Thanh toán điện tử Liên Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình Thanh toán điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thăng Long (Trang 25 - 29)

Mục đích chính của hệ thống Thanh toán điện tử Liên ngân hàng (TTĐTLNH) là giảm chi phí, thời gian luân chuyển tiền tệ, kích thích thanh toán điện tử, dự báo những rủi ro về tài chính.

Cho đến nay, TTĐTLNH đã và đang được Ngân hàng Nhà nước triển khai trên phạm vi toàn quốc theo hai phân hệ là Hệ thống Thanh toán điện tử Liên Ngân hàng và Thanh toán bù trừ điện tử Liên Ngân hàng.

TTĐTLNH là quá trình xử lý các giao dịch Thanh toán Liên Ngân hàng kể từ khi khởi tạo Lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất việc thanh toán cho người thụ hưởng, được thực hiện qua mạng máy tính.

Hệ thống TTĐTLNH là hệ thống tổng thể gồm: Hệ thống bù trừ Liên Ngân hàng, hệ thống xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán và cổng giao diện với hệ thống chuyển tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nước.

* Chức năng chính của hệ thống TTĐTLNH:

+ Thanh toán giá trị cao (có giá trị lớn hơn 500.000.000đ). + Thanh toán giá trị thấp (có giá trị nhỏ hơn 500.000.000đ).

+ Thực hiện quyết toán, bao gồm cả quyết toán tổng tức thời và quyết toán bù trừ.

+ Xử lý giao diện với hệ thống Chuyển tiền điện tử.

* Mô hình tổ chức :

Hệ thống TTĐTLNH có một Trung tâm thanh toán Quốc gia đặt tại Hà Nội, Trung tâm này thực hiện các chức năng tiểu hệ thống giá trị cao, chuyển mạch tiểu hệ thống giá trị thấp, xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán; giao diện với hệ thống chuyển tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nước và các chức năng kiểm tra hệ thống bao gồm phần cứng, phần mềm và truyền thông. Kết nối với Trung tâm thanh toán Quốc gia có các Trung tâm xử lý Tỉnh – đặt tại một số chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chức năng xử lý các Lệnh thanh

toán của tiểu hệ thống gí trị thấp và chuyển mạch tiểu hệ thống giá trị cao trong phạm vi hệ thống TTĐTLNH.

+ Tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao: Là tiểu hệ thống của Hệ thống TTĐTLNH thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các khoản thanh toán có giá trị cao và thanh toán khẩn.

+ Tiểu hệ thống thanh toán giá rị thấp: Là tiểu hệ thống của Hệ thống TTĐTLNH thực hiện thanh toán các khoản giá trị thấp.

Các thành viên trực tiếp của hệ thống TTĐTLNH là các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có đủ điều kiện và được chấp nhận tham gia hệ thống TTĐTLNH. Các thành viên trực tiếp phải có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và phải đăng ký danh sách các chi nhánh trực thuộc của mình (gọi là đơn vị thành viên) tham gia TTĐTLNH để được kết nối trực tiếp vào hệ thống. Ngoài ra hệ thống còn có các thành viên gián tiếp, thành viên gián tiếp là các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được tham gia hệ thống TTĐTLNH thông qua thành viên trực tiếp.

* Kỹ thuật nghiệp vụ xử lý thanh, quyết toán:

Hệ thống TTĐTLNH xử lý các Lệnh thanh toán giá trị cao hoặc khẩn thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán của Ngân hàng thành viên mở tại Sở giao dịch NHNN theo phương thức quyết toán tổng tức thời. Đối với các Lệnh thanh toán giá trị thấp sẽ được xử lý thông qua TTBT trên địa bàn tỉnh, thành phố. Kết quả TTBT trên các địa bàn (tỉnh, thành phố, khu vực) được chuyển về TTTT quốc gia, cùng với kết quả bù trừ tại Trung ương (bù trừ giữa các Hội sở chính ngân hàng), sẽ được tiếp tục xử lý bù trừ một lần nữa – bù trừ “kép” để xác định kết quả cuối cùng và quyết toán. Về cơ bản, các Lệnh thanh toán giá trị thấp được xử lý theo phương thức ròng (DSN).

* Áp dụng chữ ký điện tử: (Mã khóa bảo vệ) trong việc chuyển, nhận

* Thời gian làm việc trong TTĐTLNH:

- Thời điểm các đơn vị ngừng nhận chứng từ thanh toán trong ngày của khách hàng là 15h30 của ngày làm việc. Các chứng từ nhận sau 15h30 sẽ được xử lý vào ngày làm việc tiếp theo.

- Thời điểm các đơn vị ngừng gửi Lệnh thanh toán trong ngày là 15h45 của ngày làm việc.

- Thời điểm hoàn thành xử lý các công việc trong ngày của toàn hệ thống là 16h30 của ngày làm việc.

* Phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hệ thống TTĐTLNH: cũng như hệ

thống thanh toán điện tử ở các nước, hệ thống TTĐTLNH cũng phải đối mặt với các rủi ro tiềm tàng như rủi ro vận hành và rủi ro có tính hệ thống do vậy cần phải có các biện pháp hữu hiệu và phù hợp để giảm thiểu tới mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro trong TTĐTLNH gồm:

- Thiết lập và duy trì hoạt động của hệ thống dự phòng: Hệ thống TTĐTLNH có hệ thống dự phòng cho hoạt động của Trung tâm thanh toán quốc gia và các Trung tâm xử lý tỉnh. Hệ thống dự phòng có đầy đủ các máy móc, trang thiết bị như hệ thống đang vận hành chính thức nhằm đảm bảo cho các sự cố bất khả kháng như thiên tai, địch họa... không thể cùng lúc ảnh hưởng đến cả hai hệ thống. Trong trạng thái bình thường, hệ thống dự phòng hoạt động song hành cùng với hệ thống chính thức và luôn sẵn sàng thay thế cho hệ thống chính thức, nếu hệ thống chính thức gặp sự cố bất khả kháng.

- Xử lý và quyết toán các khoản thanh toán chuyển tiền giá trị cao và khẩn theo phương thức tổng tức thời. Trong trường hợp tài khoản tiền gửi thanh toán của thành viên không có đủ số dư thì Lệnh thanh toán sẽ được chuyển vào hàng đợi, khi đủ tiền mới được xử lý.

Theo thống kê của các ngân hàng quốc doanh và cổ phần trong nước, từ năm 2002 đến năm 2008 có 18.450.737 lệnh thanh toán và tổng số tiền giao dịch là 17.075.000 tỷ đồng dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng. Bình quân mỗi ngày có khoảng 35.000 đến 45.000 lệnh thanh toán với tốc độ 10 giây cho mỗi lần giao dịch. Cả nước hiện đang có hơn 4500 máy ATM, gần 15.000 máy POS và hơn 10.300.000 thẻ ATM đã phát hành. Đây là một yếu tố cần thiết để các ngân hàng liên kết và xây dựng hệ thống thanh toán điện tử theo chuẩn chung.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình Thanh toán điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thăng Long (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w