Nội dung quản trị RRTD tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP an bình khoá luận tốt nghiệp 443 (Trang 26 - 32)

1.3.2 .Sự cần thiết phải quản trị RRTD

1.3.4. Nội dung quản trị RRTD tại Việt Nam

Quản trị RRTD là chiếc gương phản chiếu hiệu quả hoạt động tín dụng của một ngân hàng, chỉ có quản lý thật tốt mới mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, giúp ngân hàng kiểm soát và chủ động trong việc đối mặt với RRTD, làm sao để hạn chế và đặt nó trong khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Là điều mà bất cứ một TCTD nào cũng mong muốn và liên tục thay đổi nội dung quản lý RRTD của mình sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

1.3.4.1. Đo lườngRRTD

Trong công tác quản trị rủi ro, cần thiết phải có một hệ thống đo lường RRTD

nhằm phân loại các mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH, từ đó có biện pháp cụ thể để quản trị tốt những rủi ro ở các mức độ khác nhau. Có thể sử dụng nhiều mơ hình khác nhau để đánh giá RRTD.Các mơ hình này rất đa dạng bao gồm cả định lượng và định tính. Một số mơ hình phổ biến sau:

Mơ hình định tính - Mơ hình 6C: Trọng tâm của mơ hình này là xem xét liệu

người vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không. Cụ thể bao gồm 6 yếu tố sau:

Một là, tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích

xin vay của KH, mục đích vay của KH có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của NH hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với KH cũ; còn KH mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như Trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ NH khác, hoặc các cơ quan thông tin đại chúng ...

Hai là, năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào qui định luật pháp của quốc gia. Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Ba là,Thu nhập của người vay (Cash):Trước hết phải xác định được nguồn trả

nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán ... Sau đó cần phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thơng qua các tỷ số tài chính.

Bốn là bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để NH cấp tín dụng và

là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho NH.

Năm là, các điều kiện (Conditions): NH quy định các điều kiện tùy theo chính

sách tín dụng theo từng thời kỳ.

Sáu là, kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của

luật pháp, quy chế hoạt động đến khả năng KH đáp ứng các tiêu chuẩn của NH.

Mơ hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng

Mơ hình lượng hố rủi ro tín dụng: Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều sử

dụng mơ hình định lượng để lượng hóa được rủi ro và dự báo những tổn thất có thể

xảy ra trong q trình cấp tín dụng. Một số mơ hình tiêu biểu là:

Thứ nhất, Xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor:

NH đánh giá xác suất rủi ro của người vay, từ đó định giá các khoản vay. Việc này phụ thuộc vào quy mô của khoản vay và chi phí thu thập thông tin. Các yếu tố liên quan đến quyết định cho vay của NH bao gồm:

Đầu tiên là Các yếu tố liên quan đến người vay:

Uy tín trả nợ được thể hiện qua lịch sử trả nợ của KH, nếu trong suốt quá trình vay, KH ln trả nợ đúng hạn sẽ tạo được lịng tin với NH.

Cơ cấu vốn của KH: thể hiện thông qua tỷ số giữa vốn vay/vốn tự có. Nếu tỷ lệ này càng cao thì xác suất rủi ro càng lớn.

Mức độ biến động của thu nhập: thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của người vay, vì vậy thu nhập ổn định thường xuyên lâu dài sẽ hấp dẫn các NH hơn.

Tài sản đảm bảo: là điều kiện chủ yếu trong bất kỳ một quyết định cho vay nào nhằm khuyến khích sử dụng vốn có hiệu quả đồng thời nâng cao trách nhiệm của người vay trong việc trả nợ cho NH.

Tiếp đó là các yếu tố liên quan đến thị trường: chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của KH vay nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Do đó, NH cần xem xét mối quan hệ giữa 2 chủ thể trên để xem xét cho vay vào những điểm thích hợp, ít rủi ro nhất thời. Mức lãi suất càng cao thường gắn với mức độ rủi ro cao.

Thứ hai là mơ hình điểm số Z:

Đây là mơ hình do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người vay và phụ thuộc vào: Trị số của các chỉ số tài chính của người vay, Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong q khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mơ hình điểm như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

Chỉ số Z bao gồm tỷ số tài chính từ X1 đến X5, trong đó:

Loạ i Điêm được Bảng 1.1 bảng chấm điêm tín dụng đạt Mức độ rủi Quyết định tín dụng ro X1 = Vốn lưu động/Tổng tài sản X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản

X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi/Tổng tài sản

X4 = Giá trị thị trường của cổ phiếu /Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn. X5 = Doanh thu thuần/Tổng tài sản

Thay lần lượt giá trị X vào mơ hình ta tính được giá trị của Z. Nếu:

Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ

phá sản.

1,81< Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có

nguy cơ phá sản.

Z < 1,81: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá

sản cao.

