1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh an giang trần quốc cường

86 515 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 23,98 MB

Nội dung

Trang 1

KHOA KINH TE - QUAN TRI KINH DOANH

LUAN VAN TOT NGHIEP

NANG CAO HIEU QUA QUAN TRI RUI RO TIN

DUNG TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN A CHAU - CHI NHANH AN GIANG

ACD ¡ àÙÐ

NGAN HANG A CHAU

Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện :

Trang 2

MỤC LỤC CS WH PHAN MO DAU I LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI ccccscccecsesesscscscsccscscersnseceesvsnsesesseaeesens 1 II MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU ceseseseeseseseseseeeaessesesen 2 K0 6i: 060 1 4 2

s* Mục Tiêu Cụ ThhẺ - - tt SeSS3 SE 8 E518 511 8181111 Tre: 2

HI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - ©2552 S2+eecEvxerrrxerrrkrrrerkree 2 IV ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - 3

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -2 555-52ccccrcrrkerrrreed 3

PHAN NỌI DUNG

CHUONG 1:_CO SO LY LUAN VE QUAN TRI RUI RO TIN DUNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM: 4 1.1.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng - - - + scscecxce xe: 4

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng .- - - - - - ( Ăc cv nh ng v2 5

1.1.3 Đặc điểm của rủi ro tín dụng -++2+s2s+s Sex, 6

1.1.4 Những căn cứ chủ yếu để xác định mức độ rủi ro tín dụng 7

IZE NÊN .8 75 ốaee 7

]1.1.4.2 Phân ÌOẠI HỢ - CS SH HH v.v cv sen 7 1.1.5 Hậu quả của rủi ro rÍn ụng - - - - << 5 Ăn S1 9xx x n g xe, 9 1.1.6 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín đụng . - 5-5-5552 se: 10

1.2 QUÁẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG: + 5-5 Sccscsrcrecee, 12

1.2.1 Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tín đụng: 12 1.2.2 Nhiệm vụ của công tác quản trị rủ1 ro tín dụng: - - 12

1.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng: .- -. << S Ă SH, 13 1.2.3.1 Mô hình định tính VỀ rúi ro tín dụng — Mô hình 6C 13

1.2.3.2 Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng' 13

CHUONG II: THUC TRANG QUAN TRI RUI RO TIN DUNG TAI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CN AN GIANG .-. - 16

2.1 GIOI THIEU KHAI QUAT VE NGAN HANG THUONG MAI CO

PHÂN Á CHẦU - CN AN GIANG .-. 55+ ccxcrsrererrrrsrrree l6

2.1.1 Giới Thiệu Sơ Lược Về Ngân Hang Á Châu - - 16

2.1.2 Giới Thiệu Khái Quát Về Ngân hàng TMCP Á Châu - CN An

6 1 17

2.1.3 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của ACB —- CN An Giang 22

Trang 3

2.2.3.2 Tham quyển phán quyẾt: ¿- ¿2 2 s£ + +E£E+EeEeeeeersed 44

2.2.3.3 Quy trình tín dụng - - - - << HH HH He 45

2.2.3.4 Một số mô hình lượng hóa rui ro tin dung ma ACB — CN An Giang áp dụng - + <1 TH HH tk 48

2.2.3.5 Bảo đảm tiÊN VAy ST TEEk SE k1 kg reg 53

2.2.3.6 Phòng ngừa, phát hiện và hạn chế rủi ro tín dụng 53 2.2.3.7 Công tác xử lý nợ 7 PP 55

CHUONG III MOT SO BIEN PHAP NANG CAO HIEU QUA QUAN TRI RỦI RO TÍN DỤNG TẠI ACB - CN AN GIANG 57

3.1 Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng +2 se rz+x+ec«e 57

3.1.1 Hoàn thiện tờ trình thâm định khách hàng c c2 57

3.1.2 Thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng 25s <<: 58

3.1.3 Cần tổ chức phân tích tín đụng theo hướng chuyên môn hoá 58 3.1.4 Kiểm tra việc sử dụng vốn vay đối với khách hàng 59 3.1.5 Có biện pháp ứng xử thích hợp, linh hoạt với từng đối tượng khách

hang khi thu 0 — 60

3.1.6 Tăng cường các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro 60 3.2 Nâng cao khá năng cho vay tín chấp - 2-5-5 2 se ce sec se 61 3.3 Nâng cao trình độ cắn bộ tín dụng ẶẶẶS cà 62 3.4 Hiện đại hóa công nghệ thông tỉn - 5 S5 c++S<< << 63 Khu 6 ôi 6 ^ Ả 64 3.6 Hướng xử lý nợ quá hạn có hiệu quả: - +<<<<<<<+ 66 3.Ố Ï DGN NO? icccccccccsssscccccccssssescccueeecceccceusnsecccescenseececesgueceseecuuaneeeeseseea 66 S .⁄ NI 4365 7a 67 3.Ố 3 CỐ fQ' SH HT TK KH KH 3à 67

_ 3.6.4 Khởi kiện 1180411811 E001 HH 00H 67

PHAN KET LUAN VA KIEN NGHI

®% PHÂN KÉT LUẬN cào 68

can.) 0.4900.010 69

e DOI VOT ACB — CN AN GIANG .-.cccnsriierirerirrirrrrie 69

e KIÊN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC - - 5c: 70 PHÁN PHỤ LỤC

Trang 4

ae LÍ

% DANH MUC CAC BANG

BANG 1 : TINH HINH THU NHAP, CHI PHI 3 NAM 2007, 2008, 2009 24 BANG 2: TINH HINH HOAT DONG TIN DUNG ACB - CN AN GIANG 27 BANG 3: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN SO VỚI DỰ NỢ 31 BẢNG 4: NỢ QUÁ HẠN PHÁT SINH MỚI, THU HÔI VÀ TÔN ĐỌNG 33 BẢNG 5: PHÂN LOẠI NỢ QUA CÁC NĂM - c-ccccscẰ 42

$ DANH MỤC CÁC BIÊU ĐỎ

BIÊU ĐÔ 1: KÉT QUÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CủA ACB — CN AN

DOANH -.- c7 cQ n0 000g ng ng ng ng ng ng ng n ng ng ng nh ng nh nhu ca net 27

BIEU DO 3: DOANH SO CHO VAY THEO THANH PHAN KINH TE 28 BIEU ĐỎ 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN - - 29

BIEU DO 5: NO QUA HAN PHAT SINH MOI THEO NGANH NGHE

KINH DOANH 0 ccccceceeeccecceeccucececcueceusscauceueceucsussuesaeceueeeuess 38 BIEU DO 6: NO QUA HAN THU HOI THEO NGANH NGHE KINH

Trang 5

PHAN MO DAU

I LY DO CHON DE TAI

Quá trình toàn cầu hóa đã và đang làm tăng thêm mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới Trong lĩnh vực Tài Chính —- Ngân Hàng cũng không ngoại lệ Khủng hoảng tín dụng đã có những ảnh hưởng tất lớn đến

nên kinh tế Thời gian qua, cuộc “Đại Khủng Hoảng Tài Chính Toàn Cầu” bắt

nguồn từ khủng hoảng tín dụng tại Mỹ từ cuối năm 2008 là một minh chứng cụ

thể Các quốc gia phải thực hiện cải cách, xây đựng hệ thống quản lý tài chính và

cơ chế phòng ngừa rủi ro tài chính quốc tế, công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng để tránh những nguy cơ biến động mạnh của thị trường tài chính, hoạt động tuân theo quy luật chung cua thị trường

Trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của các ngân hàng vì trình độ của hệ thống ngân hàng của Việt Nam so với mặt bằng chung của thế giới còn nhiệu hạn chế, các dịch vụ tiện ích kèm theo chưa nhiều Tuy nhiên, hoạt động tín dụng này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi nền kinh tế phát triển chưa ôn định chứa đựng nhiều rủi ro, hệ thống

thông tin thiếu minh bạch và không đây đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn

chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao

Trong năm 2007, tình hình tăng nóng tín dụng đã chứa đựng nhiều nguy co rui ro cao trong hoạt động của các ngân hàng Năm 2008, tăng trưởng tín dụng có phần giảm, tuy nhiên những hậu quá của tăng trưởng nóng năm 2007 giờ bắt đầu có những dấu hiệu đáng lo ngại Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân hàng nào, kể cả các ngân hàng hàng đầu trên thé giới bởi có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người Tuy là một

trong những ngân hàng hàng đầu trong Khối ngân hàng thương mại cô phần

nhưng ngân hàng thương mại cỗ phần Á Châu (ACB) cũng không là ngoại lệ, việc kiểm soát tín dụng thời gian qua cũng được xem là khá tốt nhưng vẫn ấn chứa nhiều nguy cơ Vì vậy, việc yêu cầu xây dựng một mô hình quản trị rủi ro

tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đồi hỏi bức thiết

Trang 6

Trong bối cảnh trên, là một sinh viên thực tập tại phòng tín dụng của ngân

hàng thương mại cô phân A Châu — chi nhánh An Giang cùng với sự động viên,

khích lệ của các anh chị cùng phòng Tôi đã mạnh dạn chọn để tài “Nâng Cao

hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cỗ phần A Chau

- chỉ nhánh An Giang” để làm đề tài nghiên cứu

II MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU

s* Mục Tiêu Chung

Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín

dụng tại ngân hàng thương mại cỗ phân Á Châu - chi nhánh An Giang, từ đó đưa

ra những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế của công tác quản trị này Qua đó đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng có thể áp đụng trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tắc quản tri rủi ro tai chi

nhánh

* Mục Tiêu Cụ Thể

- Phân tích, đánh giá thực trạng nợ quá hạn và công tác quan tri RRTD tai ACB — Chi nhánh An Giang, từ đó tìm ra các nguyên nhân dẫn đến RRTD trong thời gian qua

