Tình hình trích lập DPRR của ABBANK từ 2014 2016

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP an bình khoá luận tốt nghiệp 443 (Trang 68)

Nguôn báo cáo thường niên ABBANK 2014-2016

Năm 2016 ABBANK đã sử dụng 70,108triệu đồng để xử lý nợ xấu tăng so với năm 2014 (tăng 22.74%) góp phần làm tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2.42% xuống còn 2.31%.). Ngân hàng thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một quý một lần. Tuy nhiên việc trích lập dự phòng RRTD tại ABBANK còn thấp, khi tỷ lệ trích lập dự phòng /tổng nợ xấu chỉ dao động ở mức 40.46% đến 51.35%, trong khi đó so với các ngân hàng khác tỷ lệ trích lập dự phòng/tổng nợ xấu thường lớn hơn 80% để đảm bảo an toàn cho ngân hàng khi có RRTD xảy ra

Thứ ba, xử lý bằng tài sản đảm bảo.

Trên thực tế, các NHTM không bao giờ muốn xử lý TSĐB của KH, bởi vì khi xử lý TSĐB có nghĩa là món vay đó khơng có hiệu quả. Tuy nhiên hoạt động TD không phải lúc nào cũng được tiến hành một cách thuận lợi mà có những trường hợp bắt buộc phải xử lý TSĐB của KH.Tại ABBANK hiện nay có 2 TSĐB là: TSĐB là động sản và TSĐB là bất động sản.

Với TSĐB là động sản mà không phải đăng ký quyền sở hữu (máy móc, dây chuyền sản xuất...) thì căn cứ vào những thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng mà NH và KH vay đã ký kết, NH được phép: bán đấu giá, thu hồi vốn; nếu còn thừa tiền thì chuyển thẳng vào tài khoản cho KH.

Với TSĐB là bất động sản (đất, tài sản trên đất...) các tài sản này đòi hỏi phải đăng ký quyền sở hữu và liên quan đến phạm vi điều chỉnh nhiều bộ luật khác.

Thứ tư, bán nợ cho VAMC:

Năm 2014, con số mà ABBANK bán nợ xấu cho VAMC là2,061,184 triệu đồng

và thu về 1,699,846 triệu đồng trái phiếu đặc biệt. Năm 2015, ABBANK bán

khoảng 426,803 đồng nợ xấu cho VAMC để nhận về 374,844 triệu đồng trái phiếu đặc biệt, năm 2016, số nợ xấu bán cho VAMC không đáng kể, do tổ chức này trong năm 2016 hạn chế mua nợ xấu mà tập trung vào công tác xử lý số nợ xấu đã mua ở thời gian trước đó. Việc bán nợ cho VAMC mặc dù không phải đã hết trách nhiệm với khoản nợ xấu đó, nhưng giúp tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm, ngân hàng không phải trích lập dự phòng rủi ro cho những khoản vay đó nữa, mà chỉ cần trích lập dự phòng rủi ro cho số trái phiếu đặc biệt của VAMC ở một tỷ lệ nhỏ hơn, giúp ngân hàng tránh tình trạng ứ đọng vốn nhiều, để tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Trong những biện pháp xử lý nợ xấu trên NH đều sử dụng hết sức linh hoạt và phù hợp với từng tính chất của khoản nợ.Nhưng thực tế phổ biến nhất là sử dụng TSĐB, đây luôn là biện pháp đầu tiên khi khoản nợ trở nên xấu đi.

2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ RRTD TẠI NHTM CP AN BÌNH

2.3.1. Những thành tựu đạt được trong cơng tác phịng ngừa và hạn chế RRTDtại NHTM CP An Bình tại NHTM CP An Bình

2.3.1.1. Chat lượng nợ, cơ cấu tín dụng chuyển biến theo chiều hướng tích cực

Thứ nhất, dư nợ của ABBANK có sự tăng trưởng khá nhanh và ổn định. Năm

2015 dư nợ cho vay khách hàng là 30,915,308 triệu đồng, tăng 19.05% so với năm 2014. Tốc độ này lại tiếp tục tăng đến 28.73% vào năm 2016, đạt dư nợ cho vay là 39,796,167. Tuy tăng trương tín dụng của ABBANK ở mức cao ( so với trung bình ngành năm 2016 là 18.25%), nhưng mức tăng trưởng này hợp lý và có độ an toàn cao do dựa trên cơ sở tăng trưởng huy động vốn cao và ổn định. Thể hiện ở chỗ, năm 2014 tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là (LDR) 57.58%, và tỷ lệ này được tăng lên lần lượt 65.04% và 77.24% vào năm 2015 và 2016. Có thể thấy tỷ lệ này khá an toàn so với mức trung bình tồn hệ thống là 88.12%, thậm chí có một số ngân hàng TMCP thì tỷ lệ LDR tới 97%-98%.

