TRUONG DAI HQC MO TP HO CHI MINH
KHOA XA HOI HOC & CONG TAC XA HOI
DE TAI:
TIM HIEU NHUNG MOI TUONG TAC XA HOI VA ANH HUONG GIUA GIAO DUC VIEN DONG DANG VA NHOM NU TIEP
VIÊN NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN TẠI
THANH PHO HO CHI MINH (SO SANH HIEU QUA HOAT DONG CUA HAI NHOM
GIAO DUC VIEN DONG DANG) + £ GVHD : TS NGUYEN XUAN NGHIA SVTH : HÒ THỊ HUỆ MSSV :60761032
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP CỬ NHÂN XÃ HỘI HỌC
CHUYEN NGANH: TO CHUC & QUAN LY NHAN SU
TP HO CHI MINH — NAM 2011
Trang 2MỤC LỤC PHẢN I: MỞ ĐẦU L1 9n ng HH nh hà 1 1 Bối cảnh vấn đề nghiên cứu L2 2H01 12x12 211121111151 kg nền 2 2 Lý đo chọn đề tài ee ee ee 5 2.1 VVcradiaiddd 5
"260/490 5° e ees seen eeeaeeseeenentneeeaeeneeenenenens 5 3 Mục tiêu nghiên CỨU cuc een nee ener ene neces e Hà nh nh nh kh rà vn nh hưu 6
3.1 Mục tiêu tổng quắt c2 11112212 111111221111 1115151111111 1 11 1x rH 6 3.2 (hán Non N ‹‹‹‹‹44 6 3.3 Giả thuyết nghiên cứu - - c0 001v ng HH nghe 6 4 Địa bàn, đối tượng, khách thể nghiên cứu S1 nn HT n H111 ki 7 4.1 Địa bàn nghiên cứu 2H» Tnhh ào 7
4.2 Đối tượng nghiên cứu c con © ccnuupsammyansnee oon mpcenpen’ 7
4.3 Khách thể nghiên cứu - 0222221111111 11122111 0121111111111 kk kh 7 bon) .nnia 7
53.1 Phạfñf Vi HghiÈH⁄ÈỮU: oo ggeseekiigl 8 6k can se ma Krineoe11087293370 St Hỗ lẾ KẾ 7
5.2 Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu -c ccc << 8
5.3 Phương pháp chọn mẫu 2 0222001111111 11 1212022222515 rre 8 5.4 Phương pháp thu thập thông tin - 00001 05 tr Và sự 80080000001 9 5.5 Những hạn chế khi thu thập thông fin cv hs key nhờn 9 6 Kế hoạch nghiên cứu cv LH ST 12 252211151111 11 116kg 122255511111 cea 9 7 Đạo đức trong nghiên cỨU cuc ST» nà kh Hà kh hư 10 8 Thuận lợi và khó khăn -.QQ nnH HH SH n HH TH cty 2x6 10
PHÁN II: KÉT QUÁ KHẢO SÁT L0 vn nh 13
Trang 31.1 Co sé Ly nh 5 13
1.2 Các khái miém chinh 00000 ccccccccccccseeeceseeseeeecensssseecesnsneseeeecsnaeeess 13
1.3 Khung nghiên cỨUu - cọ nọ teers bees et eae eneee neta een ene 17
Chương 2 Tống quan vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 18
2.1 Tinh hình kinh tế - chính trị - văn hóa — xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện HAY siccsresvsioneg iy tạ Gà G0050 S660 Sã Sĩ U48 G0 1A gu sa nH Đã cư nga g0 th gngy và noi gà cụ và B BH V308404746/0350 0748 18 2.2 Đặc điểm nữ tiếp viên NH — KS tại Thành phố Hồ Chí Minh 18 2.3 Đặc điểm về mẫu nghiên cứu 01101 1221111111122 1 xnxx re 19 Chương 3 Sự tác động qua lại giữa GDVĐĐ và nhóm nữ tiếp viên NH — KS 26 3.1 GDVĐĐ tác động lên nhóm nữ tiếp viên NH - KS -ccScccccccrằ2 26 3.2 Nữ tiếp viên NH — KS nhìn về GDVĐĐ 2Q nh euyê 31
Chương 4 Nhóm nữ tiếp viên NH - KS thay doi vé hành vi TDAT và SKSS39
4.1 Các dịch vụ GDVĐĐ thường cung cấp cho nữ tiếp viên NH — KS 39 4.2 Nữ tiếp viên NH— KS đánh giá kiến thức GDVĐĐ cung cấp 44 4.3 Nữ tiếp viễn đánh giá cách nói chuyện của GDVDD sos cccccscssessessecsesevecseen 45
4.4 Str dung BCS khi QHTD 0.0 ccccccccccsssecccenseseeeececesseeecesseeeeeeesssetss 46
4.4.1 Ly do xem sử dụng BCS khi QHTD là cần thiết 55c c2 48 4.4.2 Lý do xem sử dụng BCS khi QHTD là không cần thiết 49 Chương 5 Nhóm nữ tiếp viên NH ~ KS thay đổi thái độ về hành vi TDAT và
SN Q.0 0000000000 20 n1 1n ng nen kh nen kknc 111k kh kg 52
5.1 Án tượng đầu tiên của nữ tiếp viên NH - KS có khi tiếp xúc với GDVĐĐ 52 5.2 Thái độ của nữ tiếp viên NH ~ KS về GDVDĐĐ cccccẰ2 53 5.3 Chú ý lắng nghe sự truyền đạt thông tin của GDVĐĐ trong buổi truyền thông 55
5.4 Tâm trạng nữ tiếp viên NH — KS khi gặp GDVĐ ẶQQ Q22 cv 56
5.5 Mức độ hứng thú của nữ tiếp viên NH — KS khi nói chuyện với GDVĐĐ 57 5.6 Những yếu tố tác động đến thái độ về hành vi TDAT va SKS§S của nhóm nữ tiếp
Trang 45.7 Xét nghiệm tình trạng HIV hay STIs theo hướng dẫn của GDVĐĐ 61 Chương 6 Nhóm nữ tiếp viên NH - KS thay đỗi mức độ hành vi về hành vi TDAT
+) “` ` - 64
6.1 Số lần gặp gỡ GDVĐĐ64
6.2 Thời gian trung bình GDVĐĐ quay lại gặp nữ tiếp viên NH — KS 64 6.3 Nữ tiếp vién NH — KS doc tải liệu được-GDVĐĐ phát à 2 66 6.4 Nit tiép vién NH — KS tham gia các buôi truyền thông về HIV/AIDS và SKSS đo GDVĐĐ tổ chức 20002111111 12155 0121115555111 1 611111111 kk k1 xà 3 nen cey 67 6.5 Mức độ nữ tiếp viên NH — KS hỏi GDVĐĐ về những gì chưa biết 69
6.6 Chủ động tìm gặp GDVĐĐ QQ Q00 HH HH TT n nh nành crớy 70
6.7 Mức độ thực hiện các hành vi TDAT và SKSS của nhóm nữ tiếp viên NH ~ KS 71 Chương 7 Đánh giá một số tác động của GDVĐĐ đối với hành vi TDAT và
7.1 Nữ tiếp viên NH — KS danh giá một sé tác động của GDVĐBĐ 7.2 Nữ tiếp viên NH — KS thay đổi sau mỗi lần gặp gỡ nổi chuyện với GDVĐĐ 84 PHẢN III: KẾT LUẬN 2 C0 02 211111112111 1115250211 111255111 1k2 xxx §6
1 Kiểm định giả thuYẾt L c2 HS nn TH nh nh xe 87
2 K@t Wan cece cece ee ceeeneeeeecesecesvuseetnsseueeeesessessestttentensttteeeeeeeeen 90 77 D1mTmỤmDỒDỒD 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO - 0000122 222221111011 1111111021111 111 11k kva 93
PHỤ LỤC LQ Q20 11022201111 n 22111111111 K 1n 2155k xác g2215k ky 96
Trang 5|
DANH MUC CAC BANG
Trang
Bang 1: D6 tudi của nữ tiếp viên NH - KS trong mẫu nghiên cứu 20 Bang 2: Nơi làm việc của nữ tiếp viên NH — K§ 2.2 ee eee 24 Bảng 3: Quan niệm về GDVĐĐ nhóm nữ tiếp viên NH — KS - 32
Bảng 4: Sự khác biệt quan niệm về hình ảnh GDVĐĐ nhóm NH - KS phân theo nhóm
làm việc với GDVĐĐ Q.00 00222 2n nnn nn HH 1n 11k kh 1xx rhườ 34
Bảng 5: Các dịch vụ GDVĐPĐ thường cung cấp cho nữ tiếp viên NH — KS 39 Bảng 6: So sánh các dịch vụ cung cấp giữa nhóm GDVĐPĐ thực sự và GDVĐĐ sinh
I1 1Š .Ô 43
09:00) 0298410900001 47 Bảng 8: Lý do cần thiết sử dụng BCS khi QHTD phân theo nhóm làm việc với
co) “ ẽ ẽ AA .Ô 49
Bảng 9: Lý do không cần thiết sử dụng BCS khi QHTẺ phân theo nhóm làm việc với e0 50 Bảng 10: Ấn tượng lần đầu tiên tiếp xúc với GDVĐĐ phân theo nhóm làm việc với c7 ` 53 Bảng 11: Chú ý lắng nghe sự truyền đạt thông tin của GDVĐĐ phân theo nhóm làm bi và0/ 693/655 00Ẻ rr ẽs ẻnố BE UY GPRS 55
Bang 12: Tâm trạng khi gặp GI2VĐĐ, phân theo nhóm làm việc với GDVĐĐ 56 Bảng 13: Hứng thú khi nói chuyện với GIVĐĐ phân theo nhóm làm việc với
c7 ` 57
Trang 6Bang 16: Việc đọc tài liệu của nữ tiếp viên NH — KS 66 Bảng 17: Mức độ tham gia các buổi truyền thông về HIV/AIDS và SKSS do GDVĐĐ
