Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP An Bình

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP an bình khoá luận tốt nghiệp 443 (Trang 36 - 42)

1.3.2 .Sự cần thiết phải quản trị RRTD

2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP An Bình

Thực hiện định hướng phát triển Ngân hàng bán lẻ, nhằm đáp ứng tốc độ phát triển của ngân hàng, công tác đào tạo và phát triển luôn được chú trọng với các mục tiêu trọng tâm như: chuẩn hóa đội ngũ, xây dựng đội ngũ kế cận và tăng cường năng lực của đội ngũ quản lý - lãnh đạo, tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng, đảm bảo tính thống nhất, gọn nhẹ và hiệu quả nhất. Năm 2016, ABBANK đã thành lập Khối Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ, để chun mơn hóa trong cơng tác phát triển và phục vụ khách hàng SMEs.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP An Bình

ABBANK đã lựa chọn phương pháp quản lý tiên tiên, hướng tới sự minh

bạch và chuyên nghiệp trong tác nghiệp, điều này thể hiện ở việc tổ chức cơ cấu của Ngân hàng.Năm 2015, ABBANK đã tiên hành và hoàn thiện mơ hình kê toán tập trung, tiêp tục thực hiện và triển khai các cơng tác Hỗ trợ tín dụng và thanh tốn tập

trung tại Hội sở.

Cơ cấu tổ chức của Đơn vị kinh doanh được hoàn thiện theo hướng tập trung 29

Khoản mục 2016 2015 2014

Tổng tài sản 74.171.503 64.374.686 67.464.850

Vốn điều lệ 5.319.496 4.798.000 4.798.000

Tổng vốn huy động 51.524.592 47.529.915 45.102.698

Tổng dư nợ cho vay 39.796.167 30.915.308 25.969.150

Lợi nhuận trước thuế 305.157 118.363 151.107

cho bộ máy kinh doanh, tinh giản phần vận hành và hỗ trợ tại Chi nhánh để tiếp tục theo định hướng tập trung hóa.

Để hồn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp với tình hình và nhu cầu kinh doanh thực tế, ABBANK đã thành lập Hội đồng Xử lý Rủi ro và Hội đồng Xử lý Nợ trực thuộc HĐQT; Ban Pháp chế và Tuân thủ và Khối Tài chính - Kế toán, được cơ cấu lại từ Khối Dịch vụ Hỗ trợ trước đây.

Sự điều chỉnh nêu trên giúp nâng cao năng lực quản lý tài chính và cung cấp dịch vụ chung cho toàn hệ thống, đồng thời nâng cao năng lực quản trị rủi ro và kiểm sốt nội bộ, góp phần nâng cao an tồn hoạt động cho ABBANK.

Sơ đồ 2.2Cơ cấu nhân sự theo trình độ

Nguồn: báo cáo thường niên ABBANK năm 2016

Bộ máy cơ cấu tổ chức của ABBANK không những thay đổi về cơ cấu, vai trò các phòng ban.Mà còn thay đổi cả về quy mô và chất lượng nhân sự.Các chính sách quản trị nguồn nhân lực đã được hoàn thiện và ban hành trong các mảng nghiệp vụ như tuyển dụng, tiền lương và đãi ngộ, thi đua - khen thưởng, quản lý hiệu quả công việc, quản lý kỷ luật lao động, hợp đồng lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .... đã tạo nền tảng quản lý nguồn nhân lực một cách hệ

30

thống và hướng tới việc cung cấp dịch vụ nhân sự hiệu quả cho kinh doanh trong toàn bộ tác nghiệp nhân sự và điều này đã góp phần hỗ trợ tích cực cho việc nâng cao năng lực quản trị tổ chức nói chung.

