1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua internet VCB-iB@nking của ngân hàng Vietcombank

26 2,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 247,5 KB

Nội dung

Tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua internet VCB-iB@nking của ngân hàng Vietcombank

Trang 1

Luận văn Tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua internet VCB-iB@nking của ngân hàng Vietcombank

Trang 2

MỤC LỤC

Lời nói đầu 3

PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ INTERNET BANKING 4

SƠ LƯỢC VỀ INTERNET BANKING 4

I Internet banking là gì? 4

II Những tiện ích của Internet banking 4

III Quy trình sử dụng internet banking 5

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN INTERNET BANKING Ở VIỆT NAM 7

I Bối cảnh thúc đẩy sự phát triển Internet banking tại Việt Nam 7

1 Tình hình phát triển công nghệ Internet 7

2 Tình hình chung về kinh tế: 7

3 Tình hình chung của hoạt động ngân hàng 8

II Thực trạng phát triển Internet Banking ở Việt Nam 9

PHẦN II: GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUA INTERNET VCB-IB@NKING CỦA NGÂN HÀNG VIETCOMBANK 11

A SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM VIETCOMBANK 11

I Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Vietcombank 11

II Cơ cấu cổ đông Vietcombank 11

III Sơ lược về quá trình phát triển của Vietcombank 11

B GIỚI THIỆU VỀ VCB-IB@NKING 12

I VCB-iB@nking 12

II Đối tượng khách hàng 13

III Điều kiện sử dụng VCB-iB@nking: 13

C TÍNH NĂNG CỦA VCB-IB@KINK 13

D ĐĂNG KÍ SỬ DỤNG VÀ BIỂU PHÍ DỊCH VỊ VCB-IBANKING 17

I Đăng ký sử dụng dịch vụ VCB-iB@nking 17

II Biểu phí dịch vụ 18

E VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI ĐÁP KHI SỬ DỤNG DICH VỤ VCB-iB@NKING 18 PHẦN III ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

Trang 3

A ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM 20

I Ưu điểm của VCB-iB@nking 20

II Nhược điểm của VCB-iB@nking 21

B GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM 22

1 Giải pháp về công nghệ 22

2 Giải pháp về dịch vụ 22

PHẦN IV: KẾT LUẬN 24

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nhiều năm trở lại đây, sự bùng nổ công nghệ thông tin từng ngày từng giờ đãgóp phần thay đổi diện mạo cuộc sống con người Ở bất cứ đâu, trên bất cứa lĩnh vựcnào chúng ta đêu có thể thấy được sự góp mặt của các ứng dụng công nghệ thông tin.Đặc biệt góp phần không nhỏ lên tăng trưởng của nền kinh tế Những ứng dụng của

nó là điều không thể thiếu ở bất cú nền kinh tế nào

Lĩnh vực tài chính ngân hàng, với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, việc ứng dụngcông nghệ thông tin trong sự phát triển các dịch vụ ngân hàng là điều tất yếu Nó đãgóp phần quan trọng tạo nên một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao và đem lại nhiềutiện ích cho các khách hàng Nhận thức được lợi ích to lớn mà công nghệ thông tinđem lại, nhiều ngân hàng trên thế giới đã và đang tiến hành áp dụng công nghệ thôngtin để phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng nhằm thoả mãn tối đa nhucầu ngày càng đa dạng của khách hàng Cũng từ đó dịch vụ Ngân hàng điện tử ra đờinhư một điều tất yếu

Là một trong nhũng ngân hàng hàng đầu của Việt Nam hiện nay, Vietcombank đãsớm nhìn thấy được nhũng lợi ích và tầm phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử Làmột trong nhũng ngân hàng cho ra đời dịch vụ E-banking sớm nhất, hiện nayVietcombank đã gia tăng các tiện ích bên cạnh cung cấp các dịch vụ cụ thể nhưInternet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, Phone Banking, VCB-Money,VCB-eTour VCB-eTopup…

Trong số các dịch vụ thương mại điện tử của mình thì Internet Banking đượcVietcombank coi là dich vụ có nhiều tiềm năng phát triển nhất bởi tính tiện ích và sựphát triển công nghệ nhanh chóng như hiện nay

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Tìmhiểu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua internet VCB-iB@nking của ngân hàngVietcombank” cho bài tiểu luận của mình Thông qua đó có thể thấy được tình trạngphát triển của Internet Banking ở Việt Nam hiện nay và đưa ra những giải pháp pháttriển cho loại sản phẩm này

Trang 5

PHẦN I:

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ INTERNET BANKING

I SƠ LƯỢC VỀ INTERNET BANKING

A Internet banking là gì?

