NHNo&PTNT THĂNG LONG
2.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT THĂNGLONG LONG
2.1.1. Lịch sử hình thành
Tiền thân của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long là sở giao dịch I. Sở giao dịch I NHNo&PTNT được thành lập theo quyết định số 15/TCCB ngày 16/03/1991 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Vam với chức năng chủ yếu là đầu mối để quản lý các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và thực hiện cho vay trên địa bàn Hà Nội, cho vay đối với các công ty lớn về nông nghiệp như: Tổng công ty rau quả, công ty thức ăn gia súc... Ngày 01/04/1991 Sở giao dịch I đã chính thức đi vào hoạt động. Lúc mới thành lập, Sở giao dịch chỉ có hai phòng ban là Phòng tín dụng và Phòng kế toán cùng một tổ ngân quỹ.
Năm 1992, Sở giao dịch I được sự ủy nhiệm của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành thêm nhiệm vụ mới đó là quản lý vốn, điều hòa vốn và thực hiện quyết toán tài chính cho 23 tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra). Trong các năm từ 1992-1994 việc thực hiện tốt nhiệm vụ này của Sở giao dịch I đã giúp thực hiện tốt cơ chế khoán tài chính, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của 23 tỉnh, thành phố phía Bắc. Từ cuối năm 1994, Sở giao dịch I thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh vốn theo lệnh của Ngân hàng Nông nghiệp và thực hiện kinh doanh tiền tệ trên địa bàn Hà Nội bằng cách huy động tiền nhàn rỗi của dân cư, các tổ chức kinh tế bằng
nội tệ, ngoại tệ sau đó cho vay để phát triển sử dụng kinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế.
Ngoài ra, Sở giao dịch I còn có các dịch vụ tư vấn đầu tư, bảo lãnh, thực hiện chiết khấu các thương phiếu, các nghiệp vụ thanh toán, nhận cầm cố, thế chấp tài sản, mua bán kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý, tài trợ xuất khẩu... và ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 14/04/2003, Sở giao dịch I được đổi tên thành Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long theo quyết định số 17/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 12/02/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của CN NHNo&PTNT Thăng Long
* Bộ máy tổ chức:
- Ban Giám đốc
- Phòng hành chính nhân sự
- Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ - Phòng Tín dụng
- Phòng Kinh doanh ngoại hối - Phòng Kế toán Ngân quỹ - Phòng dịch vụ Marketing - Phòng Đảng ủy công đoàn - Phòng Điện toán
- Phòng Vi tính
* Mạng lưới hoạt động (các phòng giao dịch):
- PGD số 1 - PGD số 2 (Hàng Chiếu) - PGD số 3 (Phố Vọng) - PGD số 5 - PGD số 6 (Hàng Bông) - PGD số 7 (Phan Đình Phùng) - PGD Nguyễn Khuyến - PGD Nguyễn Đình Chiểu - PGD Cổ Bi
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2008
2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội địa phương ảnh hưởng đến hoạtđộng của Ngân hàng năm 2008 động của Ngân hàng năm 2008
Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam gặp những khó khăn bất lợi, những tác động tiêu cực từ kinh tế toàn cầu và các nguyên nhân nội tại đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các thành phần kinh tế trong nước và hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Diễn biến kinh tế trong 9 tháng đầu năm, lạm phát tăng cao, Chính phủ và NHNN đã triển khai thực hiện một số giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát
như tăng tỷ lệ DTBB, tăng mua tín phiếu kho bạc Nhà nước, hạn chế tăng trưởng tín dụng.
Vốn VNĐ khan hiếm, để đảm bảo thanh khoản và thu hút vốn nội tệ, các NHTM đồng loạt tăng lãi suất huy động, tăng khuyến mãi. Mức lãi suất thực có thời điểm sát mốc lãi suất tối đa của lãi suất cơ bản NHNN công bố và tăng cao điểm đối với các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 12 tháng, phát sinh các kỳ hạn tuần. Cạnh tranh giữa các NHTM trở nên gay gắt, vốn huy động thực chất bị quay vòng, san sẻ trong khi vốn giải ngân hạn chế, các hợp đồng tín dụng theo cơ chế lãi suất cho vay cố định và thấp dẫn đến hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về cân đối vốn và tài chính.
Đến tháng 10/2008, nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, hệ thống ngân hàng lại đối mặt với rủi ro mới: lãi suất cơ bản xuống thấp, lãi suất cho vay giảm, dư nợ giảm nguyên nhân do thị trường hàng hóa chậm tiêu thụ, sản xuất ứ đọng,... dẫn đến một số doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, một số doanh nghiệp uy tín được nhiều NHTM mời chào...
2.2.2. Kết quả kinh doanh năm 2008
* Công tác huy động vốn:
- Tổng nguồn vốn bao gồm cả nguồn tiền gửi KKH của BHXH, nguồn ủy thác tiết kiệm vàng 6.763 tỷ VNĐ trong đó:
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn
Tổng nguồn vốn 6.763 tỷ VNĐ
Nguồn nội tệ 5.327 tỷ VNĐ
Nguồn ngoại tệ quy đổi 1.067 tỷ VNĐ Nguồn vàng quy đổi 369 tỷ VNĐ
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008)