Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh thanh hóa

23 3.1K 19
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Minh Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Khoa Luật Chuyên ngành: luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60.38.01 Người hướng dẫn: GS. TS. Phạm Hồng Thái Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Phân tích những vấn đặc điểm hệ thống Giao thông đường bộ (GTĐB), hành lang an toàn giao thông đường bộ (ATGTĐB) tại tỉnh thanh hóa. Phân tích, đánh giá thực trạng ATGTĐB nói chung và hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh thanh hóa từ năm 2003 đến năm 2010, công tác xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng. Tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản dẫn đến vi phạm pháp luật GTĐB, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về GTĐB; đưa ra giải pháp nhằm kiềm chế Tai nạn giao thông (TNGT) , hạn chế vi phạm pháp luật GTĐB, tăng cường hiệu quả công tác xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, thực hiện tốt công tác giữ gìn trật tự ATGTĐB, quản và bảo vệ hành lang ATGTĐB nhằm tăng cường hiệu quả công tác Quản nhà nước (QLNN) trong lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh thanh hóa. Keywords: Luật hành chính; Vi phạm hành chính; Giao thông đường bộ; Thanh Hóa Content. PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong đời sống xã hội mỗi hoạt động của con người đều gắn liền với một loại hình giao thông nhất định, nhưng phổ biến nhất là giao thông đường bộ (GTĐB). Là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng, việc phát triển tốt GTĐB sẽ tạo tiền đề cho phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, đổi mới và phát triển đất nước. GTĐB, đường thủy và đường sắt được xây dựng hiện đại không chỉ là trách nhiệm của các cấp chính quyền, mà còn là mong mỏi của mọi tầng lớp nhân. Hệ thống GTĐB hoàn thiện sẽ tạo thuận lợi trong giao thương hàng hóa, giao lưu giữa các vùng miền, các dân tộc, chi phí cho vận tải được giảm xuống, giảm thời gian hành trình cho phương tiện, tiết kiệm chi phí xã hội đồng thời là mục tiêu trong hoạt động quản của các cơ quan nhà nước. Cùng với sự phát triển chung của đất nước về giao thông GTĐB, có thể nói chưa bao giờ hệ thống GTĐB ở tỉnh Thanh Hóa phát triển như hiện nay. Đó là nhờ sự nghiệp đổi mới do Đảng và Nhà nước đề ra, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa, sự nỗ lực của chính quyền địa phương và do sự đóng góp của nhân dân. Thực tế GTĐB luôn là "nguồn nguy hiểm cao độ" hay phát sinh những rủi ro bất lợi cho xã hội như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tai nạn GTĐB do vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này gây ra. Trong những năm qua, không chỉ riêng Thanh Hóa, hiện tượng vi phạm pháp luật GTĐB ngày một gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp, tai nạn giao thônh (TNGT) luôn có nguy cơ xảy ra, số vụ, số người chết, số người bị thương do TNGT luôn biến động khó lường theo chiều hướng gia tăng, gây khó khăn cho hoạt động quản nhà nước (QLNN) và ảnh hưởng lớn đất trật tự an toàn xã hội (TTATXH). Nhưng vấn đề tai nạn GTĐB cũng có thể dự đoán và phòng ngừa thông qua các hoạt động của các cơ quan QLNN, hành động của nhân dân và toàn xã hội. Đó là việc xử nghiêm minh những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB là một hoạt động phức tạp, xuất phát từ sự đa dạng của các đối tượng và các phương tiện tham gia GTĐB, việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng chức năng. Đề nâng cao hiệu quả hiệu công tác QLNN, giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ (ATGTĐB), ngăn ngừa vi phạm, giảm nhẹ thiệt hại do vi phạm pháp luật GTĐB gây ra đồng thời tăng cường hiệu quả xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, trên phương diện luận chung về Nhà nước và pháp luật tôi chọn đề tài "Xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa" làm luận văn tốt nghiệp cao học luật. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trước tình hình phát triển như hiện này, GTĐB luôn là đề tài được được các nhà lập pháp, nhà quản lý, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ở Việt nam trong những năm gần đây có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực GTĐB có thể kể ra như sau: - Nguyễn Quang Huy- Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông (qua thực tế tỉnh Thái Nguyên). Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2007. - Đào Văn Minh, Quản nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2008. -Vũ Ngọc Dương, Thực trạng và giải pháp về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tạp chí khoa học công nghệ và môi trường số 4 năm 2009 đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2009. -Trần Văn Luyện, Trần Sơn, Nguyễn Văn Chính, Trật tự an toàn giao thông đường bộ, thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2003. - Lê Ngọc Tiến, Giáo dục pháp luật- biện pháp quan trọng trong giảm thiểu tai nạn giao thông, Tạp chí Giao thông vận tải số 7 năm 2004. Huy Tuấn, Quản nhà nước trong lĩnh vực giao thông đô thị, Tạp chí QLNN số 3 năm 2003, Lê Ngọc Tiến, Giáo dục pháp luật- biện pháp quan trọng trong giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ, Tạp chí giao thông vận tải số 7 năm 2004. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở luận chung vấn về GTĐB và một số đặc điểm của hệ thống GTĐB tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở nắm vững đặc điểm của GTĐB và thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB. - Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: + Phân tích những vấn đặc điểm hệ thống GTĐB, hành lang ATGTĐB tại tỉnh Thanh Hóa. + Phân tích, đánh giá thực trạng ATGTĐB nói chung và hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2003 đến năm 2010, công tác xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng. + Tìm ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến vi phạm pháp luật GTĐB, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về GTĐB; đưa ra giải pháp nhằm kiềm chế TNGT, hạn chế vi phạm pháp luật GTĐB, tăng cường hiệu quả công tác xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, thực hiện tốt công tác giữ gìn trật tự ATGTĐB, quản và bảo vệ hành lang ATGTĐB nhằm tăng cường hiệu quả công tác QLNN trong lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Trên cơ sở luận chung về Nhà nước và pháp luật, đối tượng nghiên cứu ở đề tài này là hoạt động xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi nghiên cứu Do khuôn khổ có hạn học viên chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích số liệu các vụ vi phạm GTĐB, TNGT do vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, vi phạm hành lang an toàn đường bộ từ năm 2003 đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 5. Cơ sở luận và phương pháp nghiên cứu Bám sát chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giao thông, phát triển hệ thống giao thông, an toàn giao thông (ATGT) và hành lang an toàn đường bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; các chủ trương tỉnh Thanh Hóa về GTĐB, phát triển đồng bộ GTĐB, có sự tính toán khoa học giữa sự phát triển GTĐB và sự phát triển kinh tế - xã hội. Có sự so sánh giữa luận và thực tiễn về vi phạm GTĐB, hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Để giải quyết những vấn đề do đề tài đặt ra, người viết luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh để nêu bật tình hình, từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật GTĐB, kiềm chế TNGT và nâng cao hiệu quả công tác xử vi phạm hành chính về GTĐB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 6. Đóng góp của luận văn Từ vấn đề mà luận văn nghiên cứu bước