tô chức phân theo nhóm làm việc với GDVĐĐ Q00 2n n 2 nen se, 68
Bảng 18: Mức độ nữ tiếp viên NH — KS hay hỏi GDVĐĐ về những gì chưa biết phân theo nhóm làm việc VOI GDVDD 0c cece cece ce eee ne eee et ea ee ene eseaeeenene re, 69
Bang 19: Muc d6 thuc hién cac hanh vi TDAT va SKSS cua nhom nit tiếp viên NH - “ 72 Bảng 20: Sự khác biệt về việc thực hiện các hành vi TDAT và SKSS của nữ tiếp viên NH— KS phân theo nhóm GDVĐĐ Hs nh ng nà nh xế, 75 Bang 21: Nữ tiếp viên NH - KS đánh giá mức độ các nhận định từ lức mới gặp 7020 cccccccccsesccceeceeseeccsesevsuascessscesseteecesusseversteentevevsteeeenerecns 79
Bảng 22: Sự khác biệt vé DTB đánh giá mức độ các nhận định từ lúc mới gap GD VDD
cho tới điểm hiện tại phân theo nhóm làm việc với GDVĐĐ con cccse 83
Ỷ
iN
Trang 7DANH MỤC CÁC BIẾU
Trang Biểu 1: Tỷ lệ trình độ học vẫn của nữ tiếp viên NH - KS có 2222x322 20 Biểu 2: Thu nhập mỗi tháng của nữ tiếp viên NH ~ KS§ cc 2 2 22 Biểu 3: Tỷ lệ quê quán của nữ tiếp viên NH.— KS trong mẫu nghiên cứu 23 Biểu 4: Thời gian làm việc của nữ tiếp viên NH - KS trong mẫu nghiên cứu 25 Biểu 5: Mức độ đánh giá GDVĐĐ phân theo nhóm làm việc với GDVĐĐ 37 Biểu 6: Mức độ để ý tới sự tiếp thu của GDVĐĐ phân theo nhóm làm việc với
CO) e ÝÝ 38
Biểu 7: Kiến thức GDVĐĐ cung cấp phân theo nhóm làm việc với GDVĐĐ 44 Biểu 8: Nhận xét về cách nói chuyện của GDVĐĐ phân theo nhóm làm việc với
(EM 6915 Ãddddddiid4 46
Biểu 9: Sứ dụng BCS khi QHTD phân theo nhóm làm việc với GDVĐĐ 47 Biểu 10: Thái độ của nữ tiếp vién NH — KS vé GDVDBD phần theo nhóm làm việc với
0715 54
Biểu 11: Xét nghiệm biết tình trạng HIV hay STIs phân theo nhóm làm việc với
e0) 20077 ` 61
Biểu 12: Thái độ của GDVĐĐ khi hướng dẫn nữ tiếp viên NH — KS đi xét nghiệm HIV, STIs phân theo nhóm làm việc với GDVĐĐ nh nhac 62 Biểu 13: Số lần gặp gỡ GDVĐĐ phân theo nhóm làm việc với GDVĐĐ64
Biểu 14: Thời gian trung bình GDVĐĐ quay lại gặp nữ tiếp viên NH - KS 65 Biểu 15: Nữ tiếp viên đọc tài liệu được GDVĐĐ phát phân theo nhóm làm việc với
(©0422) HỔ 67
Trang 8CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT AIDS: Hội chứng suy giám miễn dịch mắc phải do HIV gây ra BCS: Bao cao su BKT: Bơm kim tiêm ĐH: Đại học ĐTB: Điểm trung bình GDĐĐ: Giáo dục đồng đẳng GDVĐĐ: Giáo dục viên đồng đẳng GDVSK: Giáo dục viên sức khỏe
HIV: Virút gây suy giảm miễn dịch ở người NH—KS: Nhà hàng — khách sạn
MD: Mại dâm
QHTD: Quan hệ tinh due é
STIs: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Infections) SKSS: Sức khỏe sinh sản
TDAT: Tinh dục an toàn
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TCMT: Tiêm chích ma tủy
Trang 9PHAN I
Trang 10Phần I Mở Đầu
PHAN I: MO DAU
1 Béi cảnh vẫn để nghiên cứu
Ở nước ta đại dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp Trong các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, công tác phòng chống STIs là một vấn đề cấp bách đang được các nhà chức trách chủ trọng Vì vậy, Ủy ban Phòng chống
AIDS va Du an Phong lay nhiém HIV tai Viét Nam trién khai chương trình GDVĐĐ
để trở thành mạng lưới tiếp cận với những cô gái trẻ làm trong các NH - K§, nhằm giảm bớt các hành vi nguy cơ ảnh hưởng đến hành vi TDAT và SKSS, đồng thời ngăn
chặn sự lây lan HIV/AIDS, STIs vào cộng đồng
> Theo nghiên cứu của Dự án phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam tại TP.HCM đo
một số nhận định và:
Mục tiêu của chương trình can thiệp giảm tác hại là thống lây truyền HIV trong nhóm nguy cơ cao và từ nhóm nguy cơ cao vào cộng đông Lý do tại sao phải can thiệp giảm tác hại trong nhóm nguy cơ cao Đồng thời đưa ra chương trình GDĐĐ tập huấn cho GDVĐPĐ về nhiệm vụ chính, nguyên tắc, các tiêu chuẩn, kỹ năng tiếp cận, vai trò trách
nhiệm của mỗi người và chỉ số cần đạt được hàng tháng
> Một cuộc nghiên cứu của tổ chức Dịch vụ Dân số Quốc tế/Việt Nam (PSI/VN) được
thực hiện vào thing 5 năm 2005 với sự cộng tác thực địa của Công ty Tư vấn đầu tư phát triên y tế (CIHP), dưới sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa ky (USAID)
trong cuỗn: “Dự án truyền thông thay đổi hành vi va tiếp thị xã hội dự phòng
HIV/AIDS tại TP.HCM” Tài liệu phát tay cho lớp tập huấn đồng đăng năm 2008 có
một số kết quả nghiên cứu như sau:
Trang 11Phân I Mở Đầu
Nam Do thông tín về hiệu quả của các trung tâm và dịch vụ VCT ở Việt Nam còn rất
hạn chế, nghiên cứu này sẽ hỗ trợ những nỗ lực marketing xã hội nhằm vào những nhóm đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả hơn
Mức độ biểu biết chung về các điểm VCT cũng như địch vụ VCT rất thấp Khách hàng tiềm năng nhận được rất ít thông tín về các điểm VCT cụ thể từ các phương tiện thông
tin đại chúng, từ tờ rơi hoặc biểu hiện Nhiều thành viên thuộc nhóm nguy cơ cao, từ
kinh nghiệm tiêu cực mà bản thân trải qua với hệ thống chăm sóc y tế, đã áp đặt không
đúng đắn những suy nghĩ này cho các nhân viên va các trung tâm VCT
Sự kỳ thị và xấu hồ là các cản trở chủ yếu đối việc sử dụng các dịch vụ VCT Các quy
tắc xã hội là những yếu tổ chủ yếu nhất cản trở sự chấp nhận và sử dụng rộng rãi hơn
các dịch vụ VCT Kỳ thị và phân biệt đối xử thúc đẩy một môi trường, mà ở đó thậm
chí mới chỉ nói đến VCT đã có thể khiến người ta ngại ngùng Sự sợ hãi bị mang tiếng nhiễm HIV và bị người thân, xóm giềng và cộng đồng xa lánh đã khiến nhiều người có nguy cơ cao né tránh không muốn biết tình trạng HW của bản thân Sự kỳ thị tram trọng đối với HIV/AIDS dẫn tới sự thiếu tự tin; những người có thé tò mò, lo lắng hay sợ hãi về tình trạng HIV của mình thường không đi xét nghiệm HIV
Yếu tố quan trọng tiếp theo là cản trở sự chấp nhận và sử dụng các dịch vụ VCT là niềm tin rằng bí mật thông tin là điều người ta không thê hứa hẹn, và nếu có hứa hẹn chăng nữa thì cũng sẽ không được tôn trọng Khi mà giá phải trả về mặt xã hội của việc tiết lộ thông tin rất cao, thì việc đi xét nghiệm HIV gây ra nguy cơ xấu hỗ, ngượng ngập hoặc đối với GMD, là mất thu nhập Một hệ thống y tế mà trong đó người ta thường ít quan tâm đúng mức tới việc giữ bí mật thông tin của bệnh nhân là một yếu tố khiến khách hàng tiềm năng của VCT sợ hãi và không tin tưởng
Trang 12le
Phan I Mé Dau
nhận là cùng hội cùng thuyền, là một động lực thúc đẩy mạnh mẽ nhóm đổi tượng
nguy cơ cao sử dụng dịch vụ VCT Các cán bộ tiếp cận cộng đồng cần có khả năng
