Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
350,16 KB
Nội dung
PhápluậtViệtNamvàmộtsốnướctrênthế
giới vềbảohiểmthântàutrongthươngmại
hàng hải
Nguyễn Thanh Loan
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Bá Diến
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Trình bày những l ý luận chung vềbảohiểmthântàu , vai trò, lịch sử hình
thành và cơ sởpháp l ý của bảohiểmthân tàu. Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của
bảo hiểmthântàutrongthươngmạihànghải như hợp đồng bảohiểmthân tàu, phạm
vi bảohiểmthân tàu, các điều khoản cơ bản trong hợp đồng bảohiểmthântàu theo
pháp luậtViệtNamvàmộtsốnướctrênthế giới. Đưa ra những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả thực thi phápluậtvềbảohiểmthântàu tại Việt Nam.
Keywords: Luật Quốc tế; PhápluậtViệt Nam; Bảohiểmthân tàu; Thươngmạihàng
hải; Luậthànghải
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Vận tải đường biển đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thế giới, đứng đầu trong hệ
thống vận chuyển quốc tế. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, vận tải đường biển đảm nhận hơn
90% lượng hàng hóa lưu thông toàn cầu. Các tàu chở dầu chuyên chở khoảng 60% lượng dầu
thô thế giới, loại năng lượng chính hiện nay của con người. Vận tải bằng đường biển luôn
tiềm ẩn những rủi ro có thể dẫn đến tổn thất và thiệt hại. Các trường hợp bất khả kháng hay
hành vi sai sót của các nhân viên hànghải có thể gây ra những tổn thất rất lớn. Bảo đảm an
toàn hànghảivà giảm thiểu tai nạn trêntàu là một vấn đề phức tạp, bao gồm nhiều khía cạnh
như kỹ thuật, tổ chức, nhân sự, kinh tế vàpháp lý. Trong đó, bảohiểmhànghải được xem là
một biện phápbảo đảm an toàn hiệu quả trong vận tải biển, vừa là một công cụ pháp lý vừa là
một khái niệm kinh tế.
Vận tải đường biển mang tính quốc tế, vì vậy bảohiểmhànghải cũng vượt ra ngoài lãnh thổ
của một quốc gia vànắm những nguồn tài chính khổng lồ tập trung ở những trung tâm tài
chính quốc tế. Theo nghĩa rộng, bảohiểmhànghải được xem là biện phápbảo đảm nghĩa vụ
theo hợp đồng ký kết giữa các chủ thể tham gia vận tải biển. Quan điểm này xuất phát từ chỗ
cho rằng vận tải biển luôn đi cùng với những rủi ro có thể gây ra những thiệt hại vật chất lớn,
thiệt hạivề tính mạng và những thảm họa môi trường khó khắc phục cũng như những hậu quả
khác vàbảohiểmhànghải là nguồn bồi thường những thiệt hại gây ra cũng như giảm thiểu
hay ngăn ngừa những tổn thất có thể lường trước.
2
Có thể nói, tàu biển là phương tiện duy nhất trong vận tải đường biển. Là một cấu trúc nổi
phức tạp về công nghệ, mỗi con tàu đã hạ thủy và qua chạy thử vào thời điểm hiện nay có giá
trị tương đối lớn, khoảng 30-40 triệu đô la Mỹ đối với tàu của các nước phát triển. Tàu biển
Việt Namthường có giá trị khoảng 2-3 triệu đô la Mỹ, so với các nước là nhỏ, nhưng so với
khả năng tài chính của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam, đây là một con số không nhỏ.
Do đó, những rủi ro xảy ra với con tàutrong quá trình hành thủy có nguy cơ khiến các chủ tàu
phải gánh chịu những thiệt hại vật chất rất lớn, thường vượt quá khả năng tài chính của họ.
Bảo hiểmthântàu sẽ giúp các chủ tàu được bảovệ khi con tàu gặp phải những hiểm họa của
Biển cả và Đại dương và khi có tổn thất xảy ra, sẽ giúp họ nhanh chóng khắc phục hậu quả
của các rủi ro, đưa con tàu trở về trạng thái làm việc bình thường.
Hiện nay, vấn đề bảohiểmthântàu ngày càng trở nên cấp thiết bởi tai nạn trên biển tuy có
giảm vềsố lượng nhưng tác hại của chúng lại ngày càng lớn và đôi khi tổn thất thường dẫn
đến phá sản vàbảohiểmthântàu giúp giảm nhẹ gánh nặng do những tai nạn có thể gây ra.
Bảo hiểmthântàu là loại bảohiểm lớn, cả gói, bao gồm những rủi ro đặc biệt phát sinh trong
quá trình vận hành tàu biển, đòi hỏi kinh nghiệm, quan hệ quốc tế, sự hiểu biết tường tận công
việc hàng hải, các đặc điểm kỹ thuật trong khai thác tàu biển và nhiều kiến thức khác.
Bảo hiểmhànghảiViệtNam nói chung cũng như bảohiểmthântàu tại ViệtNam nói riêng
còn đang trên con đường hình thành và phát triển, lại đang đứng trước những thử thách to lớn
của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia toàn cầu hóa. Trước tình hình đó, việc
nghiên cứu về đề tài phápluậtvềbảohiểmthântàu là hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu sâu
về bảohiểmthântàutrongthươngmạihànghải là một việc làm quan trọngvà cấp bách, bởi
có liên quan chặt chẽ với thực tiễn hoạt động hàng ngày của thuyền trưởng, thuyền viên và
chủ tàu. Hiểu rõ vềbảohiểmthântàu sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng tàuvà
ngăn ngừa được những thiệt hại có thể xảy ra, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế
biển vàthươngmạihàng hải.