đầu chỉ đạt được một số điểm mới sau: - Xây dựng một số khái niệm liên quan đến GTĐB, vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB. - Phân tích thực trạng vi phạm pháp luật GTĐB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Trên cơ sở thống kê một cách có hệ thống tình hình vi phạm ATGTĐB và việc xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2003 đến năm 2010. Luận văn sẽ nêu các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử vi phạm hành chính, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật GTĐB tại tỉnh Thanh Hóa góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trong lĩnh vực GTĐB hiện nay và trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa luận và thực tiễn của luận văn Thông qua nghiên cứu đề tài xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giúp cho học viên nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về GTĐB, chiến lược phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng GTĐB của tỉnh Thanh Hóa. Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan QLNN về GTĐB, cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, làm tài liệu tập huấn, phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật về GTĐB cho cán bộ, công chức có thẩm quyền xử vi phạm pháp luật về GTĐB. Một số kiến nghị, giải pháp của đề tài có giá trị tham khảo đối với các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật về GTĐB. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về giao thông đường bộ. Chương 2: Thực trạng vi phạm pháp luật giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chương 3: Một số giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, nâng cao hiệu quả công tác xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. Giao thông, giao thông đường bộ, hành lang an toàn đường bộ 1.1.1. Giao thông Khi nói đến giao thông là nói đến "việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở". Theo Từ điển Tiếng Việt thì đường bộ được hiểu là "Thứ đường đi trên đất liền dùng cho người đi bộ và xe cộ, nói chung". Theo Luật GTĐB năm 2008 thì định nghĩa "Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ". 1.1.2. Giao thông đường bộ GTĐB là một hiện tượng xã hội có xu hướng biến động phát triển mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn diễn ra hầu hết các quốc gia trên thế giới. GTĐB và phát triển GTĐB đang được xem xét ở nhiều góc độ kinh tế- xã hội, chính trị dưới tác động của sự phát triển khoa học- kỹ thuật tiên tiến. Trên cơ sở của những khái niệm về đường bộ tại mục 1.1.1 có thể hiểu GTĐB là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở trên đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Khi xem xét GTĐB với tư cách là một hiện tượng xã hội. Dưới góc độ luật học hiện tượng GTĐB đang đặt ra những vấn đề pháp sau đây: Thứ nhất, GTĐB là một nhu cầu của con người trong xã hội. Nhưng những cá thể con người, tổ chức người nhất định không thể tự lo để thỏa mãn nhu cầu của mình. Đặc biệt là với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội thì chỉ có Nhà nước mới có thể có khả năng tổ chức, có tiềm lực kinh tế và là chủ sở hữu đất đai mới có thể xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB. Tuy rằng ở mức độ nào đó Nhà nước phải huy động sức dân, nhưng trách nhiệm thuộc Nhà nước. Trách nhiệm này mang tính pháp được quy định trong chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thứ hai, các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực GTĐB luôn là đối tượng điều chỉnh của pháp luật GTĐB. Nhà nước hướng dẫn và điều chỉnh các quan hệ này để các quan hệ này diễn ra có sự kiểm soát và "trong vòng luật". Thứ ba, các quan hệ trong hoạt động GTĐB được thực hiện bởi nhiều chủ thể với những mục đích kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh khác nhau. Cũng như các loại quan hệ xã hội khác, GTĐB cần được chế định hóa, quy phạm hóa và tiến tới pháp điển hóa do vậy đó là những do hết sức cơ bản để tạo ra sự ra đời của các văn bản pháp luật. Luật GTĐB năm 2001, Luật GTĐB năm 2008 ra đời đã tạo ra một "luật chơi" thống nhất, nhất quán, ổn định cho mọi tổ chức và cá nhân. 1.1.3. Hành lang an toàn đường bộ Hành lang an toàn đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng GTĐB, là bộ phận trọng yếu của tuyến đường, đảm bảo sự bền vững của công trình và sự an toàn cho hoạt động giao thông vận tải, vậy việc quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ là hoạt động chung của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội, lực lượng vũ trang và của toàn dân. Giữ gìn, chống lấn chiếm, cơi nới, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn các tuyến đường; chấm dứt việc giao đất, cho thuê đất dọc trong hành lang các tuyến đường, không phù hợp với qui định của pháp luật, ảnh hưởng đến an toàn các công trình và hành lang đường bộ; đưa việc quản lý, sử dụng hành lang an toàn đường bộ theo đúng quy định của pháp luật, việc khai thác và sử dụng đất dành cho đường bộ, hành lang an toàn đường bộ cũng như việc, mở đường nhánh, đấu nối đường nhánh vào đường chính phải có trong quy hoạch, được cấp có thẩm quyền cho phép bằng văn bản, tránh vi phạm pháp luật GTĐB là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong công tác QLNN và xử các hành vi vi phạm pháp luật về GTĐB. Luật GTĐB quy định: "Hành lang an toàn đường bộ là giải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ". 1.2. Trật tự an toàn giao thông đường bộ Theo từ điểm Bách khoa Công an nhân dân thì: Trật tự ATGTĐB là hệ thống các mối quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải công cộng mà mọi người tham gia giao thông phải tuân theo để đảm bảo hoạt động giao thông thông suốt, trật tự an toàn, hạn chế thấp nhất TNGT, gây thiệt hại về người và tài sản Trật tự ATGTĐB được hiểu là: - Hoạt động giao thông được điều chỉnh bằng một hệ thống quy phạm pháp luật bắt buộc mọi chủ thể tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo. - Hạn chế thấp nhất TNGT xảy ra, đảm bảo an toàn cho người và tải sản khi tham gia giao thông. - Hạn chế ùn tắc giao thông, đảm bảo giao thông thuận lợi, có hiệu quả, tiết kiệm được chi phí vận chuyển, thời gian hành trình trên đường. Trật tự ATGTĐB có mối quan hệ khăng khít với TTATXH. Trong đó, TTATXH có thể được hiểu: là trạng thái của các quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi hệ thống quy phạm pháp luật của Nhà nước, quy phạm chính trị, quy phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục trong đời sống cộng đồng của một dân tộc, một Nhà nước, là tình trạng xã hội ổn định, ở đó mọi công dân sống và lao động có tổ chức, có kỷ cương, mọi lợi ích chính đáng được bảo đảm, không bị xâm hại. 1.3. Xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.3.1. Khái niệm Có thể hiểu: Luật GTĐB là tổng thể các quy định về quy tắc HTĐB; kết cấu hạ tầng GTĐB; phương tiện và người tham gia GTĐB; vận tải đường bộ và QLNN về GTĐB. Pháp luật GTĐB có thể khái quát: Pháp luật GTĐB là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành có nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực GTĐB. Từ những khái niệm về pháp luật GTĐB, Luật GTĐB, thì có thể khái quát vấn đề vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB như sau: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB là những hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực GTĐB một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử vi phạm hành chính, bao gồm: Các hành vi vi phạm quy tắc GTĐB; các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng GTĐB; các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia GTĐB; các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB; các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ; các hành vi vi phạm khác về GTĐB. Xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB có thể hiểu: là hoạt động của cơ quan nhà nước áp dụng đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật GTĐB về quy tắc GTĐB; các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng GTĐB; các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia GTĐB; các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB; các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ; các hành vi vi phạm khác về GTĐB mà không phải là tội phạm và theo quy định phải bị xử phạt hành chính. 1.3.2. Vai trò của công tác xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Thứ nhất, xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB nhằm đảm bảo phát triển bền vững kinh tế- xã hội. Thứ hai, xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB có tác dụng bảo đảm TTATXH. Thứ ba, xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Chương 2 THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 2.1. Khái quát hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 2.1.1. Vị trí địa và dân cư Thanh Hóa nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Với diện tích khoảng 11.133,4 km 2 . Dân số 3.400.239 người (năm 2009); có 7 dân tộc anh em sinh sống, đó là: Kinh, Mường, Thái, H’mông, Dao, Thổ, Hoa. Dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 2,16 triệu người, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh. Lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%. 2.1.2. Hệ thống giao thông Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường bộđường thủy. - Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hóa dài 92 Km. - Đường bộ có tổng chiều dài trên 8.000 km, trong đó có hệ thống quốc lộ quan trọng như: + Quốc lộ 1A, 45, 47, 217, 15, 10 và đường Hồ Chí Minh. + Hệ thống đường giao thông tỉnh tương đối đồng đều với hệ thống hơn 40 tuyến gồm các số hiệu từ 501 đến 530 và được đầu tư xây dựng với tổng chiều dài hơn 1.021,3 km. + Đường chuyên dùng có chiều dài 802 km. + Đường trục huyện, đường liên xã với chiều dài là: 1.964 km. + Đường trục xã với chiều dài: 3.136,6 km; và đường thôn xóm: 853,9 km. Về mật độ giao thông: - Thanh Hóa có hơn 1.600 km đường sông. - Theo dân số: 3,274 km/1.000 người. 2.1.3. Đặc điểm giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa là một tỉnhvị trí địa lý, địa hình phức tạp, đồi núi và trung du, mạng lưới đường bộ được hình thành lâu đời, phân bổ tương đối đồng đều giữa các vùng miền trong tỉnh, với các tuyến quốc lộ: 1A, 217, 45, 47, 10, 15, và đường Hồ Chí Minh. Tuy nhiên do địa hình chia cắt, số lượng sông, suối nhiều, vậy Thanh Hóa cần một lượng kinh phí lớn để đầu tư xây dựng mới và nâng cấp nhiều cầu, cống. Tính đến hết năm 2010, số lượng cầu được xây dựng tại các quốc lộ 225 cầu, trên các tuyến đường tỉnh có 161 cầu. 2.1.4. Cơ cấu quản hệ thống giao thông đường bộ Sở giao thông vận tải Thanh Hóa trực tiếp quản 554 km quốc lộ, còn lại do Công ty quản đường bộ 472 (Thuộc Khu quản đường bộ IV- Cục đường bộ Việt nam) trực tiếp quản lý. Với 41 tuyến tỉnh lộ, tổng chiều dài là 1.021,3 km, trong đó Sở giao thông vận tải Thanh Hóa trực tiếp quản 308 km còn lại do các huyện trực tiếp quản lý. Các tuyến đường do các huyện quản lý, huyện sử dụng các đội giao thông (hoặc đã chuyển đổi thành các xí nghiệp) của huyện để trực tiếp quản lý. Các đơn vị được Sở giao thông vận tải giao quản đường bộ và cơ cấu của các đơn vị như sau: - Công ty quản đường bộ I Thanh Hóa có văn phòng Công ty và 07 hạt, 01 đội công trình. - Công ty quản đường bộ II Thanh Hóa có văn phòng Công ty và 07 hạt, 01 đội công trình và 01 đội cơ giới. - Cấp huyện có 04 xí nghiệp giao thông và 11 đội giao thông. 2.2. Thực trạng vi phạm pháp luật giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và công tác xửvi phạm Với sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, từ năm 2003 đến tháng 12 năm 2010 công tác xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn được các lực lượng chức năng chủ yếu là lực lượng Cảnh sát và Thanh tra giao thông vận tải thực hiện có hiệu quả và duy trì ổn định. Ngoài ra còn có Ban chỉ huy quân sự Tỉnh Thanh Hóa cũng tham gia vào công tác đảm bảo ATGT bằng các đợt ra quân vào dịp lễ, tết. Từ năm 2003 đến 2010, các lực lượng chức năng trong tỉnh Thanh Hóa đã lập tổng số biên bản vi phạm hành chính là: 677.100 trường hợp, xử phạt nộp Kho bạc nhà nước với số tiền: 181.849.502.500 đồng. Trong đú năm 2003 lập 64.796 biên bản, xử phạt 14.300.000.000 đồng, năm 2004 lập 67.864 biên bản, xử phạt số tiền 15.000.000.000 đồng, năm 2005 lập 127.000 biên bản, xử phạt số tiền 26.300.000.000 đồng, năm 2006 lập 29.621 biên bản, xử phạt số tiền 16.000.000.000 đồng, năm 2007 lập 123.894 biên bản, xử phạt 18.498.480.000 đồng, năm 2008 lập 82.238 biên bản, xử phạt 32.757.236.000 đồng, năm 2009 lập 63.575 biên bản, xử phạt 29.927.847.500 đồng và năm 2010 lập 115.157 biên bản, xử phạt 29.066.939.000 đồng. Tai nạn GTĐB từ năm 2003 đến năm 2010 trên toàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra 1.668 vụ, trong đó số người chết là 1.787 người, bị thương 715 người. Cụ thể: năm 2003 xảy ra 237 vụ, làm chết 228 người và bị thương 228 người, năm 2004 xảy ra 228 vụ làm chết 222 người và bị thương 117 người, năm 2005 xảy ra 192 vụ, làm chết 205 người và bị thương 74 người, năm 2006 xảy ra 209 vụ, làm chết 236 người và bị thương 90 người, năm 2007 xảy ra 193 vụ, làm chết 220 người và bị thương 97 người, năm 2008 xảy ra 171 vụ, làm chết 189 người và bị thương 88 người, năm 2009 xảy ra 224 vụ, làm chết 252 người và bị thương 101 người, năm 2010 xảy ra 214 vụ, làm chết 235 người và bị thương 129 người. Việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa diễn biến phức tạp. Từ năm 2003 đến 2010, các lực lượng chức năng đã xử 84.577 trường hợp vi phạm. Xử phạt vi phạm Luật GTĐB về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Các hình thức xử phạt khác cũng được các lực lượng chức năng áp dụng nhằm tăng hiệu quả xử vi phạm và chấp hành xử phạt. Từ năm 2003 đến năm 2010, các lực lượng chức năng đã áp dụng hình thức tước giấy phép lái xe với tổng số 12.780 trường hợp, đánh dấu vi phạm trên giấy phép lái xe 41.878 trường hợp. Trong đó năm 2003 tước giấy phép lái xe 269 trường hợp, đánh dấu vi phạm giấy phép lái xe 4.257 trường hợp, năm 2004 tước giấy phép lái xe 2.759 trường hợp, đánh dấu vi phạm trên giấy phép lái xe 10.402 trường hợp, năm 2005 tước 2.778 trường hợp, đánh dấu vi phạm trên giấy phép lái xe 23.785 trường hợp, năm 2006 tước giấy phép lái xe 1.021 trường hợp, đánh dấu vi phạm trên giấy phép lái xe 2.638 trường hợp, năm 2007 tước giấy phép lái xe 1.111 trường hợp, đánh dấu vi phạm trên giấy phép lái xe 796 trường hợp, năm 2008 tước giấy phép lái xe 1.798 trường hợp, năm 2009 tước giấy phép lái xe 868 trường hợp và năm 2010 tước giấy phép lái xe 2.176 trường hợp. Tai nạn GTĐB từ năm 2003 đến năm 2010 trên toàn tỉnh Thanh Hóa diễn biến phức tạp thể hiện qua bảng tổng hợp: 2.3. Thực trạng vi phạm hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và công tác xử vi phạm 2.3.1. Tình hình vi phạm hành lang an toàn đường bộ Tình hình vi phạm hành lang đối với các quốc lộ 1A, 45, 47, 10, 217, 15, đến tháng 12 năm 2010 qua bảng tổng hợp sau: Bảng 2.1: Thống kê số lượng nhà dân, công trình dịch vụ xăng dầu, mở đường ngang đấu nối vào các quốc lộ 1A, 45, 47, 10, 217, 15 đến tháng 12 năm 2010 TT Tên đường Tổng số Nhà ở (hộ) Dịch vụ xăng, dầu (dịch vụ) Mở đường ngang đấu nối vào quốc lộ 1 Quốc lộ 1A 1.066 875 18 173 2 Quốc lộ 45 1.905 1.684 25 196 3 Quốc lộ 10 1.064 1.022 07 35 4 Quốc lộ 47 761 486 19 256 5 Quốc lộ 15 1.002 935 0 67 6 Quốc lộ 217 1.195 894 08 293 Cộng 6.993 5.896 77 1.020 Nguồn: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa. Tổng số công trình nằm trong hành lang ATGT đường Hồ Chí Minh theo thống kê đến tháng 12 năm 2010: Bảng 2.2: Thống kê số công trình nằm trong hành lang ATGT đường Hồ Chí Minh đến tháng 12 năm 2010 TT Tên huyện Tổng số công trình Ghi chú 1 Huyện Cẩm Thủy 757 hộ Km 109 Km 126 2 Huyện Thạch Thành 69 hộ Từ Km 106 Km 109 3 Huyện Thường Xuân 348 hộ Từ Km 167+435 Km 178+380 4 Huyện Thọ Xuân 239 hộ Từ Km 162 Km 167+435 5 Huyện Ngọc Lặc 545 hộ Từ Km 126 Km 153 +335 6 Huyện Như Xuân 695 hộ Từ Km 178+438 Km 225+00 Tổng cộng: 2.653 hộ Nguồn: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa. Bên cạnh đó còn có các hành vi vi phạm hành lang khác như phơi phóng sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi gia súc trên hành lang đường bộ. Các tuyến đường thường xảy ra hiện tượng vi phạm trên thường là các tuyến quốc lộ 45, 10, 217, 47, 15 và các tuyến đường tỉnh. 2.3.2. Công tác xử vi phạm hành lang an toàn đường bộ Từ năm 2003 đến năm 2010 các lực lượng chức năng trong tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều đợt ra quân, tiến hành xử vi phạm hành lang an toàn đường bộ. Các hoạt động chủ yếu về công tác đảm bảo trật tự hành lang an toàn đường bộxử vi phạm: - Xử vi phạm hành lang an toàn đường bộxử phạt nộp vào Kho bạc nhà nước với số tiền 484.000.000.000 đồng. - Giải tỏa được 63 chợ, 3.011 điểm lấn chiếm vỉa hè; dỡ bỏ: 34 nhà dân lấn chiếm hành lang, 4.872 lều quán; khắc phục được 46 điểm đen; bổ sung cọc tiêu, biển báo: 6.425; xây dựng, lắp đặt tường hộ lan, rào chắn: 9.453 mét; lắp đặt cọc H:1.800 cọc; cắt cong được 10 vị trí và 15 điểm có bán kính nhỏ. Các hoạt động khác nhằm đảm bảo trật tự hành lang an toàn đường bộ: - Một số huyện đã thành lập tổ công tác giải phóng mặt bằng và bảo vệ hành lang, giải tỏa vi phạm hành lang bảo vệ đường bộ an toàn đường bộ tại các quốc lộ và đường Hồ Chí Minh là: Quảng Xương, Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Hà Trung,Vĩnh Lộc, Yên Định, Cẩm Thủy, Bá Thước, Quan Sơn, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Quan Hóa, Hậu Lộc, Yên Định; - Lắp đặt hoàn thiện trên 11 tuyến đường tỉnh biển báo hiệu bắt buộc đội mũ bảo hiểm và các biển báo theo quy định. - Cải tạo 15 đường nhánh đấu nối vào đường chính. - Xử các hành vi của tổ chức và cá nhân tự ý mở đường ngang đấu nối trái phép vào quốc lộ; lấn chiếm và sử dụng lòng, lề đường làm nơi họp chợ; phơi rơm rạ, tự ý để các vật liệu, vật tư ra hành lang; Từ việc lấn chiếm, xây dựng công trình trong hành lang an toàn đường bộ đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đó là: [...]... về giao thông, GTĐB, hành lang an toàn đường bộ, trật tự ATGTĐB, vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB 2 Luận văn nêu lên thực trạng vi phạm pháp luật GTĐB, hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2003 đến 2010 và công tác xử vi phạm của các lực lượng chức năng Tìm ra nguyên nhân chính của vi c vi phạm hành chính trong lĩnh vực. .. với hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội 2 Ban An toàn giao thông tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2003), Báo cáo công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2003, Thanh Hóa 3 Ban An toàn giao thông tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2004), Báo cáo công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2004, Thanh Hóa 4 Ban An toàn giao thông tỉnh, Ủy... thống chính trị và toàn xã hội tham gia Nhiều nơi, nhiều lúc tuyên truyền vẫn mang tính hình thức, chưa chú ý đi sâu vào các hoạt động mang tính chuyên nghiệp Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XỬ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 3.1 Xây dựng và hoàn thiện pháp luật giao thông đường bộ. .. nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa" , Công an nhân dân, (2) 13 Nguyễn Văn Bính (2007), "Một số kinh nghiệm trong vi c lập lại trật tự trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô ở Thanh Hóa" , Công an nhân dân, (8) 14 Bộ Công an (2009), Thông tư số 27/2009/TT-BCA (C11) ngày 06/5 về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Hà Nội 15 Bộ Giao thông. .. định về quản và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Hà Nội 41 Chính phủ (2010), Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Hà Nội 42 Cục Đường bộ Vi t Nam (2001), Quyết định số 56/QĐ-ĐBVN ngày 08/ 01 về vi c ban hành quy định về công tác quản và bảo vệ hành lang công trình giao thông, Hà Nội 43 Cục Đường bộ Vi t Nam -... dân tỉnh Thanh Hóa (2005), Báo cáo công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2005, Thanh Hóa 5 Ban An toàn giao thông tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2006), Báo cáo công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2006, Thanh Hóa 6 Ban An toàn giao thông tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2007), Báo cáo công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2007, Thanh Hóa 7 Ban An toàn giao thông. .. định những chính sách nhằm đảm bảo ổn định trật tự ATGT trong tỉnh Thanh Hóa để phát triển kinh tế- xã hội 3 Từ vi c đánh giá thực trạng ở Chương 2, tìm ra nguyên nhân của các hành vi vi phạm pháp luật GTĐB ở Thanh Hóa, luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế vi phạm pháp luật GTĐB trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cường hiệu quả xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, hạn chế vi phạm pháp luật... nhân vi phạm pháp luật giao thông đường bộ Thứ nhất, hoạt động xử vi phạm của các lực lượng chức năng Hàng năm với số vụ vi phạm bị lập biên bản xử lý, số tiền nộp Kho bạc Nhà nước tại Thanh Hóa là tương đối lớn so với cả nước, nhưng cũng mới chỉ phản ánh được một phần công vi c xử vi phạm, vẫn còn nhiều phương tiện tham gia giao thông vi phạm nhưng chưa bị xử Trong đó có thể thấy các do... Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Thanh Hóa 47 Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Thanh Hóa 48 Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Thanh Hóa 49 Đảng Cộng sản Vi t Nam (1987), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội 50 Đảng Cộng sản Vi t... (2004), Luật Thanh tra, Hà Nội 70 Quốc hội (2008), Luật giao thông đường bộ, Hà Nội 71 Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa (2004), Kế hoạch số 980/GTVT-QLGT ngày 22/9 về vi c xác định kiểm kê, giải tỏa vi phạm hành lang bảo vệ đường bộ trên các quốc lộ và đường Hồ Chí Minh địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa 72 Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa (2008), Công văn số 662/GTVT-QLGT ngày 10/6 hướng dẫn vi c kiểm tra, . CHẾ VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH. pháp luật giao thông đường bộ, nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chương

Ngày đăng: 12/02/2014, 13:19

Hình ảnh liên quan

Các hình thức xử phạt khác cũng được các lực lượng chức năng áp dụng nhằm tăng hiệu quả xử lý vi phạm và chấp hành xử phạt - Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh thanh hóa

c.

hình thức xử phạt khác cũng được các lực lượng chức năng áp dụng nhằm tăng hiệu quả xử lý vi phạm và chấp hành xử phạt Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 2.2: Thống kê số công trình nằm trong hành lang ATGT đường Hồ Chí Minh đến tháng 12 năm 2010  - Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh thanh hóa

Bảng 2.2.

Thống kê số công trình nằm trong hành lang ATGT đường Hồ Chí Minh đến tháng 12 năm 2010 Xem tại trang 10 của tài liệu.
2.3.2. Công tác xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ - Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh thanh hóa

2.3.2..

Công tác xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan