm tra, giám sát thường xuyên: đảmbảo tính liên tục trong quản lý rủi ro.

1.3.2.Sự cần thiết phải quản trị RRTD

Hoạt động tín dụng của ngân hàng bao gồm 2 mặt: sinh lời và rủi ro Phần lớncác thua lỗ của ngân hàng, thậm chí dẫn đến phá sản đều từ hoạt động tín dụng.Xong RRTD luôn tồn tại gắn liền cùng hoạt động của ngân hàng, ngày càng đe dọasự tồn tại và phát triển của các NHTM, nhất là đối với các nước đang phát triển,nhất là các nước đang trong quá trình chuyển đổi, môi trường kinh doanh không ổnđịnh, thị trường tài chính kém phát triển, mức độ minh bạch thông tin thấp làmgia tăng mức độ rủi ro đối với hoạt động ngân hàng thì nhu cầu phải QTRR mộtcách hiệu quả càng trở nên cấp thiết nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong quá trìnhhoạt động, đạt được mục đích nhất định, nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng.

1.3.3 MÔ hình quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM hiện nay

Mô hình quản lý RRTD mà các NHTM Việt Nam đang áp dụng đó là mô hìnhquản lý RRTD tập trung và mô hình quản lý RRTD phân tán.

1.3.3.1 MÔ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung

Mục đích chính của mô hình này là tăng cường chuyên môn hóa đối với từngvị trí, từng bộ phận, phòng ban, đồng thời tăng cường giám sát nghiệp vụ giữa các

Trang 25

khâu, qua đó giảm thiểu RRTD cũng như rủi ro hoạt động đối với ngân hàng Quảnlý rủi rotập trung thống nhất trên quy mô toàn ngân hàng, thiết lập và duy trì môitrường quản lý rủi ro đồng bộ, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả, giảm thiểu rủiro trong hoạt động tín dụng Tạo sự chuyên môn hóa và độc lập giữa các bộ phậntrong ngân hàng, do vậy hạn chế được rủi ro đạo đức

Tuy nhiên, xây dựng và triển khai mô hình quản lý tập trung đòi hỏi sự đầu tưnhiều thời gian và nhân lực có kiến thức chuyên sâu, đòi hỏi hệ thống thông tin hiệnđại, tốn kém nhiều chi phí Hơn nữa quy trình trở nên cồng kềnh và mất nhiều thờigian, do đó nó phù hợp với các ngân hàng lớn.

Dù vậy, đây là mô hình quản lý có rất nhiều ưu điểm và trở thành xu hướng

lựa chọn của các ngân hàng ngày nay.

1.3.3.2 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán

Là mô hình chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh vàtác nghiệp Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng chứkhông có các bộ phận chuyên môn hóa riêng Vì thế, ưu điểm của mô hình quản lý nàylà gọn nhẹ, đơn giản, không cần nhiều nhân lực, tiết kiệm chi phí,thời gian đưa ra quyếtđịnh nhanh Tuy nhiên, có thể xảy ra tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong hoạtđộng tín dụng, dễ gây ra rủi ro đạo đức Mặt khác, chất lượng thẩm định yếu kém dokhông có kiến thức chuyên sâu, cán bộ tín dụng thực hiện nhiều công việc một lúc nênkhông có đủ thời gian để kiểm tra, giám sát khoản vay của khách hàng, môi trườngquản lý rủi ro khó đồng bộ, chỉ thích hợp với những ngân hàng có quy mô nhỏ.

1.3.4 Nội dung quản trị RRTD tại Việt Nam

Quản trị RRTD là chiếc gương phản chiếu hiệu quả hoạt động tín dụng củamột ngân hàng, chỉ có quản lý thật tốt mới mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng,giúp ngân hàng kiểm soát và chủ động trong việc đối mặt với RRTD, làm sao đểhạn chế và đặt nó trong khẩu vị rủi ro của ngân hàng Là điều mà bất cứ một TCTDnào cũng mong muốn và liên tục thay đổi nội dung quản lý RRTD của mình sao chophù hợp và hiệu quả nhất.

1.3.4.1 Đo lườngRRTD

Trong công tác quản trị rủi ro, cần thiết phải có một hệ thống đo lường RRTD

Trang 26

nhằm phân loại các mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH,từ đó có biện pháp cụ thể để quản trị tốt những rủi ro ở các mức độ khác nhau Cóthể sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá RRTD.Các mô hình này rất đadạng bao gồm cả định lượng và định tính Một số mô hình phổ biến sau:

Mô hình định tính - Mô hình 6C: Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu

người vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn haykhông Cụ thể bao gồm 6 yếu tố sau:

Một là, tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích

xin vay của KH, mục đích vay của KH có phù hợp với chính sách tín dụng hiệnhành của NH hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với KHcũ; còn KH mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như Trung tâmphòng ngừa rủi ro, từ NH khác, hoặc các cơ quan thông tin đại chúng

Hai là, năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào qui định luậtpháp của quốc gia Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lựchành vi dân sự.

Ba là,Thu nhập của người vay (Cash):Trước hết phải xác định được nguồn trả

nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bánthanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán Sau đó cần phân tích tìnhhình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các tỷ số tài chính.

Bốn là bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để NH cấp tín dụng và

là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho NH.

Năm là, các điều kiện (Conditions): NH quy định các điều kiện tùy theo chính

sách tín dụng theo từng thời kỳ.

Sáu là, kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của

luật pháp, quy chế hoạt động đến khả năng KH đáp ứng các tiêu chuẩn của NH.

Mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độchính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trình độphân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng

Mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng: Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều sử

dụng mô hình định lượng để lượng hóa được rủi ro và dự báo những tổn thất có thể

Trang 27

xảy ra trong quá trình cấp tín dụng Một số mô hình tiêu biểu là:

Thứ nhất, Xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor:

NH đánh giá xác suất rủi ro của người vay, từ đó định giá các khoản vay Việcnày phụ thuộc vào quy mô của khoản vay và chi phí thu thập thông tin Các yếu tốliên quan đến quyết định cho vay của NH bao gồm:

Đầu tiên là Các yếu tố liên quan đến người vay:

Uy tín trả nợ được thể hiện qua lịch sử trả nợ của KH, nếu trong suốt quá trìnhvay, KH luôn trả nợ đúng hạn sẽ tạo được lòng tin với NH.

Cơ cấu vốn của KH: thể hiện thông qua tỷ số giữa vốn vay/vốn tự có Nếu tỷlệ này càng cao thì xác suất rủi ro càng lớn.

Mức độ biến động của thu nhập: thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến khả năngtrả nợ của người vay, vì vậy thu nhập ổn định thường xuyên lâu dài sẽ hấp dẫncác NH hơn.

Tài sản đảm bảo: là điều kiện chủ yếu trong bất kỳ một quyết định cho vaynào nhằm khuyến khích sử dụng vốn có hiệu quả đồng thời nâng cao trách nhiệmcủa người vay trong việc trả nợ cho NH.

Tiếp đó là các yếu tố liên quan đến thị trường: chu kỳ kinh tế có ảnh hưởngrất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của KH vay nói riêng và các doanhnghiệp nói chung Do đó, NH cần xem xét mối quan hệ giữa 2 chủ thể trên để xemxét cho vay vào những điểm thích hợp, ít rủi ro nhất thời Mức lãi suất càng caothường gắn với mức độ rủi ro cao.

Thứ hai là mô hình điểm số Z:

Đây là mô hình do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanhnghiệp vay vốn Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đốivới người vay và phụ thuộc vào: Trị số của các chỉ số tài chính của người vay, Tầmquan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vaytrong quá khứ Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

Chỉ số Z bao gồm tỷ số tài chính từ X1 đến X5, trong đó:

Trang 28

X1 = Vốn lưu động/Tổng tài sảnX2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản

X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi/Tổng tài sản

X4 = Giá trị thị trường của cổ phiếu /Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn.X5 = Doanh thu thuần/Tổng tài sản

Thay lần lượt giá trị X vào mô hình ta tính được giá trị của Z Nếu:

Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ

Hiện nay, các NHTM Việt Nam sử dụng mô hình tính điểm tín dụng như mộtcông cụ quan trọng nhằm tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng, hiệuquả của hoạt động tín dụng Các bước xếp hạng tín dụng cá nhân taị NHTM ViệtNam:

Bước 1: Lựa chọn sơ bộ khách hàng

Bước 2: Chấm điểm và phân loại khách hàng

Bước 3: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng khách hàngBước 4: Đánh giá lại xếp hạng tín dụng khách hàng

Sau khi chấm điểm, ngân hàng xếp các khách hàng cá nhân thành 10 loại cómức độ rủi ro từ thấp đến cao với ký hiệu từ A+ đến D.