2. Tình hình nghiên cứu và những đóng góp của đề tài
Như đã đề cập ở trên, bảohiểmthântàuViệtNam là mộttrong những lĩnh vực tương đối mới
mẻ và chưa được quan tâm đúng mức nên hiện nay hầu như chưa có công trình riêng nào
nghiên cứu về vấn đề này.
Dưới góc độ nghiệp vụ nói chung thì vấn đề bảohiểmthântàu được đề cập đến trongmộtsố
tài liệu mang tính chuyên ngành khác nhau như: chuyên ngành bảo hiểm, chuyên ngành ngoại
thương …
Dưới góc độ khoa học pháp lý, có thể khẳng định rằng cho tới thời điểm này mới chỉ có đề tài
luận văn thạc sỹ năm 2005 của Nguyễn Thị Hoài Quy về “Bảo hiểmthântàutrongthương
mại hànghảiso sánh phápluậtViệtNamvàphápluậtmộtsốnướctrênthế giới”. Tuy nhiên,
luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Hoài Quy hoàn thành vào năm 2005 khi Bộ luậthànghải
2005 chưa có hiệu lực phápluật nên chưa cập nhật được một cách có hệ thống, toàn diện các
khía cạnh pháp lý mới vềbảohiểmthântàu tại Việt Nam. Do đó, nghiên cứu đề tài này trong
thời điểm hiện nay là việc làm không có sự trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào hiện
có trong lĩnh vực này tại Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của phápluậtvềbảohiểm
thân tàuViệtNamtrên cơ sởso sánh, đối chiếu với phápluậtvềbảohiểmthântàu của mộtsố
nước láng giềng và các nước có nền bảohiểmthântàu phát triển trênthế giới. Qua đó, luận
văn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi phápluậtvềbảohiểmthântàu tại Việt
Nam.
Để đạt được những mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những lý luận chung vềbảohiểmthân tàu, ý nghĩa vai trò và lịch sử hình thành,
phát triển của bảohiểmthân tàu, cơ sởpháp lý của bảohiểmthân tàu.
3
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của bảohiểmthântàutrongthươngmạihànghải như hợp
đồng bảohiểmthân tàu, phạm vi bảohiểmthân tàu, các điều khoản cơ bản trong hợp đồng
bảo hiểmthântàu theo phápluậtViệtNamvàmộtsốnướctrênthế giới.
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi phápluậtvềbảohiểmthântàu tại
Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Bảo hiểmthântàu là một đề tài tương đối rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề kỹ
thuật hànghảivà kỹ thuật bảo hiểm, luận văn này chỉ giới hạn trong phạm vi tìm hiểu bảo
hiểm thântàu đối với các tàu biển chạy tuyến quốc tế và tập trung tìm hiểu những vấn đề cơ
bản của bảohiểmthântàu như khái niệm, phân loại bảohiểmthân tàu, ý nghĩa vai trò và lịch
sử hình thành, phát triển của bảohiểmthân tàu, cơ sởpháp lý của bảohiểmthân tàu. Đồng
thời, luận văn cũng đi sâu phân tích khía cạnh Điều kiện bảohiểmthântàu thời hạn – điều
khoản làm cơ sở cho hợp đồng bảohiểmthântàutrênthếgiớivà đang được áp dụng chủ yếu
trong các đơn bảohiểmthântàu chạy tuyến quốc tế của Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả sử dụng các
phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, diễn giải, quy nạp để nghiên cứu đề tài
khóa luận. Ngoài ra, khóa luận còn vận dụng các quan điểm, đường lối, chủ trương phát triển
kinh tế của Đảng và Nhà nước để khái quát hệ thống và khẳng định kết quả nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, lời cam đoan, trang bìa và phụ bìa, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được kết cấu như sau:
Chƣơng 1 – Những vấn đề cơ bản vềbảohiểmthântàutrong thƣơng mạihànghải
Chương này làm rõ cơ sở lý luận và cơ sởpháp lý của bảohiểmthântàubao gồm các nội
dung: Khái niệm, ý nghĩa, vai trò và lịch sử hình thành, phát triển của bảohiểmthân tàu, các
loại rủi ro và tổn thất trongbảohiểmthân tàu.
Chƣơng 2 – Nội dung của bảohiểmthântàu theo quy định của phápluậtViệtNamvà
một số nƣớc trênthếgiới (Anh, Mỹ, Ấn Độ, Singapore, Phần Lan, Canada)
Chương 2 tập trung phân tích những nội dung cơ bản của hợp đồng bảohiểmthântàu (Khái
niệm hợp đồng bảohiểmthân tàu, Quyền lợi bảo hiểm, Giá trị bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm,
Nghĩa vụ của các bên khi xảy ra tổn thất, Phạm vi trách nhiệm của các bên trong hợp đồng
bảo hiểmthân tàu), phạm vi bảohiểmthân tàu, tai nạn đâm vavà cách giải quyết, giải quyết
tranh chấp vềbảohiểmthân tàu.
Chƣơng 3 – Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi phápluậtbảohiểm
thân tàu tại ViệtNam
Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn được phân tích, chương này xem xét những bất cập của
pháp luậtbảohiểmthântàuViệt Nam; trình bày và đánh giá thực trạng thực thi phápluậtbảo
hiểm thântàu tại Việt Nam; đề xuất mộtsố quan điểm và các giải pháp cụ thể nhằm khắc
phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả thực thi phápluậtvềbảohiểmthântàu tại Việt
Nam.
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀBẢOHIỂM
THÂN TÀUTRONG THƢƠNG MẠIHÀNGHẢI
1.1. Khái niệm bảohiểmthântàu
1.1.1. Giới thiệu tổng quát vềtàu biển
Tàu biển là thuật ngữ dùng để chỉ những phương tiện nổi trên mặt nước có khả năng chuyên
chở hàng hoá, vật phẩm, hành khách hoặc sử dụng vào mục đích khác trên biển hoặc trên
những vùng nước khác mà tàu có thể đi lại được.
1.1.2. Khái niệm bảohiểmthân tàu.
4
Bảo hiểmthântàu có thể định nghĩa là bảohiểm những thiệt hại vật chất xảy ra đối với vỏ
tàu, máy móc và các thiệt bị trêntàu đồng thời có thểbao gồm cả bảohiểm cước phí, các chi
phí hoạt động của tàuvàmột phần trách nhiệm của chủ tàu phải chịu trong trường hợp tàu
đâm va nhau ( tùy theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng bảohiểmthântàu ).
1.1.3. Sự ra đời của bảohiểmthân tàu.
1.1.3.1. Trênthế giới:
Hợp đồng bảohiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy có ghi ngày 22/04/1329 hiện còn được
lưu giữ tại Floren. Sau đó cùng với việc phát hiện ra Ấn Độ dương và tìm ra Châu Mỹ, ngành
hàng hải nói chung vàbảohiểmhànghải nói riêng đã phát triển rất nhanh.
1.1.3.2. Ở Việt Nam:
Bảo hiểmthântàu ở ViệtNam có thể nói được chính thức ra đời sau Quyết định số 254
TC/BH ngày 25/05/1990 cho phép Tổng công ty bảohiểmViệtNam tiến hành bảohiểmthân
tàu và thuyền viên.
1.2. Các loại rủi ro và tổn thất trongbảohiểmthântàu
1.2.1. Rủi ro trongbảohiểmthântàu
1.2.1.1. Rủi ro chính:
Nhóm rủi ro chính là những rủi ro được bảohiểm ngay từ những ngày sơ khai của bảohiểm
hàng hải. Những rủi ro đó thường gây nên tổn thất lớn gồm có: mắc cạn, chìm đắm, cháy,
đâm va
1.2.1.2. Nhóm rủi ro thông thƣờng đƣợc bảo hiểm:
Thực ra đây là nhóm rủi ro mở rộng thêm sau thời kỳ sơ khai của bảohiểmhànghảivà người
ta quen gọi là rủi ro thông thường được bảo hiểm. Nhóm rủi ro này bao gồm các rủi ro sau:
Hành vi phi pháp của thuyền trưởng và thuỷ thủ đoàn; Mất tích; Rủi ro cướp biển
1.2.1.3. Rủi ro riêng:
Là rủi ro không được bảohiểm với điều kiện bảohiểm thông thường trừ khi người bảohiểm
chấp nhận tham gia thêm rủi ro này.
1.2.1.4. Nhóm rủi ro có thể đƣợc bảohiểm
Bao gồm: vi phạm về phạm vi hoạt động hoặc hành trình của con tàubảo hiểm; vi phạm về
kinh doanh và khai thác tàu; vi phạm về lai dắt; vi phạm vềhàng hoá chuyên chở.
1.2.1.5. Rủi ro loại trừ:
Trong bảohiểmthântàu còn có những rủi ro mà người bảohiểm không nhận bảo hiểm, gọi là
những rủi ro loại trừ. Bao gồm: Hành vi sơ suất, lỗi lầm, cố ý của người được bảo hiểm;
Chậm trễ hành trình; Tàu không đủ khả năng đi biển; Tàu đi chệch hướng.
1.2.2. Tổn thất trongbảohiểmthântàu
Tổn thất trongbảohiểmthântàu là những hư hỏng, thiệt hại của tàu được bảohiểm do rủi ro
gây ra.
1.3. Ý nghĩa, vai trò của bảohiểmthântàutrong thƣơng mạihànghải
1.3.1. Bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất
Bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất là tác dụng chủ yếu của bảohiểmvà cũng xuất phát chính
từ nhu cầu này mà bảohiểm đã ra đời.
1.3.2. Tăng cƣờng công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Bên cạnh khả năng giải quyết các hậu quả của rủi ro, bảohiểm còn góp phần thực hiện một
nội dung trong các biện pháp kiểm soát rủi ro.
1.3.3. Sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo đƣợc nguồn vốn lớn để đầu tƣ
vào những lĩnh vực khác
Bảo hiểm đã trở thành lựa chọn tối ưu trong môi trường đầy rủi ro hiện nay, đảm bảo mức độ
an toàn tương đối về khả năng tài chính khi xảy ra rủi ro mà vẫn không gây đọng vốn.
1.3.4. Tăng thu cho ngân sách nhà nƣớc
Hàng năm, thông qua việc nộp thuế, bảohiểm đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân
sách Nhà nước.
5
1.3.5. Tạo tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống
Bảo hiểm chính là một giải pháp hữu hiệu, góp phần tích cực tạo ra tâm lý an tâm trong kinh
doanh, trong cuộc sống cho con người.
1.4. Nguồn luật điều chỉnh bảohiểmthântàu
1.4.1. Các Điều ƣớc quốc tế vềbảohiểmthântàu
Công ước của tổ chức hànghải quốc tế; Các công ước của Liên hợp quốc và các tổ chức của
Liên hợp quốc; Công ước của Liên hợp quốc về điều kiện đăng ký tàu biển 1986; Quy tắc
York – Antwerp 1994
1.4.2. Luật quốc gia
Bộ luậthànghải sửa đổi bổ sung được quốc hội thông qua tháng 5 năm 2005. Ngoài ra còn có
các văn bản dưới luật điều chỉnh hợp đồng bảohiểmthân tàu. Bộ luật dân sự 2005 có những
quy định chung nhất về hợp đồng bảohiểm (Điều 567-580), điều khoản loại trừ trách nhiệm
của người bảohiểmtrong gây ô nhiễm hay nguy cơ ô nhiễm hay tổn hại môi trường lại cần
phải tham chiếu Luậtbảovệ môi trường 2005…
1.4.3. Tập quán hànghải
Tập quán quốc tế vềhànghải cũng là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng bảohiểmthân tàu.
1.4.4. Các phán quyết của Tòa án, Trọng tài vềbảohiểmthântàu
Phán quyết của Tòa án Nova Scotia Canada ngày 03/04/2006, phán quyết của Tòa án
Vancouver Canada ngày 02/10/2006, phán quyết của Tòa án tối cao Philippin ngày 31/3/2005,
phán quyết của Trọng tài Canada 14/4/2005 liên quan đến tàu lai dắt bị chìm.
Kết luận
Bảo hiểmthântàu có vai trò lớn trong đời sống kinh tế của xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế
phát triển và hội nhập quốc tế.
CHƢƠNG 2
NỘI DUNG CỦA BẢOHIỂMTHÂNTÀU THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁPLUẬTVIỆTNAMVÀ
MỘT SỐ NƢỚC TRÊNTHẾGIỚI
2.1. Hợp đồng bảohiểmthântàu
2.1.1. Khái niệm hợp đồng bảohiểmthântàu
Hợp đồng bảohiểmthântàu là hợp đồng bảohiểm các rủi ro hànghải mà theo đó người bảo
hiểm cam kết bồi thường cho người được bảohiểm những tổn thất hànghải do các rủi ro được
bảo hiểm xảy ra trongmột hành trình đường biển gây ra cho đối tượng bảo hiểm, theo cách
thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.
2.1.2. Đặc điểm hợp đồng bảohiểmthântàu
Là một văn bản bồi thường (contract of indemnity);Là một hợp đồng tín nhiệm (contract of
goodfaith);Là một hợp đồng có thể chuyển nhượng được (negotiable contract).
2.1.3. Hình thức hợp đồng bảohiểmthântàu
Hợp đồng bảohiểm phải được thể hiện bằng đơn bảohiểm hoặc bằng giấy chứng nhận bảo
hiểm và chỉ có hợp đồng mới có giá trị dẫn chứng và ngược lại. Đơn bảohiểm là bộ phận cấu
thành của hợp đồng bảo hiểm.
2.1.4. Nội dung hợp đồng bảohiểmthântàu
Hợp đồng bảohiểmthântàubao gồm những điều khoản cơ bản sau:
- Những thông tin liên quan đến người bảohiểmvà người tham gia bảohiểm
- Nguyên tắc chung.
- Luật, điều khoản, điều kiện chi phố hợp đồng.
- Thủ tục bảo hiểm.
- Phí bảo hiểm.
6
- Bảo quản kiểm tra tàuvà công tác đề phong hạn chế tổn thất.
- Thông báo giải quyết tai nạn.
- Trách nhiệm bảo lưu quyền khiếu nại người thứ ba.
- Chế tài bổi thường.
- Thời hạn khiếu nại.
- Hiệu lực của hợp đồng.
- Xư
̉
lý tranh chấp.
2.1.5. Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng bảohiểmthântàu
Các bên tham gia ký kết hợp đồng bảohiểmbao gồm người bảo hiểm, người được bảohiểm
(chủ tàu, người thuê tàu), người đại diện được uỷ quyền của chủ tàu.
2.1.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảohiểmthântàu
2.1.7. Đối tƣợng bảohiểm
Đối tượng được bảohiểmtrong hợp đồng bảohiểmthântàu là toàn bộ con tàuvà trang thiết
bị của con tàu đó.
2.1.8. Số tiền bảo hiểm, phí bảohiểm
2.1.8.1. Số tiền bảohiểm
Số tiền bảohiểm là toàn bộ hay một phần giá trị bảohiểm do người được bảohiểm yêu cầu và
được bảo hiểm. Giá trị bảohiểm là toàn bộ giá trị của con tàu được bảo hiểm.
Số tiền bảohiểm = Giá trị bảohiểm + Cước phí chuyên chở + Phí điều hành
2.1.8.2. Phí bảohiểm
Phí bảohiểmthântàu do các chủ tàu thoả thuận với người bảohiểmvàbao gồm những bộ
phận sau đây:
2.1.9. Các loại hợp đồng bảohiểmthântàu
Hợp đồng bảohiểmthântàu (hợp đồng bảo hiểm) có thể được ký kết theo hai loại: Hợp đồng
bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảohiểm thời hạn.
2.1.10. Thời hạn bảohiểm
Hợp đồng bảohiểm có hiệu lực từ 24 giờ của ngày ký kết đến 24 giờ của ngày hết hạn hợp
đồng.
2.2. Phạm vi bảohiểmthântàu
Những rủi ro được bảohiểmthường là 4 rủi ro chính, 3 rủi ro thông thườngvà rủi ro riêng về
chiến tranh. Ngoài ra, theo đặc thù của hoạt động kinh doanh, khai thác tàu biển người bảo
hiểm còn đề ra các rủi ro có thể được bảo hiểm.
2.3. Tai nạn đâm vavà cách giải quyết
2.3.1. Khái niệm
- Đâm va là trường hợp phương tiện vận chuyển đâm hay va phải bất cứ vật thể gì bên ngoài
(chuyển động hay cố định), trừ nước.
- Khi đâm va, người ta thường xác định nguyên nhân lỗi. Có 3 trường hợp:
+ Lỗi do khách quan:
+ Lỗi do mộttàu gây nên:
+ Haitàu cùng có lỗi:
2.3.2. Trách nhiệm của bảohiểmthântàutrong tai nạn đâm va
- Trách nhiệm với con tàu được bảohiểm bị đâm va:
+ Người bảohiểm chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất vật chất của chính con tàu được bảohiểm
gọi tắt là tổn thất đâm va gồm: vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị.
+ Bảohiểmthântàu không chịu trách nhiệm về thiệt hại kinh doanh của tàu được bảo hiểm,
thiệt hạivềhàng hóa chuyên chở, thiệt hạivề người.