Internet Banking là dịch vụ Ngân hàng điện tử dùng để truy vấn thông tin tàikhoản và thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán qua mạng Internet.Internet Banking cho phép khách hàng thực hiện giao dịch trực tuyến mà khôngcần đến Ngân hàng Chỉ cần một chiếc máy vi tính hoặc điện thoại di động có kếtnối Internet và mã truy cập do Ngân hàng cung cấp, khách hàng đã có thể thựchiện các giao dịch với Ngân hàng mọi lúc mọi nơi một cách an toàn

Internet Banking là một loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại và còn khá mới

mẻ Nó cho phép khách hàng có thể giao dịch ngân hàng thông qua mạng Internetvào bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu mà khách hàng cho là phù hợp nhất Do đó, kháchhàng có thể làm giao dịch 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần tại nhà riêng hoặc ởvăn phòng, khi đang trong nước hay đi nước ngoài Sự ra đời của internet bankingthực sự là một cuộc cách mạng, nó thúc đẩy các giao dịch xảy ra nhanh hơn, tiếtkiệm được rất nhiều thời gian và tiền của cho cả khách hàng lẫn ngân hàng và cho

xã hội nói chung

Tương tự như dịch vụ ngân hàng tại nhà, để sử dụng dịch vụ này khách hàngcũng cần có máy tính, modem, đường điện thoại truy cập Tuy nhiên, khi sử dụngdịch vụ này, khách hàng không cần cài đặt thêm một phần mềm đặc biệt nào màchỉ cần truy cập trực tiếp vào trang web của ngân hàng

B Những tiện ích mà khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ Internet Banking

1 Những tiện ích của Internet Banking

a) Quản lý thông tin tài khoản (tiền gửi thanh toán, tiền gửitiết kiệm, tiền vay): truy vấn số dư, sao kê giao dịch

b) Chuyển khoản trong nội bộ ngân hàng hoặc liên ngân hàng.c) Chuyển tiền nhận bằng CMND/Hộ chiếu: trong và ngoài hệthống

d) Thanh toán hóa đơn trực tuyến (tiền điện, tiền nước, tiềnđiện thoại, tiền internet)

2 Với internet banking khách hàng có thể:

II Kiểm tra số dư

Trang 6

III.Xem thông tin về tài khoản như số dư hiện tại (current balances) và số dư cóthể sử dụng (available balances); lãi suất …

IV.Xem thông tin về các giao dịch đã thực hiện trên tài khoản

V Tìm kiếm thông tin về một giao dịch cụ thể nào đó, ví dụ: số séc, số tiền vàngày séc đó được thanh toán…

VI.Chuyển tiền giữa các tài khoản trong cùng hệ thống ngân hàng

VII Làm lệnh thanh toán

VIII Thanh toán hoá đơn

IX.Xem chi tiết và sửa đổi các lệnh thanh toán định kỳ (standing orders) vàlệnh ghi nợ trực tiếp (Direct Debit)

X Xem số dư và các giao dịch trên thẻ tín dụng

XI.Yêu cầu ngừng thanh toán séc

XII Chuyển các thông tin dữ liệu từ internet banking xuống phần mềm kếtoán riêng của mình như Quicken hay Microsoft Money …

XIII Thông báo thay đổi địa chỉ liên lạc…

XIV Thông báo định kỳ bằng e-mail khi số dư tài khoản đạt đến mức tối

đa hay tối thiểu mà khách hàng đặt ra từ trước

A Quy trình sử dụng internet banking

Để có thể sử dụng internet banking, trước hết khách hàng cần phải mở một tàikhoản giao dịch (tài khoản vãng lai hoặc tiền gửi không kỳ hạn) tại ngân hàng.Nếu là tài khoản chung từ hai người trở lên thì phương thức điều hành tài khoảnphải là mỗi đồng chủ tài khoản có thể độc lập thực hiện giao dịch thì mới có thể sửdụng được internet banking

Sau đó, khách hàng sẽ đăng ký sử dụng dịch vụ internet banking với ngân hàng.Trong đơn đăng ký sử dụng internet banking, khách hàng cần cung cấp các thôngtin cá nhân như họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và số điện thoạiliên hệ, các số tài khoản mà khách hàng muốn sử dụng internet banking và quantrọng nhất là mật khẩu an toàn (security password) Mật khẩu an toàn này (có thểbao gồm chữ và/hoặc số) do khách hàng tự đặt ra và được lưu lại trong hệ thốngmáy tính của ngân hàng

Bước tiếp theo, ngân hàng sẽ liên lạc lại với khách hàng (bằng thư hoặc email…)

để báo cho họ biết mã số đăng ký khách hàng (còn gọi là số CRN hay Customer

Trang 7

Registration Number) và số điện thoại của Trung tâm hỗ trợ khách hàng về internetbanking.

Sau đó, khách hàng sẽ gọi điện tới ngân hàng theo số điện thoại này để lấy mậtkhẩu tạm thời để sử dụng internet banking Trước khi cung cấp mật khẩu tạm thời,nhân viên ngân hàng phải xác nhận được người đang liên hệ chính là chủ tài khoảnbằng cách hỏi mật khẩu an toàn và một số thông tin cá nhân khác mà khách hàng

đã cung cấp khi đăng ký Lúc này khách hàng có thể bắt đầu sử dụng dịch vụinternet banking

Khi cần sử dụng internet banking, khách hàng sẽ kết nối vào địa chỉ trang webcủa ngân hàng và lựa chọn dịch vụ internet banking Sau đó hệ thống sẽ yêu cầukhách hàng nhập số CRN và mật khẩu tạm thời Nếu đây là lần đầu tiên kháchhàng sử dụng dịch vụ này, họ sẽ phải chấp nhận các Điều khoản và điều kiện sửdụng bằng cách nhắp chuột vào nút "đồng ý" trên màn hình Các Điều khoản vàđiều kiện này qui định các quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan đến việc sử dụnginternet banking Khách hàng nên đọc và hiểu rõ các điều khoản và điều kiện

sử dụng này để sử dụng internet banking tốt hơn Nếu không đồng ý, dịch

vụ internet banking sẽ không được cung cấp Sau đó, hệ thống sẽ yêu cầu kháchhàng phải đổi mật khẩu tạm thời do ngân hàng cung cấp sang mật khẩu riêng củamình Số ký tự của mật khẩu khác nhau tuỳ qui định của từng ngân hàngnhưng thong thường là 8 ký tự Để tăng thêm tính an toàn, mật khẩu này thườngthuộc loại có phân biệt dạng chữ (case-sensitive) Điều này có nghĩa là nếu trongmật khẩu có chữ hoa và chữ thường, ví dụ như "10To56Kt", thì khi nhập mật khẩuvào máy khách hàng phải đánh đúng như vậy Khi chọn mật khẩu, khách hàngcần tránh lấy những mật khẩu mà người khác dễ đoán ra như tên mình hoặc tên vợ(chồng), con cái hoặc ngày sinh của họ, số điện thoại, … Nên chọn mật khẩu kếthợp nhiều loại ký tự như chữ hoa, chữ thường, số… và nên thay đổi thường xuyên

để đảm bảo an toàn Cũng như số PIN của thẻ rút tiền, mật khẩu này cũng phải giữtuyệt đối bí mật vì nếu không người xấu khi biết mật khẩu có thể rút tiền khỏi tàikhoản của khách hàng Cũng để đảm bảo cho tính an toàn khi sử dụnginternet banking, hệ thống này sẽ không cho phép truy cập thông tin nếu mật khẩu

bị nhập sai ba lần Để sử dụng trở lại, khách hàng cần liên lạc với Trung tâm trợgiúp khách hàng

Trong trường hợp khách hàng quên mật khâủ, họ sẽ cần phải liên hệ với Trungtâm hỗ trợ khách hàng để yêu cầu được cấp lại mật khẩu khác Và khi nhập mậtkhẩu mới này vào máy, hệ thống sẽ yêu cầu khách đổi lại mật khẩu khác của riêngmình

Ngoài các biện pháp đảm bảo an toàn bằng mật khẩu nói trên, các ngân hàng còn

sử dụng một loạt các biện pháp bổ trợ khác như hệ thông tường lửa (fire walls) và

mã hoá dữ liệu (data encryption)