thảo luận về tất cả các lý do khiến nhóm đối tượng nguy cơ cao né tránh việc xét
nghiệm Ngoài việc làm tăng sử dụng dịch vụ VCT, cán bộ tiếp cận cộng đồng cần hoạt
động tích cực để làm giảm sự kỳ thị đối với HIV/AIDS mà các nhóm đối tượng mục tiêu thường cảm thấy Tổ chức việc tư vấn trước khi tới trung tâm VCT cho các nhóm và các cá nhân
> Theo nghiên cứu của Ủy ban phòng chống AIDS, Dự án phòng lây nhiễm HIV tại Việt Nam trong cuốn “Tài liệu tập huấn chương trình Giáo dục đồng đẳng cơ bản” năm 2008 đưa ra một số yêu cầu đối với GDVĐĐ:
Tiếp cận đối tượng hàng ngày tại các cơ sở vui chơi, giải trí, NH — KS (điểm nóng) để
cung cấp thông tin về nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, STIs; phân phát tài liệu truyền thông, BCS, BKT (nếu có nhu cầu) cho khách hàng Hướng dẫn và khuyến khích
khách làng chơi cách sử dụng BCS 7
Giới thiệu và khuyến khích tiếp viên tại cơ sở vui chơi, giải trí, NH — KS (điểm nóng)
đi khám chữa STIs tại các cơ sở dịch vụ STIs cla dy an và các dịch vụ có liên quan (VCT, )
Tổ chức những cuộc thảo luận nhóm nhỏ để trò chuyện và đánh giá hành vi nguy cơ lay nhiém HIV, STIs trong nhóm tiếp viên và các biện pháp dự phòng, ghi lại những
thắc mắc và báo cáo lại cho cán bộ phụ trách
Hiện nay tôi đang tham gia nhóm GDVĐPĐ sinh viên của Trung tâm Y tế đự phòng quận 3, thuộc Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS tại TP.HCM Đây là dự án phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam tại TP.HCM đo Ngân hàng Thế giới tài trợ, đối tượng tiếp cận là nhóm nữ tiếp viên NH - KS tại các cơ sở có dịch vụ “nhạy cảm”, nhằm cung cấp
Trang 13Phan I Mở Đầu
STIs, xét nghiệm HIV, dịch vụ y tế - xã hội có liên quan (VCT); tổ chức truyền thông nhóm nhỏ và tâm sự riêng cá nhân về hành vi TDAT và SKSS
2 Lý do chọn đề tài
2.1 Tính thực tiễn
Sự phát triển đất nước đã mang lại nhiều thành tựu tiến bộ, nhưng bên cạnh đó nỗi lên nhiều van dé tiéu cực, đặc biệt là dich lay lan HIV/AIDS, va STIs da trở thành mỗi
hiểm họa lớn cho nước ta, cũng như trên toàn thể giới Vì thế trong những năm qua, công tác phòng chống HIV/AIDS đã và đang được Nhà nước ta hết sức quan tâm Tại
TP.HCM đã có rất nhiều quận, huyện triển khai các hoạt động liên quan tới công tác
này Đội ngũ GDVĐPĐ là lực lượng nòng cốt tại các địa bản quận, huyện tham gia công
tác tiếp cận, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng
tôi mạnh đạn chọn đề tài nghiên cứu với khách thé là nhóm nữ tiếp viên NH - KS trong
địa bàn thành phố nhằm “Tìm hiểu những mối tương tác xã hội và ảnh hưởng giữa
GDVĐĐ và nhóm nữ tiếp viên NH ~ KS tại TP.HCM (Số sánh hiệu quả hoạt động của
hai nhóm GDVĐĐ)”
Bên cạnh đó là sự cân thiết cấp bách tác động đến nhóm nữ tiếp viên NH - KS, để họ có nhận thức, thải độ và hành vì đúng đắn về hành vi TDAT và SKSS của bản thân mình Từ đó giúp cho cộng đồng nâng cao nhận thức tốt hơn về vấn đề này Đồng thời nhằm phòng chống HIV/AIDS, STIs đến với mọi người Hơn nữa giúp cho nhà quản lý có cơ chế kiểm soát tốt hơn cũng như đưa ra các chính sách phù hợp hơn đối với việc phòng chống HIV/AIDS, STIs
2.2 Tính khoa học
Đề tài này là cơ sở và điều kiện cho chúng tôi bổ sung kiến thức khí làm một bài
nghiên cứu khoa học xã hội Đồng thời là tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm
Trang 14Phan I Mé Dau
3 Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu tông quát
Nhằm tìm hiểu những mỗi tương tác xã hội và ảnh hưởng giữa GDVĐĐ và nhóm nữ tiếp viên NH - KS
So sánh hiệu quả hoạt động tiếp cận của hai nhóm GDVĐĐ là nhóm đồng đẳng sinh viên (GDVSK) và nhóm đồng đẳng thực sự
3.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu sự tác động qua lại giữa GDVĐĐ và nhóm nữ tiếp viên NH -KS Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên sự tác động qua lại này được giới hạn tìm hiểu ở khía cạnh: GDVĐĐ nhìn về nữ tiếp viên NH — KS như thế nào, đã đem lại những gì cho những đối tượng này Và ngược lại các nữ tiếp viên NH — KS có hỉnh ảnh như thế nào, đã thay đổi như thé nao khi làm việc với các GDVĐĐ
Tìm hiểu GDVĐĐ đã thay đổi nhận thức, thái độ, và mức độ hành vì về hành vi TDAT
và SKSS noi thềm nirtiếp viên NH —KS§, Ề
So sánh giữa nhóm GI)VĐĐ sinh viên và nhóm GIDVĐĐ thực sự, nhóm nào làm việc
hiệu quả hơn
3.3 Giá thuyết nghiên cứu
Chúng tôi xin nêu ra một số giả thuyết sau:
Giả thuyết 1: GDVĐĐ và nhóm nữ tiếp viên NH — KS có sự tác động qua lại lẫn nhau, và nhóm nữ tiếp viên có cái nhìn và nhận thức tốt về hình ảnh GDVĐĐ
Giả thuyết 2: GDVĐĐ làm cho nhóm nữ tiếp viên NH - KS có nhận thức tốt về hành
vi TDAT và SKSS
Trang 15Phần I Mé Dau
Giả thuyết 4: GDVĐĐ làm thay đổi mức độ hành vi của nhóm nữ tiếp viên NH — KS về hanh vi TDAT va SKSS
Giả thuyết 5: Nhóm GDVĐĐ thực sự có tác động mạnh đến nhóm nữ tiếp viên NH — KS nhiéu hơn so với nhóm GDVĐĐ là nhóm sinh viên
4 Địa bàn, đối tượng, khách thể nghiên cứu 4.1 Địa bản nghiên cứu
Nghiên cứu một số quận như quận l, quận 3, quận 6, quận 10, quan Go Vấp, quận Thú
Đức, và quận Phú Nhuận tại TP.HCM
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu những mối tương tác xã hội và ảnh hưởng giữa GDVĐĐ và nhóm nữ tiếp vién NH ~ KS
4.3 Khách thể nghiên cứu
¿
Là những người nữ làm tiếp viên NH — KS 6 cac quận như quận l, quận 3, quận 6,
quận 10, quận Gò Vấp, quận Phú Nhuận, và quận Thủ Đức tại TP.HCM
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phạm vi nghiên cứu
Số lượng NH - KS ở các thành phố lớn không ngừng được tăng lên đi kèm theo nó là tỷ lệ nữ tiếp viên càng nhiều Cùng với sự phát triển của loại hình đa đạng và phức tạp này là nguy cơ nhiễm HIV, lây truyền STIs do không có hành vi TDAT Vì vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nhóm có nguy cơ cao và cộng đồng Làm thế nào để họ giảm bớt nguy cơ này? Đó không chỉ thuộc trách nhiệm của nhà quản lý mà còn là sự đóng góp rất lớn của những người GDVĐĐ Bởi GDVĐĐ là người trực tiếp tiếp cận với nữ tiếp
viên NH ~ KS Đây là một lĩnh vực rộng lớn và hầu như chưa có một nghiên cứu cụ
Trang 16Phan I Mở Đầu
giữa GDVĐĐ và nhóm nữ tiếp viên NH — KS tại cộng đồng, trong chiều hướng tìm hiểu sự tác động qua lại giữa GDVĐĐ và nhóm nữ tiếp viên NH -KS như thể nào, nhóm nữ tiếp viên NH — KS nhìn và nhận thức về hình ảnh GDVĐĐ như thế nào; GDVĐĐ đã thay đổi nhận thức, thái độ, và mức độ hành vi về hành vi TDAT và SKSS nơi nhóm nữ tiếp viên NH - KS Đồng thời so sánh giữa nhóm GDVĐĐ sinh viên và nhóm GDVĐĐ thực sự, nhóm nào làm việc hiệu quả hơn Nhưng do khả năng và thời