- Trên cơ sở những nguyên nhân đó, đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình hoạt động của ACB - Chi nhánh An Giang trong quán trị RRTD nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU o PHAN MO DAU

o PHAN NOI DUNG

¥ CHUONGI: CO SG LY LUAN VE QUAN TRI RUI RO TIN DUNG

TRONG HOAT DONG CUA NGAN HANG THUGNG MAI

Y CHUONG II: THUC TRANG QUAN TRI RỦI RO TÍN DỰNG TẠI

NGAN HANG TMCP A CHAU - CN AN GIANG

Y CHUONG II: CAC BIEN PHAP NANG CAO HIEU QUA QUAN TRI RUI RO TIN DUNG TAI ACB — CN AN GIANG

Trang 7

IV ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VINGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: tình hình phát sinh, thu hồi nợ quá hạn và công tác quản

trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mai cé phan A Chau — CN An Giang - Phạm vi nghiên cứu:

> Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tin dụng tại ngân hàng thương mại cô phân Á Châu — chỉ nhánh An Giang

> Phạm vi về thời gian:

- Thời gian nghiên cứu 3 năm (từ năm 2007 đến hết năm 2009)

- Thời gian thực hiện nghiên cứu là 3 tháng ( từ tháng 2 đến tháng 5/2009)

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận văn Đồng thời,

tiếp thu ý kiến của giáo viên hướng dẫn, cán bộ quản lý, điều hành có liên

quan để hoàn thiện giải pháp

Phương pháp thụ thập số liệu: chủ yếu là số liệu thứ cấp được thu thập các báo

cáo thường kỳ và bảng cân đối kế toán, bảng phân tích hoạt động kinh doanh của ch1 nhánh qua các năm nghiên cứu

Phương pháp xử lý số liệu

e Dung phương pháp thống kê miêu tả: miêu tả các số liệu thu thập được thông qua các đồ thị, các bảng số liệu

e Sử dụng các phương pháp so sánh:

v Phương pháp so sánh tuyệt đối:

Là hiệu số của hai chỉ tiêu : chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc Trong đó AF = F,- Fo AE: trị số chênh lệch giữa hai kỳ EL: trị số chỉ tiêu kỳ phán tích E0: trị số chỉ tiêu kỳ gốc %AF = F 100-100 0

vx Phương pháp số tương đối:

Là tỷ lệ phần trăm(%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện

Trang 8

PHAN NOI DUNG

CHUONG 1:

CO SO LY LUAN VE QUAN TRI RUI RO TIN DUNG TRONG HOAT DONG CUA NGAN HANG THUONG MAI

1.1 RUI RO TIN DUNG TRONG HOAT BONG CUA NHTM:

1.1.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng

Rủi ro là những biến cỗ không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra

thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất

định

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn Các thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm đến 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng Mặc dù hiện nay đã có sự chuyển địch trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng, theo đó thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm xuống và thu dịch vụ có xu hướng tăng lên nhưng thu nhập tử tín dụng vẫn chiếm từ 1⁄2 đến 2/3 thu nhập ngân hàng (Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại) Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhận được là bản chất của ngân hàng P Volker, cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản vay tôi thì đó không phải là hoạt động kinh doanh” Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm

trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng Có nhiều định nghĩa khác nhau về

rủi ro tín dụng:

Các định nghĩa khá đa dạng nhưng tựu trung lại chúng ta có thê rút ra các nội dung cơ bản của rủi ro tín dụng như sau:

Trang 9

- Rui ro tin dung sé dan dén ton that tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và giảm giả trị thị trường của vốn Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến pha san

- Đối với các nước dang phát triển (như ở Việt Nam), các ngân hang thiéu da dang trong kinh doanh ca dich vu tai chinh, cdc san phẩm dich vu con nghèo nàn, vì vậy tín dụng được coi la dich vu sinh lời chủ yếu và thậm chí gần như là duy nhất, đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ Vì vậy rủi ro tin dụng cao hay thấp sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

- Mặt khác, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đông biến với nhau trong một phạm vi nhất định (lợi nhuận kỳ vọng càng cao, thì rủi ro tiêm ấn càng lớn)

- Rui ro là một yếu tô khách quan cho nên người ta không thể nào loại trừ

hoàn toàn được mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như tác hại

do chúng gây ra

1.1.2 Phân loại rúi ro tín dụng

Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng

thành các loại khác nhau

- Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau đây: Rui Ro Tin Dung Rui Ro Rui Ro Giao Dich Danh Muc J I 1

Rủi Ro Rủi Ro Rủi Ro Rủi Ro Rủi Ro Lựa Chọn Bảo Đảm Nghiệp Vụ Nội Tại Tập Trung

Rui ro giao dich là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rui ro giao dịch bao gồm rới ro lựa chọn (rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết

Trang 10

định tài trợ của ngân hàng); rới ro bảo đảm (rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như: mức cho vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thé đảm bảo ); rởi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề)

Rui ro danh muc là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành rui ro noi tai (xuat phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của

khách hàng vay vốn, lĩnh vực kinh tế) và rửi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng

tập trung cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao)

- Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì rủi ro tín dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan

Rúi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên

tai, địch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác

làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách Rửi ro chú quan do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác

Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác như phân loại căn cứ theo cơ cấu các loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo đối tượng sử dụng vốn vay

1.1.3 Đặc điểm của rủi ro tín dụng

Để chủ động phòng ngừa rủi ro tín dụng có hiệu quả, nhận biết các đặc điểm của rủi ro tín dụng rất cần thiết và hữu ích Rủi ro tín dụng có những đặc điểm cơ bản sau:

Trang 11

nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng của ngân hàng

- Rúi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: đặc điềm này biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng do đặc trung ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ Do đó khi

phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biện

pháp phòng ngừa phù hợp

- Rui ro tin dụng có tính tất yếu tức luôn tôn tại và gắn liễn với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại: tình trạng thông tin bất cân xứng

đã làm cho ngân hàng không thể năm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách

toàn diện và đầy đủ, điều này làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ấn rủi

ro đối với ngân hàng Kinh doanh ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro ở

mức phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng

1.1.4 Những căn cứ chủ yếu đề xác định mức độ rủi ro tín dụng

Thông thường để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM người ta thường dùng chỉ tiêu nợ quá hạn và kết quả phân loại nợ

1.1.4.1 Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản tín dụng khơng hồn trả đúng hạn, không được phép và không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ Dư nợ quá hạn Hé s6 ng qué han = - x 100% Tong du no Để đảm bảo quán lý chặt chẽ, các NHTM thường chia nợ quá hạn thành các nhóm sau:

+ Nợ quá hạn đến 180 ngày, có khả năng thu hồi

+ Nợ quá hạn từ 181- 360 ngày, có khả năng thu hồi + Nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên (nợ khó đòi)

1.1.4.2 Phân loại nợ

Theo quy định của NHNN theo nội dung Quyết định số 493/2005/QĐÐ-NHNN

ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của

Trang 12

Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gầm:

- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả

gốc và lãi đúng hạn

- Các khoản nợ quá hạn đưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi

đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn

lại;

-_ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 1 theo quy định Nhóm 2 (nợ cần chú ý ) bao gồm:

- _ Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày; -_ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu

-_ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2 theo quy định

Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gỗm:

- _ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

-_ Các khoản nợ gia hạn tời hạn trả nợ lần đầu;

-_ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng

thanh toán lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng:

-_ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 3 theo quy định

Nhóm 4 (Nợ nghỉ ngờ) bao gom:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai;

- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 4 theo quy định

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mắt vốn) bao gom:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

Trang 13

Bên cạnh đó , quy định này cũng nêu rõ, thời gian thử thách đề thăng hạng

nợ (ví dụ từ nhóm 2 lên nhóm 1 ) là 6 tháng đối với khoản nợ trung đài hạn và

03 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn kê từ ngày khách hàng trả đầy đủ gốc và lãi của khoản vay bị quá hạn hoặc khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ Và toàn bộ dư nợ của khách hàng tại các TCTD được phân vào cùng một nhóm nợ ví dụ: khách hàng có hai khoản nợ trở lên tại các TCTD mà có bất cứ một khoản nợ nào được phân vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ còn lại thì toàn bộ các khoản nợ còn lại của khách hàng phải được TCTD phân vào nhóm nợ có độ rủi ro cao nhất đó

Nợ xấu (hay các tên gọi khác như nợ có vấn đề, nợ khó đòi ) là các

khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 và có các đặc trưng sau:

+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã đến hạn

+ Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiếu hướng xấu dẫn đến có khá năng ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi

+ Tài sản đảm bảo được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ

gốc và lãi

+ Thông thường là những khoản nợ đã được gia hạn nợ, hoặc những

khoản nợ quá hạn trên 90 ngày

Một tổ chức tín dụng có tỷ lỆ nợ xấu đưới 5% được coi là nằm trong giới hạn cho phép, khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá tỷ lệ 5% thì tổ chức đó cần phải xem xét, ra soát lại danh mục đầu tư của mình một cách đầy đủ, chỉ tiết và thận trọng hơn 1.1.5 Hậu quả của rủi ro rín dụng