Trang 29

Bảng 1.1 bảng chấm điêm tín dụngđạt Mức độ rủi Quyết định tín dụngro

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2010, trang 265

Với mô hình trên đã loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình chovay cũng như giảm được đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng.Tuynhiên, mô hình này có một số nhược điểm như không thể tự điều chỉnh nhanh chóngđể thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế.Một mô hình điểm số không linhhoạt có thể đe dọa đến chương trình tín dụng của ngân hàng, bỏ xót những kháchhàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của khách hàng vào dịch vụ ngân hàng.

1.3.4.2 Nội dung quản trị RRTD

Hoạch định chiến lược, hoàn thiện bộ máy quản trị tín dụng, xây dựng cácquy trình, chính sách tín dụng, quản lý các khoản nợ cần chú ý, nợ xấu của ngânhàng:Chiến lược quản trị rủi ro của ngân hàng ( 5-10 năm) phản ánh rõ ràng thái độ

của ngân hàng với rủi ro, chấp nhận rủi ro ở mức độ nào, thông qua đó để đưa ra cácchính sách tín dụng, quy trình tín dụng hợp lý nhất.Ngân hàng luôn xây dựng chính

Trang 30

sách sống chung cùng rủi ro vì rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh Chẳng hạnnhư phân loại nợ thành các nhóm nợ tùy theo mức độ rủi ro, áp dụng các chính sáchhỗ trợ người đi vay gặp khó khăn nhất thời nhưng vẫn có khả năng thanh toán nợcho ngân hàng như: cho vay thêm,gia hạn nợ, giảm lãi suất, Ngoài ra, xây dựngquỹ dự phòng để bù đắp tổn thất RRTD, dựa trên tỉ lệ rủi ro chấp nhận và danh mụccác khoản cho vay rủi ro, ngân hàng sẽ xây dựng các quỹ dự phòng Qũy này khôngnhững có tác dụng giảm rủi ro mà còn chống đỡ tác hại do RRTD gây ra.

Phân tích tín dụng: Đây là nội dung cơ bản nhất của quản lý RRTD, là việc

thu thập, phân tích thông tin, xem xét đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả nănghoàn trả của khách hàng để từ đó quyết định sẽ cho vay hay không.

Xác định danh mục cho vay ưu tiên: Mỗi một danh mục cho vay ( theo đối

tượng khách hàng, ngành nghề, thời hạn vay,.) đều có mức đội rủi ro riêng Dovậy, nghiên cứu ngành nghề nào ít rủi ro nhất, rủi ro ở vấn đề gì, để từ đó phân tíchkhoản cấp tín dụng và trích lập dự phòng, ưu tiên cho vay ở danh mực nào để hạnchế rủi ro mà vẫn đạt được lợi nhuận kỳ vọng là rất quan trọng.

Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro trong ngân hàng: Đảm bảo cán bộ công nhân

viên trong ngân hàng đều có ý thức trách nhiệm trong công tác quản trị rủi ro tín Khôngđược lơ là, mất tập trung trong công tác này, RRTD có nguyên nhân dây chuyền từ rấtnhiều bộ phận, phòng ban Do đó, tạo văn hóa quản trị RRTD chủ đông, liên tục, cótrách nhiệm là vô cùng quan trọng trong công tác quản lý hoạt động ngân hàng.

1.3.5 Ý nghĩa của quản trị RRTD

Kinh doanh tín dụng là hoạt động chủ đạo, truyền thống của NHTM Trong điềukiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng như hiện nay,quản trị rủi ro tín dụng lại càng có ý nghĩa quan trọng với ngân hàng, nhằm hạnchếRRTD, nâng cao mức độ an toàn trong kinh doanh của mỗi ngân hàng Ngânhàng có chính sách cho vay và các cách thức kiểm tra sử dụng khoản vay hiệu quả,đảm bảo cho quá trình thu hồi vốn vay tốt nhất Qua đó, các cơ quan có thẩmquyền dễ dàng kiểm sóat họat động cho vay của các ngân hàng, cũng như kiểmsóat được thị trường tài chính một cách tốt nhất.Đồng thời, luồng vốn trong dân cưđược luân chuyển một cách có hiệu quả, qua đó ổn định và phát triển kinh tế.