gian nghiên cứu có hạn, chúng tôi chỉ thực hiện cuộc khảo sát tại một số quận của TP.HCM bao gồm quan 1, quan 3, quan 6, quan 10, quan Go Vap, quận Phú Nhuận và
quận Thủ Đức Như vậy để tài của chúng tôi đã được giới hạn với đối tượng nghiên cứu là nữ tiếp viên NH — KS và trong phạm vi một số quận của TP.HCM
5.2 Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu
Đề tải được thực hiện kết hợp bằng hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Các công cụ, kỹ thuật 1hu thập thông tin chính là quan sát, khảo sát thực địa, phỏng vấn bằng bản hỏi Các công cụ phần mềm vi tìingcủa Word, Excel, SPSS giúp
cho việc soạn thảo nội dung, vẽ biểu đề, thông kê và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
5.3 Phương pháp chọn mẫu
Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chọn mẫu định ngạch, dựa trên những nữ tiếp viên đang làm trong các NH — KS ở các quận như quận 1, quận 3, quận ó, quận 10, quận Gò
Vấp, quận Phú Nhuận và quận Thủ Đức tại TP.HCM
Trang 17Phan I Mở Đầu
Đối với phương pháp định tính, chúng tôi tiễn hành phỏng vấn sâu 12 trường hợp, bao gồm 3 GDVĐĐ thực sự, 3 GDVĐĐ sinh viên và 6 nữ tiếp viên NH — KS (3 người tiếp xúc với GDVĐĐ thực sự và 3 người tiếp xúc GDVĐĐ sinh viên)
5.4 Phương pháp thu thập thông tin
Với phương pháp định lượng, chúng tôi tiến hành thu thập bằng bản hỏi Trước khi
soạn thảo đề cương, bán hỏi, chúng tôi tìm hiểu, đọc qua các tài liệu, các thư tịch và
những nghiên cứu cứu liên quan Chúng tôi cũng đã tiếp xúc trò chuyện với một số nữ
tiếp viên NH — KS để biết thêm những thông tin, nhằm bổ sung cho việc hoàn thành
bản hỏi được rõ ràng và hợp lý Trước khi tiễn hành phỏng vấn bằng bản hỏi để thâu thập thông tin, chúng tôi tiến hành phỏng vẫn thử một số đối tượng
Với phương pháp định tính, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vẫn bán co cau để thu thap thong tin
5.5 Những hạn chế khi thu thập thông tin +
f
Mặc dù vẫn đề HIV/AIDS hiện nay được đề cập thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các trang website Thế nhưng, những tài liệu có liên quan đến mối tương tác xã hội giữa GDVĐĐ và nhóm nữ tiếp viên NH — KS rất ít Bàn thân sinh viên còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện đề tài này một cách hoàn chính Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sớt trong thu thập dữ liệu và xử lý số liệu
6 Kế hoạch nghiên cứu
8/3 — 20/3: Lên khung nghiên cứu, soạn bản câu hỏi, dàn bài, chọn đối tượng nghiên cứu
21/3 — 21/4: Tiến hành thu thập thông tin bằng bản hỏi và phỏng vẫn thử,
22/4 - 30/5: Xử lý thông tĩn bang SPSS, xử lý thông tin phỏng vấn sâu và sắp xếp đữ
Trang 18Phần ] Mở Đầu
10
31/5 — 10/7: Trình bày kết quả nghiên cứu theo dan bai và giâng viên hướng dan chỉnh
sửa
11/7 ~ 18/7: Hoàn chỉnh bài viết và giảng viên hướng dẫn xem kết qua 19/7 — 22/7: In bài hoàn chỉnh và nộp lên văn phòng
7 Đạo đức trong nghiên cứu
Với đề tài này, trước khi phỏng vấn bằng bản hỏi chúng tôi (gồm chúng tôi và một số
bạn GDVĐĐ sinh viên cũng như một số anh chị đang làm GDVĐĐ) đều nói rõ mục
tiêu của cuộc nghiên cứu và giữ tính vô đanh Nếu đối tượng đồng ý chúng tôi mới tiến hành thu thập thông tin Đối với phông vấn sâu, sau khi tạo được mối quan hệ chúng tôi cỗ gắng gợi ý dé đối tượng bộc lộ cảm nhận, suy nghĩ một cách thành thật và độc
lập
Trong khi mã hóa các câu hỏi mở, chúng tôi cố gắng hết sức giữ đúng với ý kiến của người trả lời
Bên cạnh đó, khi sử dụng tư liệu của người khác chúrg tôi luôn ghi rõ tên tác giả, nguồn gốc của tài liệu, và để trong ngoặc kép những đoạn trích nguyên văn
Đồng thời, chúng tôi loại bỏ một số bản hỏi không đạt yêu cầu khi xử lý số liệu Mọi thông tin trong bài nghiên cứu đều được trình bày trung thực
8 Thuận lợi và khó khăn
Khi thực hiện dé tài này nhóm có một số thuận lợi là chúng tôi đang là GDVĐĐ sinh viên trong nhóm đồng đẳng NH ~ KS, thường xuyên tiếp cận và tìm hiểu đời sống của
những người làm tiếp viên NH - KS Bên cạnh đó, nhóm cũng được sự hỗ trợ của các
anh chị làn GDVĐĐ ở mỗi quận
Hơn nữa, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thay cô trong khoa Xã Hội Học
Trang 19Phần I Mé Dau
11
tâm dành công sức và thời gian dé chi cho tôi đi đúng hướng và vượt qua những thử
thách, khó khăn
Tuy nhiên, tôi gặp không ít trở ngại, do đối tượng nghiên cứu quá nhạy câm nên việc tiếp cận rất khó, cũng như dư luận xã hội còn nặng nề nên chúng tôi không dễ dàng thu thập thông tin Đông thời, tôi cũng gặp khó khăn trong khi thiết kế bản hỏi và xử lý dữ liệu do khả năng ứng dụng phân mềm SPSS còn hạn chế
Trang 20PHAN II
KET QUA
Trang 21Chương | Cơ sở ly luận
13
PHAN II: KET QUÁ KHẢO SÁT CHƯƠNG I1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Cơ sở lý thuyết
Chúng tôi chọn lý thuyết tương tác xã hội để làm cơ sở giải thích cho kết quả nghiên
cứu
Lý thuyết tương tác xã hội chịu ảnh hướng sâu sắc lý thuyết hành động của M.Weber Theo ông hành động xã hội được chủ thể gán cho ý nghĩa nhất định và định hướng vào
ảnh vĩ cũa người khac, tic a chu thé Hiễn phải tỉnh đến sự hiện diện của người khác trong suốt quá trình hành động của mình (Lê Ngọc Hùng, Lịch sử & lý thuyết xã hội học, 2002, tr.277) Xã hội được tạo thành từ vô số các mối tương tác xã hội giữa các cá nhân, mà hành động chỉ có thê xây ra khi tương tác với người khác qua việc giải mã ký hiệu và biểu tượng trong tình huống cụ thé
Dựa vào nền tảng ly thuyết này, chúng tôi tìm hiểu sự tác động qua lại giữa nhóm GDVĐĐ và nhóm nữ tiếp viên NH — KS được biểu hiện qua điệu bộ, cử chỉ, lời nói mà
các thành viên trong đó đều hiểu và có cách hành xử phù hợp với vai trò của mình Từ đó nhóm GVDĐĐ tác động đến sự thay đổi nhận thức, thái độ, và hành vi của nhóm nữỡ tiếp viên NH ~ KS về hành vi TDAT và SKSS Các thành viên của mỗi nhóm không
chỉ giải nghĩa hành vị của nhau mà còn tự đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu,
đồng cảm và chỉa sẻ với nhau Đó là sự tương tác dựa vào biểu tượng, dựa vào lý giải ý
nghĩa, động cơ, nhu cầu hành động của nhau 1.2 Các khái niệm chính
1.2.1 Méi tương tác xã hội
Trang 22Chuong 1 Cơ sở lý luận 14
hai bên đều nhận biết và lĩnh hội hết y nghĩa Bởi xã hội được cầu thành từ vô số những hành động xã hội hàng ngày và phản ứng khác nhau của con người trong những bối cảnh khác nhau, cho nên mỗi tác nhân hành động đều phải tuân theo các chuẩn mực, giá trị và kỳ vọng của xã hội, cũng như có cách hành xử tương ứng với người khác trong mỗi tình huống
GDVĐP tiếp cận với nữ tiếp viên NH - KS, hai nhóm này tương tác lẫn nhau dựa trên những thông điệp trao đối thông qua cử chỉ, lời nói, điệu bộ để hai nhóm hiểu và có
cách ứng xử nhất định Từ đó tạo sự thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vị ở mỗi nhóm
1.2.2 Người đồng đẳng
Người đồng đẳng là người có cùng một số đặc điểm chung như tuôi, nghề nghiệp, đặc trung xã hội, sở thích Những người đồng đẳng thường có hành vi, niềm tin và thái độ tương đồng nhau Chẳng hạn như, những người đã từng làm tiếp viên tại NH — KS,
i
những người đã từng làm GMD, những người đã từng nghiện chích ma túy
1.2.3 Giáo đục viên đồng đẳng
GDVĐĐ là người có cùng một số đặc điểm chung như tuổi, đặc trưng xã hội, nghề nghiệp, sở thích cùng nhau chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống giữa những đồng đẳng, nhằm giúp đỡ lẫn nhau thay đổi hanh vi Và trong nghiên cứu này là thay đổi những hành vi có nguy cơ nhiễm HIV, thực hiện hành vi TDAT và SKSS
1.2.4 Giáo dục viên sức khỏe
GDVSK là những sinh viên đi làm thêm được trang bị các kiến thức về HIV/AIDS, STIs, hanh vi TDAT, SKSS và một số công cụ (BCS, tờ rơi, tờ bướm) để tiếp cận nhóm nữ tiếp viên NH — KS§, nhằm hỗ trợ và truyền thông làm giảm và thay đổi hành vi
nguy cơ nơi họ
Trang 23Chương I Cơ sở lý luân
15
Nữ tiếp viên NH — KS là những người làm các công việc như phục vụ ăn uống, lễ tân, massage, xông hơi, cà phê trong các NH ~ KS có thể có địch vụ hoạt động mại dâm,
hay nói cách khác là cơ sở có dịch vụ “nhạy cảm” tại TP.HCM
1.2.6 Hình ảnh
Hình ảnh là những dấu hiệu biêu hiện bên ngoài của mỗi sự vật hay sự việc mà chúng
ta thay được bằng mắt, hoặc bằng các công cụ khác Như vậy trong mọi lĩnh vực đều
có hình ảnh Với bài nghiên cứu này, chúng tôi đề cập hình ảnh là hình dáng, vẻ bề
ngoài, cách ăn mặc, thái độ, cử chỉ, lời nói của GDVĐĐ qua cách nhỉn và được tái hiện
trong trí nhớ của những nữ tiếp viên NH - KS tại TP.HCM 1.2.7 Nhận thức
Nhận thức là quá trình con người nhận biết thế giới khách quan, hoặc kết quả của quá trình đó Nhận thức ở đây là nữ tiếp viên NH — KS đã nhận ra, biết được và hiểu được về những kiến thức hành vi TDAT và SKSS mà GDVĐĐ cung cấp
ế
1.2.8 Thái độ
Thái độ là khái niệm dùng đề chỉ mặt biểu hiện bề ngoài của ý nghĩ, tình cảm đối với ai
hay việc gì, thông qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động Như vậy khái niệm thể hiện
trong tất cả lĩnh vực của đời sống con người, nhưng ở khía cạnh của đề tài, thái độ là
biểu hiện sự chấp nhận, tin tưởng, chủ động, mong muốn thực hiện và thay đổi từ
những kiến thức về hành vi TDAT và SKSS, HIV/AIDS, STIs ma GDVDD cung
cap
1.2.9 Hanh vi
Hành vi là những phản ứng, cách cư xứ biểu hiện ra bên ngoài của một cá nhân trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định Hành vi mà nữ tiếp viên NH — KS thé hién là cách
thực hiện những việc làm có ý nghĩa tích cực đối với bản thân về hành vi TDAT và
Trang 24Chương ] Cơ sở lý luận
16
1.2.10 Hanh vi TDAT
Hanh vi TDAT là thường xuyên thực hiện việc sử dụng BCS đứng cách và chất bôi trơn mỗi khi QHTD
1.2.11 Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bệnh lây truyền qua đường tỉnh đục là bệnh bị mắc phải do quan hệ tình dục không an toàn với người có bệnh Những bệnh thường gặp nhất là bệnh lậu, giang mai, sùi mào
gà, loét hạ cam, mụn rộp sinh dục, nhiễm Chlamydia, viém gan siêu vi B và
HIV/AIDS
1.2.12 Sức khỏe sinh sản
SKSS là không mắc phải STIs, gây hậu quả vô sinh, đau bụng mãn tính, có thai ngoài
tử cung, sây thai, thai chết lưu hoặc chết trước khi sinh, lây từ mẹ sang con lúc mang
thai (giang mai), hoặc lúc sinh (lậu mắt, có thê làm trẻ bị mù) Vì thế, SKSS là trạng
thái khỏe mạnh, không bị bệnh lây truyền qua đường figh đục ở người phụ nữ và đảm
Trang 25Cơ sở lý luận Chương Ï 17 1.3 Khung nghiên cứu
Trang 26Chương 2 Tổng quan vẫn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
18
CHUONG 2: TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU VA
ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CUU
2.1 Tổng quan tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa — xã hội tại Thành phố Hà
Chí Minh hiện nay'
Về kinh tế: TP.HCM giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam Thành phố chiếm 0.6% diện tích và 8.34% dân số của Việt Nam, nhưng chiếm tới 20.2% tổng sản phẩm, 27.0% giá trị sản xuất công nghiệp và 34.9% dự án nước ngoài Vào năm 2005 thành
phố có 4.344 nghìn lao động, trong đó có 139 nghìn ngồi độ ti lao động nhưng vẫn
đang tham gia làm việc Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.800 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng (tinh theo giá thực tế khoảng 20.902 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng I1.8% Tuy vậy, nên kinh tế TP.HCM vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn pi nhiều cơ sở công nghiệp
thiêu trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu đùng cao
Về văn hóa — xã hội: TP.HCM đang trong tiến trình hội nhập với sự phát triển của đất nước, cho nên đây là nơi giao lưu các nền văn hóa khác nhau, đa đạng và phong phú Y tế và giáo dục ngày càng phát triển, có nhiều bệnh viện lớn, các trường trung cấp cao
đẳng, đại học với chuyên môn đào tạo tương đối cao Thành phố với dân số đông, mật
độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân nhập cư, đã phát sinh các tệ nạn
xã hội như mại đâm, ma túy, kẹt xe, tình trạng ô nhiễm môi trường
2.2 Đặc điểm nữ tiếp viên NH - KS tại Thành phố Hồ Chí Minh
Những cô gái làm nữ tiếp viên NH — KS phân lớn từ các tỉnh đi cư tới thành phố Nơi
Trang 27Chương 2 Tổng quan vẫn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
19
bắp bênh, nghèo nàn và lạc hậu Vì vậy, những cô gái trẻ tìm đến những thành phó nhộn nhịp, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và thu hút nguồn lao động lớn Vị trí là nữ tiếp viên trong các NH ~ KS không đòi hỏi trình độ và tương đối nhẹ nhàng Những cô gái làm nghề này có độ tuổi rất trẻ (khoảng từ 18 — 32), có ngoại hình để nhìn, thích làm công việc đơn giản mà lương cao
2.3 Đặc điểm về mẫu nghiên cứu 2.3.1 Về quy mô mẫu
Mẫu nghiên cứu cho dé tai này bao gồm 300 nữ tiếp viên NH — KS làm việc ở một số quận tại TP.HCM, được chia như sau: 150 nữ tiếp viên NH — KS đã từng tiếp xúc, làm việc với GDVĐĐ thực sự và 150 nữ tiếp viênNH — KS đã từng tiếp xúc, làm việc với GDVĐĐ sinh viên
2.3.2 Giới tính
Vì tính chất đặc thù của công việc mà nữ tiếp viên NE — KS đảm nhận và mục tiêu
nghiên cứu, nên toàn bộ mẫu nghiên cứu chúng tôi chọn là nữ giới 100%
2.3.3 Tudi
Trong 300 đối tượng khảo sát có 4 nhóm tuôi:
Từ 21 — 24 tuổi có số lượng nhiều nhất với 160 người, chiếm tỷ lệ cao 53.3% Từ 25 — 28 tudi có 68 người, chiếm tỷ lệ 22.7% Từ 17 - 20 tuổi có 55 người, chiếm tỷ lệ 18.3% Từ 29 — 30 tuổi có số lượng ít nhất với 17 người, chiếm tỷ lệ 5.7% trong tổng mẫu
Trang 29Chương 2 Tổng quan vẫn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
21
Trong 300 mẫu nghiên cứu chúng ta thấy nữ tiếp viên NH - KS có trình độ học vấn tương đối thấp Ở trình độ cấp 1 có tỷ lệ thấp nhất chiếm 2% Trình độ cấp 2 chiếm tỷ lệ cao nhất 64.0% Trình độ cắp 3 chiếm tỷ lệ 34.0% Trong số đó còn rất nhiều người học chưa hết chương trình của mỗi cấp, vì nghỉ học giữa chừng lớp 2, lớp 5, lớp 6, lớp
10
Như vậy, kết quả thống kê cho thấy đại bộ phận của mẫu có mặt bằng học vẫn chỉ ở trình độ trung học cơ sở và phô thông Vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, nên phần lớn nữ tiếp viên NH - KS đều phải nghỉ học sớm để đi làm Hơn nữa công việc mà họ đang làm không đòi hỏi kiến thức, trình độ cao mà rất đơn giản, dễ tìm việc
2.3.5 Thu nhập
Thu nhập trung bình mỗi tháng của nữ tiếp viên NH — KS là 1.89 triệu/tháng Với mức thu nhập 2.6 — 3.5 triệu/tháng chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong toàn mẫu khảo sát (chiếm 42.3% tương ứng), là mức lương tương đối cao so với nơi xuất cư, để những người làm
nữ tiếp viên tại các NH~ KS_ đủ tiền sinh hoạt và gửi về hhà Với những người cần tìm
việc ngay khi vào thành phó, số tiền 1.5 — 2.5 triệu “tháng cũng đủ lôi kéo họ với công việc tương đối nhản hạ này (chiếm 37.3% tương ứng) Khi làm được một thời gian mức lương tăng dần, cộng với số tiền “bo” của “khách” nên nhiều người thấy đây là công việc không mắt nhiều sức lao động mà vẫn kiếm được nhiều tiền
Chính vấn đề này đã phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của TP.HCM ngày càng phát
triển, kéo theo một loạt các NH — KS mọc lên, và không ngừng tăng số lượng Như thế
sẽ thu hút một lực lượng lao động trẻ từ nơi khác đến, mà đa phần là nữ giới từ nông thôn
Trang 30Chuong 2 - Tổng quan vấn đẻ nghiên cửu và đối tượng nghiên cứu 22
chúng tôi cũng nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm tuổi vẻ mức thu
nhập khi kiểm định Anova (F = 7.780; p= 80.009)
Biểu 2: Thu nhập mỗi tháng của nữ tiếp viên NH - KS (%) 4.6 - 5 triệu Ê 3.6 - 4.5 triệu È 2.6 - 3.5 triệu È 142.2 1.5 - 2.5 triệu = ——y 37.3 0 10 20 30 4) 50 “ah
Nguồn: Điều tra tháng 4 năm 2011
Như vậy, độ tuổi và trình độ học vẫn của nữ tiếp viên NH — KS ảnh hưởng tới mức lương hàng tháng Lý giải cho trường hợp có nữ tiếp viên (22 tuôi) vui vẻ nói: "Tuổi còn trẻ là một yếu tô quan trọng nhưng không phải quyết định, mình phải có kỹ nặng
mời khách, chiều khách và xinh đẹn nữa Tuy nhiền tuổi còn trẻ, đang độ xuân thì là
rat quan trong dai voi những người làm nghề này như tơi " Vì thể, ngồi số tiền co bản
họ còn được “bạn tỉnh” cho thêm tiên “bo” Có nhiều người thoải mái “bo” cho nữ tiếp
viên NH — KS, điều này làm tăng mức thu nhập của họ lên rất nhiều 2.3.6 Quê quán
Trang 31Chương 2 Tổng quan vẫn đẻ nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
23
TP.HCM, Đồng Nai, Tây Ninh chiếm tỷ lệ nhiều nhất Khu vực miền Nam có quan niệm, lỗi sống thoáng hơn nên việc những cô gái trẻ làm nữ tiếp vên tại các NH — KS
không bị lên án nhiều của dư luận xã hội Vì vậy, họ không chịu nhiều ràng buộc, kiểm
soát từ gia đình xã hội, cũng như không phải đắn đo suy nghĩ nhiều khí tìm đến công
việc này Trong khi đó các tỉnh miền Bắc còn rất đề cao những giá trị truyền thống, nét
đẹp thuần phong mỹ tục cho nên các cô gái làm ở NH — KS là điều cắm kị Miền Trung
vẫn coi trọng phẩm giá người phụ nữ, tuy nhiên có phần không nghiêm ngặt như miền Bắc Biểu 3: Tỷ lệ quê quán của nữ tiếp viên NH — KS trong mẫu nghiên cứu (%) 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Miền Bắc Miền Miền Trung Nam Nguồn: Điều tra tháng 4 nam 2011 2.3.7 Nơi làm việc
Trong mẫu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát ở một số quận tại TP.HCM như
sau: Quận 1 có 100 người, chiếm tỷ lệ 33,3% Quận 3 có 50 người, chiếm tỷ lệ 16.7%
Trang 32Chương 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
24
Chúng tôi phân chia đối tượng khảo sát giữa các quận khác nhau, nhưng quận 1 có tỷ lệ nhiều nhất Vì lý đo nơi đây là địa bàn tập trung nhiều NH - KS với những dịch vụ nhạy cảm Điều kiện kinh tế phát triển sẽ nảy sinh nhiều nhu cầu mới, con người sa vào các hoạt động vui chơi, giải trí không lành mạnh, và cùng với những yếu tố khách quan như môi trường pháp lý không đồng bộ, sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng, người dân không tuân thủ quy định càng làm cho nhiều NH ~ KS gia tăng dịch vụ nhạy cảm của mình Không những tập trung ở trung tâm thành phố, mà nó còn lan tôa ra các quận khác làm cho tình hình nạn mại dâm, sự lây truyền ST1s, sự lây nhiễm HIV/AIDS thêm phức tạp Bang 2: Noi làm việc của nữ tiếp viên NH - KS (%) Nơi làm việc n % Quận | 100 33.3 Quận 3 50 16.7 | Quan 10 55 18.3 Quận Gò Vấp 23 37.7 Quận thủ Đức 22 73 Quận khác 50 16.7 Tong 300 100.0
Nguồn: Điều tra tháng 4 năm 201 I 2.3.8 Thời gian làm việc
Nữ tiếp viên trong mẫu nghiên cứu có thời gian làm việc l — 2 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 29.0% Nữ tiếp viên làm việc từ 7 — 12 tháng chiếm tỷ lệ 27.7% Thời gian làm
việc trên 2 năm chiếm tỷ lệ tương đối cao 26.7% Từ 4 — 6 tháng đối với nữ tiếp viên
có tỷ lệ 13.0% Dưới 3 tháng làm việc chiếm tỷ lệ thấp nhất 3.7%
Trang 33Chương 2 Tổng, quan van dé nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
25
“khách” nên họ trụ lại voi nghé lau hon Con lai mét số ít người do không thích nghi
được với môi trường làm việc, các cô gái trẻ đã nhanh chéng tim việc khác phù hợp hơn
Chúng tôi nhận thây cỏ mỗi tương quan thuận trung bình giữa thời gian làm việc và thu
nhập của nữ tiếp viên NH - KS (r = 0.575; p = 0.000)
Trang 34Chương 3 Sự tác đông qua lại giữa GDVĐĐ và nhóm nữ tiếp viên NH - KS
26
CHƯƠNG 3 SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA GDVĐĐ VÀ
NHÓM NỮ TIẾP VIÊN NH - KS
3.1 GDVĐĐ tác động lên nhóm nữ tiếp viên NH — KS 3.1.1 GDVĐPĐ tác động lên nhóm nữ tiếp viên NH - KS
Mỗi năm có các chương trình tập huấn (3 — 4 lần/năm), nhằm bồi dưỡng, bỗ sung, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho GDVĐĐ, bao gồm như : Chương trình GDĐĐ cơ bản, Tập huấn nâng cao chương trình GDĐĐ cơ bán, Lớp tập huấn đồng đẳng Thông qua các chương trình này, các đồng đẳng viên sẽ giúp nữ tiếp viên xác định các mức độ nguy cơ nhiễm HIV/AIDS liên quan đến hành vi TDAT và SKSS Sau đó cùng với họ thảo luận về các biện pháp giảm tác hại và tự xây dựng kế hoạch làm giam nguy co
nhiém HIV, STIs
Bên cạnh đó, hàng tháng GDVĐĐ tổ chức truyền thông 1 lần về các van dé HIV/AIDS, STIs, TDAT va SKSS Bằng kỹ năng lắngÊnghe, quan sát và truyền đạt thông tin các đồng đắng viên nhắn mạnh đến các hành vi nguy cơ, làm cho nữ tiếp viên nhận ra vấn đề Đồng thời, GDVĐĐ còn tâm sự riêng cá nhân với họ đề tìm hiểu sâu sắc hơn, nhằm hỗ trợ tâm lý và các địch vụ y tế — xã hội Những lần tiếp xúc trực tiếp như vậy đã tạo điều kiện cho đồng đăng viên và nữ tiếp viên NH — KS tương tác lẫn nhau, bao gồm những thông điệp về HIV/AIDS, STIs, hành vi TDAT và SKSS, hướng dan sử dụng BCS, chất bôi trơn và giới thiệu các dịch vụ y tế và xã hội ờ các Trung tâm Tham vấn và xét nghiệm tư nguyện
Trang 35Chương 3 Sự tác đông qua lại giữa GDVĐĐ và nhóm nữ tiếp viên NH - KS
27
tiếp viên đồng ý và có kỹ năng thuyết phục bạn tình dùng BCS (trong trường hợp bạn tình không dùng) là phải có thái độ bình tĩnh, mềm móng và dứt khoái Mình cân phải
đưa các ví dụ thật cụ thể cùng với sự kiên nhẫn, để nữ tiếp viên tự nhận thức và làm theo”
Tiến hành phỏng vấn sâu với câu hỏi: “Những người GDVĐĐ như bạn thường dùng những cái gì để tác động hay làm ảnh hưởng đến hành vi TDAT và SKSS của nữ tiếp viên NH - KS ?", GDVĐĐ sinh viên (24 tuổi) cho biết: “Trước tiên mình phải nhận biết được các hành vi tình dục có nguy cơ khơng an tồn, sau đó giải thích và hướng dẫn, đưa ví dụ về sự thành công của người khác Từ đó khuyến khích những hành vi tốt mà nữ tiếp viên đã thực hiện và lựa chọn giải pháp tốt nhất” Cũng vẫn đề trên, GDVĐĐ thực sự (24 tuôi) cho rằng: “Mình phải nói rõ ưu điểm của việc dùng BCS, nhân mạnh sự cần thiết luôn luôn đeo BCS khi QHTD Nếu họ lo lắng dùng không có khoái cảm thì cung cấp chất bôi trơn làm tăng cảm giác Đẳng thời mình mô tả cách sử dụng BCS một cách rõ ràng cho từng người xem, rỗi yêw câu họ làm lại bằng mô hình mình họa Vào mỗi buổi truyền thông mình phát kèm theo các tờ rơi, tờ bướm và sách nhỏ có thông tin về HIV/ AIDS, hanh vi TDAT va SKSS Tir do tác động tới sự thay đổi
hành vì của ho”
Trang 36Chương 3 Sự tác động qua lại giữa GDVDĐ và nhóm nữ tiếp viên NH - KS
28
nhận: “Ki ¿ác động vào họ, mình phải xoáy sâu vào tâm trạng thư thái khi họ biết
mình “an toàn” — lúc này mình cần đề cập đến một số người đã nhiễm bệnh mà nữ tiếp
viên biết giúp tác động đến bản thân họ một cách cụ thể và trực tiếp hơn” GDVĐĐ
thực sự (25 tuổi) nói ring: “Minh luôn khuến khích nữ tiếp viên chấp nhận thay đổi
bằng việc khen ngợi những gì bọ đã làm, lặp lại lợi ích của việc thay đổi đó Mình chia
sẻ kinh nghiệm bản thân cùng những lợi ích có được khi thay đối hành vì Nếu nữ tiếp viên lặp lại hành vi cũ — quan hệ tình dục khơng an tồn, hãy giúp họ hiểu rằng điều đó là không có nghĩa là họ thua “cuộc chiến" Hãy khuyến khích, nói rằng đó là một
phân trong quá trình thay đổi và theo thời gian sẽ không xảy ra nữa ”
Thay đổi hành vi là một quá trình lâu dài, từ nguy cơ nhiều sang nguy cơ ít, từ nguy cơ ít đến không có nguy cơ Khi nữ tiếp viên bat đầu thực hiện là một cố gắng lớn và duy trì hành vi mới thay đổi lại càng quan trọng GDVĐĐ truyền tải thông điệp, tác động bằng lời nói, sự lắng nghe, qua tờ rơi, hình ảnh minh họa, bằng sản phẩm tiếp cận trực tiép (BCS) khiến nữ tiếp viên quyết định thay đổi hành vị TDAT va SKSS
fr
3.1.2 GDVĐĐ nhìn về nữ tiếp viên NH — KS
Bước chân vào nghề, mỗi người GDVĐĐ đều lường trước những khó khăn và sự phức tạp của môi trường làm việc Trong suốt thời gian làm việc, GDVĐĐ đã thay đối cách nhìn về những cô gái làm tiếp viên tại các NH — KS, song ở mỗi nhóm GDVĐĐ có sự
thể hiện khác nhau
Với câu hỏi “Bạn có quan niệm như thế nào về nữ tiếp viên NH ~ KS ?”, GDVĐĐ sinh viên (22 tuổi) cho biết: “Mới đấu làm công việc này thì em nghĩ các nữ tiếp viên NH — K§ là những người có ngoại bình đẹp, thích những công việc đơn giản mà tiền lương
lại cao Có lẽ họ tự tín về sắc đẹp của mình, và họ cũng muỗn ở trong nhà cho mat mẻ,
Trang 37Chương 3 Sự tác đông qua lại giữa GDVĐĐ và nhóm nữ tiếp viên NH_— KS
29
nghĩ những cô gái này có không cá lỗi sông nghiêm túc, mà buông thả nhân cách của mình vì đồng tien”
GDVĐĐ sinh viên (25 tuổi) cảm nhận rằng: “Theo mình nghĩ có thể họ không phải là những cô gái không chỉ biết đến tiền, rất nhiều người vì hoàn cảnh gia đình ting quan, khó khăn quá và số phận éo le đã đưa đẩy họ làm cải nghệ này Mặc dù bản thân không muốn, những vì miễng com manh áo và cứu sông những người thân (mẹ thì bệnh tật quanh năm, đứa em thì tật nguyễn không làm gì được cả), nên bọ chấp nhận tất cả mọi thir dé làm việc kế cả dự luận xã hội có lên án đi chăng nữa Mình nghĩ nữ tiếp vién NH — KS la những người con, người chị có trách nhiệm với gia đình và người thin”
GDVDDP thực sự (23 tuổi) cho biết: “Mình nghĩ nữ tiếp viên chỉ vì lương khá hấp dẫn nên làm việc vậy thôi Đành rằng họ cũng ua thích, nhưng vì họ không có trình độ thì tìm đâu ra công việc lương cao như thế Nhiều lúc cuộc sống khắc nghiệt, số phận đẩy dua khiến nữ tiếp viên lâm vào cảnh như bây giờ Họống đâu phải riêng cho bản
than ma con me gia, em nhỏ, tién trả nợ cho gia đình Họ mong sao lên thành phố
kiếm thật nhiều tiền dé thay đổi cuộc sống hiện tại Mình đồng cảm với họ và thấy thương họ lắm Vi can đồng tiền nên công việc có tủi nhục cỡ nào thì họ cũng cắn răng
chịu đựng ”,
Với câu hỏi “Trong thời gian làm việc quan niệm ban đầu của bạn về nữ tiếp viên NH - KH đã thay đổi như thế nào ?”, GDVĐĐ sinh viên (22 tuổi), có giải thích: “7zong quá trình làm việc, em đã thay đối cách suy nghĩ và nhìn nhận về nữ tiếp viên rất nhiều Bây giờ em hiểu rõ lý do tại sao ho phải làm nghề này Em thông cảm với họ hơn, em không còn nghĩ họ là những người con gái sống buông thả nữa, mà vì cuộc
sống mưu sinh đã day ho vao chén doa đây thân xác `
GDVĐĐ thực sự (23 tuôi) cho biết: “Càng tiếp xúc với nữ tiếp viên thì mình càng đông cảm với họ hơn, biết rõ hơn về hoàn cảnh, cũng như cuộc sống của họ như thé
Trang 38Chương 3 Sự tác động qua lại giữa GDVĐĐ và nhóm nữ tiếp viên NH - KS
30
nào Cái nhìn vê họ dẫn dần thay đổi, thấy họ yêu đời, lạc quan hơn, biết trân trọng cuộc sống hơn Nữ tiếp viên càng ngày cằng nâng cao nhận thức, thay đổi và duy trì
hành vi TDÁT và SKSS tích cực của mình hơn Bản thân họ thân thiện, hòa đồng hơn,
biết lắng nghe nhiều hơn và sẻ chia đời tư nhiều hon”
3.1.3 Nữ tiếp viên NH — KS suy nghĩ khác so với lúc đầu khi tiếp xúc nhiều lần với
GDVĐĐ
Nữ tiếp viên NH — KS có cái nhìn khác bắn so với lúc đầu mới gặp GDVĐĐ Qua những lần tiếp cận, đồng dang viên và nữ tiếp viên có sự giao lưu, chuyện trò bằng thái
độ chân thành, cởi mở và tin tưởng lẫn nhau Từ đó tạo ra sự chia sẻ và đồng cảm ở
mỗi bên
Với câu hỏi “Khi tiếp xúc nhiều lần với GDVĐĐ bạn có suy nghĩ gì khác so với lúc đầu về họ?”, chúng tôi phỏng vấn sâu nữ tiếp viên (23 tuổi) trò chuyện với GDVĐĐ thực sự có cảm nhận rằng: “Chị ấy giúp tôi nhận ra nhiều điều mà từ trước đến nay tôi không hề biết tới Những kiến thức đó khiển tôi an tâm và tự bảo vệ sức khỏe bản thân Vì thể tôi cảm nhận chị ấy là GDVĐĐ năng nỗ, nhiệt tình, luôn cởi mở và thân thiện Càng tiếp xúc tôi càng từn tưởng và sẻ chia những điều thâm kín với chị dy, chứ mới lúc đầu tôi còn do dự, phân vân lắm Liệu rằng những gì mành nói có được giữ bí mật hay không, có được tôn trọng hay không, có được chia sẻ không Song thông qua buổi trò chuyện, tham gia các buổi truyền thông chị ấy giúp tôi bỏ dần mặc cảm ban đâu ” Nữ tiếp viên NH — KS (27 tuổi) hồ hởi nói: “7ói thấy GDVĐĐ là những người hào
đồng, thân thiện biết bao Lân đầu gấp họ, tôi không thích lắm vì chưa hiểu cái nghề
họ làm lại có ý nghĩa như vậy, nhưng dân dẫn tiếp xúc thì thấy họ rất nhiệt tình, họ đã giúp tôi đến được các cơ sở dịch vụ y tế - xã hội như khám xét nghiệm HIV/AIDS, STIs, Vi thé ma nguy cơ lây bệnh của tôi giảm xuống rấi nhiều Có lúc gặp bạn tình khó tính không chịu dùng BCS, tôi cũng sợ lắm Nhưng nhờ GDVĐĐ mà tôi đã biết
Trang 39Chương 3 Sự tác đồng qua lại giữa GOVĐĐ và nhóm nữ tiếp viên NH - KS
31
3.2 Nữ tiếp viên NH - KS nhìn về GDVĐĐ
3.2.1 Nữ tiếp viên quan niệm về hình ảnh GDVĐĐ nhóm NH - KS
Với câu hỏi “Theo bạn, GDVĐĐ nhóm NH ~ KS là ?” Đây là câu hỏi được chọn nhiều phương án khác nhau Vì vậy, chúng tôi giải thích kết quả thống kê dựa vào % số người trả lời cho phương án đó
Ý kiến cho rằng GDVĐĐ “là người có cùng sự chia sẻ về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống, nhằm giúp đỡ lẫn nhau thay đổi hành vi có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS và thực hiện hành vi an toàn” có tý lệ nhiều nhất 60.0% (Xem bảng 3) Khi gặp gỡ, trò chuyện với GDVĐĐ, nữ tiếp viên cảm nhận đầu tiên là có các đặc điểm chung về sự chia sẽ những chuyện trong đời sống, vì thế dễ đàng cởi mở, bộc bạch cho nhau nghe Từ đó tạo mối quan hệ tin tưởng giữa hai bên, sẵn sàng kế cho nhau nghe những điều thầm kín Với những kiến thức, kỹ năng và kính nghiệm của mình, GDVĐĐ đã tác động tới suy nghĩ, quam niệm của nữ tiếp viên NH ~ KS, để họ có cái nhìn đúng với thực tế hơn &
Ý kiến nhiều thứ hai cho rằng GDVĐĐ là “sinh viên, những người đi làm thêm phát BCS, tờ rơi, tờ bướm và các vật dụng khác nhằm phòng chống HIV/AIDS” có tỷ lệ 52.7% (Xem bảng 3) Nữ tiếp viên lý giải rằng, sinh viên với đáng vẻ bề ngoài trẻ
trung, năng động, cách ăn mặc và nói chuyện lịch sự khiến cho họ nhận ra ngay qua vài
ba câu chuyện hỏi thăm Khi tiến hành phỏng vẫn sâu 4 GDVĐĐ sinh viên, chúng tôi nhận thấy rằng có nhiều trường hợp nói rõ cho nữ tiếp viên NH — KS “mình là sinh
viên đi làm thêm, được trang bị các kiến thức, Kỹ năng can thiét vé HIV/AIDS, STIs, SKSS Lam việc được một thời gian, khi đã tạo mối quan hệ thân thiết mình cũng bộc
lộ cho người ta biết, nhưng với tính chất đặc thù nghề nghiệp mình luôn giữ kin những thông tin về những nữ tiếp viên mình đã tiếp cận và hiểu rõ về họ ” (GDVĐĐ sinh viên 24 tuổi)
|
Trang 40Chương 3 Sự tác động qua lại giữa GDVĐĐ và nhóm nữ tiếp viên NH - KS 32
Ý kiến nhiều thứ ba cho rằng GDVĐĐ là “những người đã từng làm việc tại NH - KS họ có hiểu biết và kiến thức về các vấn đề liên quan đến SKSS, HIV/AIDS” chiếm tý lệ 47.3% Một phần lớn nữ tiếp viên tin rằng chỉ có những người đã từng làm việc trong
các NH — KS mới hiểu hết các hoạt động “nhạy cảm” mà mình đang làm, sau đó thay đôi công việc cùng với việc tham gia các chương trình tập huấn về lĩnh vực mới là GDVĐĐ Bảng 3: Quan niệm về GDVĐĐ của nhóm nữ tiếp viên NH ~ KS
Số người | Tỷ lệ % trên | % số người | GDVĐĐ nhóm NH- KS trảlời | tần số ý kiến trả lời
1 Người có cùng sự chia sẻ về kiến thức, kỹ 180 27.7% 60.0%
năng và kinh nghiệm sống, nhằm giúp đỡ lẫn nhau thay đổi hành vi có nguy cơ nhiễm
HIV/AIDS và thực hiện hành vi an toàn
2.5inh viên, những người đi làm thêm phát bao 158 24.3% 52.7%
cao su, tờ rơi, tờ bướm và các vật dụng khác
nhằm phòng chống HIV/AIDS Ễ
3.Những người đã từng làm việc tại NH - KS 142 21.8% 47.3% họ có hiểu biết và kiến thức về các vẫn đề liên
quan đến sức khỏe sinh sản, HIV/AIDS
4.Cán bộ y tế xuống để kiểm tra các vấn đề y 57 8.8% 19.0%
tế, sức khỏe cong déng, và hỗ trợ cộng đồng
theo nhu cầu
3.Người có cùng một số đặc điệm chung như $7 8.8% 19.0% tuổi, đặc trưng xã hội, nghề nghiệp, sở thích
6.Những sinh viên đi thực tập dé học hỏi kiến 34 8.3% 18.0% thức, kinh nghiệm
7.Ý kiến khác 2 0.3% 0.7%
(Câu hỏi chọn nhiều phương án trả lời) Nguồn: Điều tra thang 4 nam 2011
Hai ý kiến tiếp theo có cùng tỷ lệ 19.0% cho rằng GDVĐĐ là “cán bộ y tế xuống để kiểm tra các vấn đề y tế, sức khỏe cộng đồng và hỗ trợ cộng đồng theo nhu cầu”; và