Như vậy, trị số Z càng cao thì người vay có xác xuất vỡ nợ càng thấp, khi trị số Z càng thấp hoặc là một số âm thì người vay càng có nguy cơ vỡ nợ cao.

Thứ ba là mơ hình tính điểm tín dụng

Mơ hình tính điểm tín dụng là phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm.Các chỉ tiêu và thang điểm được áp dụng khác nhau đối với các loại khách hàng khác nhau. Kết quả tính điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được sử dụng để ngân hàng xem xét cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng và quản lý rủi ro theo danh mục khách hàng.

Hiện nay, các NHTM Việt Nam sử dụng mơ hình tính điểm tín dụng như một công cụ quan trọng nhằm tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tín dụng. Các bước xếp hạng tín dụng cá nhân taị NHTM Việt Nam:

Bước 1: Lựa chọn sơ bộ khách hàng

Bước 2: Chấm điểm và phân loại khách hàng

Bước 3: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng khách hàng Bước 4: Đánh giá lại xếp hạng tín dụng khách hàng

Sau khi chấm điểm, ngân hàng xếp các khách hàng cá nhân thành 10 loại có mức độ rủi ro từ thấp đến cao với ký hiệu từ A+ đến D.

A+ >=400 Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

A 351 - 400 Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

A- 301 - 350 Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

B+ 251 - 300 Thấp Cấp tín dụng với hạn mức tùy thuộc vào

bảo đảm tiền vay

B 201 - 250 Trung bình Có thể cấp tín dụng với việc xem xét hiệu

quả phương án vay và bảo đảm tiền vay

B- 151 - 200 Trung bình Khơng khuyến khích mở rộng tín dụng, tập

trung thu nợ

C+ 101 - 150 Trung bình Từ chối cấp tín dụng

C 51 - 100 Cao Từ chối cấp tín dụng

C- 0 - 50 Cao Từ chối cấp tín dụng

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2010, trang 265

Với mơ hình trên đã loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay cũng như giảm được đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng.Tuy nhiên, mơ hình này có một số nhược điểm như không thể tự điều chỉnh nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế.Một mơ hình điểm số không linh hoạt có thể đe dọa đến chương trình tín dụng của ngân hàng, bỏ xót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của khách hàng vào dịch vụ ngân hàng.

1.3.4.2. Nội dung quản trị RRTD

Hoạch định chiến lược, hoàn thiện bộ máy quản trị tín dụng, xây dựng các quy trình, chính sách tín dụng, quản lý các khoản nợ cần chú ý, nợ xấu của ngân hàng:Chiến lược quản trị rủi ro của ngân hàng ( 5-10 năm) phản ánh rõ ràng thái độ

của ngân hàng với rủi ro, chấp nhận rủi ro ở mức độ nào, thơng qua đó để đưa ra các chính sách tín dụng, quy trình tín dụng hợp lý nhất.Ngân hàng ln xây dựng chính

sách sống chung cùng rủi ro vì rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh. Chẳng hạn như phân loại nợ thành các nhóm nợ tùy theo mức độ rủi ro, áp dụng các chính sách hỗ trợ người đi vay gặp khó khăn nhất thời nhưng vẫn có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng như: cho vay thêm,gia hạn nợ, giảm lãi suất,... Ngoài ra, xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất RRTD, dựa trên tỉ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro, ngân hàng sẽ xây dựng các quỹ dự phòng. Qũy này khơng những có tác dụng giảm rủi ro mà còn chống đỡ tác hại do RRTD gây ra.

Phân tích tín dụng: Đây là nội dung cơ bản nhất của quản lý RRTD, là việc

thu thập, phân tích thơng tin, xem xét đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hồn trả của khách hàng để từ đó quyết định sẽ cho vay hay không.

Xác định danh mục cho vay ưu tiên: Mỗi một danh mục cho vay ( theo đối

tượng khách hàng, ngành nghề, thời hạn vay,.) đều có mức đội rủi ro riêng. Do vậy, nghiên cứu ngành nghề nào ít rủi ro nhất, rủi ro ở vấn đề gì, để từ đó phân tích khoản cấp tín dụng và trích lập dự phòng, ưu tiên cho vay ở danh mực nào để hạn chế rủi ro mà vẫn đạt được lợi nhuận kỳ vọng là rất quan trọng.

Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro trong ngân hàng: Đảm bảo cán bộ cơng nhân

viên trong ngân hàng đều có ý thức trách nhiệm trong công tác quản trị rủi ro tín. Khơng được lơ là, mất tập trung trong cơng tác này, RRTD có ngun nhân dây chuyền từ rất nhiều bộ phận, phòng ban. Do đó, tạo văn hóa quản trị RRTD chủ đơng, liên tục, có trách nhiệm là vô cùng quan trọng trong công tác quản lý hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP an bình khoá luận tốt nghiệp 443 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w