Trang 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG1

Rủi ro tín dụng luôn song song đồng hành với hoạt động tín dụng, Vì thế, việcxây dựng chiến thuật “phòng chống rủi ro”, nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tạimỗi ngân hàng là điều tất yếu để tồn tại.

RRTD có thể do rất nhiều nguyên nhân: nguyên nhât bất khả kháng, nguyênnhân chủ quan từ phía ngân hàng và khách hàng, nguyên nhân từ TSBĐ cho khoảncấp tín dụng, từ đó đưa ra các dấu hiệu nhận biết và phòng ngừa RRTD hợp lýnhiệm vụ của công tác quản trị RRTD Mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình mộtchính sách quản trị rủi ro riêng biệt, phù hợp với quy mô hoạt động của ngân hàngmình.Nhằm xây dựng được một hệ thống phòng chống từ xa, đưa ra được giảipháp nhằm hạn chế các tác động xấu của RRTD đến ngân hàng, hệ thống tài chínhvà toàn bộ nền kinh tế.

Học hỏi và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về quản trị RRTD ( theo Basel II,Basel III, kinh nghiệm của các ngân hàng uy tín trên thế giới, ) như: thiết lập môitrường quản trị rủi ro tín dụng tốt, điều hành quy trình cấp TD đúng và chuẩn xác,duy trì một quy trình đo lường và giám sát tín dụng tốt, đảm bảo sự kiểm soát đầyđủ đối với rủi ro tín dụng, nâng cao vai trò của bộ phận giám sát hoạt độngtíndụng., vấn đề rủi ro do tập trung tín dụng vào một khách hàng hay nhóm kháchhàng, dự phòng rủi ro bù đắp tổn thất tín dụng , hệ thống thông tin tín dụng.

Từ những lý luận cơ bản đã nêu trên, chương hai sẽ tập trung vào việc phântích, đánh giá thực trạng công tác quản trị RRTD tại ngân hàng TMCP An Bình.Từ đó, trong chương ba sẽ đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quảquản trị RRTD tai ngân hàng TMCP An Bình.

Trang 32

Năm 2004: Từ một ngân hàng nông thôn, ABBANK được nâng cấp thànhngân hàng quy mô đô thị Từ vốn điều lệ 5 tỷ đồng năm 2002, đến năm 2004ABBANK đã nâng vốn điều lệ lên 70,04 tỷ đồng.

Năm 2005: Gia nhập của các Cổ đông chiến lược trong nước: Tập đoànĐiện lực Việt Nam (EVN), Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội(Geleximco) Vốn điều lệ của ABBANK đạt 165 tỷ đồng.

Năm 2008: ABBANK triển khai thành công phần mềm ngân hàng lõi(Core Banking), đưa vào hoạt động trên toàn hệ thống Maybank chính thức trởthành Cổ đông chiến lược nước ngoài của ABBANK với tỷ lệ sở hữu cổ phần15%.

Năm 2009: Vốn điều lệ của ABBANK tăng lên 2.850 tỷ đồng vào tháng7/2009 và đạt 3.482 tỷ đồng vào cuối năm 2009 Maybank nâng tỷ lệ sở hữu cổphần từ 15% lên 20% vào cuối năm 2009.

Năm 2010: ABBANK phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi với tổngmệnh giá 600 tỷ đồng cho Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàngMaybank Maybank tiếp tục duy trì tỷ lệ sở hữu cổ phần 20% tại ABBANK.ABBANK tăng vốn điều lệ lên 3.831 tỷ đồng.

Năm 2013: Ngày 26/04/2013, ABBANK tăng vốn điều lệ lên gần 4.800 tỷđồng IFC chính thức trở thành Cổ đông lớn của ABBANK, sở hữu 10% vốn điều

Trang 33

lệ.Maybank duy trì tỷ lệ sở hữu 20%, tiếp tục giữ vai trò Cổ đông chiến lược củaABBANK.