Sau khi đã kết nối thành công vào dịch vụ internet banking của ngân hàng, kháchhàng có thể tuỳ ý lựa chọn các dịch vụ theo yêu cầu

Trang 8

XV TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN INTERNET BANKING Ở VIỆT NAM

A Bối cảnh thúc đẩy sự phát triển Internet banking tại Việt Nam

XVI Tình hình phát triển công nghệ Internet

Internet Việt Nam hiện đang đứng trong top 3 khu vực Đông Nam Á Hiện nay, việc

sử dụng Internet dễ dàng và thuận lợi mọi lúc mọi nơi, có đầy đủ công nghệ từ mạng3G đến vệ tinh, cáp quang với giá cước rẻ, mật độ sử dụng Internet cao, có nhữngmạng xã hội nội hàng triệu thành viên là những minh chứng rõ rệt nhất cho thấyInternet Việt Nam không hề thua các nước tiên tiến trên thế giới Tại buổi "Giao lưu

và Tọa đàm về Internet với hội viên Hiệp hội Internet Việt Nam" mới đây, Thứ trưởng

Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, về cơ sở hạ tầng cũng như dịch vụ trên nềnInternet, trong khu vực Đông Nam Á, hiện Việt Nam chỉ kém Singapore và Malaysia,còn tương đương (thậm chí nhiều mặt còn hơn) Thái Lan và Indonesia Về mặt phổcập dịch vụ, mật độ sử dụng, chúng ta hoàn toàn tương đương các nước khác Còn giácước dịch vụ viễn thông, Internet của Việt Nam thuộc dạng thấp so với các nướckhác Khi đi nước ngoài, bất kì ai cũng thấy được không có nước nào điểm truy cậpInternet, WiFi rẻ và thuận lợi như ở Việt Nam Như hiện nay, chúng ta đang cókhoảng 20 triệu thuê bao Internet, trong đó có khoảng 15 triệu thuê bao 3G Báo cáotoàn cảnh 15 năm của Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cũng cho thấy, đến tháng9/2012, số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam đã đạt trên 31 triệu, chiếm35,49% dân số

Thực tế Internet băng rộng đã cung cấp dịch vụ khắp cả nước với tỷ lệ xã có Internettại thành thị đạt 99,85% và nông thôn là 84,46%; số hộ gia đình kết nối Internet đạt8,2% trên tổng số 12,6% hộ gia đình có máy tính Việt Nam là quốc gia có cơ sở hạtầng được đánh giá thuộc loại tốt nhất khu vực

XVII Tình hình chung về kinh tế :

Trang 9

Cùng với xu thế chung của thế giới, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Nội dung cơ bản của quá trình này

là việc Việt Nam tích cực thâm gia và nhất trí thực hiện các cam kết kinh tế quốc tế(song phương và đa phương) trong khuôn khổ các hiệp định với các đối tác quốc tếbên cạnh từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH.Theo đó, vấn đề xuyên suốt trong các Chiến lược và Kế hoạch phát triển KTXH làhội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) sâu rộng và hiệu quả để phát triển nhanh, bềnvững nhằm mục tiêu chiến lược đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cảithiện rõ rệt; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên

Thực tế từ năm 2007 đến nay, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới biến đổinhanh với những diễn biến phức tạp Trong thời gian qua, tuy quá trình HNKTQT đãđem lại những kết quả tích cực và có những tác động sâu sắc đến kinh tế và xã hội,nhưng cũng đặt ra không ít thách thức Tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu dễ dànghơn, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhanh, môi trường kinh doanhđược cải thiện và minh bạch hơn, thể chế kinh tế theo định hướng thị trường đượccủng cố và hoàn thiện nhanh hơn, thế và lực của Việt Nam trên trường thế giới ngày

càng được nâng cao

Tuy nhiên, thực hiện các cam kết HNKTQT cũng làm nảy sinh một số vấn đề Cácngành công nghiệp trong nước cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều chỉnh

do sức ép cạnh tranh Mở cửa và hội nhập sâu rộng hơn cũng làm cho nền kinh tế dễ

bị tổn thương và có thể dẫn đến các rủi ro và bất ổn kinh tế vĩ mô Môi trường thiên

nhiên có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do các hoạt động kinh tế với cường độ cao

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ thực hiện Chiến lược phát triển KTXH 10 năm2011-2020 và Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2011-2015, với mục tiêu thực hiệnnhững đột phá về cải cách thể chế, phát triển kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, cũngnhư đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Đồng thời, Việt Nam sẽ phải thực hiện đầy

đủ hơn các cam kết HNKTQT trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO), khu vực và song phương Một số các cam kết HNKTQT mới quan trọng nhưHiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, Hiệp định đối tác xuyên TháiBình Dương cũng sẽ được đàm phán, ký kết và đi vào thực thi, với phạm vi rộng hơn

và mức độ cam kết mở cửa cao hơn

XVIII Tình hình chung của hoạt động ngân hàng

Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới kéo dài từ 2007 và đến nay đã để lạihậu quả nặng nề ở nhiều nước châu Âu, Mỹ có nguyên nhân chính là sự yếu kém của

hệ thống ngân hàng thương mại Trong đó Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnhhưởng Hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) của Việt Nam đã phát triển rất mạnh

kể từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX đến nay và đã có những đóng góp rất lớn vào sựphát triển của đất nước với tổng tài sản gấp hơn 2 lần so với GDP, trong đó, tổng vốntín dụng cho nền kinh tế đã tăng rất nhanh và lên đến 125% GDP vào cuối năm 2010

Hệ thống các TCTD nói chung, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) nóiriêng đã đẩy mạnh hoạt động huy động vốn với tổng tiền gửi lên tới trên 100% GDP

Trang 10

và trở thành nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, cả cung ứng vốn ngắn hạn,cũng như vốn trung và dài hạn, cả vốn bằng đồng Việt Nam (VND) cũng như vốnbằng ngoại tệ Một số NHTM và tổ chức tín dụng lớn đã vươn lên thành tập đoàn tàichính với quy mô vốn điều lệ tương đương hàng trăm triệu USD, hoạt động đầu tưtrong nhiều lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, vàng và ngoại tệ, chothuê tài chính,… thông qua hệ thống hàng trăm chi nhánh, sử dụng hàng vạn lao động,thành lập nhiều công ty con,… đạt lợi nhuận mỗi năm tới hàng nghìn tỷ VND, kể cảkhi nền kinh tế gặp khó khăn như những năm 2009 hay năm 2011.

Tuy nhiên, chính sự “bùng nổ” hoạt động cả về quy mô và mức độ đa dạng của hệthống ngân hàng trong thời gian ngắn vừa qua đã tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ lớntác động trực tiếp đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại

Đó là nguyên nhân quan trọng nhất buộc Việt Nam phải cơ cấu lại hệ thống ngânhàng nói riêng, cơ cấu lại hệ thống tài chính nói chung nhằm ngăn chặn rủi ro hệthống trước khi sự đổ vỡ của một tổ chức tài chính có thể kéo theo sự đổ vỡ của cả hệthống như bài học từ các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính quốc tế đã chỉ ra

Hoạt động ngân hàng tự nó đã chứa đựng rất nhiều rủi ro và khi những rủi ro đó tích

tụ, trở nên quá lớn do tác động của các yếu tố bên ngoài như bất ổn kinh tế vĩ mô,khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản laodốc hay do các yếu tố bên trong như quản trị rủi ro bất cập, quy trình tín dụng khônghoàn chỉnh, đầu tư mạo hiểm, trình độ năng lực và đạo đức của đội ngũ không đápứng yêu cầu… thì ngân hàng sẽ không thể tránh khỏi đổ vỡ nếu không được cơ cấulại, cả cơ cấu lại từng ngân hàng cũng như cơ cấu lại cả hệ thống ngân hàng Cho đếnnay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với những rủi ro ngày một gia tăng,nổi bật là: - Rủi ro tín dụng: - Rủi ro thanh khoản: - Rủi ro lãi suất và tỷ giá hối đoái:Chính những thực tế khó khăn này đòi hỏi ngân hàng cần phải có những chiến lượcphát triển hợp lý để có thể tồn tại và phát triển trong thời kì khó khăn hiện nay VàInternet đang là hướng đi mà nhiều ngân hàng lự chon để vượt qua thời kì khó khănhiện nay bởi tốc độ phát triển, tiện ích nhanh chóng, phổ biến rộng rãi và đặc biệt tiếtkiệm chi phí của dịc vụ Internet hứa hẹn sẽ đem lại những thành công nhất định cho

hệ thống ngân hàng

I Thực trạng phát triển Internet Banking ở Việt Nam

Khi mà Internet đã xuất hiện hầu như ở mọi cơ quan, công sở thì các dịch vụ ngânhàng qua online trở nên một xu hướng phát triển tất yếu, nhiều tiềm năng tại ViệtNam