- Trách nhiệm với con tàu bị tàu được bảohiểm đâm va:
+ Là trách nhiệm của bảohiểm bồi thường cho bảohiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu được
bảo hiểm đối với các chủ tàu khác bị đâm va theo lỗi mà họ gây nên gọi tắt là trách nhiệm
đâm va. Trách nhiệm này bao gồm:
7
+ Tổn thất, thiệt hại vật chất của chiếc tàu bị đâm va
+ Tổn thất và thiệt hạivề tài sản, hàng hóa tàu bị đâm va
+ Thiệt hạivề kinh doanh tàu đâm va
+ Ngoài ra nếu có tổn thất chung, chi phí cứu hộ của tàu bị đâm va do tai nạn đâm va gây ra
thì chủ tàu đâm va cũng phải gánh chịu vì những chi phí này thực tế làm giảm bớt những tổn
thất cho tàu bị đâm va.
2.3.3. Giới hạn trách nhiệm của bảohiểmthântàu đối với tai nạn đâm va
Bảo hiểm chỉ bồi thường 3/4 trách nhiệm đâm vavà không được vượt quá 3/4 số tiền bảo
hiểm thântàu
Số tiền bồi thường = 3/4 trách nhiệm đâm va ≤ 3/4 số tiền bảo hiểm. Còn lại 1/4 trách nhiệm
đâm va, chủ tàu gánh chịu với lý do là để chủ tàuthậntrọng hơn trong điều hành tàu, tránh tai
nạn đâm va.
2.3.4. Giới hạn trách nhiệm của chủ tàutrong tai nạn đâm va
Trong thực tế, khi tai nạn đâm va xảy ra thì không phải chủ tàu nào cũng đủ khả năng để bồi
thường tổn thất cho tàu bị đâm va, nhất là trong trường hợp tàu nhỏ đâm va với tàu lớn. Trong
trường hợp như vậy, các chủ tàu nhỏ sẽ rơi vào tình trạng bị phá sản vì phần trách nhiệm vượt
quá khả năng tài chính của mình.
Để bảovệ quyền lợi cho các chủ tàu, nhất là đối với các tàu nhỏ, luật ở mộtsốnước đưa ra
mức giới hạn trách nhiệm cho chủ tàu. Đó là số tiền tối đa mà chủ tàu phải gánh vác trong
trách nhiệm đâm va. Mức giới hạn này được xác định theo độ lớn của tàu, thường được tình
bằng tấn dung tích đăng ký toàn phần GRT (Gross Registered Tonnage) hoặc giá trị con tàu.
2.3.5. Tính toán thiệt hại đâm va theo trách nhiệm chéo
Điều kiện để giải quyết theo trách nhiệm chéo là:
- Haitàu cùng có lỗi và cùng gây ra tổn thất cho nhau.
- Haitàu không vận dụng giới hạn trách nhiệm của chủ tàu
Thông thường, các đơn bảohiểm nếu không đề cập đến vấn đề giải quyết trách nhiệm đâm va,
thì người ta đều vận dụng phương pháp trách nhiệm chéo.
2.3.6. Tính toán thiệt hại đâm va theo trách nhiệm đơn
Điều kiện để giải quyết theo trách nhiệm này là:
- Hai bên chủ tàu cùng có lỗi và cùng gây ra tổn thất cho nhau.
- Mộttronghai chủ tàu xin giới hạn trách nhiệm để được quyền bồi thường ít hơn.
Theo cách giải quyết này, bên chủ tàu nào phải bồi thường trách nhiệm đâm va nhiều hơn
theo lỗi và mức độ gây thiệt hại gây ra sẽ phải bồi thường cho chủ tàu kia. Số tiền bồi thường
là chênh lệch giữa trách nhiệm đâm va của hai chủ tàu.
2.4. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảohiểmthântàu
2.4.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp hợp đồng phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng
pháp luật.
2.4.2. Luật áp dụng giải quyết tranh chấp
- Trường hợp cơ quan giải quyết tranh chấp là trọng tài: Phápluật các nước, các điều ước
quốc tế vềtrọng tài và quy tắc trọng tài của các tổ chức trọng tài trênthếgiới đều cho phép,
khuyến khích các bên chủ thể thỏa thuận vềluật áp dụng cho hợp đồng dân sự có yếu tố nước
ngoài nói chung khi sử dụng con đường giải quyết tranh chấp là trọng tài.
- Trường hợp cơ quan giải quyết tranh chấp là tòa án: Tư pháp quốc tế của nước có tòa án sẽ
là cơ sở để xem việc thỏa thuận chọn luật áp dụng của các bên có hợp pháp hay không.
2.4.3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Thẩm quyền của trọng tài
Thẩm quyền của trọng tài phụ thuộc vào thỏa thuận trọng tài của các bên chủ thể. Điều đó có
nghĩa là các chủ thể của hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài có quyền thỏa thuận lựa chọn
trọng tài để giải quyết tranh chấp giữa họ.
8
Thẩm quyền của tòa án
Trong trường hợp các bên chủ thể không lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài, hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài có thể được giải quyết bằng con đường tòa
án.
