:So sánh tình hình nợ xấu của ABBANK với một số NH khác

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP an bình khoá luận tốt nghiệp 443 (Trang 49 - 66)

Nguồn BCTN các ngân hàng 2014-2016 và số liệu thống kê từ NHNH

Khi so sánh ABBANK ba ông lớn trong hệ thống NH, có thể thấy được

ABBANK có tốc độ giảm nợ xấu khá nhanh, cụ thể là năm 2015 giảm 46,1% so với năm 2014, năm 2016 giảm 4,15% so với năm 2015.

Tại Vietinbankac độ nợ xấu năm 2015 giảm 9% so với năm 2014, năm 2016

tăng nhẹ 1% so với năm 2015.Cụ thể, tổng nợ xấu của Vietinbank năm 2016 là 6.742.800 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ nợ xấu là 1,02%, là ngân hàng đứng thứ 2 có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất sau ACB với 0.88%

Tại Vietcombanktốc độ nợ xấu năm 2015 giảm 20,35% so với năm 2014,

năm 2016 giảm 17.93% so với năm 2015, với tổng nợ xấu là 6.936.383 triệu đồng.

Tại BIDVthì biến động không đều,năm 2015 tôc độ nợ xấu giảm 17.74% so

với 2014 nhưng lại tăng lên đến 18.45% vào năm 2016. Mặc dù, nhìn vào tỷ lệ nợ

xấu năm 2016 của BIDV là 1.99%, nhỏ hơn so với tỷ lệ trung bình ngành là 2.46%, tuy nhiên xét về quy mô nợ xấu, thì BIDV lại là ngâ hàng có giá trị này lớn nhất là 14,428,959.

Qua đó, có thể thấy được chất nợ của ABBANK được cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ xấu năm 2016 chỉ còn 2,31% thấp hơn so với trung bình ngành là 2,46%, tuy nhiên so với các ngân hàng lớn trong hệ thống thì con số này lại khá khiêm tốn, do đó địi hỏi công tác quản lý RRTD và xử lý nợ xấu của ngân hàng TMCP An Bình cần được quan tâm hơn nữa.

Biểu đồ 2.5: tỷ lệ nợ xấu theo khu vực giai đoạn 2014-2016 tại ABBANK

Nguồn báo cáo của ban điều hành ABBANK 2014-2016

Nếu xét theo khu vực, ABBANK cho vay chủ yếu tập trung đối với KH tại

các thành phố lớn, mức sống tương đối cao. Tuy nhiên, ở những vùng này, cạnh tranh thường rất khốc liệt và nếu như KH không đủ tiềm lực, cả về tài chính lẫn kinh nghiệm trong kinh doanh thì sẽ rất dễ dẫn đến rủi ro khơng đáng có, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng khi cho vay. Ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu nhìn chung có xu hướng giảm ở khu vực Hà Nội, Miền Bắc, Hồ Chí Minh và Miền Nam. Còn khu vực miền trung thì tỷ lệ nợ xấu biến động rất thất thường, không đều, cụ thể là tỷ lệ nợ xấu năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 3,68%; 2,15%; 3,18%. Nguyên nhân là do, khu vực Miền Trung, dư nợ cho vay chủ yếu tập trung vào ngành nghề

nông-lâm-thủy sản, đây lại là ngành nghề được nhà nước ưu tiên phát triển tuy nhiện lại phụ thuộc khá nhiều vào các yêu tố tự nhiên tác động, khu vực miền Trung, Tây Nguyên lại hay xảy ra thiên tai như bão lũ, nắng gắt,... dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp phải bất trắc không mong muốn, không thu được lợi nhuận để trả cho ngân hàng. Mặt khác, cơ cấu nhân sự tại khu vực miền trung cũng chưa được hoàn thiện và quan tâm như các khu vực phát triển( Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), CV QHKH, CVTĐ và bộ máy quản lý, giám sát,... năng lực chưa cao cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ nợ xấu khu vực này biến động lớn, thất thường.

Trong khi đó, tại khu vực Hà Nội tỷ lệ nợ xấu năm 2016là 2,46% giảm 2% so với năm 2015 và giảm 39,6% so với năm 2014. Khu vực miền Bắc, tỷ lệ nợ xấu cũng cải thiện từ 4,69% năm 2014 xuống còn 2,14% năm 2016, khu vực miền Nam thì tỷ lệ này từ 5,1% xuống cịn 2,02%. Có thể thấy, tại các khu vực trọng điểm, nợ xấu của ABBANK ổn định và thấp hơn so với khu vực khác. Bởi vì, ở những khu vực này nhu cầu cầu vay vốn của khách hàng tuy rất nhiều nhưng ở rất nhiều các ngành nghề, mục đích vay khác nhau, “ bỏ trứng vào nhiều giỏ” đã giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng tập trung cho ABBANK ở các khu vực này. Mặt khác, tại các thành phố lớn, trình độ dân trí của khách hàng cao hơn, hoạt động kinh doanh có nhiều điều kiện, cơ hội để phục hồi và phát triển, cán bộ tín dụng, thẩm định có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, thường xuyên được tham gia các khóa đào tạo,. Công tác quản lý, giám sát khoản vay cũng được quan tâm sát sao hơn. Đó chính là lý do, tỷ lệ nợ xấu tại những khu vực này ngày càng cải thiện tốt hơn, chất lượng các khoản vay cao hơn.

Ngoài ra, rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình cịn do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất là do: Trong quá trình phân tích, CBTD chỉ xét đến tài sản thế

chấp: Cho vay dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng..; còn nguồn trả nợ chính là năng lực tài chính của khách hàng lại phân tích qua loa, tư cách đạo đức khách hàng khơng tìm hiểu kỹ do có tư tưởng có TSBĐ là đã đảm bảo không gặp phải vấn đề rủi ro tín dụng, khơng bị mất vốn. Tuy nhiên, xử lý TSBĐ chỉ là biện pháp cuối cùng bất đắc dĩ mà ngân hàng phải sử dụng để tránh thất thốt vốn, cơng

tác thu hồi xử lý TSBĐ thường rất nhiều thời gian và chi phí, thậm chí có thể vướng phải vấn đề pháp lý, tính khả mại thấp, giá trị TSBĐ khơng cịn như ban đầu, TSBĐ bị mất bởi các lý do bất khả kháng ( lũ lụt, cháy nổ,...).

Thứ hai, có thể thấy định hướng phát triển của ABBANK là trở thành ngân

hàng bán lẻ tốt nhất, tập trung phát triển dư nợ tín dụng vào khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là những đối tượng mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng, tuy nhiên, do đặc điểm nền kinh tế của nước ta chủ yếu là kinh doanh cá thể, hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ một số rất ít được coi là doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, các đối tượng khách hàng này, lại có trình độ quản lý yếu kém, chưa đầu tư đúng mức vào cơ cấu tổ chức, mở rộng kinh doanh không gắn liền với nâng cao chất lượng theo chiều sâu,...hơn nữa, hoạt động kinh doanh của họ rất nhạy cảm trước những biến động hàng ngày của nền kinh tế, xã gội. chính là nững nguyên nhân dẫn đến RRTD cho những đối tượng này tăng cao.

Thứ ba, RRTD do tài sản bảo đảm giảm giá trị hoặc tính khả mại thấp:Cũng

như các NHTM trong nước khác, tài sản thế chấp chủ yếu của ABBANK là bất động sản. Khi mà nền kinh tế, tài chính của Việt Nam còn yếu kém và nhiều bất ổn như hiện nay thì an tồn nhất vẫn phải có TSBĐ khi cấp tín dụng, xem đây là nguồn trả nợ chính thứ hai sau nguồn thu nhập chính.

Bieu đồ2.6: Tỷ lệ nợ xấu theo hình thức bảo đảm tín dụng tại ABBANK

Từ sơ đồ, có thể thấy ngay chất lượng tín dụng của những khoản vay có TSBĐ thấp hơn từ 1.4%-2.8% so với những khoản vay tín chấp khơng có TSBĐ. Điều này cũng dễ hiểu, mặc dù cho vay tín chấp khơng có TSBĐ tuy điều kiện cho vay chặt chẽ hơn ( đầy đủ thông tin khách hàng, có hóa đơn thanh toán điện nước tại nơi dăng ký thường trú, nguồn trả nợ từ năng lực tài chính của khách hàng ổn định lâu dài, nơi ở thường trú của khách hàng nằm trong phạm vi bán kính cho phép với đơn vị cho vay, chưa từng có lịch sự nợ xấu, ...) tuy nhiên, do cấp tín dụng hồn tồn dựa trên cơ sở lòng tin mà khơng có bất kỳ một tài sản nào đảm bảo cho khoản vay. Vì thế, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu đối với khoản vay không có TSBĐ ln ở mức cao hơn so với khoản vay có TSBĐ. Để khắc phục, ngân hàng cần tích cực hơn nữa trong việc yêu cầu khách hàngđảm bảo cho các khoản vay của mình dưới nhiều hình thức: thế chấp, cầm cố, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, quyền hợp đồng,... và đa dạng các loại TSBĐ: BĐS, giấy tờ có giá, nhà xưởng, hàng tồn kho,...

Tuy nhiên, ngay trong dư nợ cho vay có TSBĐ nàycũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Đó là rủi ro về giá trị và tính khả mại của TSBĐ.Thị trường BĐS Việt Nam tuy đã ổn định hơn rất nhiều say cuộc khủng hoảng năm 2007-2008, tuy nhiên nhiên vẫn còn nhiều bất cập và rủi ro, về vấn đề pháp lý, tranh chấp, cung vượt quá cầu dẫn đến tính khả mại kém, chất lượng BĐS nhanh xuống cấp, giảm giá trị,...Còn đối với TSBĐ là giấy tờ có giá, hiện nay ABBANK chỉ nhận thế chấp các giấy tờ có giá được phát hành bởi những tổ chức có uy tín, tính thanh khoản của các chứng từ cao và có thể kiểm sốt được tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ. Ngoài ra, TSBĐ là máy móc, hàng tồn kho, ABBANK phải xem xét rất kỹ khi xét duyệt, bởi tính lạc hậu và tính chuyên biệt của máy móc, tính thời gian của hàng tồn kho,.. để quyết định hạn mức và thời gian cho vay hợp lý. Cụ thể, giai đoạn 2014-2016, TSBĐ là BĐS chiếm 69%-72%, giấy tờ có giá chiếm 14%-19%, hàng tồn kho chiếm 2%-5%, máy móc chiếm 4.5%-5.5% và một số TSBĐ khác.

RRTD còn do rất nhiều nguyên nhân khác nữa, như trình độ thẩm định của cán bộ thẩm định trong nhiều dự án còn hạn chế, chưa đánh giá đúng hiệu quả dự án dẫn đến quyết định cấp TD sai. Do quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của ngân hàng đối với một số khoản vay cịn lơ là, chưa sát sao,... khơng phát hiện ra hoạt động kinh

doanh của KH gặp khó khăn, hoặc khách hàng có tiền nhưng cố tình không trả nợ cho ngân hàng hoặc sử dụng sai mục đích vay vốn,.. Nhưng do giám sát khoản vay không tốt, để đến khi RRTD xảy ra rồi, KH không trả được nợ cho ngân hàng mới phát hiện và xử lý, gây thất thoát vốn cho ngân hàng. RRTD còn do ngân hàng chưa xây dựng được một chiến lược kinh doanh dài hạn và định hướng kiểm soát RRTD hiệu quả. Một phần lớn nguyên nhân là do từ phía khách hàng, sử dụng vốn vay không hiệu quả, có chủ đích lừa đảo ngân hàng. Hoặc gặp phải những điều kiện bất khả kháng ( thiên tai, cháy nổ, ...) và sự biến động kinh tế, chính sách của nhà nước thay đổi bất lợi với hoạt động kinh doanh của KH, khiến KH khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK ( 2014-2016)

Với định hướng phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro nhằm giúp ngân hàng hạn chế những tổn thất tiềm ẩn, Ban lãnh đạo ABBANK luôn quan tâm sâu sát, chủ trương xây dựng các giải pháp tích cực, hiệu quả thúc đẩy cơng tác quản lý rủi ro trên toàn hệ thống. Điển hình, năm 2016 là năm đánh dấu sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý rủi ro tại ABBANK thông qua việc triển khai dự án Basel II và nâng cao văn hóa quản lý rủi ro đến từng cấp cơ sở, theo đó ABBANK đang từng bước phát triển mơ hình quản lý rủi ro tiệm cận hơn đến thơng lệ quốc tế.

2.2.2.1. Chính sách tín dụng hiện hành, các văn bản chế độ quản trị RRTD

Năm 2014-2016, ABBANK tập trung hoàn thiện các quy định, quy trình nhận diện, đánh giá, đo lường, giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng; Văn bản hóa với nội dung rõ ràng và được phổ biến tới đối tượng áp dụng trong toàn hệ thống và đảm bảo được áp dụng nhất quán. Chính sách tín dụng hiện tại của ABBANK dựa trên nguyên tắc thận trọng, chắc chắn với phương châm “chỉ cho vay khi kiểm sốt tốt rủi ro”. Đó là:

Xây dựng định hướng, môi trường tín dụng thích hợp: Hội đồng Quản trị phải

phê duyệt định kỳ chính sách RRTD, xem xét RRTD và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của NH về tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro, ... Trên cơ sở đó, Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu cho từng khoản vay và cho cả danh mục đầu tư. ABBANK xác định QTRRTD trong tất cả các sản phẩm và hoạt động của mình, đặc biệt là sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị.

Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng

lành mạnh như thị trường mục tiêu, đối tượng KH, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng, ....Xây dựng hạn mức tín dụng cho từng KH và nhóm KH vay vốn để tạo ra các loại hình RRTD khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KH trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. NH cần phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia. Đồng thời, phát triển đội ngũ nhân viên quản lý RRTD có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý RRTD. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho các KH có quan hệ. Một số các tiêu chí về cấp tín dụng như:

Đối tượng KH mục tiêu: KHCN có thu nhập rõ ràng, có tích lũy, nghề nghiệp ổn

định, địa vị xã hội rõ ràng và khơng có khả năng dùng địa vị xã hội tác động trực tiếp lên việc thực hiện quyền của ABBANK, quan hệ xã hội lành mạnh, lịch sử tín dụng tốt, có năng lực hành vi dân sự, có thái độ hợp tác tốt với ABBANK. KHDN có ngành nghề hoạt động rõ ràng và tập trung, lịch sử tín dụng tốt, đội ngũ điều hành có kinh nghiệm, cơ cấu sở hữu và cổ đơng rõ ràng, có thái độ hợp tác tốt với ngân hàng.

Ngành nghề kinh doanh: tập trung cho vay các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động

trong các ngành nghề có khả năng tăng trưởng hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với thời tiết và các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng, chính trị và chính sách, ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế trong thời gian kinh tế đi xuống, năng lực cạnh tranh trên trung bình, có khả năng tạo giá trị gia tăng tốt. Một số ngành ưu tiên như: bán buôn bán lẻ hàng tiêu dùng, hàng công nông lâm nghiệp; chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống,; sản xuất đồ gia dụng, thiết bị văn phòng; sản xuất hố. Đa dạng hóa danh mục cho vay để tránh rủi ro tín dụng tập trung cho ngân hàng.

Tình hình tài chính: chủ yếu là các chỉ số giúp đánh giá mức độ hợp lý của nguồn

trả nợ, khả năng trả nợ, độ ổn định và chủ động về tài chính, khả năng bù đắp rủi ro, độ nhạy tài chính,...

Nguồn trả nợ dựa trên mức độ ổn định, khả năng kiểm chứng và mức độ chắc

chắn của dòng tiền, nguồn trả nợ bằng tổng thu trừ đi tổng chi . ABBANK quy định tỷ lệ tổng nợ phải trả mỗi tháng không được vượt quá 65% tổng thu nhập mỗi tháng, trong trường hợp tổng thu nhập của khách hàng lớn hơn 50 triệu đồng thì tỷ lệ này được phép cao hơn 65% tùy vào từng khoản vay.

Vị trí địa lý: tập trung cho vay các KH có địa điểm sinh sống, kinh doanh gần nơi

ABBANK có trụ sở, có cơ sở hạ tầng phát triển, ... để dễ dàng tiếp cận và phục vụ KH một cách trọn gói, thuận tiện cho việc gặp gỡ và thường xuyên kiểm tra tình hình KH vay, đặc biệt là hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. ABBANK cũng quy định, khách hàng ở khu vực nào thì sẽ do đơn vị khu vực đó cấp tín dụng, bởi đơn vị gần

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP an bình khoá luận tốt nghiệp 443 (Trang 49 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w