Từ năm 2000, nhiều ngân hàng trong nước đưa vào sử dụng các dịch vụ e-bankinghiện đại như phone-banking (dịch vụ ngân hàng qua điện thoại), home-banking(dịch vụ ngân hàng tại nhà), internet banking (dịch vụ ngân hàng qua mạng máytính toàn cầu) Nhưng đây chỉ được xem là bước tập dượt để phát triển mô hình caohơn nữa là online banking (ngân hàng trực tuyến)

Do phải phụ thuộc vào công nghệ nên lúc này các ngân hàng trong nước mới chỉ ápdụng phổ biến dịch vụ phone-banking hoặc home-banking Bằng hình thức này,phần lớn các yêu cầu được đáp ứng là thông báo những thông tin cơ bản như lãi

Trang 11

suất, tỷ giá ngoại tệ hàng ngày, các sản phẩm ngân hàng, biểu phí…Đây là nhữngthông tin mà bất kỳ một trang web nào của ngân hàng cũng có thể cung cấp được.Song nó cũng có tiện tích cao hơn là khách hàng được cấp mật khẩu để có thể truy cậpthông tin về biến động tài khoản của mình… Tuy vậy, thời điểm này số lượng kháchhàng sử dụng Internet Banking còn rất hạn chế do mức độ phổ biến chưa cao, tiện íchcòn dơn giản và niềm tin vào mức độ an toàn của khách hàng là không cao.

Trong những năm gần đây, thị trường thanh toán điện tử đã trải qua một sự tăng tốcnhanh chóng Năm 2010 chỉ có 1% số người sử dụng dịch vụ ngân hàng biết và dùngđến tiện ích internet banking tại Việt Nam Đến năm 2012, trong quý 3, theo nghiêncứu của IDG- BIU (Business Intelligence Unit), số lượng người sử dụng dịch vụInternet Banking tăng 35% so với năm 2010, 40 ngân hàng cho rằng họ có các dịchvụInternet Banking và số lượng các ngân hàng tuyên bố cung cấp dịch vụ MobileBanking cũng tăng lên đến 18 ngân hàng Tuy nhiên, con số thực tế được giới hạn đốivới một số 3 hoặc 4 ngân hàng đã phát triển toàn diện dịch vụ Mobile Banking

So với 10 năm trước, dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng phát triển, có nhiều tiến

bộ đáng kể Do hội nhập ngày càng sâu rộng, nên Việt Nam có cơ hội tiếp cận côngnghệ ngân hàng tiên tiến, sự hiểu biết của người dân về dịch vụ ngân hàng ngày càngtăng, xu hướng các ngân hàng hướng tới dịch vụ ngân hàng bán lẻ Hiện dịch vụ ngânhàng bán lẻ chiếm tỷ lệ 15%-20% tổng dịch vụ thanh tóan, tương lai phấn đấu tăng tỷ

lệ lên 40%-50% Để thúc đẩy sự phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến ngày cànghiệu quả, các ngân hàng thương mại cần chú ý hạn chế sự cố ATM, vì số lượng ngườitiếp cận ATM ngày càng tăng Các ngân hàng thương mại phải lựa chọn khách hàng,phân khúc thị trường, có lộ trình mở rộng và phát triển phù hợp, chắc chắn, hiệu quả;không vội vàng phát triển nhanh mà không có chất lượng và tiện ích đi kèm Cơ sở hạtầng thông tin của các ngân hàng hiện khá tốt do tiếp cận và thay đổi nhanh côngnghệ, nhưng sự liên kết giữa các ngân hàng còn hạn chế; Cần tạo thêm tiện ích sảnphẩm và hạn chế tính khó khăn, phức tạp khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử Theo Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA), số lượng người dùngInternet tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rất nhanh đưa Việt Nam trở thành mộttrong 20 nước có số người dùng mạng nhiều nhất thế giới Vài năm gần đây, có thểthấy các ngân hàng thương mại năng động tại VN đã nhập cuộc phát triển các dịch vụInternet banking