Kết luận
Như đã phân tích ở trên, hợp đồng bảohiểmthântàu có đầy đủ những đặc điểm của một hợp
đồng bảo hiểm, bên cạnh đó, do đây là một loại hình bảohiểmhànghải đặc biệt nên hợp đồng
bảo hiểmthântàu có nhiều đặc thù riêng, đòi hỏi phải được phân tích, xem xét để việc kí kết
và thực hiện hợp đồng thuận lợi cho cả người bảohiểm cũng như người được bảo hiểm.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁPLUẬTBẢOHIỂM
THÂN TÀU TẠI VIỆTNAM
3.1. Những bất cập của phápluậtbảohiểmthântàuViệtNamvà thực trạng thực thi
pháp luậtbảohiểmthântàu tại ViệtNam
3.1.1. Những hạn chế của phápluậtViệtNamvềbảohiểmthântàu
3.1.1.1. Những hạn chế của Bộ luậthànghải 2005
- Những nội dung không còn phù hợp cần được sửa đổi: Phạm vi điều chỉnh của Bộ luậthàng
hải; phạm vi hoạt động của tàu biển tư nhân; khái niệm về chủ tàu, thuyền viên Việt Nam, khu
vực hàng hải; giới hạn trách nhiệm dân sự của chủ tàu…
- Những nội dung chưa rõ cần được quy định cụ thể: Đối tượng áp dụng; đăng ký tàu biển;
quyền cầm giữ hàng hải; thế chấp tàu biển; bắt giữ tàu biển…
- Những nội dung còn chồng chéo cần được phân định rõ: Quyền cầm giữ hànghải với bắt
giữ tàu biển; vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển với vận chuyển hàng hóa theo
hợp đồng thuê tàu chuyến; hợp đồng thuê tàu định hạn với hợp đồng thuê tàu trần.
- Những nội dung cần bổ sung để phù hợp với hệ thống phápluậtViệtNamvàphápluậthàng
hải quốc tế: Nguyên tắc hoạt động hàng hải; chính sách phát triển hàng hải; các hành vi bị
nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải…
- Mộtsố thuật ngữ, khái niệm, từ ngữ cần được sửa đổi, bổ sung: Khái niệm về các loại tàu
biển, chủ tàu, người thuê tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu, người vận chuyển,
quyền cầm giữ hàng hải, bắt giữ tàu biển, rủi ro hànghải
- Các hạn chế khác
+ Chưa quán triệt chiến lược mới về phát triển kinh tế - xã hội.
+ Chưa bắt kịp xu thế phát triển của luậthànghải quốc tế.
3.1.1.2. Hạn chế của Luật kinh doanh bảohiểmnăm 2000
- Thứ nhất, Luật KDBH còn thiếu sự giải thích mộtsố thuật ngữ rất phổ biến trong hợp đồng
bảo hiểm như “giá trị hoàn lại” và “chi phí hợp lý”, mặc dù những thuật ngữ này được sử
dụng thường xuyên trongluậtvà các văn bản dưới luật, nhưng dẫn đến nhiều cách hiểu khác
nhau.
- Thứ hai, Luật KDBH chưa quy định hợp lý về việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm.
- Thứ ba, Luật KDBH có những quy định mâu thuẫn liên quan đến hành vi lừa dối khi giao
kết hợp đồng bảo hiểm.
- Thứ tư, Luật KDBH không phân biệt sự thay đổi của yếu tố làm cơ sở xác định phí bảohiểm
là do nguyên nhân khách quan hay chủ quan.
3.1.1.3. Hạn chế của Bộ luật dân sự 2005
- Phạm vi áp dụng của chế định hợp đồng
Thứ nhất, các quy định liên quan đến hợp đồng tản mát trong nhiều văn bản phápluật khác
nhau.
Thứ hai, các tiêu chí phân định hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự không rõ ràng.
9
Thứ ba, cách thức áp dụng phối hợp các văn bản phápluật để điều chỉnh một quan hệ hợp
đồng cụ thể cũng không rõ rang
- Các quy định liên quan đến việc giao kết hợp đồng
Thứ nhất: BLDS cần bổ sung quy định để dễ dàng nhận diện đề nghị giao kết hợp đồng và
phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao dịch (invitation to treat).
Thứ hai: Tại sao phápluật lại không cho phép người đề nghị giao kết hợp đồng mời người thứ
ba giao kết hợp đồng với mình trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời nếu họ muốn thiết
lập quan hệ với nhiều người và hoàn toàn có khả năng thực hiện tất cả các hợp đồng với
những người được đề nghị giao kết hợp đồng?
Thứ ba: Bổ sung các điều luật quy định mang tính nguyên tắc về giao kết hợp đồng thông qua
các thủ tục đặc biệt như đấu thầu, đấu giá, mua bán tại các sàn giao dịch, mua bán những loại
tài sản sẽ có trong tương lai, mua sắm của Chính phủ…
- Hình thức của hợp đồng
- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
- Thời hiệu khởi kiện: có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật. về thời hiệu
khởi kiện và mốc xác định ngày bắt đầu thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng: Bộ luật Tố
tụng dân sự; Pháp lệnh Trọng tài thương; LuậtThương mại; Luật Kinh doanh bảo hiểm.
3.1.2. Thực trạng thực thi phápluậtbảohiểmthântàu tại ViệtNam
Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế biển và đã có những bước đi cần thiết,
đúng đắn để thực hiện chính sách này. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX
đã chỉ rõ: “Phát triển mạnh và phát huy vai trò chiến lược của kinh tế biển kết hợp với bảovệ
vùng biển”. Phát triển vận tải biển, nâng cao năng lực và đẩy mạnh công nghiệp đóng tàu là
một trong những hướng đi cần thiết để thực hiện được mục tiêu nói trên.
Có thể nói so với trước đây, nhận thức của các chủ tàuvề vai trò và tầm quan trọng của bảo
hiểm thântàu đã tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, các chủ tàu vẫn chỉ mua bảohiểmthântàu vì
bắt buộc hơn là tự nguyện, hơn nữa kiến thức của họ vềbảohiểmthântàu còn nhiều hạn chế.
Việc áp dụng điều khoản bảohiểm còn mang tính cứng nhắc, không xuất phát từ nhu cầu thực
tế.
3.2. Đánh giá hoạt động thực thi phápluậtbảohiểmthântàu tại ViệtNam
3.2.1. Thuận lợi
- Tiềm năng bảohiểm còn lớn và đang trong thời kỳ tăng trưởng nhanh.
- Nhìn chung, các nguồn luật có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới bảohiểmthântàu đều
thống nhất với nhau.
- Việc ký kết hợp đồng bảohiểmthântàu tại các công ty bảohiểmViệtNam chủ yếu là ở
trong nước do đó các bên trong hợp đồng dễ dàng tìm hiểu về nhau, việc xung đột phápluật
áp dụng và cơ quan tài phán ít khi xảy ra.
3.2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi có được, hoạt động thực thi phápluậtbảohiểmthântàu tại Việt
Nam còn gặp phải rất nhiều khó khăn mà chủ yếu là những khó khăn sau đây:
- Khủng hoảng kinh tế khu vực.
- Cạnh tranh mạnh mẽ và không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảohiểm gây thiệt hại
chung cho thị trường bảo hiểm.
- Việc đánh giá trị giá tàu gặp khó khăn.
- Vềluật pháp: Chương 16 luậthànghải còn nhiều điều chưa rõ, chưa phân định rạch ròi, cụ
thể trách nhiệm của người bảo hiểm.
- Về công tác giám định: Phải nói rằng đội ngũ giám định viên về tổn thất thântàu còn non
kém, thiếu phương tiện.
- Về sửa chữa tàu: Công nghệ đóng, sửa tàu còn kém hiện đại, đội ngũ thợ thuyền lành nghề
chưa nhiều.
10
- Một khó khăn nữa đối với các doanh nghiệp bảohiểmViệtNam đó là số lượng tàu được bảo
hiểm.
3.3. Mộtsố giải pháp nâng cao hiệu quả phápluậtbảohiểmthântàu tại ViệtNam
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện phápluậtViệtNamvềbảohiểmthântàu
3.3.1.1. Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ, thống nhất
Đảm bảo tính kế thừa nội dung điều chỉnh của Bộ luậthànghải 2005, chỉ sửa đổi bổ sung
những nội dung chưa được điều chỉnh hay quy định chưa rõ hoặc còn thiếu thống nhất; bãi bỏ
những quy định không còn phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển, hội nhập của ngành
hàng hảiViệt Nam; Đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh
của ngành hànghảiViệtNam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và góp phần đắc lực
vào sự nghiệp xây dựng, bảovệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
3.3.1.2. Khắc phục những hạn chế của các văn bản phápluậtbảohiểmthântàuViệt
Nam
a. Bộ luậthànghải 2005
Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung phápluậthànghảimột cách tổng thể hoặc tách Bộ Luậthàng
hải thành những đạo luật riêng để việc điều chỉnh phápluật hợp lý hơn.
Thứ hai, hoàn thiện phápluậtbảohiểmhànghải phải tiếp cận tiêu chuẩn hànghải quốc tế
trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
Thứ ba, ban hành đồng bộ, kịp thời các văn bản pháp quy cho sự phát triển của thị trường bảo
hiểm hànghảitrong điều kiện hội nhập.
b. Luật kinh doanh bảohiểm 2000
Nhiệm vụ quan trọng đặt ra trong thời gian tới là Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan tiến
hành nghiên cứu, soạn thảo và ban hành Nghị định, thông tư, chế tài cụ thể để quản lý, kiểm
soát hoạt động cạnh tranh và xử lý vi phạm về cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm.
c. Bộ luật dân sự 2005
Thứ nhất, các quy định liên quan đến hợp đồng trong văn bản phápluật chuyên ngành không
nhắc lại một cách thuần tuý các quy định vốn đã rõ ràng trong BLDS.
Thứ hai, các văn bản phápluật chuyên ngành chỉ quy định những gì mang tính đặc thù của
các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực cụ thể, hạn chế việc đưa quá nhiều quy định riêng vào
luật chuyên ngành.
Thứ ba, những quy định trongphápluật chuyên ngành phải được xây dựng trên cơ sở các quy
định mang tính nguyên tắc chung của BLDS để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp
luật về hợp đồng.
3.3.1.3. Tiếp thu kinh nghiệm phát triển ngành bảohiểm ở mộtsố nƣớc trênthếgiới
a. Kinh nghiệm phát triển bảohiểm ở các nƣớc Châu Âu.
Nhìn chung, hoạt động bảohiểm ở hầu hết các nước EU đều chịu sự điều chỉnh của Luậtvề
doanh nghiệp bảohiểm (hay Luậtvề quản lý, giám sát bảo hiểm) vàLuậtvề hợp đồng bảo
hiểm.
b. Kinh nghiệm phát triển bảohiểm ở Trung Quốc.
Hệ thống thị trường bảohiểm được xây dựng, trong đó không chỉ có sự tham gia của người
bảo hiểm, người được bảohiểm mà còn có các cơ quan môi giớibảo hiểm. Hệ thống pháp lý
giám sát, quản lý bảohiểm chuyên nghiệp được xây dựng với Luậtbảohiểmvà Uỷ ban giám
sát, quản lý bảohiểm có chi nhánh ở các địa phương trong nước. Sau khi đã kiện toàn vềpháp
lý giám sát, quản lý bảohiểm Trung Quốc mới tiến hành thị trường hoá tỷ lệ phí bảohiểm để
tránh gây rối loạn thị trường.
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi phápluậtbảohiểmthântàu tại ViệtNam
3.3.2.1. Nâng cao hiệu quả thực thi phápluậtbảohiểmthântàu từ phía các cơ quan tiến
hành tố tụng
Các cơ quan tiến hành tố tụng có vai trò chủ động, nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng
ngừa những sai phạm vềbảohiểmhànghải nói chung vàbảohiểmthântàu nói riêng, được
[...]... luậthànghảiViệtNam 1992 2 Bộ luậthànghảiViệtNam 2005 3 Luật kinh doanh bảohiểmViệtNam 2000 4 Bộ luật dân sự ViệtNam 1995 5 Bộ luật dân sự ViệtNam 2005 6 Luậtbảohiểmhànghải Mỹ 1893 7 Luậtbảohiểmhànghải Anh 1906 8 Luậtbảohiểmhànghải Ấn Độ 1963 9 Bộ luậtthươngmạihànghải Canada 1993 10 Luật hợp đồng bảohiểm Phần Lan 1994 11 Bộ luậthànghải Phần Lan 2005 12 Luậtbảohiểm hàng. .. thực thi phápluậtbảohiểmthântàu Luận văn đã góp phần nghiên cứu sâu khái niệm bảohiểmthân tàu, lịch sử hình thành và phát triển của bảohiểmthântàu trên thếgiớivà ở Việt Nam, tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của bảohiểmthân tàu, những đặc thù rủi ro và tổn thất trongbảohiểmthântàu Luận văn đã phân tích những nội dung cơ bản của bảohiểmthântàu theo phápluật của mộtsố nước trênthếgiới Anh,... Rajapatirana và Prema Chandra Athokorala, Việt Nam: Đẩy mạnh đổi mới để hoàn thiện phápluậtvềbảohiểmthân tàu, Diễn đàn bảohiểmViệt Nam, 2003 49 Martin – Will, Bảohiểmthântàu Trung Quốc: Mộtsố bài học cho Việt Nam, Diễn đàn bảohiểmViệt Nam, 2003 50 Messerlin – Patrick, Các điều kiện bảohiểmthân tàu, Diễn đàn bảohiểmViệt Nam, 2003 51 Ohno Kenichi vàMaiThế Cường, Ngành bảohiểmViệt Nam: Những... chủ nghĩa ViệtNamvàphápluậtViệtNam 15 31 MaiThế Cường, Kinh nghiệm phát triển ngành bảohiểmthântàutrong điều kiện tự do hóa thươngmạivà ý nghĩa đối với Việt Nam, Tạp chí những vấn đề kinh tế thếgiới , số 2 (118), tr.48-55, 2006 32 MaiThế Cường, Mộtsố gợi đối với ViệtNam trong thươngmại hàng hải, Tạp chí ý những vấn đề kinh tế thế giới, số 3 (124), tr.64-75, 2004 33 MaiThế Cường,... của phápluậtViệtNamvềbảohiểmthân tàu, trong tương quan so sánh với quy định của phápluậtmộtsố nước, luận văn đã nêu ra mộtsố định hướng và giải phápnằm nâng cao hiệu quả thực thi của phápluậtbảohiểmthântàu ở Việt Nam, để bảohiểmthântàu thực sự phát huy tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần bảo đảm an toàn tài chính cho chủ tàuvà ổn định kinh tế xã hội References Tiếng Việt. .. với các quy định của phápluậtbảohiểmthântàuViệt Nam, như khái niệm hợp đồng bảohiểmthân tàu, đối tượng bảohiểmthân tàu, ký kết hợp đồng bảohiểmthântàu Đặc biệt, luận văn đi sâu phân tích phạm vi bảohiểmthântàu theo Điều kiện bảohiểmthântàu thời hạn – Institute Time Clause – Hull 1/11/1995 của Viện các nhà bảohiểm Luân Đôn, thường được các hãngbảohiểmthếgiới áp dụng Qua phân... thiện phápluậtvềbảohiểmhànghải của ViệtNamtrong giai đoạn 2010, luận án tiến sĩ tại Đại học hàng hải, 2005 16 46 Đỗ Hữu Vinh – Nguyễn Văn Châu, Từ điển kinh tế bảohiểm Anh – Việt, NXB Thanh niên, 2002 47 Cơ sởpháp lý của việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảohiểmhànghảivềthântàu (hợp đồng bảohiểmthân tàu) , Thực tiễn tại Tổng Công ty hànghảiViệtNam (VINALINES) 48 Martin – Kazi và Sarath... chấp hành phápluậtvềbảohiểmhànghải 3.3.2.2 Nâng cao vai trò của ngƣời bảohiểm Xuất phát từ những đặc thù của hợp đồng bảohiểmthân tàu, để nâng cao hiệu quả bảohiểmthân tàu, trước tiên phải nâng cao nhận thức của các chủ tàuvề tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của bảohiểmthântàuMột vấn đề nữa là xuất phát từ sự thiếu hiểu biết vềphápluậtbảohiểmthântàu mà các chủ tàu nhiều khi chỉ biết... nghiên cứu một cách đầy đủ và thích đáng Do đó, việc lựa chọn đề tài Phápluật Việt Namvàmộtsốnướctrênthếgiới về bảohiểmthântàu trong thươngmại hàng hải là đề tài luận văn thạc sĩ là một việc làm hết sức cần thiết Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã gặp không ít khó khăn do vấn đề bảohiểmthântàu chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, cụ thể Mặc dù vậy, nhờ sự nỗ lực tìm tòi, nghiên... trách nhiệm dân sự của chủ tàu, ngày 14-16 tháng 11 năm 2007, Hà Nội 55 Diễn đàn hànghảiViệt Nam, Bảohiểmthân tàu, ngày 29 tháng 11 năm 2005, Hà Nội 56 Phan Tiến Nguyên, Lịch sử ra đời của bảohiểmhàng hải, Tạp chí hàng hải, 2009 57 Văn bản hướng dẫn bảohiểmthântàusố 2481/2005 – BM/BHHH ngày 04/10/2005 của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh 58 BảohiểmhànghảiViệtNamtrong điều kiện gia nhập kinh . thi pháp luật về bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam.
Keywords: Luật Quốc tế; Pháp luật Việt Nam; Bảo hiểm thân tàu; Thương mại hàng
hải; Luật hàng hải. bảo hiểm thân tàu, phạm vi bảo hiểm thân tàu, các điều khoản cơ bản trong hợp đồng
bảo hiểm thân tàu theo pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới.