1.3.2 .Sự cần thiết phải quản trị RRTD
2.3.2. Những tồn tại trong cơng tác phịng ngừa và hạn chếRRTD tại ngân hàng
hàng TMCP An Bình
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua việc hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh cũng bộc lộ 1 số tồn tại như sau:
Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng chưa hoàn thiện: Các chiến lược quản lý
RRTD tuy có được ABBANK đề cập đến nhưng chỉ là một số nội dung cơ bản như danh mục đầu tư tín dụng theo kỳ hạn, ngành nghề, đối tượng khách hàng, thị
trường, tỷ lệ tăng trưởng mục tiêu,... song chỉ mang tính nguyên tắc, định hướng mà chưa cụ thể, chưa đáp ứng được yêu cầu của một chiến lược quản trị RRTD.Thực tiễn cho thấy, việc thiếu một chiến lược rủi ro làm khung định hướng cho các chính sách, quy trình và hoạt động tín dụng khiến ngân hàng bị lung túng và bị động trong hoạt động kinh doanh. Cấp tín dụng dựa quá nhiều vào lợi nhuận kỳ vọng hoặc TSBĐ mà không gắn liền với rủi ro, với nguyên tắc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro khiến ngân hàng thường rơi và một trong hai trạng thái đối lập đó là mở rộng tín dụng quá mức để chạy theo lợi nhuận khi có các điều kiện thuận lợi hoặc thu hẹp quá mức khi vấp phải khó khăn, bất lợi. Kết quả là ngân hàng phải đối mặt với vấn đề chất lượng tín dụng và xử lý khoản vay. Kế hoạch phát triển bèn vững, an toàn, hiệu quả sẽ nằm xa tầm với của ngân hàng, nếu như khơng có chiến lược hồn thiện về quản lý rủi ro.
Quy trình cấp tín dụng còn bất cập:
Quyết định cấp tín dụng cho một khoản vay chủ yếu dựa trên các đặc điểm riêng của khoản vay/khách hàng đó mà chưa xem xét, đánh giá tác động của khoản vay đó đến tỏng thể rủi ro danh mục. Do đó, nguy cơ gây ra RRTD danh mục cao, gây thiệt hại lớn khiến ngân hàng không kịp khắc phục hậu quả.
Hiện nay, một CV QHKH tại ABBANK, nhất là những khách hàng lâu năm, đang phải quản lý rất nhiều khách hàng, mức dư nợ quản lý cao. Nhất là đối với các CV QHKH cá nhân, con số này có thể lên tới 200-300 khách hàng với mức dư nợ gần 70 tỷ đồng. Cho nên việc thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cấp tín dụng chưa được thực hiện nghiêm túc.
Quy trình tín dụng ở một số chi nhánh chưa được thực hiện đúng theo quy định, thiếu nghiêm túc ( thẩm định sơ sài, hồ sơ TSBĐ chưa đủ tính pháp lý, hồ sơ năng lực tài chính có yếu tố gian lận,. ), một sộ CV QHKH còn thẩm định và đưa ra đề xuất cho vay chỉ coi trọng yếu tố tài sản bảo đảm mà không thẩm định kỹ hiệu quả của phương án vay vốn, nhân cách đạo đức và thiện chí trả nợ của khách hàng.
Việc kiểm tra sử dụng mục đích vốn vay và giám sát sau cho vay của một số CBTD, chi nhánh cịn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa thường xuyên. Đuêù này
gây RRTD cho ngân hàng nếu như khách hàng sử dụng vốn sai với mục đích vay vốn trong HĐTD hoặc sử dụng vốn vay không hiệu quả, hoặc hiệu quả nhưng cố tình khơng trả nợ cho ngân hàng.
Tỷ lệ dư nợ khơng có tài sản đảm bảo còn tương đối cao và chủ yếu là cho doanh nghiệp nhà nước vay nhưng hiện nay nhiều doanh nghiệp trên thực tế đã ngừng hoạt động, phá sản nhưng luật pháp lại chưa tuyên bố giải thể hay phá sản, do vậy việc trích lập dự phòng chỉ được dùng để bù đắp những khoản nợ xấu khi doanh nghiệp đã phá sản hay giải thể do vậy chính thủ tục phá sản chậm trễ đã gây trở ngại cho ngân hàng trong công tác xử lý nợ xấu.
Việc xử lý nợ tồn đọng cịn gặp nhiều khó khăn ở khâu xử lý tài sản đảm bảo, ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn của ngân hàng, tài sản đảm bảo của các khoản tín dụng chủ yếu là bất động sản hoặc nhà cửa trong khi đó thị trường bất động sản lên xuống thất thường gây ảnh hưởng tới kế hoạch của ngân hàng. Hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo, đặc biệt là quyền sử dụng đất còn phức tạp, thiếu tính pháp lý, vừa khó khăn cho khách hàng vừa không đảm bảo theo quy chế thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
Công nghệ thông tin của ngân hàng còn hạn chế, chưa có sự kết hợp chặt
chẽ giữa bộ phận cung cấp thông tin và bộ phận sử dụng thông tin.
Xuất hiện tình trạng tập trung tín dụng quá nhiều vào một đối tượng khách hàng, nhóm khách hàng.: trong giai đoạn 2014-2015 ABBANK tập trung rất nhiều
vào lĩnh vực cho vay mua bất động sản ( chiếm 65% dư nợ cho vay khách hàng cá nhân), đặc biệt TS hình thành trong tương lai là ( căn hộ chung cư/nhà đất/biệt thự/khu nhà ở liền kề,...), có thể không đáng ngại vấn đề rủi ro do bên thứ ba là chủ đầu tư ( bên bán) vì ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với bên bán, các dự án đa số có chủ đầu tư là tập đoàn Gleximco - cổ đông lớn của ngân hàng. Tuy nhiên có thể dẫn đến tình trạng rủi do danh mục cho vay, do tình hình BĐS tuy đã ổn định rất nhiều sau khủng hoảng 2007-2008 nhưng thực tế cho thấy BSĐ ln có nhều diễn biên bất thường, đòi hỏi ngân hàng phải chủ động điểu chỉnh cơ cấu cho vay và quản lý sát sao hơn nữa.
Ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống theo dõi cảnh báo sớm
RRTD:Ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống theo dõi cảnh báo sớm những
RRTD theo thời điểm để có thể chỉ đạo toàn hệ thống nhằm đưa ra các biện pháp kịp thời ngăn chặn RRTD có thể bùng phát. Những cảnh báo chưa được thực hiện thường xuyên và có hệ thống, thường chỉ khi có dấu hiệu khẩn thiết ban lãnh đạo mới phát lệnh cho phịng QLRR có cơng văn chỉ đạo toàn hệ thống. Do vậy hiệu quả quản trị RRTD chưa cao. Ngân hàng cũng chưa áp dụng các phương pháp lượng hóa RRTD cụ thể bằng cơng thức tốn học, quan niệm về rủi ro tín dụng như xác suất xảy ra RRTD, giá trị RR khi xảy ra, tỷ lệ thu hồi khoản nợ,... chưa được các cán bộ tín dụng nhận thức đầy đủ, làm cho việc thu hồi khoản nợ quá hạn bị chậm trễ, gây thiệt hại khi vốn khơng được thu hồi nhanh để quay vịng.
2.3.3. Nguyễn nhẫn của những hạn chế trong công tác QT RRTD
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, chưa có định hướng, chiến lược cụ thể cho quản lý RRTD. Mặc dù
có bộ phận chuyên trách về QL RRTD, song định hướng chiến lược quản lý RR mới chỉ thể hiện ở những chỉ đạo kinh doanh mang tính tổng quát như: cảnh báo, hạn chế tín dụng ở một số ngành nghề, đối tượng. Hay nói cách khác, cơng tác QT RRTD chưa được ưu tiên hàng đầu trong công tác hoạch định chiến lược của ngân hàng, mặc dù đây là cơng tác có thể nói là một trong những hoạt động quan trọng nhất ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, các chiến lược, chính sách cấp tín dụng được đưa ra mà chưa được nhà tổ chức nghiên cứu kỹ lướng, chưa tính đến chu kỳ kinh tế và các tác động của nhiều yếu tố.
Thứ hai, ngân hàng chưa thực sự chú trọng vào thước đo lượng hóa RRTD và quy trình theo dõi tín dụng: ý thức được theo dõi, kiểm tra tín dụng là yếu tố
quan trọng để duy trì sự an toàn và chất lượng lành mạnh cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng, ABBANK đã xây dựng mơ hình kiểm tra, giám sát tín dụng. Tuy nhiên, việc giám sát này chỉ tập trung vào riêng lẻ từng khoản vay, mà chưa có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng tổng thể cả danh mục cho vay ấy. Điều này rất dễ ngân hàng đánh giá nhầm mức độ rủi ro của một danh mục tín dụng, có thể gây ra RR tập trung. Ngoài hạn chế về quản lý danh mục tín dụng, ngân hàng còn thiếu hệ thống đo lường RRTD một các chính xác, chính vì thế mà chiến lược hoạt động,
chính sách, quyết định tín dụng, xác định lãi suất cho vay,.. hầu hết đều mang tính chung chung, định tính, phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của người đưa ra quyết định do chưa có căn cứ định lượng cụ thể nên tính khoa học và độ chính xác thấp. hầu hết việc quản trị RRTD dựa trên những đánh giá định tính. Khẩu vị rủi ro ngân hàng, do đó, biểu hiện rất mờ nhạt ở những chỉ đạo, chính sách tín dụng mang tính thời điểm. Thể hiện ở việc định giá khoản vay cịn mang tính chung chung, áp dụng một mức lãi suất với các khoản vay có mức rủi ro khác nhau, vi phạm nguyên tắc hoán đổi lợi nhuận - rủi ro trong kinh doanh. Kết quả là hiệu quả kinh doanh khơng cao, khó khăn trong kiểm tra, giám khoản vay.
Thứ ba, nhân sự của bộ phận quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế: ngân hàng
chưa chú trọng phát triển, duy trì một đội ngũ chuyên gia quản lý rủi ro. Có thể thấy, hầu hết cán bộ rủi ro là từ những cán bộ tín dụng chuyển sang, khơng có chun mơn sâu về quản trị RRTD, trong khi đó đây là hoạt động đòi hỏi phải vừa có nhiều kinh nghiệm tín dụng, vừa phải có kiến thức chuyên sâu về các mo hình thống kê. Chất lượng nhân sự không được đầu tư đúng mực trong một thời gian dài, làm cho công tác quản trị RRTD thực hiện một cách hình thức, kém hiệu quả.Hơn nữa, sự thối hóa, biến chất của một số cán bộ có tình trạng thông đồng, cấu kết với khách hàng gây ra thất thoát vốn cho ngân hàng.
Thứ tư,công tác thẩm định chưa hiệu quả: gây ra tình trạng vi phạm quy
trình nghiệp vụ trong thẩm định hồ sơ và hồ sơ xin cấp tín dụng, thậm chí khơng chấp hành quy trình cấp tín dụng, hạ thấp các điều kiện cấp tín dụng. Chất lượng thẩm định hồ sơ cấp tín dụng thường thấp, do do hệ thống thẩm định hồ sơ cịn mang nặng tính định tính, chưa quan tâm đến đội tin cậy của thông tin, đặc biệt là các thông tin tài chính do khách hàng cũng cấp. Thêm nữa, thái độ làm việc chủ quan, thiếu tính thận trọng thích đáng, quá tin tưởng vào khách hàng truyền thống mà bỏ qua các bước đánh giá, hoặc đánh giá sơ sài của CBTĐ đã làm gia tang RRTD cho các khoản vay.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan.
Môi trường kinh tế nhiều biến động:Môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn
đến thành cơng hay thất bại của khoản tín dụng, đặc biệt là với một đất nước đang
phát triển như Việt Nam nền kinh tế có rất nhiều biến động khơn lường, khó dự đốn. Do hoạt đọng tín dụng có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, nên sự biến động nhỏ của nền kinh tế cũng có thể gây ra RRTD và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Môi trường pháp lý chưa thuậnlợi, sự thay đổi thường xuyên trong cơ chế, chính sách của nhà nước: Hiện nay các chính sách pháp lý của nước ta còn chưa
đồng bộ, các quy định chồng chéo lên nhau, nhiều quy định còn nhiều bất cập,... gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và khách hàng, khiến khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng. Vấn đề xử lý TSBĐ của ngân hàng cũng có nhiều quy định bất cập, gây khó khăn cho quá trình xử lý TSBĐ để thu hồi nợ của ngân hàng, gây ứ đọng, thất thoát vốn.
Hoặc do các nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh , dịch bênh,.cháy nổ.. dẫn đến hoạt động kinh doanh của KH không hiệu quả, TSBĐ bị cuốn trôi, hạ giá trị,. gây ra nợ xấu cho ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Các ngân hàng thương mại hoạt động trong môi trường kinh doanh nhiều biến động, cạnh tranh cao, khung pháp lý còn nhiều bất cập, hệ thống thông tin hỗ trợ còn yếu kém, trình độ quản lý và nghiệp vụ có sự cải thiện nhưng không tương xứng với tốc độ phát triển hiệntại.
Trong bối cảnh trên, hoạt động tín dụng của ABBANK tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng bao gồm nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh, nguyên nhân chủ quan từ người vay và nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng cho vay. Bên cạnh những nỗ lực và kết quả đạt được trong việc xây dựng và hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, vẫn còn nhiều mặt còn hạn chế và tồn tại cần phải khắc phục, xây dựng , hoàn thiện, đẩy mạnh và nâng cao nhằm đáp ứng kịp thời với tốc độ tăng trưởng tín dụng và mở rộng mạng lưới hoạt động hiện nay của ABBANK trên khắp cảnước.
Từ những cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong chương một, kết hợp với việc nhận dạng và phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, cũng như khảo sát thực trạng về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK giai đoạn 2014-2016, cho phép đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại ABBANK trong chương 3.
Chỉ tiêu Kế hoạch 2017 (tỷ đồng) Thực hiên 2016 (tỷ đồng) CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN AN BÌNH
3.1. Định hướng phát triên hoạt động quản trị RRTD dụng tại ABBANK
3.1.1. Bối cảnh nền kinh tế
Tốc độ tăng trưởng năm 2016 đạt mức 6.21% giảm so với năm 2015 là 6.7% chủ yếu do tổng cung suy giảm trong lĩnh vực nông nghiệp và khai khoáng. Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô năm 2016 có những dấu hiệu tích cực, tăng trưởng kinh tế năm 2017 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự báo sẽ khởi sắc hơn với mục tiêu là tăng trưởng 6.7%. Bên cạnh đó, giá hàng hóa thế giới sẽ phục hồi trong năm 2017, cùng việc tiếp tục điều chỉnh hoặc điều chuyển sang cơ chế giá hàng loạt loại phí dịch vụ công sẽ tạo áp lực lên lạm phát, gây khó khăn cho mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%. Nhìn chung năm 2017, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo tăng. Tuy nhiên cũng sẽ phải đối mặt với khơng ít khó khăn do môi trường thế giới bất định, quá trình tái cơ cấu tại Việt Nam còn chậm và nợ công đang ở mức cao.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng qua đó được dự báo sẽ có những dấu hiệu tích cực từ môi trường vĩ mô được cải thiện, tỷ giá ổn định cùng tỷ lệ lạm phát được kiểm soát sẽ giúp khắc phục những điểm yếu trong cơ cấu và hỗ trợ triển vọng ổn định cho ngành ngân hàng năm 2017. Tuy vậy,gánh nợ DPRR cho các khoản nợ xấu và trái phiếu VAMC tiếp tục tác động tiêu cực lên lợi nhuận của ngân hàng, cũng như quá trình triển khai Basel II sẽ gây áp lực lớn tới cơ cấu vốn của các ngân hàng trong hệ thống.
3.1.2. Định hướng phát triên hoạt động quản trị RRTD tại ABBANK
Trong điều kiện kinh tế vĩ mô được kỳ vọng sẽ có nhiều khởi sắc hơn trong năm 2017 song vẫn còn nhiều thách thức, ABBANK kiên định với mục tiêu phát triển bền vững được dẫn dắt bởi các chiến lược hành động đến năm 2020. Theo đó, các chương trình hành động ưu tiên mở rộng khách hàng mục tiêu là cá nhân và SMEs trên cơ sở kiểm soát tốt chất lượng tài sản và phù hợp với chính sách rủi ro của
72
Ngân hàng.Đồng thời, tận dụng và phát huy tối đa các nguồn lực hiện hữu nhằm gia tăng quy mô và mạng lưới hoạt động với kỳ vọng đạt hiệu quả tốt hơn năm 2016.
Vượt qua những thách thức của năm 2016, ABBANK đã hoàn thành mục tiêu và ghi nhận các chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, lành mạnh, một số chỉ tiêu có tốc độ tăng ấn tượng và thể hiện rõ định hướng phát triển tập trung vào bán lẻ. Đây là nguồn động lực quan trọng để ABBANK hướng tới các chỉ tiêu tài chính cao