Thứ hai, nọ cần chú ý và nợ xấu được kiểm soát dưới 3 % theo đúng quy định của NHNH, cụ thể tỷ lệ nợ xấu năm 2014 là 4.49% đến 2016 tỷ lệ này chỉ cịn 2.31%, trong khi đó dư nợ tiếp tục tăng trưởng ổn định ở mức trung bình là 26%. Qua đó, có thể thấy được các biện pháp quản trị RRTD của ngân hàng TMCP An Bình đang có những hiệu quả tích cực hơn so với chính sách quản trị trước đây

Thứ ba, cơ cấu tín dụng được điều chỉnh theo định hướng của ABBANK là tập trung vào ngân hàng bán lẻ, đó là tập trung vào khách hàng cá nhân và SMEs. Kết quả đến 2016, cho vay khách hàng cá nhân đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng 38.83% so với năm 2015 và đưa dư nợ cá nhân lần đầu tiên đạt mốc 14,609,173 triệu đồng, chiếm tới 36.71% so với tổng dư nợ . Ngoài ra, ABBAK tập trung vào cấp tín dụng cho những khoản vay có TSBĐ, đặc biệt TSBĐ là cầm cố giấy tờ có giá. Năm 2016, những khoản vay có TSBĐ thì BĐS chiếm tới 68%, giấy tờ có giá là 13%. Đảm bảo mức an toàn nhất định cho các khoản vay tại ABBANK khi có RRTD xảy ra.

2.3.1.2. Xây dựng được hệ thống khn khổ cơ chế, chính sách tín dụng đồng bộ

Định hướng chiến lược, tư tưởng chủ đạo và kế hoạch phát triển tín dụng được ngân hàng đề cập rõ trong sổ tay tín dụng và cấp phát, triển khai tới từng cán bộ trong ngân hàng. Khung chính sách tín dụng được ban hành đồng bộ bao gồm các quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng, quy chế hội đồng tín dụng, quy định đồng tài trợ, quy định phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro, các quy định cho vay, quy định bảo đảm tiền vay,quy định về gia hạn nợ miễn giảm lãi suất,... ngồi ra cịn có các văn bản chỉ đạo, cảnh báo tín dụng và các quyết định vầ cấp tín dụng ban hành trong từng thời kỳ.

Thứ hai, quản lý điều hành tập trung bằng các cơ chế, chính sách tín dụng, quy trình tín dụng và phân quyền quyết định cấp tín dụng cho các chi nhánh/PGD. Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất, trong toàn hệ thống, đảm bảo đúng theo khẩu vị rủi ro của ngân hàng thông qua các tiêu chuẩn cấp phát tín dụng, quản lý tín dụng, đảm bảo mọi khách hàng sẽ được huwngr quyền lợi như nhau ở tất cả các đơn vị kinh doanh của ABBANK.

Chính sách tín dụng tại ABBANK hướng đến phục vụ nhu cầu tối ưu cho khách hàng đồng thời vẫn bảo đảm tín an tồn và kiểm soát rủi ro cho ngân hàng. Tiến hành mở rộng tín dụng tới mọi khách hàng, đa dạng hóa danh mục cho vay, cách thức cho vay để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Các khách hàng sẽ được đối xử bình đẳng, khơng phân biệt thành phần kinh tế, mà sẽ dựa trên các tiêu chuẩn về tư cách khách hàng, năng lực tài chính, tính ổn định trong thu nhập, hiệu quả của phương án vay vốn, biện pháp bảo đảm tiền vay,...Ngoài ra sẽ có các chính sách ưu đãi với khách hàng thân thiết của ngân hàng, các đối tác chiến lược và các ngành nghề mà ngân hàng ưu tiên. Phát triển nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú về kỳ hạn, loại tiền, có tính chun biệt,... để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. RRTD được kiểm soát liên tục và chủ động trong tất cả các q trình cấp tín dụng.

Nhìn chung, có thể thấy quy trình cấp tín dụng, các chính sách tín dụng của ABBANK đến 2016 đã hoàn thiện và cạnh tranh hơn rất nhiều, tương đối đầy đủ và chặt chẽ, đồng bộ và phù hợp với nhu cầu khách hàng và môi trường kinh tế của Việt Nam: đưa ra các tiêu chí cấp tín dụng rõ ràng, thiết lập hạn mức tổng thể cho

từng khách hàng hay nhóm khách hàng, xây dựng cụ thể quy trình đánh giá và kiểm sốt tín dụng. Hoàn thiện bộ máy quản trị RRTD từ Hội sở đến từng chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về hạn mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, xây dựng các chính sách quản trị RRTD, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư, khách hàng ưu tiên, ngành nghề ưu tiên,....

2.3.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý RRTD xây dựng tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế

Ngân hàng đã chuyển đổimơ hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống theo hướng phân định trách nhiệm giữa các bộ phận, với các chức năng độc lập, vừa bảo đảm tính chuyên nghiệp vừa tang cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng sẽ được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng ( Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng ( phịng quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ (Phòng quản lý nợ); kiểm tra giám sát tín dụng độc lập ( thanh tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, đã mang lại những kết quả khả quan về chất lượng tín dụng của ABBANK như đã được đề cập ở phần thực trạng hoạt động tín dụng của ABBANK giai doạn 2014-2016.

Trong thời gian vừa qua, bộ phận quả lý RRTD đã mang lại nhiều đóng góp chung cho hiệu quả, chất lượng tín dụng tại ABBANK, như tham mưu cho ban lãnh đạo về định hướng tín dụng cụ thể tại từng chi nhánh, .đánh giá và nắm bắt những diễn biến có lợi cũng như những cảnh báo các nguy cơ có thể xảy ra RRTD, bảo đảm cho hoạt động TD của ngân hàng an toàn và theo đúng định hướng đã đề ra. Danh mục tín dụng, danh mục TSBĐ cũng được bộ phận QL RRTD thường xuyên phân tích, đánh giá trên cơ sở khai thác thong tin, số liệu dư nợ cho vay, bảo lãnh,...để kịp thời tham mưu cho BĐH các chỉ đạo tín dụng kịp thời, có định hướng cụ thể và chủ đơng phịng ngừa RRTD nhất là những ngành nghề có tỷ trọng cho vay lớn.. Đồng thời, sớm phát hiện các các trường hợp vi phạm quy định về lãi suất, mức ủy quyền phán quyết cấp tín dụng,..được chấn chỉnh kịp thời.

ABBANK đã đề ra nhiều biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh thu nợ xấu như: thiết lập bộ phận xử lý nợ và bộ phận xử lý rủi ro trực thuộc HĐQT, giao chỉ tiêu nợ xấu cho từng chi nhánh, từng cán bộ quản lý gắn với thi đua khen thưởng nên tỷ

trọng nợ xấu đã giảm rõ rệt, việc trích lập dự phòng rủi ro cũng giảm dần. Việc thu nợ trực tiếp khách hàng từ hoạt động bán và khai thác tài sản đảm bảo đạt được nhiều kết quả tốt bằng nhiều biện pháp như trực tiếp đòi nợ khách hàng, tổ chức bán và cho thuê, khai thác tài sản đảm bảo, thanh lý tài sản đảm bảo...

2.3.1.5. Xây dựng hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

ABBANK sử dụng bộ chấm điểm để xếp hạng tín dụng nội bộ. Do phòng quản lý RRTD thuộc khối QLRR phụ trách công tác vận hành, kiểm soát, đào tạo và phát triển hệ thống XHTD nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm các thành phần sau: hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho Doanh nghiệp, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho hộ kinh doan, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân. hệ thống XHTD nội bộ trợ giúp cho việc đánh giá khách hàng mới một cách toàn diện về năng lực tài chính, xu hướng phát triển của doanh nghiệp, khả năng trả nợ, những tác động từ môi trường kinh tế vĩ mơ có thể ảnh hưởng đến kết quản kinh doanh của khách hàng... để ngân hàng đưa ra quyết định có nên cho vay hay không và áp dụng chính sách cấp tín dụng nào là phù hợp nhất với khách hàng, đảm bảo khoản vay mới an toàn, hiệu quả, mức bù đắp rủi ro thích hợp. Đối với những khoản tín dụng đã cấp, công tác XHTD định kỳ hay đột xuất sẽ giúp ngân hàng phân loại nhóm nợ của khoản vay đó, đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay và quyết định có nên tiếp tục giải ngân, gia hạn nợ hay tiến hành xử lý nợ hay không,.

2.3.1.6. Áp dụng thành công hệ thống thông tin công nghệ cao trong kinh doanh và quản trị chất lượng tín dụng.

Đầu tư và triển khai thành công các giải pháp/ ứng dụng CNTT hiện đại hỗ trợ cho phát triển kinh doanh như: Khởi tạo và phê duyệt khoản vay (LOS), Mobile Banking, Trục tích hợp (ESB). Nghiên cứu tìm hiểu, đầu tư và triển khai các giải pháp CNTT nhằm nâng cao an toàn và tuân thủ các quy định theo ngành như: Phòng chống rửa tiền AML, KPI-BSC, Basel II, Kế hoạch kinh doanh liên tục - BCP, Phòng chống thất thoát dữ liệu và Kiểm soát truy cập...ABBANK đã và đang khẳng định được vị thế là ngân hàng có hoạt động ổn định, bền vững trong hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam. ABBANK hướng tới sự khác biệt về định hướng kinh

doanh chắc chắn, xây dựng các biện pháp và phịng tuyến kiểm sốt rủi ro hiệu quả.

Nhìn chung, với định hướng phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả quản lý

rủi ro nhằm giúp ngân hàng hạn chế những tổn thất tiềm ẩn, Ban lãnh đạo ABBANK luôn quan tâm sâu sát, chủ trương xây dựng các giải pháp tích cực, hiệu quả thúc đẩy công tác quản lý rủi ro trên toàn hệ thống. Điển hình, năm 2016 là năm đánh dấu sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý rủi ro tại ABBANK thông qua việc triển khai dự án Basel II và nâng cao văn hóa quản lý rủi ro đến từng cấp cơ sở, theo đó ABBANK đang từng bước phát triển mơ hình quản lý rủi ro tiệm cận hơn đến thông lệ quốc tế.

Quy mô tổng tài sản, huy động khách hàng, cho vay thị trường 1 (TT1) đều tăng trưởng khả quan, ổn định và phù hợp với chính sách quản lý rủi ro của ABBANK..Hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng từng bước được nâng cao đáng kể trong năm 2016. Lợi nhuận trước thuế tăng 186,8 tỷ đồng, ghi nhận 305,157 tỷ đồng tại ngày 31/12/2016 tương đương tăng trưởng 158% so với năm 2015 và hoàn thành 134% chỉ tiêu được giao. Đồng thời, chất lượng tín dụng tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ và duy trì tỷ lệ nợ xấu (Nợ xấu/ tổng dư nợ) dưới 3%, cụ thể năm 2016 tỷ lệ này là 2.3%.

Xuất phát từ hoạt động kinh doanh với nguồn huy động ổn định, thanh khoản tốt, chất lượng tài sản tiếp tục cải thiện và an toàn vốn ở mức cao so với các ngân hàng trong nước, Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm cơ sở (BCA) của ABBANK từ mức B3 lên B2. Xếp hạng tín nhiệm rủi ro đối tác (CRA) cũng được nâng từ B2 lên B1 triển vọng ổn định.Kết quả này một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế của ABBANK trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

2.3.2. Những tồn tại trong cơng tác phịng ngừa và hạn chế RRTD tại ngânhàng TMCP An Bình hàng TMCP An Bình

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua việc hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh cũng bộc lộ 1 số tồn tại như sau:

Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng chưa hoàn thiện: Các chiến lược quản lý

RRTD tuy có được ABBANK đề cập đến nhưng chỉ là một số nội dung cơ bản như danh mục đầu tư tín dụng theo kỳ hạn, ngành nghề, đối tượng khách hàng, thị

trường, tỷ lệ tăng trưởng mục tiêu,... song chỉ mang tính nguyên tắc, định hướng mà chưa cụ thể, chưa đáp ứng được yêu cầu của một chiến lược quản trị RRTD.Thực tiễn cho thấy, việc thiếu một chiến lược rủi ro làm khung định hướng cho các chính sách, quy trình và hoạt động tín dụng khiến ngân hàng bị lung túng và bị động trong hoạt động kinh doanh. Cấp tín dụng dựa quá nhiều vào lợi nhuận kỳ vọng hoặc TSBĐ mà không gắn liền với rủi ro, với nguyên tắc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro khiến ngân hàng thường rơi và một trong hai trạng thái đối lập đó là mở rộng tín dụng quá mức để chạy theo lợi nhuận khi có các điều kiện thuận lợi hoặc thu hẹp quá mức khi vấp phải khó khăn, bất lợi. Kết quả là ngân hàng phải đối mặt với vấn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP an bình khoá luận tốt nghiệp 443 (Trang 68)

w