2.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ABBANK ( giai đoạn 2014-2016)

Giai đoạn 2014-1016 là giai đoạn có nhiều đột phá và thành tích trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP An Bình, cụ thể:

Bảng 2.1:Một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu của ABBANK 2014-2016

Nguôn báo cáo thường niên ABBANK 2014-2016 Năm 2014, Các chỉ tiêu tài chính trọng yếu của ABBANK năm 2014 đều thể

hiện sức bật tốt, vượt mức kỳ vọng đặt ra từ đầu năm. Tổng tài sản của ABBANK đến cuối năm 2014 đạt 67.465 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2013 và tăng gần 47% so với năm 2012, với sự gia tăng về chất và lành mạnh hóa trong danh mục tài sản. Dư nợ cho vay hoàn thành 104% kế hoạch và tăng 14% so với năm 2013. Cơng tác tín dụng trong năm 2014 tiếp tục được ABBANK chú trọng phát triển theo chiều sâu, công tác thẩm định và giám sát tín dụng được tăng cường mạnh mẽ nhằm kiểm soát tốt các khoản vay. Đến cuối năm 2014, tỷ lệ nợ xấu đã được kiểm soát ở mức 2,75% đảm bảo yêu cầu của NHNNVN - đây cũng được đánh giá là một thành công và nỗ lực rất đáng khích lệ của toàn hệ thống ABBANK. Song hành cùng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và quyết tâm xử lý nợ, ABBANK cũng chủ động trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo yêu cầu và hướng dẫn của NHNNVN.

Năm 2015, tổng dư nợ Thị trường 1 (TTl) năm 2015 đạt 30.915 tỷ đồng, hoàn thành 108% kế hoạch năm 2015, tăng 19% so với năm 2014, và đã chính thức vượt cột mốc 30.000 tỷ đồng. Bám sát định hướng sớm trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam tập trung vào hoạt động bán lẻ, theo đó, hoạt động mảng KHCN luôn được ABBANK ưu tiên và phát triển toàn diện, nổi bật với dư nợ KHCN đã sớm vượt cột mốc 10.000 tỷ đồng vào cuối Q3/2015 và đạt 11.233 tỷ đồng vào cuối năm 2015, hoàn thành 118% kế hoạch 2015, tăng trưởng 36% so với năm 2014. Trong năm 2015, công tác xử lý nợ xấu tiếp tục được ưu tiên và đẩy mạnh thông qua nhiều biện pháp linh hoạt như thu hồi nợ bằng tiền, bổ sung tài sản đảm bảo, cơ cấu nợ, sử dụng dự phòng hoặc bán nợ cho Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ Chức Tín dụng Việt Nam (VAMC). Kết quả đến 31/12/2015, tỷ lệ nợ xấu của ABBANK đã giảm xuống dưới 3%. Tính đến cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 1,72% trên tổng dư nợ, giảm từ mức 2,75% năm 2014.

Năm 2016 là năm thứ 3 thực hiện các mục tiêu chiến lược đến năm 2020 nhằm đưa ABBANK trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam tập trung vào lĩnh vực bán lẻ. Trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến khó lường, kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn và ngành ngân hàng vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu, ABBANK đã củng cố và phát huy được những điểm tích cực, ghi nhận nhiều kết quả khả quan trong năm 2016. Quy mô tổng tài sản, huy động khách hàng, cho vay thị trường 1 (TT1) đều tăng trưởng khả quan, ổn định và phù hợp với chính sách quản lý rủi ro của ABBANK. Tính đến hết tháng 12/2016, tổng tài sản của ABBANK đạt 74.432 tỷ đồng, tăng 9.770 tỷ đồng tương đương tăng 15% so với năm 2015 và đạt 106% so với kế hoạch năm 2016. Tổng huy động khách hàng đạt 52.228 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch 2016 và tăng 9% so với cuối năm 2015. Đặc biệt, tổng dư nợ thị trường 1 đạt 40.141 tỷ đồng, ấn tượng với tốc độ tăng trưởng 30% - cao hơn mức tăng trưởng tín dụng ngành (18,71%) và hoàn thành 100% kế hoạch 2016 đã đề ra. Ngoài ra, đầu tư và triển khai các giải pháp/ ứng dụng CNTT hiện đại hỗ trợ cho phát triển kinh doanh như: khởi tạo và phê duyệt khoản vay (LOS), Mobile Banking, Trục tích hợp (ESB).

Cơ cấu thu nhập trên tổng lợi nhuận trước thuế

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 2016

(trVND) (%) (trVND) (%) (trVND) (%)

TỔNG VỐN HUY ĐỘNG

45.102.698 100 47.529.915 100 51.524.592 100

1. Theo đối tượng KH

Tiên gửi dân cư 18.740.160 41,55 21.490.085 45,21 24.492.156 47,53

DN và các TCKT 26.362.538 58,45 26.039.830 54,79 27.032.436 52,47 2. Theo kỳ hạn

Tiên gửi KKH 10.042.814 22,27 10.278.399 21,63 10.224.982 19,84

Tiên gửi CKH 34.699.884 76,94 37.251.516 78,37 41.299.610 80,16

3.Theo đơn vị tiền tệ

Nội tệ 43.215.251 95,82 45.556.541 95,85 49.405.881 95,89

Ngoại tệ 1.887.447 4,18 1.973.374 4,15 2.118.711 4,11

Biểu đồ 2.2.Lợi nhuận và cơ cấu thu nhập của ABBANK

LỢI NHUẬN TRƯỠC THUỂ (TỶ VNĐ) CtJ cχu THU NHẬP

GhlM:Sứl!$Uơiandm2mũ,2011,20ÌĨ.20Ì3,2014,20i5,2m6itli6ll(utt∣eoβaahφnMt "Plu nJ1⅛P⅛u^n từlãi

■ Tnu nhập thuẫn từ dịch vụ

Thu nhập khấc

Nguồn: báo cáo thường niên ABBANK năm 2016

Qua sơ đồ, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của ABBANK đang tăng trưởng rất tốt, lợi nhuận trước thuế năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 151.107; 118.363; 305.157 triệu đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2016 tăng 158% so với năm 2015, đây là mức tăng trưởng đột phá cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng và triển vọng tiếp tục tăng trưởng cao trong những năm kế tiếp.

Nhìn vào cơ cấu thu nhập, ta thấy thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 81-83.5%, thu nhập từ hoạt động dịch vụ chiếm một phần nhỏ là 3-6%. Như vậy, thu nhập của ABBANK cũng giống như hầu hết các NHTM Việt Nam, đó là chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Cũng từ sơ đồ này, ta thấy ABBANK đang hướng đến một cơ cấu thu nhập ổn định và chất lượng hơn, qua việc tăng cao tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng, là xu hướng phát triển tất yếu của ngành ngân hàng. Mảng dịch vụ đã đem lại nguồn thu rất tích cực cho ABBANK trong năm 2016 với tốc độ tăng trưởng vượt bậc so với năm 2015. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ABBANK đã tăng cường nghiên cứu, xây dựng các công cụ phát huy hiệu quả các hoạt động hiện có như dịch vụ thanh toán, thu hộ, thanh toán tiền điện... Đặc biệt hơn cả, việc FWD trở thành đối tác bảo hiểm - ngân hàng độc quyền của ABBANK tại Việt Nam đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc đưa dịch vụ của ABBANK tiệm cận với xu

33

hướng ngân hàng hiện đại. Doanh thu từ mảng hợp tác bảo hiểm này được kỳ vọng sẽ góp phần đáng kể vào tỷ trọng thu dịch vụ của tồn hàng năm 2017.

Ngn: báo cáo thường niên ABBANK năm 2014-2016

Ta có thể thấy, nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng qua các năm, cụ thê năm 2015 tăng 5,5% so với 2014, năm 2016 tăng 8,4% so với 2015. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy tình hình huy động vốn của ABBANK đang có xu hướng tăng trưởng cao và ổn định. Trong cơ cấu nguồn vốn, mức tiền gửi từ dân cư và từ doanh nghiêp, các tổ chức kinh tế có tỷ trọng gần bằng nhau.Còn về kỳ hạn, tỷ trọng huy động vốn có kỳ hạn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và ngày càng chiếm tỷ lớn hơn. Huy động tiền bằng ngoại tệ có tăng về số lượng, còn về tỷ trọng hầu như khơng có sự thay đổi đáng kể nào.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH ( 2014-2016)

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần AB2.2.1.1. Chất lượng tín dụng tại ABBANK (2014-2016)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP an bình khoá luận tốt nghiệp 443 (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w