Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại Việt Nam cho thấy quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập với một bên là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ vẫn chưa
Trang 1Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập
Lò Thùy Linh
Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Viết Tý
Năm bảo vệ: 2010
Abstract Nghiên cứu những cơ sở lý luận cũng như các vấn đề pháp lý của hợp
đồng gia nhập và vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Phân tích các quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, so sánh với pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới Đưa ra nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như xu hướng của vấn đề bảo vệ người tiêu dùng Kiến nghị nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập cũng như các cơ chế cho việc áp dụng pháp luật cho phù
hợp với thực tiễn tại Việt Nam và quốc tế
Keywords Người tiêu dùng; Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Hợp đồng kinh tế
Content
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trên thị trường, mối quan hệ giữa nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và người tiêu dùng được thiết lập và duy trì thông qua hợp đồng Về nguyên tắc, hợp đồng là công cụ thiết yếu để ghi nhận các thoả thuận và tạo lập sự cân bằng tương đối lợi ích giữa các bên và do đó các bên trong quan hệ hợp đồng hoàn toàn được tự nguyện thoả thuận trên cơ sở
tự do ý chí nhằm thiết lập “luật chơi chung” Tuy nhiên, hầu hết các hợp đồng mà nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ký kết với người tiêu dùng lại là những hợp đồng được soạn thảo sẵn với các điều kiện giao dịch được thiết lập từ trước đó, hay còn được gọi là hợp đồng gia nhập Vì vậy, người tiêu dùng thông thường vẫn là một bên yếu thế hơn so với nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bởi thực chất người tiêu dùng chỉ là bên gia nhập hợp đồng
Tại Việt Nam, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng được đặt ra kể từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 Việc thừa nhận nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc
tế hiện nay cũng đang làm thay đổi căn bản những vấn đề về nhận thức và phương pháp điều tiết của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được coi là một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm hiện thực hoá mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng đã thực sự trở thành một lĩnh vực pháp luật độc lập,
có vị trí đáng kể trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhất là khi Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi
Trang 2người tiêu dùng được ban hành vào năm 1999, dự kiến sẽ được nâng lên thành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong năm 2010
Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại Việt Nam cho thấy quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập với một bên là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ vẫn chưa được đảm bảo và hiện người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận sự thiệt thòi, bất lợi khi giao kết hợp đồng mà không có cơ hội được đàm phán cũng như cơ hội lên tiếng để bảo vệ chính mình Pháp luật vẫn chưa đủ mạnh và trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo
vệ người tiêu dùng trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng gia nhập Vì vậy, việc nghiên cứu đầy đủ các khía cạnh pháp lý về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập nói riêng cũng như xây dựng và hoàn thiện hơn các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng nói chung là một yêu cầu cấp thiết ở nước ta hiện nay
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã lựa chọn chủ đề “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mặc dù xuất hiện và được đề cập đến chưa lâu ở Việt Nam nhưng đã được nhiều tác giả nghiên cứu Tuy nhiên, nội dung của các công trình nghiên cứu mới chủ yếu đề cập đến các vấn đề lý luận về người tiêu dùng và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng hoặc chỉ đề cập đến khía cạnh nào đó của hợp đồng gia nhập, chứ chưa có một nghiên cứu tổng thể và toàn diện về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập dưới góc độ pháp lý Do vậy, vai trò và ý nghĩa của hợp đồng gia nhập trong mối quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà kinh doanh, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng khi gia nhập hợp đồng cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện
3 Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài là nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập dưới góc độ pháp lý, góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng Do đó, trong phạm vi một luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung làm rõ một số nội dung sau:
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận cũng như các vấn đề pháp lý của hợp đồng gia nhập
và vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập
- Phân tích các quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, so sánh với pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới
- Đưa ra nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như xu hướng của vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập tại Việt Nam
- Kiến nghị nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập cũng như các cơ chế cho việc áp dụng pháp luật cho phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lê nin làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng một số phương pháp, bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp; Phương pháp phân tích quy phạm và Phương pháp so sánh pháp luật
5 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn là một công trình nghiên cứu tương đối hệ thống và toàn diện về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập ở Việt Nam hiện nay, đưa ra và phân tích những vấn đề có tính lý luận về hợp đồng gia nhập làm cơ sở cho các luận cứ khoa học của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập bằng pháp luật hiện hành Việc nghiên cứu pháp luật bảo vệ người tiêu dùng sẽ góp phần hoàn thiện hơn pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập,
Trang 3nhất là khi quá trình pháp điển hoá Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang tích cực được hoàn thành
Về mặt giá trị thực tiễn, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, tìm ra nguyên nhân cũng như đưa ra các giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao tính khả thi, tính minh bạch của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo hành lang pháp lý thuận lợi để góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoàn thiện cơ chế và các thiết chế bảo vệ quyền lơ ̣i người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập ở Việt Nam hiện nay
Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG HỢP ĐỒNG GIA NHẬP 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng
Khái niệm người tiêu dùng hiểu theo nghĩa chung nhất là người mua, sử dụng hàng
hoá, dịch vụ nhằm mục đích phục vụ cho các nhu cầu của chính bản thân, gia đình hoặc tổ chức của mình, không nhằm mục đích lợi nhuận Hàng hoá, dịch vụ được mua cho sử dụng cuối cùng bởi các cá nhân, được coi là “người sử dụng cuối cùng”,“người tiêu dùng cuối cùng” Trong một nền kinh tế, sức mua của người tiêu dùng chính là đòn bẩy, là động lực
thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phát triển Bởi vậy, bảo vệ các quyền lợi
cơ bản của người tiêu dùng được đặt ra như một yêu cầu tất yếu khách quan, cần có sự kết hợp của nhiều biện pháp, mà trước hết là việc hoàn thiện các quy định của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
1.1.2 Các quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng
Quyền lợi người tiêu dùng là thuật ngữ pháp lý chỉ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng Trên cơ sở Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng, Chính phủ nhiều nước đã đưa nội dung 8 quyền của người tiêu dùng vào pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của nước mình Đó là các quyền: Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản; Quyền được an toàn; Quyền được thông tin; Quyền được lựa chọn; Quyền được lắng nghe còn được gọi là quyền được đại diện hay quyền được bày tỏ ý kiến của người tiêu dùng; Quyền được khiếu nại và bồi thường; Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng; Quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững Trong 8 quyền nói trên, quyền quan tro ̣ng nhất là quyền đươ ̣c thông tin của người tiêu dùng Bởi vậy, bảo vệ quyền được cung cấp đầy đủ thông tin là
cơ sở rất quan tro ̣ng để hiê ̣n thực hóa các quyền khác của người tiêu dùng
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG GIA NHẬP
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng gia nhập
1.2.1.1 Khái niệm hợp đồng gia nhập
Hợp đồng gia nhập (trong Tiếng Anh là Adhesion contract) đôi lúc còn được gọi là hợp đồng dựng sẵn (Boilerplate contract), hợp đồng mẫu tiêu chuẩn (Standard form contract) hay hợp đồng không có thương lượng Có thể định nghĩa về hợp đồng gia nhập như sau: Hợp
đồng gia nhập là hợp đồng mà các điều kiện và điều khoản của nó do một bên thiết lập, được đưa ra nhằm mục đích giao kết hợp đồng với nhiều người trên cơ sở các điều kiện và điều khoản đó Bên chấp nhận tham gia hợp đồng với các điều kiện và điều khoản đó được gọi là bên gia nhập
1.2.1.2 Đặc điểm của hợp đồng gia nhập
Trang 4Hợp đồng gia nhập trước hết là một loại hợp đồng, vì thế nó vẫn mang đầy đủ các đặc điểm của hợp đồng nói chung Tuy nhiên, loại hợp đồng này vẫn có những đặc điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, tính “gia nhập” là đặc điểm quan trọng nhất của hợp đồng gia nhập
Thứ hai, hình thức của hợp đồng gia nhập: với hợp đồng gia nhập, có lẽ hình thức thích hợp nhất cho sự ghi nhận các điều khoản hợp đồng là văn bản Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các nước trên thế giới khi đưa ra các quy định pháp luật về hợp đồng gia nhập đều không coi trọng vấn đề hình thức của hợp đồng gia nhập bởi bất kể chúng có hình thức ra sao, nội dung của các điều khoản hợp đồng mới liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng
Thứ ba, hợp đồng gia nhâ ̣p thường được sử du ̣ng trong quan hê ̣ giữa người tiêu dùng
và nhà kinh doanh chuyên nghiệp
Thứ tư, hợp đồng gia nhập là hợp đồng có những điều khoản được chuẩn bị từ trước
cho việc sử dụng nhiều lần nhằm giao kết với nhiều người
Tóm lại , viê ̣c áp du ̣ng hợp đồng gia nhâ ̣p là nhu cầu thực tiễn để “hợp lý hóa bán hàng” trong nền kinh tế thị trường Vấn đề pháp lý được đă ̣t ra là cơ chế kiểm soát hợp đồng gia nhâ ̣p nhằm bảo vê ̣ có hiê ̣u quả quyền lợi của người tiêu dùng khi gia nhâ ̣p hợp đồng
1.2.2 Tính tất yếu của vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập là một yêu cầu khách quan
và mang tính tất yếu bởi những lý do sau:
Trong hợp đồng gia nhập, giữa bên soạn thảo và bên gia nhập rõ ràng có vị thế không bình đẳng với nhau Bất cân xứng về thông tin là nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự bất bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng Hiện tượng dòng thông tin không cân bằng vì vậy đã làm “cán cân” lợi ích và thế mạnh nghiêng về nhà kinh doanh, đẩy người tiêu dùng vào vị thế bất lợi hơn
Trên thực tế, văn bản hợp đồng gia nhập rất ít được người ta đọc bởi nhiều lý do khác nhau Tuy nhiên, cũng có một thực tế là các điều khoản dựng sẵn cũng không có ý nghĩa nhiều với người tiêu dùng Đây cũng là lý do khiến cho các điều khoản này ngày càng ít được đọc hoặc có thể bị bỏ qua ngay cả khi họ có đọc chúng và cũng là lý do để nhà kinh doanh không đưa ra các điều khoản hợp đồng có lợi nhất và công bằng cho người tiêu dùng, kể cả trong thị trường có sự cạnh tranh Ngoài ra, việc độc quyền sản xuất hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu tước bỏ cơ hội được đàm phán các điều khoản của hợp đồng của người tiêu dùng Đôi khi hợp đồng gia nhập còn được soạn thảo bởi một hiệp hội nghề nghiệp và được cung cấp cho các thành viên trong hiệp hội để tăng tính thống nhất của hợp đồng, làm giảm khả năng lựa chọn, đàm phán hợp đồng của người tiêu dùng
Như vậy, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong quan hệ hợp đồng với nhà kinh doanh chuyên nghiệp chính là bảo vệ quyền được bình đẳng khi ký kết hợp đồng và quyền giao dịch trung thực của người tiêu dùng Các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải tính đến việc khắc phục những yếu thế của người tiêu dùng Trong đó, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng khi họ không có cơ hội được đàm phán, thương lượng nội dung của hợp đồng cần được điều chỉnh bằng một chế định đặc biệt nhằm đảm bảo sự công bằng cho người tiêu dùng trong quan hệ hợp đồng với một bên là nhà kinh doanh chuyên nghiệp, đảm bảo tự do hợp đồng trong khuôn khổ của pháp luật, khắc phục khiếm khuyết của tự do ý chí trong Luật hợp đồng truyền thống
Chương 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG GIA NHẬP
2.1 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG
Trang 52.1.1 Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa người tiêu dùng và nhà kinh doanh chuyên nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
2.1.2 Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có nội dung cơ bản bao gồm các quy định
về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, trách nhiệm của nhà kinh doanh đối với người tiêu dùng, các quy định về hợp đồng gia nhập, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng và vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
2.2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU
DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG GIA NHẬP
Trước đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế thị trường, pháp luật hiện hành của Việt Nam đã bước đầu quy định về hợp đồng gia nhập nhằm đảm bảo quyền tự do khế ước của người tiêu dùng khi gia nhập hợp đồng với những nội dung cơ bản sau đây:
2.2.1 Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản về hợp đồng gia nhập
Với khái niệm hợp đồng theo mẫu theo quy định tại Điều 407 khoản 1 Bộ luật dân sự, nhà làm luật mới tiếp cận được phần nào đó “tinh thần” về hợp đồng gia nhập ở việc xác định đây là loại “hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra” nhưng không nêu được những đặc trưng cơ bản nhất của hợp đồng gia nhập Điều đó đặt ra một yêu cầu pháp lý là cần phải có cách nhận thức và định nghĩa thống nhất về hợp đồng gia nhập trong bộ luật này
Bộ luật dân sự năm 2005 cũng đã bước đầu thiết lập nên các nguyên tắc chung liên quan đến hợp đồng gia nhập phù hợp với nhận thức chung của thế giới, đó là nguyên tắc giải thích hợp đồng theo hướng có lợi cho bên yếu thế (bên gia nhập) trong quan hệ hợp đồng gia nhập và nguyên tắc vô hiệu các điều khoản không công bằng của hợp đồng gia nhập
Như vậy, mặc dù mới chỉ đưa ra định nghĩa pháp lý chưa đầy đủ và một vài nguyên tắc cơ bản về hợp đồng gia nhập, song Bộ luật dân sự năm 2005 được coi là nền tảng pháp lý quan trọng trong việc điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập
Tại Việt Nam, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 được coi là văn bản pháp lý chính thức quy định các quyền cơ bản của người tiêu dùng làm tiền đề cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập Trên cơ sở các quy đi ̣nh này , mô ̣t số văn bản pháp luâ ̣t điều chỉnh về hợp đồng gia nhâ ̣p trong từng lĩnh vực cu ̣ thể còn quy đi ̣nh người tiêu dùng có quyền bảo lưu hay quyền thỏa thuâ ̣n la ̣i các điều khoản trong hợp đồng gia nhâ ̣p
Về nghĩa vu ̣ , người tiêu dùng khi gia nhâ ̣p hợp đồng với nhà kinh doanh ch uyên nghiê ̣p nhìn chung phải tuân thủ các các điều kiê ̣n , điều khoản hợp đồng đã ký kết Hơn nữa, thông qua hơ ̣p đồng , hàng hóa, dịch vụ được trao đổi , mua bán nhằm phu ̣c vu ̣ cho mu ̣c đích tiêu dùng, bởi thế người tiêu dùng còn có trách nhiệm chung trong vi ệc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật
Như vâ ̣y, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập trong khuôn khổ các quy định về quyền và nghĩa vụ chung nhất của người tiêu dùng khi thực hiện mua sắm, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường
2.2.3 Trách nhiệm của nhà kinh doanh trong hợp đồng gia nhập
Chương III Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 không có những quy định mang tính nguyên tắc về nghĩa vụ của nhà kinh doanh chuyên nghiệp trong hợp đồng gia nhập Cho đến nghị định 55/2008/NĐ-CP ngày 24/04/2008 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người ta mới thấy bước đầu có quy định về trách nhiệm của nhà kinh doanh trong hợp đồng gia nhập tại Điều 5
Trang 6Như vậy, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 còn thiếu vắng những quy định về trách nhiệm của nhà kinh doanh chuyên nghiệp trong việc xây dựng và ban hành hợp đồng gia nhập Bởi thế, trong một số văn bản pháp luật chuyên ngành như Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Luật cạnh tranh năm 2004, Luật điện lực năm 2004, Bộ luật hàng hải năm 2005, Luật hàng không dân dụng năm 2006, nhà làm luật Việt Nam cũng đã đưa ra một số quy định liên quan tới trách nhiệm của nhà kinh doanh chuyên nghiệp dựa trên các nguyên tắc của Luật hợp đồng truyền thống để bảo đảm quyền tự do hợp đồng, bảo đảm lợi ích của bên yếu thế (bên gia nhập) trước việc lạm dụng quyền tự do khế ước của bên soạn thảo hợp đồng
2.2.4 Quy đi ̣nh về kiểm soát hợp đồng gia nhập
Trong pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam hiê ̣n hành , nhà làm luật đã đưa ra cơ chế kiểm soát h ợp đồng gia nhập bằng viê ̣c ấn định các điều khoản tối thiểu của hợp đồng gia nhập và quy định kiểm soát hợp đồng gia nhập thông qua cơ chế phê duyệt hay ban hành hợp đồng mẫu tiêu chuẩn để nhà kinh doanh chuyên nghiệp áp dụng Ngoài ra, các văn bản pháp luật chuyên ngành cũng có những quy định về trách nhiệm của nhà kinh doanh trong việc đưa ra các điều khoản tiêu chuẩn của hợp đồng và vai trò của các cơ quan Nhà nước trong việc kiểm soát nội dung các điều khoản đó
Nhìn chung , cơ chế kiểm soát hợp đồng gia nhâ ̣p đã phần nào được thiết lâ ̣p song chưa đầy đủ trong hê ̣ thống các văn bản pháp luâ ̣ t về bảo vê ̣ quyền lợi người tiêu dùng Pháp luật các nước thườ ng đưa ra đi ̣nh nghĩa và nêu danh m ục các điều khoản được coi là lạm dụng, thiếu thiện chí hay bất bình đẳng trong hợp đồng gia nhập; quy định vai trò và thẩm quyền của cơ quan kiểm soát hợp đồng gia nhập để hạn chế sự vi phạm của nhà kinh doanh, bảo vệ quyền tự do hợp đồng của người tiêu dùng Các quy định này rất nên được tham khảo trong quá trình xây dựng và hoàn thiê ̣n các quy đi ̣nh về hợp đồng gia nhâ ̣p trong Luâ ̣t b ảo vệ quyền lơ ̣i người tiêu dùng của Viê ̣t Nam
2.2.5 Các cơ chế hiện hành giải quyết tranh chấp trong hợp đồng gia nhập
Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định thương lượng (khiếu na ̣i trực tiếp), hòa giải tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và khởi kiê ̣n ta ̣i Tòa án là ba phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và nhà kinh doanh trong hợp đồng gia nhâ ̣p
Tuy nhiên, Tòa án vẫn được coi là phương thức giải quyết tranh chấp trong hơ ̣p đồng gia nhâ ̣p hiê ̣u quả nhất Trình tự, thủ tục khởi kiện tại Tòa án thực hiện theo quy định chung của pháp luật về tố tụng , mà trước hết là Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, bởi vậy nhìn chung cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án chưa thực sự phù hợp với đă ̣c trưng các tranh chấp trong lĩnh vực tiêu dùng
Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp trong hợp đồng gia nhập , ngoài các quy định chung về thủ tu ̣c tố tu ̣ng , pháp luật Việt Nam cũng chưa quy đi ̣nh rõ thẩm quyền của Tòa án trong viê ̣c sửa đổi nội dung các điều khoản hoặc tuyên bố vô hiệu các điều khoản không công bằng trong quá trình xét xử
Tóm lại, các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồn g gia nhâ ̣p vẫn chưa đầy đủ Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 còn thiếu những quy định cụ thể về hợp đồng gia nhập Các quy định trong hệ thống văn bản pháp luật chuyên ngành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập còn thiếu thống nhất với các quy định của Bộ luật dân sự Điều này cho thấy vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập cần được đặt ra và điều chỉnh trực tiếp bằng những quy định đặc thù mang tính nguyên tắc trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
2.3 THỰC TRẠNG VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG GIA NHẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Có thể kể ra một số hình thức vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhâ ̣p tại Việt Nam như sau:
Trang 72.3.1 Sư ̉ du ̣ng thuâ ̣t ngữ chuyên môn khó hiểu trong hơ ̣p đồng gia nhâ ̣p
Trên thực tế, hợp đồng gia nhập thường có nhiều thuật ngữ chuyên môn khó hiểu được trình bày với hình thức không phù hợp gây nhiều khó khăn cho người tiêu dùng trong
quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng Đặc biệt, với phần lớn người tiêu dùng Việt Nam,
sự hạn chế về trình độ, nhận thức là một cản trở không nhỏ đối với việc nhận thức bản chất của các thuật ngữ chuyên môn trong các điều khoản, điều kiện mà nhà kinh doanh đưa ra Nhiều người tiêu dùng khi đọc hợp đồng không thể hiểu hay hiểu sai ý nghĩa của những từ ngữ quy định trong hợp đồng đó, nhất là trong trường hợp nhà kinh doanh cố ý sử dụng thuật ngữ chuyên môn nhằm “che mắt” người tiêu dùng Do vậy, khi xảy ra tranh chấp, căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng, phần thiệt thông thường lại thuộc về người tiêu dùng
2.3.2 Sư ̉ du ̣ng hình thức hơ ̣p đồng gia nhâ ̣p không thuâ ̣n lơ ̣i cho người tiêu dùng
Với lợi thế là bên soạn thảo hợp đồng, nhà kinh doanh có thể cố tình cản trở người tiêu dùng tiếp cận với hợp đồng gia nhập bằng việc đưa ra hợp đồng với những hình thức không thuận tiện cho người tiêu dùng Nhiều người cho biết khi họ phải ký kết hợp đồng gia nhập mà trong đó cỡ chữ cũng như cách trình bày rất khó đọc Hợp đồng loại này thường là rất dài, có khi lên đến cả chục trang, do vậy trong nhiều trường hợp không thể đọc hết hợp đồng hoặc không đủ “kiên nhẫn” để đọc hết hợp đồng, nhất là trong trường hợp hợp đồng cần phải được ký ngay Bởi thế, rõ ràng người tiêu dùng có nguy cơ chịu rủi ro rất lớn nếu có tranh chấp phát sinh
2.3.3 Sư ̉ du ̣ng những điều kiê ̣n, điều khoản hơ ̣p đồng bất lơ ̣i cho người tiêu dùng
Mô ̣t trong những hình thức vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam là việc nhà kinh doanh chuyên nghiệp đưa vào hợp đồng gia nhập những điều khoản, điều kiện bất lợi cho người tiêu dùng Theo nguyên tắc tự
do hợp đồng của pháp luật dân sự, nếu người tiêu dùng gia nhập hợp đồng với các điều khoản như vậy thì đương nhiên chúng trở thành cam kết ràng buộc với họ và trên thực tế khi căn cứ vào nội dung các điều khoản này, người tiêu dùng một mặt khó có thể thực hiện quyền của mình theo quy định pháp luật; mặt khác cũng phải chịu nhiều rủi ro hơn bởi sự mất cân bằng
giữa quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng gia nhập
2.3.4 Đơn phương thay đổi nô ̣i dung cơ bản của các điều khoản trong hợp đồng gia
nhâ ̣p
Là bên soạn thảo hợp đồng, nhà kinh doanh chuyên nghiệp trong nhiều trường hợp còn đơn phương thay đổi nội dung cơ bản của các điều khoản trong hợp đồng Khi nhà kinh doanh đã có thông báo, người tiêu dùng đương nhiên buộc phải chấp nhận điều khoản thay đổi dù có đồng ý hay không
Hiện tượng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập ở Việt Nam
có những nguyên nhân mang tính thực tiễn như sau:
Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập còn thiếu những quy định thống nhất để điều chỉnh trực tiếp về hợp đồng gia nhập làm cơ sở cho việc hình thành một cơ chế kiểm soát và thực thi hợp đồng gia nhập có hiệu quả trên thực tế
Thứ hai, hiệu quả hoạt động của cơ quan chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng ở trung ương là Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) chưa đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn công tác bảo vệ người tiêu dùng nói chung cũng như vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập nói riêng đang đặt ra
Thứ ba, hệ thống các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, trong đó đi đầu là Hội Tiêu chuẩn
và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) hoạt động không có hiệu quả do những khó khăn về mặt nhân lực và tài chính
Thứ tư, nhận thức của về quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng Việt Nam còn nhiều hạn chế
Trang 8Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG HỢP ĐỒNG GIA NHẬP
3.1 HOÀN THIỆN KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG GIA
NHẬP TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ
Điều 407, điều luật quan trọng nhất về hợp đồng gia nhập trong Bộ luật dân sự năm
2005 có thể “thiết kế” lại như sau:
1 Hợp đồng gia nhập là hợp đồng mà các điều kiện và điều khoản của nó do một bên thiết lập sẵn nhằm mục đích giao kết với nhiều người trên cơ sở các điều kiện và điều khoản
đó
Bên chấp nhận tham gia hợp đồng với các điều kiện và điều khoản được bên đề nghị đưa ra được gọi là bên gia nhập
2 Hợp đồng gia nhập phải được giải thích không thiên vị phù hợp với nguyên tắc thiện chí, trung thực và nguyên tắc công bằng Trường hợp nghĩa của điều khoản trong hợp đồng gia nhập không rõ ràng, nó phải được giải thích theo hướng có lợi cho bên gia nhập
3 Trong trường hợp hợp đồng gia nhập có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa
ra hợp đồng gia nhập, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên gia nhập thì điều khoản này không có hiệu lực pháp luật
3.2 XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐI ̣NH VỀ HỢP ĐỒNG GIA NHẬP TRONG LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
3.2.1 Hoàn thiện khái niệm người tiêu dùng
Hoàn thiện khái niệm người tiêu dùng là vấn đề “chìa khoá” đối với pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và quy định về hợp đồng gia nhập nói riêng Bởi vậy, cần hoàn thiện khái niệm người tiêu dùng trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, theo
đó: Người tiêu dùng là tổ chức, cá nhân mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ không nhằm mục
đích hoạt động nghề nghiệp mà để đáp ứng nhu cầu cá nhân Cách định nghĩa như vậy sẽ
làm sáng tỏ mọi vấn đề, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn tiêu dùng tại Việt Nam
3.2.2 Quy định về trách nhiệm của nhà kinh doanh trong việc công bố thông tin
Đối với việc điều chỉnh hợp đồng gia nhập, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần
có quy định về nghĩa vụ của nhà kinh doanh trong việc công khai, niêm yết các điều khoản, điều kiện có thể được sử dụng khi giao kết hợp đồng Dự thảo 5 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng đã thể hiện rõ khuynh hướng đó Tuy nhiên, Luật nên bổ sung quy định cho phép người tiêu dùng được quyền thoả thuận lại các điều khoản trong hợp đồng hoặc quy định một khoảng thời gian hợp lý (từ 7 – 30 ngày) để người tiêu dùng có thể nghiên cứu, xem xét lại hoặc yêu cầu sửa đổi nội dung các điều kiện, điều khoản hợp đồng
3.2.2 Cơ chế kiểm soa ́ t hơ ̣p đồng gia nhâ ̣p
Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần có các quy định sau:
Thứ nhất, Quy định về điều khoản không công bằng trong hợp đồng gia nhập, bao
gồm định nghĩa và danh mục các điều khoản được coi là bất công với người tiêu dùng
Một nội dung nữa đáng lưu ý đó là Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần nêu chi tiết những trường hợp điển hình về điều khoản không công bằng trong hợp đồng gia nhập
Thứ hai, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải có những quy định về thẩm quyền của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc kiểm tra, xem xét, yêu cầu huỷ bỏ, sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng gia nhập khi cơ quan này phát hiện có điều khoản không công bằng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc khi có yêu cầu từ phía người tiêu dùng và các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng
Trang 9Đối với vấn đề này, quy định tại Điều 16 và Điều 19 Dự thảo 5 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã bước đầu thiết lập nên cơ chế kiểm soát hợp đồng gia nhập phù hợp với thông lệ quốc tế Để cho quy định này hoàn thiện hơn, cần bổ sung định nghĩa khái quát về điều khoản vô hiệu Danh mục các điều khoản vô hiệu theo quy định tại Điều 16 khoản 1 cũng cần được sửa đổi cho phù hợp hơn
Đối với thẩm quyền của cơ quan Nhà nước trong việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu
và điều kiện giao dịch chung, nên quy định thêm thẩm quyền của Cục quản lý cạnh tranh trong việc nghiên cứu về thực tiễn sử dụng hợp đồng gia nhập, thiết lập và công khai danh mục các điều khoản vô hiệu, cập nhật và bổ sung các điều khoản vô hiệu phù hợp với thực tiễn pháp lý sinh động trong nền kinh tế thị trường
3.2.4 Cơ chế gia ̉ i quyết tranh chấp ta ̣i Tòa án
Toà án là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và nhà kinh doanh có hiệu quả nhất Bởi vậy, một mặt cần khẳng định thẩm quyền của Toà án đối với việc giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và nhà kinh doanh, áp dụng thủ tục tố tụng đặc biệt (thủ tục xét xử rút gọn) trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mặt khác khuyến khích các thẩm phán vận dụng các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự, trên cơ sở các quy định pháp luật có liên quan và tham khảo danh mục các điều khoản không công bằng được công khai hàng năm để đánh giá tính bất công của các điều khoản hợp đồng gia nhập cũng như khả năng gây thiệt hại cho người tiêu dùng của các điều khoản đó Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần bổ sung quy định về thẩm quyền của Toà án trong việc xem xét, sửa đổi nội dung các điều khoản hoặc tuyên bố vô hiệu các điều khoản không công bằng
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ KHÁC
3.3.1 Kiểm soa ́ t và chống đô ̣c quyền trong sản xuất và cung ứng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường
Cần tạo nên một cơ chế kiểm soát và chống độc quyền trong sản xuất và cung ứng hàng hoá, dịch vụ, tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch thông tin trên cơ sở các nguyên tắc được quy định trong Luật cạnh tranh và các văn bản pháp luật
có liên quan Trong việc thúc đẩy cạnh tranh, hoạt động của Nhà nước không đơn thuần là điều tiết, mà còn khuyến khích và tạo động lực thị trường, tạo lập một sân chơi bình đẳng cho mọi đối tượng có khả năng sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ, từ đó nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ và người tiêu dùng được quyền lựa chọn nhà kinh doanh có khả năng cung ứng sản phẩm họ cần với các điều kiện có lợi nhất
Bên cạnh đó, đối với việc cung ứng dịch vụ công cộng mang tính cơ bản, thiết yếu với đời sống tiêu dùng như điện, nước sinh hoạt, Nhà nước một mặt cần đẩy mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân trong một số lĩnh vực Mặt khác, cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ công trong khu vực Nhà nước bằng chế độ kiểm tra tài chính và chế độ chịu trách nhiệm cá nhân cũng như nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất, đạo đức phục vụ khách hàng đối với đội ngũ cán bộ quản lý, viên chức trực tiếp thực hiện cung ứng dịch vụ công
3.3.2 Nâng cao vai tro ̀ của H ội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng trong công tác bảo
vê ̣ quyền lơ ̣i người tiêu dùng
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần có quy định rõ ràng, cụ thể vai trò của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS) trong việc đại diện người tiêu dùng thực hiện các quyền của người tiêu dùng và giúp đỡ họ trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng phải có địa vị ngang bằng với các Hiệp hội ngành nghề và hiệp hội nghề nghiệp, có khả năng tham gia nghiên cứu thực tiễn và hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát hợp đồng gia nhập một cách có hiệu quả
3.3.3 Tuyên truyền, phổ biến gia ́ o du ̣c pháp luâ ̣t đối với người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh và cán bộ làm công tác bảo vệ người tiêu dùng
Đối với người tiêu dùng, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về
Trang 10quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhất là giúp người tiêu dùng hiểu và biết vận dụng linh hoạt quyền bảo lưu các điều khoản bất lợi khi gia nhập hợp đồng với nhà kinh doanh
Đối với nhà kinh doanh chuyên nghiệp, việc tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm mục đích giúp họ nắm bắt được những vấn đề về người tiêu dùng nói chung và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng nói riêng, đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình soạn thảo và công khai các điều khoản của hợp đồng gia nhập áp dụng cho số đông người tiêu dùng
Ngoài ra, cần phải chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng cho đội ngũ cán bộ chính quyền địa phương, vì đây là nhóm đối tượng đặc biệt, có vai trò quyết định tới sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở các địa phương trong cả nước
Tóm lại, để khắc phục những yếu thế của người tiêu dùng khi gia nhập hợp đồng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, Bộ luật dân sự và Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ đóng vai trò là hai đạo luật quan trọng nhất ghi nhận những quy tắc đặc thù áp dụng cho hợp đồng gia nhập, trong đó các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ưu tiên áp dụng hơn Luật là cơ sở pháp lý vững chắc đối với việc bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của một nền kinh tế thị trường phát triển trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc
KẾT LUẬN
Hợp đồng gia nhập là một minh chứng cho thực tiễn pháp lý đầy sinh động, nơi mà Luật hợp đồng với những nguyên tắc truyền thống của nó không thể trang bị cho người tiêu dùng phương tiện hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước các nhà kinh doanh chuyên nghiệp Bởi vậy, mặc dù hợp đồng gia nhập là vấn đề pháp lý nằm tại biên giới của pháp luật hợp đồng và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng song nó đã trở thành một nội dung quan trọng trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Với vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là một bên yếu thế hơn trong hợp đồng gia nhập, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam đã bước đầu thiết lập nên một trật tự đặc biệt dùng cho việc ký kết, huỷ bỏ, kiểm tra nội dung và trách nhiệm theo hợp đồng có sự tham gia của người tiêu dùng Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành, trong đó quan trọng nhất là Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm
1999 vẫn chưa đưa ra một cơ chế hữu hiệu để kiểm soát hợp đồng gia nhập trong giao dịch giữa nhà kinh doanh chuyên nghiệp và người tiêu dùng trên thị trường Chính vì vậy, nhiều hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập vẫn đã và đang diễn ra theo chiều hướng tăng lên Đặc biệt, việc sử dụng hợp đồng gia nhập trong quá trình kinh doanh một số loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người tiêu dùng như: điện, nước, dịch vụ viễn thông rất phổ biến, trong khi người tiêu dùng hầu như không có cơ hội được thỏa thuận, đàm phán hợp đồng và cũng không có nhiều sự lựa chọn tiêu dùng khác, ngoài việc chấp nhận mọi điều khoản của nhà kinh doanh để có được hàng hoá, dịch vụ đó
Do vậy, việc tăng cường hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập cũng như cơ chế thực thi pháp luật trong lĩnh vực này cho phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế thị trường là một yêu cầu tất yếu Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sắp được ban hành với các quy định điều chỉnh một cách toàn diện về hợp đồng gia nhập áp dụng cho người tiêu dùng khi tham gia giao dịch trên thị trường sẽ bước đầu đáp ứng được yêu cầu đó Các quy định này sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thiết lập và duy trì sự cân bằng trong mối quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà kinh doanh chuyên nghiệp Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ góp phần gây dựng niềm tin nơi người tiêu dùng, bảo vệ động lực kinh tế quan trọng thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phát triển trên thị trường, đồng thời cũng là sứ