Internet banking chính là kênh phân phối hiệu quả các sản phẩm dịch vụ của ngânhàng, mang ngân hàng đến nhà, văn phòng, trường học, đến bất kỳ nơi đâu và bất cứlúc nào

Thuận tiện mọi lúc mọi nơi nhưng cách thức đăng ký sử dụng đơn giản: chỉ cần cótài khoản (tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, tiền vay, ….) và điền vào phiếu đăng ký sửdụng dịch vụ - cũng là yếu tố khiến lượng người sử dụng Internet banking ngày càngtăng Tiện ích của dịch vụ này từ đó cũng ngày càng được nâng cao và hiện đại hơn đểđáp ứng nhu cầu của người dùng

Nếu như trước đây, người dùng Internet banking chỉ thực hiện các giao dịch đơngiản như: kiểm tra tài khoản (tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiềngửi, tài khoản thẻ…), tra cứu lịch sử các giao dịch đã thực hiện… thì ngày nay họ còn

Trang 12

có thể thanh toán với hạn mức lớn qua Internet banking mà không còn phải đến ngânhàng

Một khách hàng đang sử dụng dịch vụ Internet Banking cho biết: “Các dịch vụonline của ngân hàng giúp tôi đỡ mất thời gian và quản lý tài khoản dễ dàng hơnnhiều, dù đang ở sân bay hay ở đâu cũng vẫn tra cứu thông tin được Ngoài ra cũng rấttiện lợi nếu tôi muốn tham khảo về lãi suất, chương trình khuyến mãi và đặc biệt là tracứu nhanh tỷ giá ngoại tệ, biểu phí dịch vụ, mạng lưới ATM, phòng giao dịch củangân hàng…”

Với đặc điểm là dễ sử dụng và tiết kiệm thời gian cho cuộc sống bận rộn, lượngkhách hàng tiềm năng sử dụng Internet banking đang ngày càng tăng và là đích ngắmcủa nhiều ngân hàng thương mại Hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng, đi trước và ứngdụng nhiều công nghệ mới, cung ứng những dịch vụ trực tuyến mà tiêu biểu làInternet banking chính là chìa khóa thành công cho các ngân hàng thương mại ViệtNam trong tương lai

PHẦN II:

GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUA INTERNET

VCB-IB@NKING CỦA NGÂN HÀNG VIETCOMBANK

XIX SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM VIETCOMBANK

I Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Vietcombank

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổchức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Là ngânhàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổphần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách làmột Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổphần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Ngày 30/6/2009,

cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giaodịch Chứng khoán TPHCM

A Cơ cấu cổ đông Vietcombank

Biểu đồ cơ cấu cổ đông ngân hàng Vietcombank:

Trang 13

Hiện tại, cổ đông lớn nhất của VCB là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đại diệnphần vốn Nhà nước tại VCB), nắm giữ 77,11% vốn điều lệ Cổ đông chiến lượcMizuho Corporate Bank Ltd nắm giữ 15% vốn điều lệ Các cổ đông khác (bao gồm

tổ chức và cá nhân

II Sơ lược về quá trình phát triển của Vietcombank

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quantrọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của mộtngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồngthời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàncầu

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay

đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàngđầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong cáchoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ pháisinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trongviệc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triểncác sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao Các dịch vụ: VCBInternet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment,…đã, đang

và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn,hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt (qua ngân hàng) chokhách hàng

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên 13.560 cán

bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vịthành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1Trung tâm Đào tạo, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công

ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tạiSingapore, 5 công ty liên doanh, liên kết Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triểnmột hệ thống Autobank với 1.835 ATM và 32.178 điểm chấp nhận thanh toán thẻ(POS) trên toàn quốc Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy bén vớimôi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựachọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cánhân

Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽluôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank xứng đáng với vị thế là ngân hàng hàng đầuViệt Nam

XX GIỚI THIỆU VỀ VCB-IB@NKING

XXI VCB-iB@nking

Dịch vụ ngân hàng điện tử e-banking là một trong nhiều ứng dụng công nghệ ngânhàng hiện đại của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam Với khả năng xử lý thông tin

Ngày đăng: 12/02/2014, 13:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w