Rủi ro tín đụng luôn tiềm ân trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vị toàn cầu

- Đối với ngân hàng bị rủi ro:

Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phi) làm cho nguồn vốn ngân hàng bị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chỉ trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút, thậm chí néu tram trọng hơn thì có

Trang 14

- Đối với hệ thống ngân hàng:

Hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia có lên quan đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân khác trong nền kinh tế do vậy nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chi dẫn đến mat khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xâu các ngân hàng và các bộphận kinh tế khác Nếu không có sự can thiệp kip

thời của NHNN và Chính phủ thì tâm lý sợ mắt tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người

gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các NHTM làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán

- Đối với nên kinh tế

Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nên kinh tế, là kênh thu hút và

bơm tiền cho nền kinh tế, vì vậy rủi ro tín đụng gây nên sự phá sản một ngân

hàng sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất én định và

ngưng t:ệ, mất bình ôn về quan hệ cung cấu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ôn

- Trong quan hệ kinh tế đối ngoại

Lam ảnh hướng đến vị thế và hình ánh của hệ thống ngân hàng — tài chính

quốc gia cũng như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó

Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng, không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được

vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mắt vốn

Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay

1.1.6 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Trang 15

- Những nguyên dân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng:

+ Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến cho vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó

+ Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không day đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý

+ Do cạnh tranh của các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng, thị phần cao hơn các ngân hàng khác

+ Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay Cán bộ tín đụng yếu kém về trình độ nghiệp vụ; Cán bộ

tín dụng vi phạm đạo đức kinh doanh

+ Định giá tài sản không chính xác; không thực hiện day du cac thu tuc

pháp lý cần thiết; hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản đảm bảo là: để

định giá; đễ chuyển nhượng quyền sở hữu; dễ tiêu thụ

- Các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng:

+ Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý + Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả

+ Do kinh doanh thua lỗ liên tục, hoàng hóa không tiêu thụ được

+ Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản

+ Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lùa đảo + Do mất đoàn kết trong nội bộ Hội đồng quan tri, ban diéu hanh - Các nguyên nhân khách quan liên quan đến môi trường bên ngoài:

+ Do thiên ta1, dịch bệnh, hỏa hoạn

+ Tình hình an ninh, trong nước, trong khu vực bất ồn

+ Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hỗi đoái biến động bất thường

Trang 16

1.2 QUAN TRI RUI RO TIN DUNG:

1.2.1 Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tín dụng:

Dé han chế những rủi ro phải làm tốt từ khâu phòng ngừa cho đến khâu giải quyết hậu quả đo rủi ro gây ra, cụ thể như:

Dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ân: phát hiện những biến cố không có lợi, ngăn chặn các tình huống không có lợi đã và đang xảy ra và có thể lan ra phạm vi rộng

Giải quyết hậu quả rủi ro để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của

ngân hàng Đây là quá trình logic chặt chẽ Do đó, cần có quản trị để đảm bảo

tính thống nhất Phòng chống rủ1 ro được thực hiện bởi các nhân viên, cán bộ lãnh đạo ngân hàng Trong ngân hàng, các nhân viên có quyền lợi, nghĩa vụ cũng

như trách nhiệm khác nhau nên có suy nghĩ và hành động khác nhau, có thê trái

ngược hoặc cản trở nhau Vì vậy, cần phải có quản trị dé mọi người hành động một cách thống nhất Quản trị đề ra những mục tiêu cụ thể giúp ngân hàng đi đúng hướng Phải có kế hoạch hành động cụ thể và hiệu quả phù hợp với mục tiêu đề ra

1.2.2 Nhiệm vụ của công tác quản trị rúi ro tín dụng:

Hoạch định phương hướng và kế hoạch phòng chống rủi ro Phương hướng nhằm vào dự đoán xác định rủi ro có thể xảy ra đến đâu, trong điều kiện nào, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, hậu quả ra sao,

Phương hướng tô chức phòng chống rủi ro có khoa học nhằm chỉ ra những mục tiêu cụ thể cần đạt được, ngưỡng an toàn, mức độ sai sót có thể chấp nhận được

Tham gia xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ câu kiểm soát phòng chống rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn những công cụ kỹ thuật phòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gầy ra một cách nghiêm túc

Trang 17

1.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng:

Một trong những tính chất cơ bán của tài chính hiện đại là tính rủi ro, và

vi vậy tất cả các mô hình tài chính hiện đại đều được đặt trong môi trường rủi ro Do đó, cần thiết phải có một khái niệm rủi ro theo quan điểm lượng và phải xây dựng công cụ để đo lường nó Có thê sử đụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá rủi ro tín dụng Các mô hình này rất đa dạng bao gồm các mô hình định lượng và mô hình định tính Luận văn xin giới thiệu một số mô hình như sau:

1.2.3.1 Mô hình định tính về rủi ro tín dụng — Mô hình 6C

Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có thiên chí và khả thanh toán toán khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này

liên quan đến việ nghiên cứu chỉ tiết “6 khía cạnh - 6C” của khách hàng bao gồm:

- Tw cách người vay (Characfer): CBTD phải chắc chắn rằng người vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn

- Năng lực của người vay (Capacify): Người đổ vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, người vay có phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp - Thu nhập của người vay (Cashflow): xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay - Bảo đâm tiền vay (Collateraj): là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng - Các điều kiện (Condifions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ

- Kiểm soát (Confrol): đánh giá những ảnh hưởng đo sự thay đôi của luật pháp,

quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTTD

1.2.3.2 Các mô hình lượng hóa rúi ro tín dụng: v Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:

Ngồi mơ hình điểm số Z„ nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình chấm

Trang 18

thiết bị gia đình, bất động sản, Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: hệ số tín dụng, tuôi đời, trạng thái tài sản, sỐ người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại có định, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc

Mô hình này thường sử dụng 7-12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho

điểm từ 1-10

Ưu điểm: mô hình loại bỏ được sự phán xét chủ động trong quá trình cho

vay và giảm đáng kế thời gian ra quyết định tín dụng

Nhược điểm: mô hình không thê tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình

v Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor

Rủi ro tín đụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc

xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay, trong đó Moody và Standard & Poor là những công ty cung cấp dịch vụ này tốt nhất Moody và Standard & Poor xếp

hạng trái phiếu và khoản cho vay theo 9 hạng theo chất lượng giảm dân, trong đó 4 hạng đầu ngân hàng nên cho vay, còn các hạng sau thì không nên đầu tư, cho

vay

Tóm lại, việc một ngân hàng đánh giá xác suất rủi ro của người vay, trên cơ sở đó định giá các khoản vay hoặc khoản nợ chính xắc đến đâu phụ thuộc vào quy mô của khoản đầu tư và chi phí thu thập thông tin Các yếu tố liên quan đến quyết định đầu tư gồm:

- Nhóm các yếu tổ liên quan đến người vay vốn:

Uy tín của khách hàng được thể hiện qua lịch sử vay trả của khách hàng, nếu trong suốt quá trình đi vay, khách hàng luôn trả đủ và đúng hạn thì sẽ tạo được lòng tin đối với ngân hàng Cơ cấu vốn của khách hàng: thể hiện thông qua tỷ số giữa vốn huy động/ vốn tự có Nếu tỷ lệ càng cao thì xác suất rủi ro càng lớn Mức độ biến động của thu nhập: Với bất kỳ cơ cấu vốn nào, sự thu nhập

cũng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của người vay Chính vì vây,

thường các công ty có lịch sử thu nhập ỗn định thường xuyên lâu dài sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn

Tài sản đảm bảo: Là điều kiện chủ yếu trong bất kỳ một quyết định cho

Trang 19

- Nhóm các yếu tô liên quan đến thị trường:

Chu kỳ kinh tế: Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, ngân hàng cần phân tích chu kỳ kinh tế nhằm lựa chọn quyết định đúng vào thời điểm và nên đầu tư vào ngành nào có mức độ rủi ro thấp

Mức lãi suất: Một mức lãi suất cao biểu hiện kết qủa của chính sách thất chặt tiền tệ, thường gan với mức độ rủi ro cao Lý do là do giá vốn quá đắt nên

nhà đầu tư thường bị hấp dẫn bởi những dự án đem lại nhiều lợi nhuận, mà lợi

Trang 20

CHUONG II:

THUC TRANG QUAN TRI RUI RO TIN DUNG TAI NGAN HANG

TMCP A CHAU - CN AN GIANG

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUAT VE NGAN HANG THUONG MAI CO

PHAN A CHAU - CN AN GIANG

2.1.1 Giới Thiệu Sơ Lược Về Ngân Hàng Á Châu

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (gọi tắt là ngân hàng Á Châu -

ACB) da duoc thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hỗ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993 thợi hạn hoạt động kinh doanh

là 50 năm và chính thức đi vào hoạt động kinh doanh vào ngày 04/06/1993

o Hội sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP HCM

o Tên giao dịch: Ngân hàng thương mại cỗ phần Á Châu

oO Tên giao dịch nuéc ngoai: Asia Commercial Bank (ACB) o Email: acb@acb.com.vn

o Trang web chính thức: www.acb.com.vn

o Điện thoại: (848) 3929 0999 Fax: (848) 3839 9885

w% Tâm nhìn

Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là (rở thành ngân hàng thương mại cổ phần bản lẻ hàng đâu Việt Nam đó là “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” ACB luôn phan dau để thực hiện mục tiêu trên dựa trên nên tảng hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, công nghệ hiện đại, kinh đoanh an toàn hiệu quá, tăng trưởng bền vững, với hơn 6.500 nhân viên có chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp

* Quy mô vốn hoạt động

Ngân hàng Á Châu là một ngân hàng thương mại cô phần với số vốn điều

lệ ban đầu thành lập là 20 tỷ đồng Vốn điều lệ tăng lên 70 tỷ đồng 30/01/1994 và tăng lên 357.171 tỷ đồng vào ngày 29/03/1997, trãi qua 17 năm hoạt động vốn

Trang 21

1w Thành tích đạt được trong quá trình hoạt động

Quá trình hoạt động ACB trong những giai đoạn vừa qua đã không ngừng

chứng tó sự nỗ lực hết mình đề có được những thành tựu như ngày hôm nay đó là

những tâm huân chương lao động — những bằng khen của Nhà nước trao tặng

(năm 2002, 2006 ), những giải thưởng của các định chế tài chính Quốc tế và các

cơ quan thông tấn về Tài chính Ngân hàng công nhận: giải thưởng chất lượng Châu Á-Thái Bình Dương hạng xuất sắc (2003), các giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam (năm 2005-2009) và nhiều những hoạt động tài trợ - công tác xã hội khác luôn được mọi người nhìn nhận nhưng theo định hướng của ACB thì tất cả những điều đó “hành công đó chỉ mới là sự khởi đầu ”

+» Mạng lưới hoạt động

o Sau một thời gian hoạt động và phát triển mạnh, đếm nay ngân hàng đã

thành lập mạng lưới rộng khắp các tỉnh và thành phố trong cả nước bao gồm: 1

hội sở và hơn 230 chi nhánh/phòng giao dich

o_ Trên 2000 đại lý thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ đang hoạt động

o Trên 810 đại lý chi trả của Trung tâm chuyên tiền nhanh ACB — Western

Union

Đến nay sau hơn 15 năm thành lập và phát triển, ACB tự hào là một trong những ngân hàng thương mại cỗ phẩn lớn nhất tại Việt Nam Cung cấp chất lượng địch vụ hoàn hảo với phương châm “Luôn hướng đên sự để phục vụ khách hàng” trên cơ sở tối ưu hóa nguồn lực của mình ACB đã xuất sắc đặt tiêu chuẩn

ISO:9001:2000, đạt giả thường chất lượng Việt Nam năm 2002 và nhận các bằng

khen của Thủ Tướng Chính Phủ về thành tích hoạt động trong nhiều năm

2.1.2 Giới Thiệu Khái Quát Về Ngân hàng TMCP Á Châu - CN An Giang > ACB An Giang là chi nhánh thứ ba được thành lập chi sau chi nhánh Hà

Nội và chi nhánh TP Hồ Chí Minh theo giấy phép số 0019/GCT ngày

10/08/1994 và đi vào hoạt động ngày 16/09/1994

- Trụ sở đặt tại: 95 Nguyễn Trãi - TP Long Xuyên — An Giang

- Điện thoại: 076.3844531 — 3844532 - Fax: 076.3844530

Trang 22

Giấy phép đăng ký kinh doanh số 064827 ngày 25/08/1994 do UBND Tỉnh An

giang cấp theo nội dung hoạt động của Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh An

Giang được ghi rõ trong giẫy phép thành lập số 533/GP-UB ngày 13/05/1993 của UBND TP HCM % Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Á Châu - Chỉ nhánh An Giang BAN GIÁM ĐỐC

BAN KIEM BAN BAN SOAT TIN DUNG XU LY NO y Vv Ƒ PHÒNG PHÒNG PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG KÉ TÍN DỤNG HÀNH CHÍNH VÀ NGÂN TỐN VÀ TTQT NHÂN SỰ QUY | Vv y Vv

BO PHAN BO PHAN PHONG BO PHAN PHONG WESTERN KD TD HO TRO TIN DUNG

Trang 23

vw Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban > Ban Giám đốc:

Đây là trung tâm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cấp trên giao Là

nơi xét duyệt thiết lập các chính sách, xử lý và kiến nghị với cấp có thâm quyền,

xử lý các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm chế độ tiền tệ, tín dụng, thanh toán của

chi nhánh, đề ra các chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh và chịu trách

nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh

2> Phòng hành chánh và nhân sự:

- Phỏng vẫn tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng lao động theo kế hoạch được ACB - Hội sở duyệt hằng năm

- Lên kế hoạch, chương trình đào tạo CBCNV và quan hệ với trung tâm dao tao ACB để theo dõi lịch học của trung tâm

- Giám sát toàn bộ cá nhân nhân viên bằng chương trình vi tính

- Tổng hợp kế hoạch của từng phòng ban

- Soạn thảo các văn bản, thông báo, quyết định, công văn tiếp nhận và phân công các công văn từ ACB - Hội sở, Ngân hàng Nhà nước, các nơi khác gởi đến Gửi các công văn từ các phòng ban đến các cơ quan và lưu trữ văn thư

> Phòng tín dụng và thanh toán quốc tế:

Đây là nơi giao dịch kinh doanh chính của ngân hàng tạo thành nguồn thu lớn trong mọi hoạt động

- Tham định, xét duyệt và kiểm tra cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, công thương nghiệp, tiêu dùng, các dự án xây dựng nhà ở

- Tiếp thị mở rộng thị trường và giới thiệu các sản phẩm của ACB

- Phối hợp với các phòng chức năng để phục vụ tốt các nhu cầu khách hàng

- Thực hiện vai trò tham mưu Ban Giám Đốc trong kế hoạch phát triển, tiếp nhận hồ sơ có quan hệ thanh toán quốc tế

Trang 24

>> Phòng kế toán và vi tính:

- Thực hiện nguyên tắc, chế độ kế toán thống kê, nơi tiếp nhận chứng từ trực tiếp từ khách hàng, lưu trữ số liệu làm cơ sở cho sự hoạt động của ngân hàng

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo

yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán

chuyên khoản giữa ngân hàng với khách hàng Hằng ngày phòng còn thực hiện kết toán các khoản thu chi để xác định lượng vốn hoạt động; theo dõi tài sản có định, công cụ lao động của ngân hàng

- Tổng hợp, lập các biểu mẫu báo cáo, bảng cân đối kế toán, làm việc với cơ quan thuế

- Quản lý mạng vi tính, chương trình và phần mềm ứng dụng của chỉ

nhánh

- Đào tạo và huấn luyện nhân viên văn phòng các mặt nghiệp vụ khác có liên quan tới tác nghiệp

2> Phòng giao dịch và ngân quỹ:

- Kiểm tra thực thu thực chỉ cho chứng từ kế toán

- Cân đối thanh khoản điều chỉnh vốn

- Kinh doanh vàng bạc đá quý và thu đối ngoại tệ

- Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vàng, các loại ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm có (bản chính) của khách hàng

- Đào tạo và huấn luyện các giao dịch viên trong nghiệp vụ ngân quỹ Trình độ chuyên môn của ngân hàng bao gồm Đại học và cao cấp Ngân hàng chiếm tỷ trọng 90% trên tổng số biên chế, tất cá CBCNV của ACB - An Giang đều đã trải qua khóa đào tạo chuyên môn đo trung tâm đào tạo ACB tô chức giảng dạy

Việc bổ nhiệm chức danh giám đốc, phó giám đốc và các trưởng phòng ACB đều đo chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc quyết định

Các sản phẩm/dịch vụ của Ngân hàng Á Châu - Chỉ nhánh An Giang

Với tư cách là một tổ chức tài chính trung gian, ACB —- An Giang thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh về tiền tệ theo pháp lệnh của Ngân hàng Nhà

Trang 25

của Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu Có thể chia hoạt động kinh doanh của

ACB - CN AN GIANG thành ba kênh phân phối chính

* Kênh truyền thống này bao gồm: trung gian tín đụng, trung gian thanh toán và cung ứng các địch vụ ngân hàng Các sản phẩm/ dịch vụ chủ yếu ở bảng 4.1]:

Các sản phẩm/dịch vụ truyền thống của ACB - CN AN GIANG Dành cho khách hàng Cá nhân Dành cho khách hàng Doanh nghiệp 1 Các sản pham/dich vụ lên quan đến thẻ 2 Các sản phẩm cho vay 3 Sản phẩm liên kết 4 Dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước 5 Nhận tiền gửi thanh toán theo các kỳ hạn 6 Nhận tiền gửi tiết kiệm theo các kỳ hạn 7 Các sản phẩm về quyền chọn 8 Bảo hiểm nhân thọ 9.Dịch vụ khác: tư vấn tài chính cá

nhân, thu hộ tiền điện, thu đổi ngoại tệ,

dịch vụ ngân quỹ, ủy thác đầu tư

1 Nhận tiên gửi của doanh nghiệp 2 Cho vay bố sung vốn lưu động 3 Tài trợ xuất nhập khẩu

4 Dịch vụ cho thuê tài chính 5 Thanh toán quốc tế

6.Bao thanh toán trong và ngoài nước 7 Bão lãnh trong và ngồi nước § Bão lãnh phát hành 9.Giao dịch mua bán quyền chọn bằng vàng và ngoại tệ 10 Dịch vụ khác: thư tín dụng nội địa, thư tín dụng công ty

11 Các dịch vụ theo yêu cầu

#% Ngân hàng điện tử: với các sản phẩm/dịch vụ như Mobile banking, Internet banking , Home banking, Phone banking

* Ngân hàng tự động: thực hiện giao địch qua hệ thống máy ATM, máy POS

và dịch vụ Call Center 247 là trung tâm dịch vụ chăm sóc khách hàng qua điện

thoại miễn phí, được tư vẫn và giải đáp thắc mắc của khách hàng, vay qua mạng

Trang 26

2.1.3 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của ACB —- CN Án Giang

Thực hiện theo chỉ đạo về việc đổi mới và hiện đại hóa trong hoạt động ngân hàng của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, Ngân hàng Thương Mại Cổ

Phần Á Châu - ACB đã được những tiến bộ và thành tựu đáng kể Đặc biệt là

ACB đã đạt được tiêu chuẩn ISO:9001:2000 trong hoạt động ngân hàng cũng như đạt được những thành công trên nhiều lĩnh vực hoạt động như tăng cường hoạt động huy động vốn, mở rộng sản phẩm và nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng và đa dạng hóa các loại dịch vụ ngân hàng mới Ngày 01/10/2001 ACB chính thức vận hành hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng TCBS ( The Complete Banking Solution) theo chuẩn của quốc tế Kết quả của sự phẫn đấu và đổi mới bên bỉ và có hiệu quả trên đã được chính phủ ghi nhận và nhận được bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ về thành tích nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ vào ngày 18/12/2002 Với thành công và nền tảng vững chắc đã xây dựng được, ACB tiếp tục nỗ lực phan đấu và hoàn thiện hệ thống sản phẩm để phục khách hàng tốt nhất Năm 2009, lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có Ngân hàng Á Châu nhận được danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam của sáu tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên thế

gidi: Asiamoney, FinanceAsia, Euromoney, Global Finance, The Asset va The

Banker Thành quả trên đã một lẫn nữa khẳng định ACB xứng đáng là một trong

những ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam hiện nay Một ngân hàng

đầu não lớn mạnh như vậy phải được xây dựng từ các chi nhánh hoạt động một

cách hiệu quả Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu - Chi Nhánh An Giang

một trong những chi nhánh của ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu từ

những ngày đầu hoạt động đã chứng tỏa được vị thế của mình trong hệ thống cũng như trên địa phương

Ngành ngân hàng là ngành kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ liên quan tới tiền tệ, một ngành khá đặc biệt và nhạy cảm trong nền kinh tế Trong những năm qua nên kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, thử thách do ảnh hưởng thiên tai thương xuyên xảy ra, đặc biệt là ảnh hưởng từ một trong những cuộc khủng

hoáng kinh tế lớn nhất trong lịch sử loài người Do đó khó khăn và thử thách đặt

ra với ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng Thương Mại Cé Phan A Châu

Trang 27

nào nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và đạt được kết quả như sau: tốc độ tăng trưởng hàng năm, góp phần thúc đây nền kinh tế Tỉnh phát triển, ACB — An Giang đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giữ vững hoạt động của mình, kịp thời đáp ứng phần nào nhu cầu vốn cho sản xuất kinh đoanh và đạt được kết quả như sau: (BANG 1 - Trang 24)

Ngan hang hay bất cứ bất cứ đợn vị kinh doanh nào khác thì sự tồn tại và phát triển luôn hướng đến mục tiêu là lợi nhuận Bằng sự nỗ lực của toàn nhân viên trong chi nhánh và sự chỉ đạo hợp lý của ban Giám Đốc, đã đem lại những kết quả kinh doanh tốt qua các năm

Nguồn thu nhập của ngân hàng đến từ 3 nguôn chủ yếu: thu nhập từ hoạt động tín dụng, từ các dịch vụ và các nguồn thu khác đến từ các khoản phí Doanh thu từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 23.521,9 triệu đồng

chiếm 68% trong tông doanh thu của chí nhánh trong năm 2007 Tuy nhiên tốc

độ tăng trưởng doanh thu của hoạt động tín đụng trong năm 2008 là rất thấp đạt

23.868 triệu đồng chỉ tăng 1.47% so với năm 2007 Điều này là một minh chứng

cụ thể cho sự ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu suy thoái từ cuối năm 2007, các hoạt động kinh doanh đều giảm sút dẫn đến tình trạng hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn và tốc độ tăng trưởng của doanh thu từ hoạt động tín dụng trong năm 2008 là không đáng kể Việc khủng hoảng kinh tế đã đi đến đỉnh điểm và các nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi cùng với các biện pháp kích cầu thúc đây tiêu dùng, hồ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp để tăng cường sản xuất để vượt qua khó khăn của chính phủ trong năm 2009 đã làm cho doanh thu tù hoạt động tín dụng tăng đáng kê đạt 43.310 triệu đồng, tăng 81.46% sao với năm 2008 Tình hình hoạt động tín dụng trở lại khả quan và đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của ngân hàng

Trang 28

BANG 1: TINH HINH THU NHAP, CHI PHi 3 NAM 2007, 2008, 2009 PVT: triéu dong So sánh

STT Chí tiêu Năm 2007 | Năm 2008 | Năm 2009 tưng: 2009/ 8

Trang 29

Doanh thu từ các dịch vụ đã tăng đáng kể, năm 2008 đạt 15.315, 3 triệu đồng tăng 45.I7%o so với năm 2007, tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ trong tong doanh thu

đã tăng từ 30,5% năm 2007 tang lén 38.5% năm 2008 Năm 2009 cung voi su tang trưởng của doanh thu từ tín dụng, doanh thu từ hoạt động dịch vụ cũng giữ mức tăng trưởng cao đạt 23.317,3 triệu đồng, tăng 52,25% so với năm 2008 Năm 2009 cũng là năm doanh thu từ các khoản thu khác từ các phí cũng tăng cao

dat 7.797 triệu đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2008, tăng hơn 200% so với năm

2008

Nhìn chung doanh thu của ngân hàng qua các năm đều tăng và phần nào

bị ảnh hưởng bởi tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế Năm 2008 là năm

khó khăn với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ngân hàng

cũng chịu những ảnh hưởng và khó khăn nhất định trong năm này Các dự án đầu

tư bị đình trệ, khách hàng hạn chế huy động vốn từ ngân hàng trong khi các khoản vay từ năm trước thì gặp nhiều khó khăn trong việc thu lãi do tình hoạt động kinh doanh trong năm 2008 giảm sút và gặp nhiều khó khăn Doanh thu của ngân hàng trong năm 2008 đạt 39.780 triệu đồng chỉ tăng 75% so với năm 2007, trong khi bình quân các năm trước đó doanh thu đều tăng hơn 20% mỗi năm Năm 2009 cùng với sự vực dậy của nền kinh tế nước ta và các biện pháp chỉ đạo để vượt qua khó khăn của ban Giám Đốc có nhiều hiệu quả nên ngân hàng đã

phần nào vượt qua khó khăn, tổng doanh thu của năm 2009 dat 68.418,3 triệu

đồng, tăng gần 72% so với năm 2008

Chi phí qua các năm nhìn chung đều tăng, năm 2008 tăng 70% so với năm 2007, tuy nhiên do hậu quả từ việc tăng nóng huy động vốn và cuộc đua tăng lãi suất huy động vào năm 2007 của các ngân hàng nên chí phí tiền gửi tăng ca, tăng 22.79% so với năm 2007, trong khi doanh thu từ hoạt động tín dụng chỉ tăng có

1.47% Năm 2009 tình hình kinh tế đã phần nào được én định nên các chi phi

hoạt động đều tăng cao, đặc biệt là chi phí nhân viên tăng hơn 760% so với năm

2008 Tat cá các yếu tố trên đã ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng của chí phí hoạt

động, đây chi phí này tăng 85.36% so với năm 2008

Đề thấy rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của ACB —- CN An

Giang, chúng ta quan sát qua biểu đồ sau:

Trang 30

Năm 2007 Năm2008 Năm2009

DVT tu dig

Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB - CN AN GIANG

Năm 2008 là năm hoạt động khó khăn của ACB- CN An Giang nói riêng

và toàn hệ thống ngân hàng nói chung Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã lan

rộng và ảnh hưởng khá lớn đến nền kinh tế nước ta, các ngành sản xuất kinh doanh đều bị đình trệ Tuy nhiên với các biện pháp cắt giảm chỉ phí hợp lý và

đảm bảo tốc độ tăng của chí phí luôn thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu( tăng

10% so với năm 2007 trong khi doanh thu tăng 715% so với năm 2007) nên lợi nhuận của ngân hàng năm 2008 vẫn tăng so với năm 2007 lợi nhuận đạt 76.627

triệu đồng tăng 22.77% so với năm 2007 Các dấu hiệu khả quan của nền kinh tế

nước ta trong năm 2009 cùng với các giải pháp hợp lý đã làm cho lợi nhuận năm

2009 tăng đáng kể đạt 25.502,454 triệu đồng tăng 53.38% so với năm 2008 Day là một kết quả đáng khích lệ và tiếp tục khẳng định vị thế của chi nhánh trong hệ thống của ngân hàng Thương Mại Cô Phần Á Châu

2.2 THUC TRANG HOAT DONG TIN DUNG VA QUAN TRI

RUI RO TIN DUNG TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN A CHAU - CN AN GIANG

2.2.1 Hoạt Động Tin Dung Tai Ngan Hang Thuong Mai Cé Phin A Chau - CN An Giang

Tắt cả mọi hoạt động của ngân hàng đều dùng cho mục đích cuối cùng là cho vay hay nói cách khác là hoạt động tín dụng Đây là việc kinh doanh chính

của ngân hàng, có thể nói đây là sản phẩm tạo nên lợi nhuận chủ yếu của ngân

hàng Tình hình hoạt động tín dụng của ACB — CN An Giang được thể hiện qua bảng sau:

Trang 31

BANG 2: TINH HINH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ACB - CN AN GIANG ĐVT: triệu đồng So sánh

2 HTEA Năm Năm Năm 2008/2007 2009/2008

Chỉ Tiêu rủ 2007 2008 2009 Tuyệt | Tương |„ aá¡ | Tương

đối | đối%) | "f 5“! | đối(%) A Doanh $6 | 399 597,0 | 343.653,0 | 504.765,6 | 34.056,0| 11,00] 161.112,6| cho vay 46,88 A Peanh so 278.059,0 322.549,0 | 362.696,6 | 44.490,0| 16,00| 40.147,6 12,45 Dung | 262.770,0 | 283.874,0 | 425.943,0 | 21.104,0| 8,03 | 142.069,0| 50,05 cuol nam

(Nguén: bang c4n déi ké todn nim 2007, 2008, 2009)

Nhìn chung doanh số cho vay hay tình hình tăng trưởng tín dụng qua các

năm đều tăng trưởng tốt Năm 2008 là năm gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh

tế khởi nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ đã lan rộng trên toàn thế giới,

các hoạt động sản xuất, các dự án đầu tư bị đình trệ do các doanh nghiệp gặp

nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và cạnh tranh gay gắt hơn Đặc biệt là ảnh hưởng từ cuộc đua tăng lãi suất huy động vốn của các ngân hàng trong năm 2007 đã làm cho lãi suất cho vay năm 2008 tăng cao, có lúc tăng đến 21 %/năm Các yếu tố trên đã làm cho các dự án đầu tư cũng như kinh doanh của các doanh

nghiệp gánh một chi phí sử dụng vốn rất lớn, các dự án khó có khả năng sinh lợi

Trang 32

Mặt khác các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong năm 2008 cũng gặp

nhiều khó khăn Giá nông sản, hoa màu nói chung, đặc biệt là giá nông sản chủ

lực của Tỉnh là Lúa không ổn định, lên xuống thấp thường và theo chiều hướng

không xấu đối với người nông dân Giá thủy sản cũng không én định, gây khó khăn cho người chăn nuôi, đặc biệt là các hộ nuôi cá Tra, cá Basa 2 yếu tố trên

đã làm cho các hộ nông dân phần nào hạn chế các hoạt động đầu tư mở rộng sản

xuất cũng như mua sắm trang thiết bị phụ vụ nông nghiệp nên nhu cầu bổ sung

nguồn vốn cũng hạn chế hơn so với các năm trước Hệ quả khó khăn của nền

kinh tế của Tỉnh trong năm 2008 đã làm tốc độ tăng trưởng tín dụng của ACB —

CN An Giang chỉ đạt 11% so với năm 2007, đạt 343.653 triệu đồng, tăng 34.056

triệu đồng so với năm 2007 Tuy nhiên đây cũng là một thành công đáng kể của

chi nhánh trong năm 2008 khi phần lớn các tổ chức tín dụng khác đều có mức

tăng trưởng tín dụng trong năm 2008 đều dưới 10% Biểu đồ doanh số cho vay theo thành phần kinh tế sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu rõ hơn tình hình trên

thông qua 2 thành phần kinh tế là cá nhân và doanh nghiệp 300.000; | 250.000: 5.895 PVT: trigu dong 200.000: ngoan 150.0004 Doanh nghiệp 100.000- 50.000: 0 Nam 2007 Nam 2008 Nam 2009

BIEU DO 3: DOANH SO CHO VAY THEO THANH PHAN KINH TE

Năm 2009 khủng hoảng kinh tế đã có dấu hiệu suy giảm, nền kinh tế dần

dần vượt qua khủng hoảng, lãi suất cho vay cũng giảm nhiều so với năm 2008, cùng với các biện pháp kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh nên tăng trưởng tín dụng đã có bước tăng trưởng nhảy

vot ting 46.88% so với năm 2009, doanh số cho vay đạt 504.765,6 triệu đồng

tăng 161.112,6 triệu đồng Đây là năm doanh số cho vay của chỉ nhánh đạt cao

Trang 33

nhất từ trước đến nay Doanh số cho vay tăng cao đã thể hiện được mức độ uy tín và sự tin tưởng của các doanh nghiệp với chi nhánh cũng như thể hiện sự thành công của chi nhánh trong việc tăng trưởng tín dụng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của ngân hàng là khoảng 30% 350.000- 311.528 300.000} PVT: triéu déng 250.0004 200.000 Ngắn han 150.000; Trung - dai han 100.0004 50.000: 01 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

BIEU DO 4; DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN

Các bảng chỉ tiết về doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh, thành phần kinh tế, theo thời hạn xem phần phụ lục trang i

- Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phụ thuộc rất nhiều vào doanh số cho vay bởi vì doanh số cho vay là cơ sở của doanh số thu nợ, doanh số cho vay có cao thì

doanh số thu nợ mới cao và ngược lại Tuy nhiên yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến doanh số thu nợ chính là tốc độ phát triển của nền kinh tế, vấn đề này cũng dễ

nhận ra bởi vì một khi nền kinh tế có phát triển thì các dự án đầu tư, kinh doanh

cũng như các hoạt động sản xuất của khách hàng thuận lợi thì khách hàng mới có cơ sở để hoàn trả nợ cho ngân hàng Nhìn chung doanh số thu nợ qua các năm đều tăng nhưng mức tăng không cao, bình quân tăng 15% năm, cụ thể năm 2008

doanh số thu nợ đạt 322.549 triệu đồng tăng 44.490 triệu đồng và tăng 16% so với năm 2007 Năm 2009 doanh số thu nợ vẫn tăng nhưng tăng thấp hơn so với năm 2008 chỉ tăng 12.45% đạt 40.147,6 triệu đồng Như vậy mặc đù doanh số

cho vay năm 2008 so với năm 2007 tăng ít hơn doanh số cho vay năm 2009 so

với năm 2008 nhưng doanh số thu nợ thì ngược lại Doanh số thu nợ năm 2008

so với năm 2007 tăng cao hơn doanh số thu nợ năm 2009 so với năm 2008 Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do trong năm 2008 như đã đề cập ở trên tình hình kinh tế bị suy thoái, các hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp khó

Trang 34

khăn Tốc độ tăng trưởng tín dụng không cao Đặc biệt là lãi suất tín dụng tăng

cao nên phần lớn khách hàng vay vốn trong năm này đều có các phương án sản

xuất kinh doanh khả thi, đạt hiệu quả, có mức sinh lời cao Do lãi suất cao nên

phần lớn các khoản vay đều là các khoản vay ngắn hạn, thời điểm đáo hạn trong năm, mặt khác để hạn chế chỉ phí lãi vay vì lãi suất cao nên các khách hàng đã thực hiện các phương án để tăng cường vòng quay của vốn, hạn chế bị ứ đọng nguồn vốn Nên đa số các khoản nợ phát sinh trong năm 2008 đều thu lại với tỷ lệ rất cao Ngược lại năm 2009 tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao cùng với xu hướng nói lỏng tín dụng và giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của ngân hàng nhà nước đề thực hiện các biện pháp kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ tăng cường các hoạt

động sản xuất kinh doanh Do đó đa số các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh đều được khuyến khích cho vay, dẫn đến các một số dự án đầu tư sản xuất kinh

doanh dù ít khả thi, hiệu quá sản xuất kinh doanh không cao vẫn được cấp vốn

Dẫn đến khả năng trả nợ hạn chế Bên cạnh đó do lãi suất cho vay thấp vì được

hỗ trợ lãi suất của chính phủ và các khoản vay chủ yếu là dé đầu tư cơ sở vật chất nên các khoản vay chủ yếu là các khoản vay trung và dài hạn Kỳ đáo hạn không rơi vào năm cho vay Do đó doanh số thu nợ năm 2008 so với năm 2007 tăng cao hơn năm 2009

Các bảng chỉ tiết về doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh doanh, thành

phần kinh tế, theo thời hạn xem phần phụ lục trang ii

- Từ việc phân tích hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ như trên dẫn đến kết quả dư nợ tại ACB An Giang qua các năm như sau: Dư nợ đến

cuối năm 2008 tăng so với năm 2007 là đạt 21.104 triệu đồng, tức là ting 8.03%

Nguyên nhân chính là do năm 2008 doanh số cho vay tăng 11% trong khi doanh số thu nợ tăng đến 16% nên dự nợ năm 2008 tăng rất thấp Các khoản cho vay trong năm chủ yếu là ngắn hạn, kỳ đáo hạn là trong năm Ngược lại tình hình

năm 2008, năm 2009 dự nợ cuối năm lại tăng rất cao, tang hon 50% so voi nam

2008, dự nợ cuối năm 2009 đạt 425.943 triệu đồng tăng 142.069 triệu đồng so

với năm 2008 Do năm 2009 các đối tượng cho vay được mở rộng cộng với vay hỗ trợ lãi suất của chính phủ nên doanh số cho vay tăng 46.88% trong khi doanh số thu nợ chỉ tăng 12.45% Các khoản cho vay trong năm 2009 chủ yếu là các

Trang 35

khoản vay trung và dài hạn nên kỳ đáo hạn rơi vào các năm sau nên doanh số thu nợ trong năm 2009 không cao dẫn đến dự nợ trong năm tăng rất cao

Các báng chỉ tiết về dư nợ cho vay theo ngành nghè kinh doanh, thành phần kinh tế, theo thời hạn xem phần phụ lục trang iii

2.2.2 Thực Trạng Và Nguyên Nhân Của Rủi Ro Tín Dụng

2.2.2.1 Nợ quá hạn

Ở bắt kỳ ngân hàng nào cũng tổn tại nợ quá hạn như một phần tất yếu của hoạt động ngân hàng, nợ quá hạn chính là nguy cơ dẫn đến rủi ro của hoạt động

ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ được xem như là thước đo hiệu quả trong hoạt động quản trị tín dụng của các ngân hàng Nợ quá hạn và dư nợ có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, dư nợ càng cao thì nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn càng lớn

Việc phát sinh nợ quá hạn, về bán chất là đến hạn trả nợ nhưng khách

hàng chưa trả, hoặc không trả được nợ Ở đây, chúng ta đề cập đến loại đến hạn

trả nợ mà khách hàng chưa trả được và đang thu xếp để trả nhưng không có đủ lý

do để thuyết phục ngân hàng gia hạn nợ, hoặc thời hạn gia hạn nợ đã vượt quá

một chu kỳ vay hay vượt quá 12 tháng Tức là nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5

Nhìn chung, tình hình nợ quá hạn tại ACB An Giang trong thời gian qua

tương đối thấp do việc thu hồi nợ đạt kết quả khả quan ACB - CN An Giang được đánh giá là một chỉ nhánh có tỷ lệ nợ quá hạn thấp trong toàn hệ thống ngân

hàng thương mại cô phần Á Châu Bảng số liệu về nợ quá hạn qua 3 năm 2007,

2008 và 2009 sau đây sẽ thê hiện được điều đó

BẢNG 3: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN SO VỚI DƯ NỢ ĐVT: triệu đồng Ý Ý So sánh

Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2008/2007 2009/2008 2007 2008 2009 Tuyệt | Tương | Tuyệt | Tương

đối | đối(%) đối đối(%)

Trang 36

Qua bảng trên ta có thê nhận thấy tình hình nợ quá hạn của ACB — CN An Giang là tương đối tốt, tỷ lệ nợ quá hạn bình quân qua 3 năm là 0.87% <1% Đây là tỷ lệ rất thấp so với các ngân hàng khác nợ quá hạn bình quân là trên 7% Năm

2008 là năm kinh tế gặp nhiều khó khăn, các hoạt động sản xuất không ôn định

và gặp nhiều khó khăn nên công tác thấm định và cho vay cũng như các đối tượng cho vay được xét kỹ hơn và thận trọng hơn rất nhiều để tránh gặp rủi ro và g1a tăng nợ quá hạn Do đó năm 2008 nợ quá hạn đã giảm hơn 4% so với nợ quá

hạn năm 2007, ty lệ nợ quá hạn chỉ còn Ø.71% giảm 0.8% so với năm 2007

Thực tế đã cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ và tỷ lệ nợ quá hạn luôn đi cùng hướng với tốc độ tăng của doanh số cho vay hay có thể hiểu là doanh số cho vay càng lớn thì tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng càng lớn Qua phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng ở trên cho thấy vào năm 2009 ngân hàng có sự phát triển rất

mạnh về hoạt động tín dụng so năm 2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng là cao hơn

rất nhiều so năm 2008 điều này dẫn đến nợ quá hạn và tý lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cũng tăng rất cao Năm 2009 nợ quá hạn đã tăng 2.756 triệu đồng so với

năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn trên tong dự nợ đã tang tir 0.77% năm 2008 lên đến

1.12% năm 2009 Nguyên nhân nợ quá hạn tăng cao so với các năm trước không đến từ các biện pháp quản lý rủi ro hay các biện pháp đôn đốc thúc ép và thu hồi nợ kém hiệu quả mà nó đến từ nguyên nhân như là một sự khách quan của quy

luật kinh tế khó mà có thê thay đổi được Khi doanh số cho vay tăng thì đồng

nghĩa với dư nợ cuối năm cũng tăng cao, do đó nợ quá hạn tăng là một điều khó tránh khỏi Ngoài ra cuộc đua gia tăng lãi suất huy động giữa các ngân hàng cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến nợ quá hạn tăng cao trong năm 2009 Một khi

lãi suất huy động vốn tăng thì để đảm bảm lợi nhuận ngân hàng phải gia tăng lãi

suất cho vay Điều này đã vô tình đây các dự án có rủi ro thấp do đó, có mức sinh lợi thấp ra khỏi danh mục cho vay của ngân hàng Kết quả là các dự án có mức sinh lời cao đồng nghĩa với rủi ro cao mới được vay vốn Tình hình này khiến cho danh mục tín dụng của ngân hàng thiếu đa dạng hòa và chỉ tập trung

vào các dự án có mức rủi ro cao

Để hiểu rõ về nợ quá hạn tồn đọng, nguyên nhân phát sinh mới và tình

hình nợ quá hạn thu hồi được qua các năm Bảng số liệu về nợ quá hạn tồn đọng

và phát sinh hàng năm sẽ thê hiện các vân đê trên

Trang 37

BANG 4: NỢ QUÁ HẠN PHÁT SINH MỚI, THU HÒI VÀ TÒN ĐỌNG ĐVT: triệu đồng So sánh

2 en Nam Nam Nam 2008/2007 2009/2008

Chí Tiểu 2007 2008 | 2009 | Tuyệy | Tương Tuyệt | Tương

đối | đố(%)| đối đối(%) Nợ phát sinh mới 550,0 | 3.097,3 | 3.758,3 | 2.547,3 | 463,15 6610| 21,34 Nông nghiệp 225,5 | 1.737,2 | 2.082,6 | 1.511,7 | 670,38 3454| 19,88 Công thương 195,3| 9074| 1.1585| 712,2 | 364,74 251,1| 27,67 Tiêu dùng 1089 3756| 4052| 266/7|244,90 29,6 7,88 Khác 20,4 77,1| 11240 56,8 | 278,95 34,9| 45,26 No Thu hoi 638,0 | 3.185,3 | 1.002,4 | 2.547,3 | 399,27 | -2.183,0 | -68,53 Nông nghiệp 260,3 | 2.3963 | 583,6| 2.136,0 | 820,58 | -1.812,7| -75,65 Công thương 2227 5878| 2956| 365,1] 163,99} -2922| -49/71 Tiêu dùng 1231 135,4 80,9 123| 9,96 -54,5| -40,25 Khác 31,9 65,8 42,3 33,9 | 106,32 -23,6 | -35,80 No qua han ton dong | 2.102,0 | 2.014,0 | 4.770,0| -88,0| -4,19| 2.756,0 | 136,84 Nông nghiệp 12670 6079| 2.1069| -6591| -5202| 1.4990 | 246,59 Công thương 6164 9360| 1/7989| 319,6| 51,85 8629| 92,19 Tiêu dùng 1498 3900| 7143| 240,2 | 160,35 3243| 83,15 Khác 68,8 801| 149,9 1123| 16,42 698 | 87,09 (Nguồn: bảng cân đôi kế toán ACB — CN An Giang năm 2007, 2008, 2009)

Nợ phát sinh mới: Năm 2008 như đã phân tích ở trên ngân hàng đã áp

dụng các biện pháp thắt chặt tín dụng để phòng ngừa rủi ro nên mức tăng trưởng tín dụng không cao Tuy nhiên do biến động và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh

tế thế giới đến sản xuất và tiêu đùng nước ta là rất đáng kể nên dẫn đến tình trạng

nợ quá hạn phát sinh mới trong năm tăng rất cao đến 3.097,3 triệu đồng, tăng hơn 450% so với năm 2007 Đa số nợ quá hạn phát sinh mới trong năm 2008 đều thuộc các ngành tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp mà đặc biệt là trồng lúa và

nghề nuôi cá cá Tra, cá Basa Nợ quá hạn của ngành nông nghiệp trong năm

2008 tăng đột biến so với năm 2007, đạt 1.511,7 triệu đồng tăng hơn 670% so

với năm 2007 Nông nghiệp là ngành chủ lực của Tỉnh nên một khi sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn thì các ngành sản xuất và dịch vụ phục vụ nông nghiệp

cũng ảnh hưởng rất nhiều Nguyên nhân chính của vấn đề này là do tình hình sản

xuất nông nghiệp mà cụ thể là sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ,

dẫn đến giá lúa không ôn định Giá xuống thấp mỗi khi đến vụ thu hoạch chính

do đó nông dân khó tiêu thụ được sản phẩm Nếu tiêu thụ được thì giá rất thấp

Trang 38

Giá lúa năm 2008 chỉ khoảng 3500đ/kg đây là mức giá rất bất lợi cho người nông dân, lợi nhuận rất ít Mặt khác giá các loại vật tư nông nghiệp và đặc biệt là phân bón tăng rất cao trong năm 2008 đã làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp

nhiều khó khăn và thiệt hại Thêm vào đó cuộc khủng hoảng lương thực do tin đồn và đầu cơ kiếm lợi của một số đối tượng về sự thiếu hụt lúa, gạo trong nước

xảy ra vào quý 2 năm 2008 đã đây giá lúa lên rất cao khoảng 6500đ/kg Điều này không mang đến lợi ít gì cho người nông dân cả vì khi đó lúa trong nông dân còn rất ít, người được lợi nhất trong chuyện này là các thương lái thu mua lúa, ngược lại người nông dân còn bị thiệt hại về sau này Vì khi giá lúa tăng cao như vậy các loại cây trồng khác đều bị phá bỏ và chuyển sang trồng lúa, làm diện tích trồng lúa tăng lên đáng kể Khi đó đã gây nên một áp lực rất lớn về tiêu thụ khi đến mùa thu hoạch lúa Tình trạng giá lúa xuống thấp khi vào vụ thu hoạc chính lại xảy ra nghiêm trọng hơn, giá lúa lại xuống thấp hơn Đa phần các nông dân sản xuất lúa đều vay vốn ngân hàng nên khả năng trữ lúa lại đến khi giá lúa tốt hơn mới bán là rất khó đề thực hiện Các yếu tố trên dẫn đến thu nhập của người nông dân là rất thấp nên không có khả năng trả nợ khi các khoản vay đáo hạn nên nợ quá hạn ngành nông nghiệp trong năm nay tăng đột biến Ngoài ra nguyên nhân tiếp theo làm nợ quá hạn ngành nông nghiệp tăng cao trong năm 2008 cũng

đến từ khó khăn trong khâu tiêu thụ của các hộ nuôi cá Tra, cá Basa Cũng như

trồng lúa, các hộ nuôi cá Tra, cá Basa cũng phải gánh chịu khó khăn do giá thức ăn cho cá tăng cao, làm giá thành sản xuất cá tăng trong khí giá cá bán ra lại giảm và khó tiêu thụ khi vào vụ thu hoạch chính Giá thành sản xuất 1 kg cá tăng lên cao, khoảng 13.500đ/kg nhưng giá bán ra chỉ bằng và hơn giá thành một chút

nên lợi nhuận thu về là rất ít có khi còn lỗ vốn Nên khả năng trả nợ gặp nhiều

khó khăn, nợ quá hạn là điều khó tránh khỏi Ngoài ra nguyên nhân do phân kỳ

trả nợ không hợp lý, kỳ đáo hạn không rơi vào lúc nông dân thu hoạch lúa hoặc

cá cũng làm tình trạng gia tăng nợ quá hạn Xếp sau mức gia tăng nợ quá hạn ngành nông nghiệp trong năm 2008 là ngành công thương, các hoạt động sản xuất và thương mại dịch vụ trong năm 2008 cũng gặp nhiều khó khăn do nền

kinh tế bị khủng hoảng nói chung và khó khăn của ngành nông nghiệp nói riêng

Do đối với nền kinh tế nước ta nói chung và An Giang nói riêng còn phụ thuộc nhiêu vào nông nghiệp và các ngành có quan hệ mật thiệt với nhau nên khi nông

Trang 39

nghiệp gặp khó khăn thì các ngành sản xuất và dịch vụ có liên quan tới nông nghiệp cũng gặp khó khăn Nợ quá hạn của ngành công thương năm 2008 là

904,7 triệu đồng tăng 712,2 triệu tương đương tăng gần 365% so với năm 2007

Nguyên nhân của vấn đề trên là do năm 2008 các doanh nghiệp chế biến lương

thực gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ và xuất khẩu do đó khách hàng bị

ứng đọng, chiếm dụng vốn do không tiêu thụ được sản phẩm Cụ thể là các

doanh nghiệp chế biến nếp Nếp là một loại nông sản bề ngoài cũng gần giống như lúa nhưng do đặc tính dẻo hơn lúa nên nếp không dùng làm lương thực hàng

ngày mà thường dùng làm để chế biến các loại bánh Thị trường xuất khẩu chủ

yếu của nếp là Ấn Độ và các nước Á Rập Nếp sau khi thu hoạch người nông dân không tiến hành phơi, sấy như lúa mà bán trực tiếp cho các doanh nghiệp chế biến tiến hành thu mua và sấy, sau đó chế biến và xuất khâu Nhưng đến giữa năm 2008 khi các doanh nghiệp chế biến đã tiến hành thu mua và chế biến nếp

nhưng thị trường xuất khẩu lại gặp khó khăn và không xuất khẩu được Nên vốn

bị ứ đọng và phát sinh nợ quá hạn khi đến kỳ đáo hạn mà doanh nghiệp không thu xếp được nguồn tiền để trả nợ Năm 2008 cũng là năm nợ quá hạn tiêu dùng phát sinh và tăng cao so với năm 2007, tăng 26ố,7 triệu đồng đạt 375,6 triệu

đồng và tăng gần 245% so với năm 2007 Vay tiêu dùng chủ yếu là do các cá

nhân vay để mua sắm, trang bị các vật dụng cá nhân Nợ quá hạn tiêu dùng trong năm 2008 phát sinh do có 2 nguyên nhân chính Nguyên nhân thứ nhất là do

khách hảng không thu xếp được nguồn trả nợ như dự kiến Vay tiêu dùng cá nhân

chủ yếu là các khoản vay không lớn, nguồn trả nợ được thu xếp từ thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập thường xuyên Nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh

tế các công việc làm ăn đều gặp khó khăn thu nhập không bảo đảm do đó không

có nguồn trả nợ khi đáo hạn nên phát sinh nợ quá hạn Nguyên nhân thứ 2 và là nguyên nhân chủ yếu đó là tình trạng sử dụng vốn sai mục đích Vay tiêu dùng nhưng sử dụng vốn để đầu tư chứng khoán, đầu tư vàng Nhưng năm 2008 thị trường chứng khoán bị ảnh ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên gặp nhiều khó khăn và ít tăng trưởng, đa số các mã chúng khoán

đều giảm giá, khiến các nhà đầu tư bị thua lỗ Do đó, các nhà đầu tư không thu

xêp được các nguôn trả nợ khi nợ đáo han

Trang 40

Năm 2009 nợ quá hạn phát sinh mới không tăng đột biến như năm 2008 nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao Nợ quá hạn năm 2009 là 3.758,3 triệu đồng tăng 661 triệu đồng và tăng 21,34% so với năm 2008 Tuy dư nợ năm 2009 tăng cao so với các năm trước nhưng do thực hiện các biện pháp hạn chế nợ quá hạn

và rút kinh nghiệm từ đợt tắng nợ đột biến từ năm 2008 nên nợ quá hạn mặc dù

tăng nhưng vẫn ở mức thấp Nguyên nhân của nợ quá hạn phát sinh trong năm 2009 ngoài các nguyên nhân đã phân tích ở phần trên, trong 2009 do tăng trưởng

tín dụng ở mức cao, mở rộng cho vay theo chỉ đạo của chính phủ để thực hiện

chủ trương mở rộng sản xuất, kích thích tiêu dùng để đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn nên nợ quá hạn phát sinh còn do nguyên nhân phát sinh từ phía ngần hàng Nói như vậy không có nghĩa là nợ quá hạn phát sinh các năm trước không bao gồm nguyên nhân từ phía ngân hàng nhưng các năm trước nguyên nhân này

không biểu hiện rõ rệt vì các năm trước tăng trưởng tín dụng ôn định, không đột

biến như năm 2009 Các nguyên nhân này bao gồm:

Thu thập thông tin không đầy đú và chính xác về khách hàng: thông

tin thu thập đó chính là cơ sở mà ngân hàng tiến hành thâm định và thâm định lại Nhung do trong năm 2009 áp lực từ việc nói lỏng tín dụng để nhiều đối tượng

được tiếp cận các nguồn vốn để kích thích sản xuất và tiêu dùng để kích thích

kinh tế phát triển vượt qua khó khăn Nói cách khác là tờ trình thẩm định khách

hàng chưa được hoàn thiện Trong tờ trình thu thập quá ít thông tin về khách

hàng dẫn đến sai sót và buôn lỏng trong khâu thẩm định Mặc dù khách hàng

đang gặp khó khăn tiềm ân nhưng không thé đảm bảo rằng khi thẩm định lại ngân hàng có đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết để phát hiện ra do đó sai

sót dễ xảy ra Như vậy khi cơ sở thẩm định không tốt thì cho dù có thẩm định kỷ càng, kết quả thâm định khách hàng tốt cần được duy trì hỗ trợ thì cũng không

thê hạn chế được rủi ro và việc phát sinh nợ quá hạn như kết quả tắt yếu

Thiếu kỹ thuật thắm định trong cho vay nông nghiệp: ngân hàng chưa xây dựng hệ thống điểm số trong cho vay nông nghiệp nhằm làm giảm chỉ phí thâm định Kỹ thuật thâm định trong cho vay nông nghiệp tại ACB-CN An Giang hiện nay chủ yếu là nhân viên tín dụng trực tiếp phỏng vấn, phân tích, thâm định tình hình tai san dam bảo, tình hình tài chính của khách hàng từ đó đưa ra quyết định tín dụng mà không có sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật nào Trong khi

Ngày đăng: 10/04/2014, 22:13

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w