Năm 2014: Tháng 12/2014, ABBANK là một trong 4 ngân hàng đầu tiêncủa Việt Nam triển khai thành công dịch vụ chuyển khoản liên quốc gia.

Năm 2015: Ngày 15/10/2015, ABBANK lần đầu được Moody’s xếp hạngtín nhiệm trong nhóm tín nhiệm cao nhất hệ thống NHTMCP Việt Nam, tính trên03 chỉ số quan trọng: Sức mạnh tài chính cơ sở (B3), tín nhiệm tiền gửi nội tệ vàngoại tệ (B2), tín nhiệm tổ chức phát hành nội tệ và ngoại tệ (B2) Đồng thời triểnvọng cho ABBANK được Moody's đánh giá là ổn định.ABBANK là ngân hàngđầu tiên tại Việt Nam triển khai dịch vụ thanh toán tiền điện trên hệ thống ATM/POS của ABBANK dành cho chủ sở hữu thẻ mang thương hiệu VISA.

Năm 2016: ABBANK tăng vốn điều lệ lên 5.319 tỷ đồng Tháng 05/2016,ABBANK nhận giải thưởng Ngân hàng phát triển bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm2016 do Global Banking And Finance Review bình chọn Moody’s nâng xếp hạngtín nhiệm cho ABBANK.ABBANK tiếp tục trong nhóm NHTMCP có xếp hạngtín nhiệm cao nhất.

Tính đến cuối năm 2016, hệ thống mạng lưới ABBANK đã đạt 159 điểmgiao dịch trên 33 tỉnh thành (gồm 34 Chi nhánh, 124 Phòng giao dịch và 1 Quỹtiết kiệm).

Bieu đồ2.1 : quy mô chi nhánh của ngân hàng ABBANK giai đoạn 2012-2016

Số lượng điểm giao dịch qua các năm

Trang 34

Nguồn: báo cáo thường niên ABBANK năm 2016

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP An Bình

Thực hiện định hướng phát triển Ngân hàng bán lẻ, nhằm đáp ứng tốc độphát triển của ngân hàng, công tác đào tạo và phát triển luôn được chú trọng vớicác mục tiêu trọng tâm như: chuẩn hóa đội ngũ, xây dựng đội ngũ kế cận và tăngcường năng lực của đội ngũ quản lý - lãnh đạo, tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chứcbộ máy hoạt động của ngân hàng, đảm bảo tính thống nhất, gọn nhẹ và hiệu quảnhất Năm 2016, ABBANK đã thành lập Khối Khách hàng Doanh nghiệp vừa vànhỏ, để chuyên môn hóa trong công tác phát triển và phục vụ khách hàng SMEs.

Trang 35

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP An Bình

ABBANK đã lựa chọn phương pháp quản lý tiên tiên, hướng tới sự minh

bạch và chuyên nghiệp trong tác nghiệp, điều này thể hiện ở việc tổ chức cơ cấu củaNgân hàng.Năm 2015, ABBANK đã tiên hành và hoàn thiện mô hình kê toán tậptrung, tiêp tục thực hiện và triển khai các công tác Hỗ trợ tín dụng và thanh toán tập

trung tại Hội sở.

Cơ cấu tổ chức của Đơn vị kinh doanh được hoàn thiện theo hướng tập trung

Trang 36

cho bộ máy kinh doanh, tinh giản phần vận hành và hỗ trợ tại Chi nhánh để tiếp tụctheo định hướng tập trung hóa.

Để hoàn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp với tình hình và nhu cầu kinh doanhthực tế, ABBANK đã thành lập Hội đồng Xử lý Rủi ro và Hội đồng Xử lý Nợ trựcthuộc HĐQT; Ban Pháp chế và Tuân thủ và Khối Tài chính - Kế toán, được cơ cấulại từ Khối Dịch vụ Hỗ trợ trước đây.

Sự điều chỉnh nêu trên giúp nâng cao năng lực quản lý tài chính và cung cấpdịch vụ chung cho toàn hệ thống, đồng thời nâng cao năng lực quản trị rủi ro vàkiểm soát nội bộ, góp phần nâng cao an toàn hoạt động cho ABBANK.

