1.3.2 .Sự cần thiết phải quản trị RRTD
1.3.5. nghĩa của quản trị RRTD
Kinh doanh tín dụng là hoạt động chủ đạo, truyền thống của NHTM. Trong điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng như hiện nay, quản trị rủi ro tín dụng lại càng có ý nghĩa quan trọng với ngân hàng, nhằm hạn chếRRTD, nâng cao mức độ an toàn trong kinh doanh của mỗi ngân hàng. Ngân hàng có chính sách cho vay và các cách thức kiểm tra sử dụng khoản vay hiệu quả, đảm bảo cho quá trình thu hồi vốn vay tốt nhất. Qua đó, các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng kiểm sóat họat động cho vay của các ngân hàng, cũng như kiểm sóat được thị trường tài chính một cách tốt nhất.Đồng thời, luồng vốn trong dân cư được luân chuyển một cách có hiệu quả, qua đó ổn định và phát triển kinh tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG1
Rủi ro tín dụng luôn song song đồng hành với hoạt động tín dụng, Vì thế, việc xây dựng chiến thuật “phòng chống rủi ro”, nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại mỗi ngân hàng là điều tất yếu để tồn tại.
RRTD có thể do rất nhiều nguyên nhân: nguyên nhât bất khả kháng, nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng và khách hàng, nguyên nhân từ TSBĐ cho khoản cấp tín dụng,...từ đó đưa ra các dấu hiệu nhận biết và phòng ngừa RRTD hợp lý nhiệm vụ của công tác quản trị RRTD. Mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro riêng biệt, phù hợp với quy mô hoạt động của ngân hàng mình.Nhằm xây dựng được một hệ thống phòng chống từ xa, đưa ra được giải pháp nhằm hạn chế các tác động xấu của RRTD đến ngân hàng, hệ thống tài chính và tồn bộ nền kinh tế.
Học hỏi và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về quản trị RRTD ( theo Basel II, Basel III, kinh nghiệm của các ngân hàng uy tín trên thế giới,. ) như: thiết lập môi trường quản trị rủi ro tín dụng tốt, điều hành quy trình cấp TD đúng và chuẩn xác, duy trì một quy trình đo lường và giám sát tín dụng tốt, đảm bảo sự kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng, nâng cao vai trò của bộ phận giám sát hoạt động tíndụng., vấn đề rủi ro do tập trung tín dụng vào một khách hàng hay nhóm khách hàng, dự phịng rủi ro bù đắp tổn thất tín dụng , hệ thống thơng tin tín dụng.
Từ những lý luận cơ bản đã nêu trên, chương hai sẽ tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị RRTD tại ngân hàng TMCP An Bình. Từ đó, trong chương ba sẽ đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tai ngân hàng TMCP An Bình.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG