1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở hà nội (khảo cứu qua hai làng nghề làng lụa vạn phúc và làng gốm bát tràng)

23 2,2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 461,4 KB

Nội dung

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, làng nghề ở Việt Nam, trong đó một bộ phận quan trọng là làng nghề truyền thống với các sản phẩm là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, chế

Trang 1

1

Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

ở Hà Nội" (Khảo cứu qua hai làng nghề:

Abstract: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống gắn với

du lịch Phân tích thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội hiện nay; khảo cứu qua hai làng nghề làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

ở Hà Nội

Keywords: Kinh tế chính trị; Làng nghề truyền thống; Phát triển Du lịch; Làng lụa Vạn

Phúc; Làng gốm Bát Tràng; Hà Nội

Content

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, phát triển làng nghề đang được nhiều địa phương quan tâm Đây là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa của mỗi địa phương Các làng nghề phát triển có khả năng kết hợp với các ngành kinh tế, trong đó có du lịch nhằm thu hút nhiều lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng GDP của nông nghiệp, tăng tỷ trọng GDP của công nghiệp và dịch vụ Mặt khác, đây là ngành dựa vào lợi thế so sánh của từng địa phương, dựa vào tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn tự nhiên, bảo tồn văn hóa bản địa, đặc biệt có khả năng nhanh chóng cải thiện cuộc sống của cộng đồng địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, làng nghề ở Việt Nam, trong đó một bộ phận quan trọng là làng nghề truyền thống với các sản phẩm là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, chế biến nông sản đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, tạo chỗ đứng trên thị trường trong nước và thế giới

Phát triển làng nghề kết hợp với du lịch chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển Những lợi ích to lớn của việc phát triển làng nghề gắn với du lịch không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở

Trang 2

2

việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc Cùng với đó, làng nghề truyền thống được khẳng định là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao gồm trong đó cả nội dung giá trị vật thể và phi vật thể Vừa là hình thức để phát triển thương hiệu, vừa là “cánh cửa” để phát huy những tiềm năng cũng như phát huy “nội lực” của làng nghề, đồng thời nhằm góp phần giữ gìn, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc, là điểm

du lịch hấp dẫn, đặc biệt với những du khách muốn tìm hiểu về văn hóa, về con người và đất nước Việt Nam

Hà Nội được mệnh danh là đất "trăm nghề Hàng năm, làng nghề tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gần một triệu lao động khu vực nông thôn Sản phẩm làng nghề Hà Nội không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước "xuất khẩu tại chỗ" mà còn phục vụ xuất khẩu ra nước ngoài Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề ước đạt gần 100 triệu USD, giá trị sản xuất làng nghề chiếm khoảng 8,5 - 9% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố Hiện nay, sự phát triển của các làng nghề truyền thống ở Hà Nội đang ngày càng thu hút du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng Thế mạnh của phần lớn các làng nghề ở Hà Nội là nằm trên trục giao thông thuận lợi cả đường bộ lẫn đường sông nên rất có lợi thế trong việc kết hợp với phát triển du lịch

Tuy nhiên, ở Hà Nội cùng với những thế mạnh vốn có về phát triển các làng nghề truyền thống, về gắn kết với các loại hình dịch vụ du lịch và thực tế đã thu hút được một số lượng khách đáng kể nhưng vẫn là những nỗ lực tự phát, chưa có quy hoạch, việc khai thác vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa hình thành được cách làm chuyên nghiệp, còn gặp nhiều khó khăn, bất cập trong việc liên kết phát triển Chưa phát huy tối đa vai trò, thế mạnh trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, chưa phát huy lợi thế so sánh trong phát triển bền vững, chưa phù hợp với tình hình thực tế, với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và với xu hướng vận động, phát triển của nền kinh tế Bởi vậy, vấn đề đi tìm các biện pháp để việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, phát huy được tiềm năng và hiệu quả, đóng góp ngày một lớn, bền vững hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa của Hà Nội được coi là nhiệm vụ cấp thiết, nhất là trong giai đoạn Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng

đang từng bước hội nhập toàn diện với châu lục và thế giới Do đó, tác giả chọn đề tài "Phát triển

làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Nhóm các đề tài khoa học công nghệ liên quan đến đề tài:

- Tác giả Trần Minh Yến (2004), có công trình "Làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH"

- “Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng CNH nông thôn Việt Nam” của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) – Bộ NN và PTNT Việt Nam, năm 2003

Trang 3

3

- “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng”, Đề tài KH cấp Bộ của chủ nhiệm GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam năm 2005

- “Xây dựng và phát triển mô hình làng nghề du lịch sinh thái tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ”,

Đề tài KH cấp Bộ của chủ nhiệm GS.TS Hoàng Văn Châu, Bộ GD và ĐT năm 2006

- “Làng nghề truyền thống đồng bằng sông Hồng sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới”, Đề tài KH cấp Viện của chủ nhiệm TS Vũ Thị Thoa, Viện Kinh tế, Học viện CTQG HCM năm 2009

- “Nghiên cứu khả thi phát triển du lịch gắn với sản xuất tiểu thủ công nghiệp dọc hành lang Đông

- “Nghề cổ truyền nước Việt”, Tác giả Vũ Từ Trang, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội 2001

- “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH”, Tác giả Dương Bá Phượng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2001

- “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”, Tác giả Bùi Văn Vượng, NXB Văn hóa thông tin,

Hà Nội, 2002

- “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH”, Đồng tác giả Mai Thế Hởn, Hoàng Ngọc Hòa, Vũ Văn Phúc, NXB Chính trị QG, Hà Nội 2002

- "Quy hoạch du lịch" Bùi Thị Hải Yến (2006), Nxb Giáo dục

- "Tài nguyên du lịch" Bùi Thị Hải Yến và Phạm Hồng Long (2007), Nxb Giáo dục

Nhóm các luận văn cao học, luận án Tiến sĩ:

- Nguyễn Vĩnh Thanh (2006), Nghiên cứu vấn đề thương hiệu cho các làng nghề truyền thống;

- Đinh Thị Hương (2007), Nghiên cứu chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ khách quốc tế đến Hà Nội;

- Hồng Thị Minh (2008), Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội);

- Bạch Thị Lan Anh (2010), Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ;

- Nguyễn Thị Bích Huyền (2011), Phát triển du lịch nông thôn tại Ninh Bình

Ngoài ra, cũng có nhiều bài báo và bài viết cho các hội thảo đề cập tới các khía cạnh, các góc độ khác nhau của phát triển làng nghề, phát triển du lịch như:

- PGS.TS Phạm Trung Lương (2011), Một số giải pháp phát triển du lịch đặc thù ở Việt Nam

- Nguyễn Lê (2010), phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội www.laodong.com.vn

Trang 4

4

- Lưu Quốc Thắng, (2009) Xu hướng phát triển làng nghề ở đồng bằng Sông Hồng

- Xu hướng phát triển làng nghề ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, Tập chí Nông thôn mới số 249/2009

Các công trình nghiên cứu, các bài viêt trên đã trình bày ở trên đề cập các góc độ và những nội dung của làng nghề, du lịch với các cách tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu trên đây chỉ đề cập một hoặc một vài vấn đề của làng nghề, của du lịch ở các cấp độ vùng hoặc ở góc

độ của cả tỉnh mà chưa có một nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích của luận văn

Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận về phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, đánh giá thực trạng (khảo cứu qua hai làng nghề làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng) luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở

Hà Nội một cách có hiệu quả

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

- Phân tích thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội hiện nay (khảo cứu qua hai làng nghề làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng)

- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội (khảo cứu qua hai làng nghề

làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng)

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về phạm vi: Đây là vấn đề rộng, luận văn tập trung nghiên cứu việc phát triển làng nghề truyền thống có tính chất điển hình, có tiềm năng phát triển gắn với du lịch ở Hà Nội

- Về thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay

- Về không gian: Khảo cứu trong hai làng nghề tiêu biểu của Hà Nội là làng lụa Vạn Phúc

Trang 5

5

6 Đóng góp mới của luận văn

- Xác định rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch

- Làm rõ thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, (khảo cứu qua hai làng nghề làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng), qua đó chỉ ra những vấn đề cần giải quyết

để kết hợp một cách có hiệu quả việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

- Đề xuất được một số định hướng và giải pháp để phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội một cách hiệu quả

7 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương, 7 tiết:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội trong

giai đoạn hiện nay (khảo cứu qua hai làng nghề làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng)

Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống gắn với

* Quan niệm phát triển:

Phát triển nói chung theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một quá trình tiến lên

từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Quá trình đó diễn ra vừa dẫn dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới, thay thế cái cũ {8, Tr 99}

Phát triển kinh tế, dưới góc độ kinh tế chính trị là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và việc nâng cao chất lượng cuộc sống Phát triển kinh tế gắn với 3 nội dung cơ bản:

Một là, sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người

Hai là, sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện tỷ trọng công nghiệp, dịch

vụ tăng trong GDP còn tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống

Trang 6

6

Ba là, mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, của chất lượng y tế, giáo dục

Như vậy, phát triển kinh tế bao hàm tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Tăng trưởng

và phát triển kinh tế là điều kiện cơ bản, đầu tiên để giải quyết công bằng xã hội, là mục tiêu phấn đấu của nhân loại và là động lực quan trọng của sự phát triển

* Quan niệm về phát triển bền vững:

Kết quả nghiên cứu về phát triển bền vững trên thế giới cũng như ở Việt Nam giúp rút ra kết luận chung rằng: "phát triển bền vững là sụ phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu hiện tại

mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai"

Phát triển bền vững làng nghề là quá trình phát triển lâu dài, có sự kết hợp chặt chẽ, hợp

lý, hài hòa trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, duy trì được năng suất lao động, đảm bảo liên tục tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mang tính văn hóa, truyền thống, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không gây ra những nguy hại đến các thế hệ mai sau

1.1.1.2 Nghề truyền thống, làng nghề truyền thống

* Nghề truyền thống:

Nghề truyền thống là một hiện tượng kinh tế văn hoá đặc sắc ở Việt Nam

Nghề truyền thống là nghề được lưu truyền từ đời này qua đời khác (truyền nghề), lưu giữ

kỹ thuật sản xuất (bí quyết nghề nghiệp), đúc kết kinh nghiệm

Nghề truyền thống thường được lưu giữ trong một gia đình, một dòng họ, một làng, một vùng cho nên mới nói đất có nghệ

Các ngành nghề thủ công truyền thống ở nước ta được phân chia thành năm nhóm sau: 1) Mặt hàng thủ công mỹ nghệ như : sơn mài, khảm trai

2) Mặt hàng công cụ sản xuất: như sản xuất liềm, hái

3) Mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường: như dao, kéo

4) Mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống: như nề, mộc, sản xuất vật liệu xây dựng 5) Mặt hàng được chế biến từ lương thực phẩm: như bánh cuốn, rượu

Như vậy, nghề truyền thống là những nghề phi nông nghiệp tồn tại trong một thời gian dài

và thường gắn với một địa phương nhất định

* Làng nghề truyền thống

Làng nghề:

Quá trình phát triển của làng nghề là một quá trình phát triển của tiểu thủ công nghiệp nông thôn Lúc đầu từ một vài gia đình, rồi đến cả họ và sau đó lan rộng tới cả làng Hiện nay, chưa có khái niệm chính thức và vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề cũng như các tiêu chuẩn để công nhận làng nghề Song, có một số quan niệm cần được xem xét:

Quan niệm thứ nhất: làng nghề là mô hình sản xuất đặc thù trong nông thôn, nơi mà hầu

hết mọi người trong làng đều hoạt động cho nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu

Trang 7

7

Quan niệm thứ hai: Làng nghề là cổ truyền làm nghề thủ công, ở đây không nhất thiết tất cả dân

làng đều sản xuất hàng thủ công Người thợ thủ công nhiều khi cũng là người làm nông nghiệp

Quan niệm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tục các nghệ nhân và

nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết, hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ và có cùng tổ nghề

Từ các quan niệm trên có thể hiểu rằng: Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội, là một cụm hoặc nhiều cụm dân cư sinh sống trong một thôn, làng, có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất, kinh doanh độc lập và tồn tại trong một không gian địa lý nhất định Thu nhập từ các nghề chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng

Làng nghề truyền thống:

Các làng nghề truyền thống là những thôn, làng làm nghề thủ công có truyền thống lâu năm, thường nhiều thế hệ, ít nhất hàng chục năm và nhiều làng nổi tiếng hàng thế kỷ tạo ra những sản phẩm độc đáo, độ tinh xảo cao

Làng nghề truyền thống là làng nghề được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử; trong

đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống; là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề; là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc

Làng nghề truyền thống cũng được xem xét dưới một số quan niệm như sau:

Quan niệm thứ nhất: Làng nghề truyền thống là một công đồng dân cư trong một phạm vi,

một địa bàn tại các vùng nông thôn tách rời khỏi sản xuất nông nghiệp, cùng làm một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống lâu đời, để sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm bán ra thị trường

để thu lợi

Quan niệm thứ hai: Làng nghề truyền thống là những làng nghề thủ công có truyền thống

lâu năm, thường là qua nhiều thế hệ

Quan niệm thứ ba: Làng nghề truyền thống là những làng có tuyệt đại bộ phận dân số làm

nghề cổ truyền, nó được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được tiếp nối từ thế

hệ này sang thế hệ khác theo kiểu cha truyền, con nối hoặc ít nhất cùng tồn tại hàng chục năm Trong làng sản xuất mang tính tập trung, có nhiều nghệ nhân tài hoa; đồng thời sản xuất ra những sản phẩm mang tính tiêu biểu, độc đáo, tinh xảo, nổi tiếng, đậm nét văn hóa dân tộc

* Đặc điểm làng nghề truyền thống:

- Điều kiện sản xuất, kinh doanh gắn bó với hộ gia đình nông thôn và ngành nông nghiệp

- Đặc điểm về sản phẩm của làng nghề truyền thống

- Về kỹ thuật, công nghệ

- Về tổ chức sản xuất kinh doanh

* Phân loại làng nghề truyền thống:

- Mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: sơn mài, khảm trai

Trang 8

8

- Mặt hàng công cuản xuất như: cuốc, liềm, hái

- Mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường như: dao, kéo

- Mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống như: nề, mộc, vật liệu xây dựng

- Mặt hàng được chế biến từ lương thực, thực phẩm như: bánh cuốn, rượu

1.1.1.3 Du lịch

* Khái niệm du lịch, kinh tế du lịch

Khái niệm “Du lịch”:

Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch… Du lịch là một cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là những công cụ làm thỏa mãn nhu cầu của họ

Vậy du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội Hoạt động du lịch không những mang lại lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội mà còn mang lại lợi ích kinh tế cao, du lịch là cầu nối để các nước liên kết với nhau trong quá trình hội nhập, cùng phát triển kinh tế

Kinh tế du lịch:

Kinh tế du lịch là một bộ phận của kinh tế, kinh tế du lịch giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của du lịch nói chung và cách thức ứng xử của từng tác nhân tham gia vào du lịch nói riêng Kinh tế du lịch tập trung vào việc sử dụng và quản lý các nguồn lực du lịch hạn chế để đạt được thỏa mãn tối đa nhu cầu vật chất, tinh thần của con người

* Một số loại hình du lịch:

Thứ nhất, căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch, du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa

Thứ hai, căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch

Theo tiêu thức này du lịch được phân chia thành những loại hình như du lịch chữa bệnh,

du lịch nghỉ ngơi, giải trí, du lịch thể thao, du lịch văn hóa,…

Thứ ba, căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi

* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch

- Điều kiện tự nhiên

- Các nhân tố nhân văn

- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

1.1.2 Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

1.1.2.1 Khả năng, lợi ích phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch không chỉ là phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho làng nghề mà thực chất phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch là một cách du lịch văn hóa, là giới thiệu để khách du

Trang 9

Xác định việc khôi phục, phát triển các nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn của tỉnh nhằm thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm tăng thu nhập cho nông dân; giảm dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn theo hướng công nghiệp hóa Đồng thời, nhằm duy trì bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa của địa phương

Các làng nghề truyền thống không chỉ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế chung mà còn có giá trị lớn về văn hóa – xã hội Mỗi làng nghề chính là một địa chỉ văn hóa, phản ánh nét văn hóa độc đáo của địa phương Làng nghề truyền thống được xem là tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Làng nghề phát triển đã thực sự tạo nên bộ mặt mới phong phú của nhiều vùng nông thôn trong cả nước, tạo nên nguồn tài nguyên du lịch mang đặc trưng mỗi làng nghề, mỗi vùng kinh tế Tìm hiểu, thưởng thức những nét văn hóa đậm đà bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang là một yêu cầu không thể thiếu của mỗi du khách

Trong quá trình phát triển, làng nghề tiếp thu những tinh hoa văn hóa của thế giới, không những không bị "đồng hóa" mà còn không ngừng phát huy sáng tạo, tô điểm thêm nét văn hóa cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề, giữ được những nét riêng của Việt Nam Những người có công đầu trong việc này chính là những nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề Giới thiệu với khách du lịch gặp gỡ những nghệ nhân tiêu biểu, quá trình nghiên cứu, sáng tạo cùng những đóng góp của họ cho sự phát triển của làng nghề cũng là một thế mạnh của du lịch làng nghề cần được khai thác

Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc mỗi quốc gia Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế Một cách giới thiệu sinh động về đất, nước và con người của mỗi vùng, miền, địa phương Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch Những lợi ích to lớn của việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc Đó là những lợi ích lâu dài không thể tính được trong ngày một ngày hai

Trong những năm gần đây, phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời

Trang 10

10

và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi vùng Lợi thế của phần lớn các làng nghề là nằm trên trục giao thông thuận lợi, cả đường bộ lẫn đường sông nên thuận tiện để xây dựng các chương trình du lịch kết hợp

Làng nghề Việt Nam mang tính tập tục truyền thống, đặc sắc, có tính kinh tế bền vững, mang đến nhu cầu việc làm tại chỗ và những lợi ích thiết thực cho các cộng đồng cư dân nhỏ lẻ trên mọi miền đất nước (chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và Nông thôn Việt Nam), đồng thời góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của toàn xã hội

Làng nghề truyền thống đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển du lịch Hàng thủ công truyền thống là một phần quan trọng của du lịch, là một trong ít mặt hàng phản ánh văn hóa bản địa đặc sắc Hàng thủ công truyền thống có thể được ví như biểu tượng văn hóa và nghệ thuật của một quốc gia, là nhân tố quan trọng để hấp dẫn du khách Xuất khẩu tại chỗ hàng thủ công truyền thống thông qua việc bán cho khách du lịch đã mang lại nguồn ngoại tệ không nhỏ

Làng nghề truyền thống Việt Nam ra đời từ rất lâu với vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nhân dân các địa phương Sự tồn tại của các làng nghề truyền thống không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế: giải quyết một số lượng lớn công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương mà còn có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, bảo vệ những giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống của các làng, xã, phường, hội

Các làng nghề không chỉ sản xuất, kinh doanh, mà còn là nơi tổ chức sinh hoạt cộng đồng, mang sắc thái văn hóa riêng biệt, có đặc trưng của từng làng theo ngành nghề truyền thống lâu đời, là nét độc đáo góp phần mở rộng phát triển các loại hình du lịch ở nước ta Cho nên, đánh thức và phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch là hướng đi hữu hiệu nhằm đưa sản phẩm làng nghề vào thị trường, nâng cao đời sống cho cư dân làng nghề

1.1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch Quá trình phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch chịu tác động của nhiều nhân

tố và các nhân tố này tác động, ảnh hưởng lẫn nhau Nhìn chung, các yếu tố tác động đến sự phát triển của làng nghề được theo các nhóm sau đây:

* Các nhân tố về kinh tế:

- Sự biến đổi của thị trường,

- Trình độ phát triển của kỹ thuật và công nghệ

- Kết cấu hạ tầng

- Vốn cho sản xuất kinh doanh

- Nguồn nhân lực

* Nhân tố về môi trường, chính sách:

* Các nhân tố về điều kiện tự nhiên:

* Yếu tố truyền thống:

Trang 11

1.2.1.1 Phát triển làng nghề gắn với du lịch ở Bắc Ninh

1.2.1.2 Phát triển làng nghề gắn với du lịch ở Thừa Thiên Huế

1.2.1.3 Phát triển làng nghề gắn với du lịch ở Quảng Nam

1.2.2 Kinh nghiệm rút ra đối với Hà Nội

Thứ nhất, đa số các tỉnh, thành phố trong cả nước trong quá trình hoạch định chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình đều chú trọng phát triển làng nghề truyền thống gắn với các ngành kinh tế, đặc biệt là với du lịch Coi đây là một trong những nội dung kinh tế quan trọng nhằm phát huy lợi thế so sánh của địa phương

Thứ hai, Các địa phương trong cả nước đã đề cao vai trò của Nhà nước/cơ quan quản lý

trong việc đề ra các chính sách, các cơ chế, giải pháp phù hợp cho sự phát triển của làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Thứ ba, Các địa phương đã làm tốt việc phân loại những làng nghề truyền thống để có

quyết sách phù hợp Qua đó, đã làm tốt được công tác dự báo, quy hoạch và thúc đẩy đầu tư vào những làng nghề truyền thống, đa dạng hóa sản xuất trong làng nghề; tập trung phát triển những làng nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn Tổ chức tốt các hội chợ, triển lãm, trưng bày kết hợp làng nghề với các tour du lịch, phối hợp với các ban ngành để tìm giải pháp đầu ra cho sản phẩm làng nghề

Thứ tư, Một số tỉnh, thành phố trong cả nước đã làm tốt công tác thông tin, giới thiệu về làng

nghề truyền thống, nét đặc sắc về văn hóa, lịch sử, di sản nơi gắn với làng nghề

Thứ năm, Tập trung, đột phá khâu thiết kế sản phẩm Coi đó là chiến lược cạnh tranh bền

vững, tạo ra được sự khác biệt với các sản phẩm nước ngoài, thu hút khách nước ngoài

Thứ sáu, Làm tốt công tác bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; tôn tạo, trung tu các

công trình văn hóa, lễ hội, di tích lịch sử làng nghề Xây dựng phòng trưng bày, bảo tàng nghề và làng nghề, gặp gỡ nghệ nhân

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

GẮN VỚI DU LỊCH Ở HÀ NỘI

(Khảo cứu qua hai làng nghề: Làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng)

2.1 ĐIỀU KIỆN, CHÍNH SÁCH, ĐẶC ĐIỂM LÀNG NGHỀ CỦA HÀ NỘI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH

Ngày đăng: 11/02/2014, 13:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w