Sơ đồ 2.2Cơ cấu nhân sự theo trình độ

Nguồn: báo cáo thường niên ABBANK năm 2016

Bộ máy cơ cấu tổ chức của ABBANK không những thay đổi về cơ cấu, vaitrò các phòng ban.Mà còn thay đổi cả về quy mô và chất lượng nhân sự.Các chínhsách quản trị nguồn nhân lực đã được hoàn thiện và ban hành trong các mảngnghiệp vụ như tuyển dụng, tiền lương và đãi ngộ, thi đua - khen thưởng, quản lýhiệu quả công việc, quản lý kỷ luật lao động, hợp đồng lao động, đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực đã tạo nền tảng quản lý nguồn nhân lực một cách hệ

Trang 37

Khoản mục201620152014

Tổng tài sản 74.171.50364.374.68667.464.850

Vốn điều lệ 5.319.496 4.798.000 4.798.000Tổng vốn huy động 51.524.592 47.529.915 45.102.698Tổng dư nợ cho vay 39.796.167 30.915.308 25.969.150Lợi nhuận trước thuế 305.157 118.363 151.107

thống và hướng tới việc cung cấp dịch vụ nhân sự hiệu quả cho kinh doanh trongtoàn bộ tác nghiệp nhân sự và điều này đã góp phần hỗ trợ tích cực cho việc nângcao năng lực quản trị tổ chức nói chung.

2.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phầnABBANK ( giai đoạn 2014-2016)

Giai đoạn 2014-1016 là giai đoạn có nhiều đột phá và thành tích trong hoạt độngkinh doanh của ngân hàng TMCP An Bình, cụ thể:

Bảng 2.1:Một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu của ABBANK 2014-2016

Trang 38

Năm 2015, tổng dư nợ Thị trường 1 (TTl) năm 2015 đạt 30.915 tỷ đồng,hoàn thành 108% kế hoạch năm 2015, tăng 19% so với năm 2014, và đã chính thứcvượt cột mốc 30.000 tỷ đồng Bám sát định hướng sớm trở thành ngân hàng hàngđầu Việt Nam tập trung vào hoạt động bán lẻ, theo đó, hoạt động mảng KHCN luônđược ABBANK ưu tiên và phát triển toàn diện, nổi bật với dư nợ KHCN đã sớmvượt cột mốc 10.000 tỷ đồng vào cuối Q3/2015 và đạt 11.233 tỷ đồng vào cuối năm2015, hoàn thành 118% kế hoạch 2015, tăng trưởng 36% so với năm 2014 Trongnăm 2015, công tác xử lý nợ xấu tiếp tục được ưu tiên và đẩy mạnh thông qua nhiềubiện pháp linh hoạt như thu hồi nợ bằng tiền, bổ sung tài sản đảm bảo, cơ cấu nợ, sửdụng dự phòng hoặc bán nợ cho Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ Chức Tín dụngViệt Nam (VAMC) Kết quả đến 31/12/2015, tỷ lệ nợ xấu của ABBANK đã giảmxuống dưới 3% Tính đến cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 1,72% trên tổng dưnợ, giảm từ mức 2,75% năm 2014.

Năm 2016 là năm thứ 3 thực hiện các mục tiêu chiến lược đến năm 2020nhằm đưa ABBANK trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam tập trung vàolĩnh vực bán lẻ Trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến khó lường, kinh tế trongnước còn gặp nhiều khó khăn và ngành ngân hàng vẫn đang trong quá trình tái cơcấu, ABBANK đã củng cố và phát huy được những điểm tích cực, ghi nhận nhiềukết quả khả quan trong năm 2016 Quy mô tổng tài sản, huy động khách hàng, chovay thị trường 1 (TT1) đều tăng trưởng khả quan, ổn định và phù hợp với chínhsách quản lý rủi ro của ABBANK Tính đến hết tháng 12/2016, tổng tài sản củaABBANK đạt 74.432 tỷ đồng, tăng 9.770 tỷ đồng tương đương tăng 15% so vớinăm 2015 và đạt 106% so với kế hoạch năm 2016 Tổng huy động khách hàng đạt52.228 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch 2016 và tăng 9% so với cuối năm 2015.Đặc biệt, tổng dư nợ thị trường 1 đạt 40.141 tỷ đồng, ấn tượng với tốc độ tăngtrưởng 30% - cao hơn mức tăng trưởng tín dụng ngành (18,71%) và hoàn thành100% kế hoạch 2016 đã đề ra Ngoài ra, đầu tư và triển khai các giải pháp/ ứngdụng CNTT hiện đại hỗ trợ cho phát triển kinh doanh như: khởi tạo và phê duyệtkhoản vay (LOS), Mobile Banking, Trục tích hợp (ESB).

Cơ cấu thu nhập trên tổng lợi nhuận trước thuế

Trang 39

Biểu đồ 2.2.Lợi nhuận và cơ cấu thu nhập của ABBANK

LỢI NHUẬN TRƯỠC THUỂ (TỶ VNĐ)CtJ cχu THU NHẬP

GhlM:Sứl!$Uơiandm2mũ,2011,20ÌĨ.20Ì3,2014,20i5,2m6itli6ll(utt∣eoβaahφnMtβaahφnMtaahφnMtnMt "Plu nJ1⅛P⅛u^n từlãi

■ Tnu nhập thuẫn từ dịch vụThu nhập khấc

Nguồn: báo cáo thường niên ABBANK năm 2016

Qua sơ đồ, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của ABBANK đang tăngtrưởng rất tốt, lợi nhuận trước thuế năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 151.107;118.363; 305.157 triệu đồng Lợi nhuận trước thuế năm 2016 tăng 158% so với năm2015, đây là mức tăng trưởng đột phá cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàngvà triển vọng tiếp tục tăng trưởng cao trong những năm kế tiếp.

Nhìn vào cơ cấu thu nhập, ta thấy thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất từ81-83.5%, thu nhập từ hoạt động dịch vụ chiếm một phần nhỏ là 3-6% Như vậy,thu nhập của ABBANK cũng giống như hầu hết các NHTM Việt Nam, đó là chủyếu từ hoạt động tín dụng Cũng từ sơ đồ này, ta thấy ABBANK đang hướng đếnmột cơ cấu thu nhập ổn định và chất lượng hơn, qua việc tăng cao tỷ trọng thu nhậptừ hoạt động dịch vụ của ngân hàng, là xu hướng phát triển tất yếu của ngành ngânhàng Mảng dịch vụ đã đem lại nguồn thu rất tích cực cho ABBANK trong năm 2016với tốc độ tăng trưởng vượt bậc so với năm 2015 Để hiện thực hóa mục tiêu này,ABBANK đã tăng cường nghiên cứu, xây dựng các công cụ phát huy hiệu quả các hoạtđộng hiện có như dịch vụ thanh toán, thu hộ, thanh toán tiền điện Đặc biệt hơn cả, việcFWD trở thành đối tác bảo hiểm - ngân hàng độc quyền của ABBANK tại Việt Nam đãđánh dấu bước tiến quan trọng trong việc đưa dịch vụ của ABBANK tiệm cận với xu

Trang 40

1 Theo đối tượng KH

Tiên gửi dân cư 18.740.160 41,55 21.490.085 45,21 24.492.156 47,53

DN và các TCKT 26.362.538 58,45 26.039.830 54,79 27.032.436 52,472 Theo kỳ hạn

Bảng 2.2Cơ cấu nguồn vốn huy động:

Nguôn: báo cáo thường niên ABBANK năm 2014-2016

Ta có thể thấy, nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng qua các năm, cụ thê năm2015 tăng 5,5% so với 2014, năm 2016 tăng 8,4% so với 2015 Đây là dấu hiệu tốtcho thấy tình hình huy động vốn của ABBANK đang có xu hướng tăng trưởng caovà ổn định Trong cơ cấu nguồn vốn, mức tiền gửi từ dân cư và từ doanh nghiêp,các tổ chức kinh tế có tỷ trọng gần bằng nhau.Còn về kỳ hạn, tỷ trọng huy động vốncó kỳ hạn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và ngày càng chiếm tỷ lớn hơn Huyđộng tiền bằng ngoại tệ có tăng về số lượng, còn về tỷ trọng hầu như không có sựthay đổi đáng kể nào.

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTMCP AN BÌNH ( 2014-2016)

2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần AB

2.2.1.1 Chất lượng tín dụng tại ABBANK (2014-2016)

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế thế giới giai đoạn2014-2016 tuy còn nhiều khó khăn, nhưng đã có sự tăng trưởng trở lại Khắc phục

Ngày đăng: 29/03/2022, 23:13

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w