Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
407,54 KB
Nội dung
LàngnghềởHảiPhòngtrongbốicảnhhộinhập
kinh tếquốctế
Nguyễn Văn Tùng
Trường Đại học Kinhtế
Luận văn ThS ngành: Kinhtế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phan Huy Đường
Năm bảo vệ: 2009
Abstract: Trên cơ sở khái quát những lý luận chung về phát triển làng nghề, luận văn tập
trung nghiên cứu quá trình phát triền làngnghềởHảiPhòng (Gồm 7 huyện và thành phố
là Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, An Lão, An Dương, Thủy Nguyên, Cát Hải và thị xã
Đồ Sơn), trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay. Làm rõ vai trò của làngnghề
trong phát triển kinhtế - xã hộiởHải Phòng. Phân tích đánh giá thực trạng làng nghề,
đánh giá điểm mạnh, cơ hội và thách thức đối với làngnghềHảiPhòngtrongbốicảnh
hội nhậpkinhtếquốc tế. Đề xuất các định hướng phát triển làng nghề, một số giải pháp
chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển làngnghềHảiPhòng thời gian tới, như giải pháp về
quy hoạch, vốn đầu tư, thị trường và xúc tiến thương mại, phát triển nguồn nhân lực, có
chính sách tôn vinh nghệ nhân; xử lý ô nhiễm môi trường, xây dựng chiến lược thương
hiệu và gắn kết phát triển làngnghề với phát triển du lịch
Keywords: Hộinhậpkinhtếquốc tế; Làng nghề; HảiPhòng
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, kinhtế tăng trưởng với
tốc độ cao so với các nước trong khu vực và thế giới, cơ cấu GDP chuyển dịch tích cực, tăng tỷ
trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tuy nhiên,
đến nay nước ta vẫn là nước nông nghiệp, trong những năm tới nông nghiệp nông thôn vẫn đóng
vai trò quan trọng đối với đời sống kinhtế xã hội của đất nước. Khu vực nông thôn hiện nay, nơi
chiếm khoảng 70% dân số và 70% lực lượng lao động cả nước đang có biểu hiện tụt hậu so với
khu vực đô thị, nhất là về mặt thu nhập, điều kiện sống và cơ hội việc làm. Do vậy, phát triển
làng nghề là nội dung lớn của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
HảiPhòng nằm trong vùng Đồng bằng sông hồng và thuộc vùng kinhtếtrọng điểm Bắc
Bộ, với diện tích 1,52 nghìn km2, dân số gần 1,8 triệu người, mật độ dân số cao so với cả nước.
Hải Phòng có nhiều tiềm năng lợi thế phát triển kinhtế - xã hội, vừa là trung tâm công nghiệp
của cả nước, lại là cửa ngõ quan trọng bằng cảng biển để giao lưu thương mại với thế giới. Nông
nghiệp HảiPhòng không lớn, diện tích đất canh tác trong nông nghiệp thấp. Trong khi hiện nay
còn khoảng 60% dân số, lao động sống và làm việc ở nông thôn cùng với sự chuyển đổi 100 ha
đất nông nghiệp bình quân mỗi năm cho công nghiệp và mục đích sử dụng khác đang là sức ép
lớn về lao động và đời sống dân cư Hải Phòng. Do vậy, phát triển làngnghề gắn với thị trường
trong nước và xuất khẩu; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông thôn, bố trí lại lao động và
sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, xây dựng nông thôn, bố trí lại lao động và sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên, xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện trongbốicảnh hiện nay là một
đòi hỏi cấp thiết đối với Hải Phòng.
Vì vậy, tôi chọn đề tài: "Làng nghềởHảiPhòngtrongbốicảnhhộinhậpkinhtếquốc tế"
làm đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ kinhtế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Phát triển làngnghề là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinhtế nông nghiệp, nông thôn và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt
Nam. Do vậy đã có nhiều nhà nghiên cứu tiêu biểu như:
- Mai Thế Hởn ( 2000), Phát triển làngnghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở vùng ven đô Hà Nội, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh.
- Trần Minh Yến (2003), Phát triển làngnghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Viện Kinhtế học Hà Nội.
- Bộ Nông nghiệp và Nông thôn (2005), Phát triển ngành nghề nông thôn trong công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn HảiPhòng (2006), Báo cáo khoa học: Đánh giá thực
trạng và đề xuất một số giải pháp ngành nghề nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinhtế
nông thôn HảiPhòng đến 2010.
- Một số công trình của GS.TS Nguyễn Đình Phan, PGS.TS. Hoàng Kim Giao
Tuy vậy, mỗi tác giả có cách tiếp cận khác nhau về vấn đề phát triển làngnghề và chủ
yếu tập trung vào những vấn đề lý luận chung như: vai trò, sự cần thiết, các yếu tố tác động của
phát triển làngnghềtrong điều kiện kinhtếquốc dân. Song cho đến nay vẫn chưa có một công
trình nào đề cập đến vấn đề "Làng nghềởHảiPhòngtrongbốicảnhhộinhậpkinhtếquốc tế"
một cách đầy đủ và hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
- Định hướng một số lĩnh vực ưu tiên phát triển làngnghềởHảiPhòngtrong thời gian tới;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển làngnghềởHảiPhòng thời gian tới.
*Nhiệm vụ:
- Làm rõ vai trò của làngnghềtrong phát triển kinhtế - xã hộiởHải Phòng;
- Đánh gía thực trạng làngnghềởHảiPhòngtrong thời gian qua (giai đoạn từ năm 2000 đến
nay);
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá điểm mạnh, cơ hội và thách đối với làngnghềởHảiPhòngtrong
bối cảnhhộinhậpkinhtếquốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Trên cơ sở lý luận chung, luận văn đi nghiên cứu quá trình phát triển làngnghềởHảiPhòng
(gồm 7 huyện và ở thành phố là: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thuỵ, An Lão, An Dương, Thuỷ
Nguyên, Cát Hải và thị xã Đồ Sơn);
- Sự khảo cứu của Luận văn được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay.
5. Phương pháp nghiện cứu
- Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của môn kinhtế chính trị;
- Đặc biệt, Luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống: Phân tích, tổng
hợp, thống kê, so sánh, logic, xử lý số liệu.
6. Dự kiến đóng góp mới của Luận văn
- Làm rõ những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của HảiPhòng đến quá trình
phát triển làng nghề;
- Các nhân tố tác động hoạt động phát triển sản xuất của làngnghềHải Phòng;
- Phân tích, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng phát triển làngnghềởHảiPhòngtrong
thời gian qua và trongbốicảnhhộinhậpkinhtếquốc tế;
- Trên cơ sở này, Luận văn đề xuất định hướng và một số giải pháp phát triển làngnghềởHải
Phòng.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm: 3 chương, 9 tiết.
Chương 1: Làngnghề và kinh nghiệm phát triển làngnghề của một số địa phương đối với
Hải Phòng
1.1. Khái niệm làngnghề
- Theo www.vi.wikipedia.org “ Làng một tập hợp những người có thể có cung huyết thống,
cùng phương kế sinh nhai trên một vùng nhất định”
- Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên: “ nghề là công việc chuyên làm theo sự
phân công lao động xã hội” như nghề dạy học, nghề nông, nghề mộc, nghề ngão, tay nghề, nhà
nghề.
Từ cách tiếp cận này ta có thể thấy khái niệm làngnghề liên quan đến các nghề thủ công cụ
thể. Tên gọi của làngnghề gắn liền với tên gọi của các nghề thủ công như nghề gốm sứ, đúc
đồng, khảm trai, kim hoàn, dệt vải, dệt tơ lụa.
Có thể khái quát khái niệm về làngnghề như sau: Làngnghề là một không gian kinhtế nhất
định, được cấu thành bởihai yếu tố làng và nghề, chủ yếu liên quan tới các nghề thủ công và một
số dịch vụ, trong đó lao động và thu nhập từ làngnghề này chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị
sản phẩm của toàn làng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có Thông tư số 116/2006/TT- BNN ngày
18/12/2006 đưa những tiêu chí cụ thể sau:
+ Số hộ làm nghề đó chiếm từ 25%;
+ Thu nhập từ nghề đó chiếm trên 50%;
+ Gía trị sản lượng của nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của làng;
+ Thời gian phát triển ổn định từ 2 năm trở lên.
1.2. Vai trò của làngnghềtrong phát triển kinhtếquốc dân
- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá,
đó là việc góp phần làm tăng tỉ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỉ
trọng của nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất ông nghiệp có thu nhập thấp sang nghành
nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn;
- Tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hoá cho nền kinh tế: Với quy mô nhỏ bé được phân bố
rộng khắp ở các vùng nông thôn, hàng năm các làngnghề luôn sản xuất ra một khối lượng hàng
hoá khá lớn, đóng góp đáng kể cho nền kinhtếquốc dân nói chung và cho HảiPhòng nói riêng.
Sản phẩm của làngnghề tạo ra hàng hoá xuất khẩu để thu ngoại tệ, vài năm gần đây, tính riếngản
phẩm của 300 làngnghề truyền thống đã có mặt ở trên 100 nước, giá trị xuất khẩu đạt trên 2,1 tỷ
USD/năm, chiếm 2,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (năm 2007);
- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn: Những năm
gần đây hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp, trong đó bao gồm các nghề truyền thống đã thu
hút hơn 11 triệu lao động, chiếm 30,5% lực lượng lao động nông thôn. Nhiều làngnghề thu hút
trên 60% lao động tham gia vào các hoạt động ngành nghề tăng thu nhập cho người lao động, thu
nhập từ ngành nghềở các làngnghề có khi gấp từ 3- 5 lần so với lao động thuần nông và trở
thành nguồn thu nhập chính;
- Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn chế di dân tự do:
Khác với sản xuất công nghiệp và một số ngành khác, đa số các làngnghề không đòi hỏi số vốn
đầu tư quá lớn, bởi rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ mà những người thợ trong
các làngnghề đều có thể tự sản xuất hoặc chế tạo được. Hơn nữa, đặc điểm của sản xuất trong
các làngnghề là quy mô nhỏ, cơ cấu vốn và cơ cấu lao động ít nên rất phù hợp với khả năng huy
động vốn và các nguồn lực vật chất của các hộc gia đình; cùng với việc tận dụng thời gian và lực
lượng lao động, sự phát triển của làngnghề đã có vai trò tiách cực trong việc hạn chế di dân tự
do ở nông thôn;
- Nâng cao giá trị sử dụng các nguồn tài nguyên: Những điều kiện tự nhiên và nguyên
liệu thô chỉ có giá trị khi được khai thác sử dụng đúng mục đích, khi chúng thành những sản
phẩm hữu ích phục vụ cho con người. Làngnghề có vai trò lịch sử to lớn trong vấn đề này, các
làng nghề đã biến các nguyên liệu thô trở thành những sản phẩm hữu ích phục vụ con người.
Ngày nay, giá trị này không đổi, mà ngượic lại còn đóng vai trò to lớn trong nền kinhtếquốc
dân nói chung, góp phần làm thay đổi các vùng nông thôn nói riêng;
- Hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch, bảo tồn văn hoá truyền thống: Sản phẩm của nghề thủ
công truyền thống là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi
bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công. Nhiều sản phẩm truyền thống có tính nghệ
thuật cao, mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật, trong đó chứa đựng những nét đặc sắc của
văn hoá dân tộc, đồng thời thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi làng nghề. Với
những đặc điểm ấy chúng không chỉ đơn thuần còn là hàng hoá thông thường mà đã trở thành
sản phẩm văn hoá có tính nghệ thuật cao và được coi là biểu tượng nghề truyền thống của dân
tộc Việt Nam nói chúng và HảiPhòng nói riêng.
1.3. Các điều kiện phát triển làngnghề
Qúa trình phát triển của làngnghề cần có nhiều điều kiện, những điều kiện này có sự biến
đổi trong từng thời kỳ và tác động theo chiều hướng khác nhau, điều kiện này làm tiền đề cho
điều kiện kia. Chúng có thể là điều kiện thúc đẩy nhưng cũng có thể là những điều kiện kìm hãm
sự phát triển. ở mỗi vùng, mỗi đại phương, mỗi làngnghề do có những đặc điểm khác nhau về
các điều kiện tự nhiên, kinhtế – xã hội và văn hoá nên những điều kiện nay là không giống nhau.
Tuy nhiên ta có thể tìm hiểu và khái quát những điều kiện cơ bản sau:
- Cơ chế chính sách phát triển làng nghề;
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ;
- Nguồn vốn;
- Nguồn nhân lực;
- Nguồn nguyên liệu;
- Thị trường.
1.4. Kinh nghiệm phát triển của Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ)
- Các cấp, các ngành và chính quyền biết vận dụng linh hoạt các chính sách của Nhà
nước tạo điều kiện cho chủ cơ sở của làngnghề rễ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho vay các nguồn tín dụng như là không phải thế chấp mà chỉ cần tín chấp;
- Gắn phát triển làngnghề cùng với các chương trình hành động khác để hỗ trợ quảng bá
thương hiệu cho làng nghề, cho sản phẩm như các chương trình du lịch làng nghề;
- Biết phát huy lợi thế truyền thống làngnghề của ông cha để lại, người dân cần cù, chịu
khó và rất tài hoa, năng động, sáng tạo, sớm thích nghi với cơ chế thị trường, do vậy các làng
nghề nhanh chóng được khôi phục và phát triển;
- Bước đầu đã lập quy hoạch và giải quyết mặt bằng cho sản xuất cho các làngnghề như
quy hoạch khu, cụm, điểm tách ra khỏi khu dân cư để có điều kiện xử lý ô nhiễm môi trường
đảm bảo cho làngnghề phát triển bền vững;
- Có chính sách khuyến khích thành lập các trung tâm thương mại, giao dịch, giới thiệu
sản phẩm làngnghề để hỗ trợ tìm kiếm thị trường;
- Công tác đào tào nguồn nhân lực cũng được quan tâm nhưng chưa đạt được kết quả cao;
- Có chính sách đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, khuyến khích, tạo điêu kiện cho các
doanh nghiệp áp dụng các thành tựu khoa học.
1.5. Kinh nghiệm phát triển của Bắc Ninh
Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện các giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 04 – NQ - TW của
Tỉnh uỷ Bắc Ninh về phát triển các làngnghề TTCN; trong đó, có giải pháp về quy hoạch tạo
mặt bằng cho sản xuất, thí điểm xây dựng mô hình khu công nghiệp làngnghề đạt tiêu chuẩn
môi trường, kết hợp được cả hai yếu tố làng và nghề ( vừa sản xuất – kinh doanh vừa có dân cư
sinh sống).
Thứ hai: Triển khai cụ thể hoá các quyết định ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư đối với các
cơ sở sản xuất công nghiệp theo Quyết định số 60/2001/QĐ- UB ngày 26/6/2001 và Quyết định
số 104/2002/QĐ - UB ngày 30/8/2002 của UBND tỉnh đã ban hành;
Thứ ba: Hướng các hoạt động khuyến công, ưu tiên sử dụng quỹ khuyến công cho các cơ sở
sản xuất trong các làng nghề, nhất là chương trình triển khai nhân cấy nghề mới;
Thứ tư: Các ngành chức năng tập trung nghiên cứu chương trình hỗ trợ cho các làngnghề về
các lĩnh vực quản lý vốn, thị trường, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực;
Thứ năm: Thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ theo Quyết định số 193/2001/QĐ - ttg của Thử tướng Chính phủ để đáp ứng được nhu cầu
vay vốn của các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong các làngnghề đối với thế chấp không đủ điều
kiện theo yêu cầu của các ngân hàng thương mại nhà nước;
Thứ sáu: Tiếp tục thành lập và tạo điều kiện cho hoạt động các hội, hiệp hộinghề nghiệp
theo nhóm sản phẩm, tạo điều kiện liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với nhau, giữa
người sản xuất, cung ứng nguyên liệu với những người chế biến, tiêu thụ để thống nhất định
hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tránh cạnh tranh không lành mạnh gây khủng hoảng thừa,
thiếu, sốt giả;
Thứ bảy: Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương và các tổ chức nước ngoài, huy động
nguồn vốn đóng góp của các tổ chức kinhtếtrong nước hỗ trợ các chương trình, dự án giải quyết
ô nhiễm môi trường trong các làng nghề, bao gồm cả xử lý riêng lẻ trong các doanh nghiệp và
xử lý tập trung ở các khu và cụm công nghiệp.
1.6. Bài học cho phát triển làngnghềởHảiPhòng
Từ thực tiễn phát triển làngnghề của một số địa phương trong nước có đặc điểm gần
giống với Hải Phòng, ta có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau cho Hải Phòng:
Thứ nhất: Phát triển làngnghề phải gắn với quá trình CNH, HĐH nông thôn, kết hợp thủ
công với kỹ thuật cơ khí hiện đại tuỳ điều kiện cơ sở vật chất của HảiPhòng mà áp dụng công
nghệ cổ truyền hay công nghệ hiện đại. Đồng thời tổ chức các cơ sở sản xuất gần vùng nguyên
liệu và đặt tại làng xã có nghề truyền thống để cho việc phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa;
Thứ hai: Cần phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bằng cách đa dạng hoá
các hình thức đào tạo như: Bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng ngắn hạn theo
phương châm thiếu gì huấn luyện nấy và có chiến lược đào tạo lâu dài bằng cách có hệ thống mà
cac cơ sở và các địa phương có nhu cầu;
Thứ ba: Phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như : thông tin thị trường, vốn, hỗ trợ về
thủ tục hành chính khi các cơ sở tham gia vào sản xuất hàng xuất khẩu;
Thứ tư: Khuyến khích sự kết hợp giữa các khu công nghiệp, công ty, nhà máy liên kết với
các làng nghề;
Thứ năm: Xây dựng thương hiệu của tỉnh, vùng, làng và sản phẩm;
Thứ sáu: Gắn chương trình tour du lịch của HảiPhòng kết hợp quảng bá sản phẩm;
Thứ bảy: Chú trọng công tác quy hoạch các làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng như điện,
nước, và nhất là phải dành quỹ đất để quy hoạch các làngnghề thành cụm làngnghề để kết hợp
sử lý ô nhiễm môi trường ở các làng nghề.
Chương 2: Thực trạng phát triển làngnghềHảiPhòng từ năm 2000 đến nay
2.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất làngnghềHảiPhòng
* Các nhân tố tự nhiên, kinhtế – xẫ hội
- Trong lịch sử phát triển của các làngnghề (nhất là các làngnghề truyền thống) chủ yếu
được hình thành và phát triển ở những nơi có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, dân cư
sống tập trung tương đối đông đúc và nhất là thường gắn liền với những vùng nguyên liệu sẵn có
hoặc rế khai thác, giao thông thuận lợi, thường năm bên cạnh các con sông lớn. Vì vậy, nếu xét
trên góc độ lợi thế so sánh thì HảiPhòng có lợi thế hơn các địa phương khác trong nước trong
việc phát triển các làngnghề vì nằm ở vị trí thuận lợi để giao lưu hàng hoá và có tiềm năng về
nguồn nguyên liệu. Với những điều kiện về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản thì HảiPhòng có
thể hướng vào phát triển các làngnghề về chế biến nông, thuỷ sản, đóng mới và sửa chữa tàu
thuyền, phát triển các làngnghề gắn với du lịch sinh thái, thủ công mỹ nghệ như : gốm, chạm
khắc gỗ, sản xuất muối, nuôi trồng thuỷ sản.
- Với những ưu thế của sự phát triển công nghiệp và dịch vụ có thể tạo thuận lợi cho sự
phát triển làngnghề mới chuyên sản xuất những mặt hàng phụ trợ cho các ngành công nghiệp
đóng tàu; Dệt, may, giầy da, chế biến hải sản…Có điều kiện tiếp cận dần tác phong làm việc
công nghiệp góp phần thúc đẩy đào tạo nghề cho người lao động. Nhưng bên cạnh đó cũng là
một thách thức đối với sự cạnh tranh về vốn, nguồn nhân lực,quỹ đất đối với các làng nghề. Vì
vậy, Chính quyền Thành phố cần phải kết hợp phát triển công nghiện dịch vụ gắn với phát triển
làng nghề cùng phát triển mang tính hỗ trợ nhau.
* Cơ chế chính phát triển làngnghềHảiPhòng
Bên cạnh những chính sách vĩ mô của nhà nước, Chính quyền thành phố HảiPhòng cũng
đã có đề án cụ thể hoá như: Công văn số 1039/CV –UB ngày 12/4/2001 của UBND thành phố
Hải Phòng về việc triển khai Quyết định số 132/200/QĐ -TTg trên địa bàn Thành phố; Kế hoạch
triển khai thực hiện Quyết định số 132/2000/ QĐ - TTg; Quyết định số 74/QĐ - UBND ngày
12/01/2006 của UBND Thành phố về việc Phê duyệt đề cương qui hoạch phát triển ngành nghề
nông thôn HảIPhòng đến năm 2020.
Kết quả của những chính sách trên trong những năm qua, làngnghềở nhiều nơi được
khôi phục và phát triển khá nhanh như: Nghề tạc tượng gỗ ở Đồng Minh – Vĩnh Bảo, nghề chạm
khắc đá ở An Lão, làng đúc gang ở Thủy Nguyên, Nghềtrồng hoa cây cảnhở An Hải, sản xuất
mây tre ở Hàng Kênh, nghề đan lát dần sàng ở Thủy Nguyên, phố nghề mộc ở Kha Lâm – Kiến
An, Nghề nuôi tôm sú, cua cá, thuỷ sản ở Đồ Sơn, Tiên Lãng, An Hải, Cát Bà, Kiến Thuỵ đang
từng bước ổn định, phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinhtế địa phương rõ rệt.
Tuy vậy, chính sách phát triển làngnghề chưa theo kịp đòi hỏi thực tế, đôi khi chạy theo
tính tự phát như: công tác quy hoạch còn nhiều vướng mắc thiếu giải pháp cụ thể về cấp đất, vốn
xây dựng hạ tầng, ưu tiên giảm thuế, đào tạo nguồn nhân lực, thông tin thị trường, xử lý ô nhiễm
môi trường ở các làng nghề.
* Cơ sở vật chất, vốn, lao động phát triển làngnghề
Hệ thống giao thông khá đồng bộ, có đủ các loại hình đường sắt, đường bộ, đường sông
– biển, đường hành không, kho bãi. Đó là điều kiện thuận lợi cho hàng hoá nói chung và phát
triển làngnghề nói riêng lưu thông tiếp cận thị trường trong và ngoài nước tạo sự cạnh tranh
trong xu thế hội nhập.
Vốn: vốn được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó những nguồn chủ yếu sau:
vốn tự có, vốn tín dụng chính thức, nguồn vốn bán tín dụng chính thức, nguồn vốn phi chính
thức.
Trong điều kiện mới hộinhậpkinhtếquốc thì sự phát triển của các làngnghề đòi hỏi một
lượng vốn lớn để mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ, đáp ứng nhu cầu của
hội nhập. Mặc dù được sự hỗ trợ từ phía nhà nước, song tình trạng thiếu vốn vẫn còn phổ biến,
có tới khoảng 70% số hộ và cơ sở làngnghề có nguyện vọng vay vốn để phát triển sản xuất. Sự
tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức và bán chính thức còn khó khăn đối với các hộ và cơ
sở sản xuất.
Nhu cầu về vốn có sự khác nhau khá lớn giữa các nghề. Dựa vào đặc điểm sản xuất kinh
doanh và tình hình tiêu thụ ở các làng nghề, có thể chia nhu cầu về vốn thành hai loại: Thứ nhất
là các làngnghề cần nhiều vốn (vốn lớn) như các làngnghề đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, đồ
mỹ nghệ vì những nghề nay có quy mô lớn, trình độ chuyên môn hoá sản xuất cao, có sử dụng
nhiều máy móc thiết bị với công nghệ hiện đại, có thị trường tiêu thụ rộng lớn, có giá trị sản
phẩm cao; Thứ hai là các làngnghề cần ít vốn (vốn không lớn) như các làngnghề thêu ren, đan,
dệt chiếu… những làngnghề này thường có đặc điểm là nguyên vật liệu hay dụng cụ sản xuất dễ
tìm, dễ mua hoặc có thể tự tạo ra, lao động thủ công là chính, giá thành sản phẩm thấp.
Lao động: Về chất lượng dân số và lao động, HảiPhòng được đánh giá là khá hơn so với
mức trung bình cả nước, trí lực của dân số cao, tỷ lệ huy động học sinh các cấp đạt 78,2% (chỉ
sau Hà Nội, Đà Năng). Tỷ lệ biết chữ của người lớn 95,4%, chỉ xếp sau Hà Nội, thể lực của dân
số tốt, tuổi thọ trung bình 73,4 tuổi. Hiện tỷ lệ lao động trong công nghiệp – xây dựng là 25,6%;
trong dịch vụ 29,4%; còn lại trong nông – lâm – ngư nghiệp 45%. Cơ cấu lao động như vậy đặt
ra nhiệm vụ cho HảiPhòng những năm tới phải chuyển dịch mạnh mẽ hơn để giảm tỷ trọng lao
động nông – lâm – ngư nghiệp.
Đào tạo nguồn nhân lực: Công tác dạy nghề, trung bình hàng năm có trên 10 nghìn lượt
người tham gia học nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 25%. Tuy vậy, lao động làm việc trong
các làng nghề, qua con số thống kê cho biết lao động có tay nghề cao, số lượng nghệ nhân đang
ít dần, đa phần lao động phổ thông không qua đào tạo chính qui, tay nghề có được là phần lớn do
truyền nghề. Ngay những làngnghề có thế mạnh như chế biến nông sản, thuỷ sản, gỗ gia dụng,
thủ công mỹ nghệ, đúc, cơ khí, dệt thảm, chiếu cói, lao động có tay nghề cao không nhiều. Đó là
một hạn chế lớn ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh trên
thị trường.
2.2. Đánh giá thực trạng phát triển làngnghềHảiPhòng
Sự phân bố của làngnghềởHảiPhòng nằm rải rác ở tất cả huyện của HảiPhòng và tập
trung nhiều nhất là huyện An Dương. Lĩnh vực ngành nghề tập ở một số lĩnh vực như chế biến
nông, hải sản, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, dệt chiếu, đóng mới và sủa chữa tàu thuyền, gốm
sứ. Gần đây xuất hiện một số như chồng cây cảnh, du lịch sinh thái gắn với một số hoạt động của
các làngnghề đã bắt đầu xuất hiện ở một vài địa phương có lợi thế về du lịch. Số lượng làng
nghề ít, tính đến thời điểm tháng 6 năm 2008, HảiPhòng chỉ có 31 làng nghề; tốc độ phát triển
các làngnghề mới rất thấp hầu như không xuất hiện các làngnghề mới, số các làngnghề đang có
cũng hoạt động cầm chừng như ở một số ngành như dệt chiếu, đan lát, thêu. Nhưng cũng có một
số làngnghề được khôi phục và phát triển như làngnghề truyền thống Minh Khai Minh Tân ở
Thuỷ Nguyên hay làngnghề đúc đồng của làngnghề Mỹ Đồng; Làngnghề đóng tàu thuyền ở
Lập Lễ.
2.2.2. Cơ cấu ngành nghề của làng nghề: Cơ cấu ngành nghề của làngnghề cũng khá
đa dạng và phong phú, được phân theo 7 nhóm nhành nghề cơ bản sau:
- Nhóm làngnghề sản xuất chế biến bảo quản nông, lâm, thuỷ sản:
- Nhóm các làngnghề sản xuất nghề mộc gia dụng;
- Nhóm làngnghề chuyên sản xuất đóng và sửa chữa tàu thuyền;
- Nhóm làngnghề chuyên về sản xuất Kim khí;
- Nhóm các làngnghề sản xuất mây tre đan;
- Nhóm các làngnghề dệt chiếu;
- Nhóm làngnghề chuyên sản xuất thủ công mỹ nghệ như : điêu khắc gỗ, sơn mài, làm gốm
sứ;
Trong 7 nhóm ngành nghề trên thì nhóm làngnghề sản xuất chế biến bảo quản nông, lâm,
thuỷ sản và nhóm làngnghề chuyên sản xuất đóng mới và sửa chữa tàu thuyền là chiếm đa số
trong tỷ trọng lớn nhất vào ngân sách và cũng sử dụng nhiều lao động; nhóm chiếm tỷ trọng
trung bình là Nhóm làngnghề chuyên về sản xuất Kim khí và mộc gia dụng.
Với sự đa dạng hoá nhóm ngành nghề thì cũng ảnh hưởng đến công tác quy hoạch và đầu tư,
vì vậy cần có sự định hướng ưu tiên trong từng nhóm làngnghề phải dựa vào hiệu quả kinhtế -
xã hội.
2.2.3. Phương thức tổ chức hoạt động sản xuất của làngnghề
Thứ nhất, mô hình tự sản, tự tiêu: là mô hình sản xuất truyền thống, đã xuất hiện, tồn
tại và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của làngnghề truyền thống. Qua kết quả hoạch
toán của một số hộ kiêm nghềở một số làngnghề trên cho ta thấy mô hình tổ chức hộ gia đình
vẫn đóng vai trò kinhtế đầu tàu ở các hộ trong các làngnghề và vẫn có xu thế tồn tại trong thời
gian tới. Hình thức hộ gia đình phổ biến trong các lĩnh vực, thủ công, chế biến nông sản, thực
phẩm. Uư thế của mô hình này là tận dụng được lao động nhà rỗi, không đòi hỏi vốn lớn, lấy nhà
làm mặt bằng sản xuất, nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế nhất là trong điều kiện hộinhậpkinhtế
sâu rộng như khả năng tiếp cận thị trường, kỹ thuật công nghệ, thương biệu. Vì vậy, rất cần được
sự trợ giúp của Nhà nước và các tổ chức, hiệp hội để các hộ thích nghi với thời kỳ hộinhậpkinh
tế quốc tế.
Thứ hai, mô hình chuyên môn hoá:theo mô hình này thì quá trình sản xuất kinh doanh
ở làngnghề truyền thống được chuyên môn hoá theo ba giai đoạn: Cung ứng nguyên vật liệu –
Sản xuất sản phẩm – Tiêu thụ sản phẩm. Các hình thức tổ chức của mô hình này chủ yếu là các
doanh nghiệp tư nhân; Công ty TNHH; Công ty cổ phần; HTX. Với mô hình này, sự chuyên môn
hoá đã tạo ra hiệu xuất kinh doanh cao hơn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, mở rộng sản xuất và
là cơ sở quan trọng để phát triển làngnghềtrong điều kiện hộinhậpkinhtếquốc tế, mà ở đây
cần có sự chuyên môn hoá và phần công lao động ngày càng cao bằng việc xây dựng và phát
triển các vùng khai thác, cung ứng nguyên vật liệu tập trung, và các vùng sản xuất tập trung. Tuy
nhiên, hiệu quả kinh doanh có thể bị ảnh hưởng khi một khâu nào đó của quá trình bị ách tắc,
hoặc một mối liên hệ nào đó không được đảm bảo.
Thứ ba, mô hình cụm sản xuất công nghiệp làngnghề tập trung: Về thực chất bản
thân làngnghề cũng có thể coi là khu sản xuất tập trung. Tuy nhiên sự tập trung này chỉ mang
tính chất tự phát, và có nhiều vấn đề bất cập như: hạn chế khả năng mở rộng sản xuất, khó khăn
trong việc tiếp cận công nghệ mới, đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường rất nặng. Đến nay sự phát
triển của làngnghề đã đạt ở một trình độ cao hơn, đòi hỏi một mô hình tổ chức sản xuất phù hợp
với điều kiện mới.
2.2.4. Đóng góp cho ngân sách:
Bảng 2.6: So sánh giá trị kinhtế của làngnghềtrongkinhtế nông thôn Hải Phòng.
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm
Tổng GTSX
ở nông thôn
Riêng Ngành nghề của làngnghề
So sánh với tổng
GTSX(%)
CN- XD
DV
Cộng
2000
3.160.706
728.000
633.000
1.361.000
43,06
2001
3.348.938
787.000
679.000
1.466.500
43,79
2002
3.631.615
869.000
730.000
1.599.000
44,03
2003
4.007.156
990.000
802.000
1.792.000
44,72
2004
4.459.370
1.130.000
895.000
2.025.000
45,41
2005
4.925.049
1.282.000
985.000
2.267.000
46,03
2006
5.422.000
1.356.000
1.155.000
2.511.000
46,32
2007
5.980.025
1.580.000
1.260.000
2.840.000
47,49
6/2008
6.250.000
1.690.000
1.350.000
3.040.000
48,64
Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê các huyện năm 2007, giá cố định 1994
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy giá trị sản phẩm hàng hoá trong các làngnghề đạt được là
rất đáng kể và tốc độ của nó tăng đều qua các năm. Tỷ trọng gía trị sản xuất hàng hoá trong các
làng nghề cao hơn nhiều so với các làng thuần nông. Như vậy, rõ ràng là nơi nào có nhiều làng
nghề thì kinhtế hàng hoá ở đó phát triển hơn.
2.2.5. Thu hút lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
Vai trò của các làngnghề không thể phủ nhận khi thu hút tới 39,1% lao động toàn khu vực và
có chiều hướng tăng dần. Lao động tham gia vào các ngành nghề của làngnghề năm 2005 là
223.000 người, chiếm tới 53,6% trong tổng lao động; năm 2006 là 245.000 người, chiếm tới
53,35%; năm 2007 là 295.000 người, chiếm tới 53,93%.
2.2.6. Đào tạo nghề cho lao động
Tính đến 29/09/2008 hiện trên địa bàn thành phố Hảiphòng có 51 cơ sở dạy nghề, bao
gồm 35 cơ sở do địa phương trực tiếp quản lý và 16 cơ sở dạy nghề trung ương. Chín tháng đầu
năm 2008, khối cơ sở dạy nghề địa phương đã tuyển mới 25.145 học sinh, đạt 95% kế hoạch
năm, trong đó tuyển mới hệ cao đẳng nghề 2955 học sinh, trung cấp nghề 4.630 học sinh và sơ
cấp nghề là 17.560 học sinh. So với 2005 có 41 cơ sở dạy nghềtrong đó có 15 cơ sở do Trung
ương quản lý, như vậy trong ba năm số lượng cơ sở dạy nghề tăng 10%, chưa đáp ứng nhù cầu
đòi hỏi của thực tế. Lao động ở các làngnghề phần lớn được đào tạo qua các hình thức tự phát. ở
làng nghề phương pháp dạy nghề chủ yếu, từ đời nay sang đời khác, vì vậy các nghề truyền
thống luôn được bảo tồn trong từng gia đình với những bí quyết nghề nghiệp riêng. Theo phương
thức này, người thợ vừa học vừa làm, được các nghệ nhân hoặc những người thợ có kỹ thuật cao
kèm cặp, học cho đến khi thành nghề, có thể tự mình làm ra sản phẩm. Thời gian học mỗi nghề
là khác nhau, trung bình có thể là sáu tháng đến ba năm còn tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng
nghề. Những nghề đơn giản thuê ren, đan lát thì thời gian học cần từ ba đến sáu tháng. Những
nghề phức tạp vừa đòi hỏi kỹ thuật vừa đòi hỏi kỹ năng tinh xảo như các nghề chạm khắc gỗ,
điêu khắc đá mỹ nghệ… thì thời gian học phải từ 3- 5 năm. Ưu điểm của phương thức truyền
nghề này là giữ gìn được nghềtrong các làng nghề, đào tạo được những thợ giỏi, tài hoa. Tuy
nhiên, mặt hạn chế của nó là kỹ thuật và bí quyết nghề không được phổ biến rộng rãi, không đào
tạo được một đội ngũ thợ lành nghề đông đảo nên khi cần phát triển nghề trên phạm vi rộng lại
gặp khó khăn, về sản xuất kinh doanh và hiểu biết về thị trường, pháp luật…
Đứng trước một đòi hỏi thực tế trên, HảiPhòng cần có một chính sách đào tạo nghề phù
hợp thích nghi trong điều kiện mới của làng nghề. Cùng với việc dạy nghề truyền thống như trên
thì phương thức dạy nghề và truyền nghề cần đa dạng hơn như : người lao động có thể tự học
nghề hay đến các hộ gia đình học nghề; mở các lớp dạy nghề do hợp tác xã, xã hay huyện mở
hay kết hợp với các trường nghề. Nhất là phải đặt công tác dào tạo nghềở các làngnghề gắn với
chương trình phảt triển nguồn nhân lực chung của Hải Phòng.
2.2.7.Thị trường và cạnh tranh
- Thị trường các yếu tố đầu vào: thị trường cung ứng nguyên vật liệu, thị trường lao
động, thị trường công nghệ có sự phát triển khá rõ so với thời kỳ trước song còn mang tính tự
phát, sơ khai. Thị trường vốn đã phần nào đap ứng được yêu cầu sản xuất song còn hạn chế.
Nhìn chung thị trường đầu vào nguyên vật liệu gặp không ít khó khăn, vì nguyên liệu cho phát
triển làngnghề ngày càng cạn dần. Trong một thời gian dài nguyên vật liệu cho sản xuất ởlàng
nghề chủ yếu là phế liệu, phế phẩm của công nghiệp, nguyên liệu truyền thống ngày càng cạn
kiệt, thêm vào đó là việc khai thác bừa bãi và chưa có sự quy hoạch tổng thể vùng nguyên liệu.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm ở các làngnghề của HảiPhòng tiêu thụ chủ
yếu ở thị trường nội vùng, trong nước là chính. Với trên 17 triệu dân, vùng kinhtếtrọng điểm
Bắc Bộ và Đồng bằng Sông Hồng là thị trường lớn nội địa của Hải Phòng.
Thị trường sản phẩm thuỷ sản: chủ yếu được tiêu thu ở các nước Nhật Bản, Châu âu, đặc
biệt là các nước Tây Ban Nha, Pháp, Italia, Mỹ. Đối thủ cạnh trạnh lớn nhất là Thái Lan, Ấn Độ,
Trung Quốc;
Thị trường hàng nông sản: Các thị trường truyền thống nhất là Trung Quốc, các nước Tây
Âu Bắc Mỹ, các nước công nghiệp mới Châu âu. Để xâm nhập được thị trường cần nâng cao
chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng, sử
dụng công nghệ mới trong chế biến, bảo quản;
Thị trường hàng thủ công, mỹ nghệ: là thị trường cạnh tranh rất gay gắt. Với trình độ hiện
nay rất nhiều sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ khó cạnh tranh trên thị truờng quốc tế. Để
thâm nhập theo hướng hộinhậpkinhtếquốctế xây dựng phương hướng phát triển kỹ năng quản
lý sản xuất và thị trường;
Thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay trong các làngnghềởHảiPhòng chủ yếu là tại
chỗ, nhỏ lẻ và phân tán. Thị trường có tổ chức trong việc tiêu thụ sản phẩm ởlàngnghề ngày
càng giảm thì vai trò của các chủ bao mua lại tăng lên đáng kể. Các chủ bao mua đứng ra làm
nhiệm vụ cung cấp vốn, kỹ thuật và nguyên liệu, nên đã khống chế các cơ sở sản xuất, các hộ gia
đình tronglàngnghề về giá, về mặt hàng, về mẫu mã…Phương thức thanh toán chủ yếu được áp
dụng là (bán chịu và thanh toán một phần) tạo nên rủi ro rất lớn đối với các cơ sở sản xuất dẫn
đến không thu hồi được nợ, hoặc thu hồi rất chậm. So với thời hạn cam kết và phụ thuộc vào khả
[...]... hợp để từng bước củng cố thúc đẩy sản xuất ở các làngnghề hiện có phát triển nhanh chóng, ổn định, đáp ứng bốicảnh mới hội nhậpkinhtế quốc tế hiện nay Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển làngnghềởHảiPhòngtrong bối cảnhhộinhậpkinhtế quốc tế 3.1 Bốicảnhquốctế và trong nước tác động đối với phát triển làngnghềHảiPhòng Những quốc gia than gia hay không tham gia vào quá... giúp cho làngnghềHảiPhònghộinhập và phát triển bền vững 3.2 Định hướng phát triển làngnghềHảiPhòngtrongbốicảnh mới của đất nước Thứ nhất: Phát triển làngnghề hướng vào sản xuất các nhóm sản phẩm phụ trợ cho ngành công nghiệp mũi nhọn của Hải Phòng; Thứ hai: Phát triển làngnghề phải gắn với chủ động hộinhậpkinhtếquốctế và đẩy mạnh xuất khẩu; Thứ ba: Phát triển làngnghề phải được thực... phương gắn với các sản phẩm của các làngnghề nhằm phát huy và nâng cao vị thế của làngnghề lên một tầm cao mới trong bối cảnhhộinhậpkinhtế quốc tế References 1 Tác động của hộinhậpkinhtế quốc tế đến tư duy và đời sống kinhtế - xã hộiở Việt Nam, GS.TS Tô Xuân Dân - TS Nguyễn Thành Công - NXB Chính trị Quốc gia, 2006 2 Một số chính sách về phát triển làngnghề nông thôn - Viện Chính sách và... làngnghềở Việt Nam trong điều kiện hội nhậpkinhtế quốc tế" , Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinhtế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội 20 Trần Minh Yến (2003), "Phát triển làngnghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp, hiện hoá", Viện Kinhtế học Hà Nội 21 Việt Hùng (2007), " Phát triển du lịch làngnghề cần giải pháp đồng bộ", Tạp chí Công nghiệp, tháng 6/2007 22 Uỷ ban Quốc. .. nội tại trong các làngnghề và còn có những nguyên nhân khách quan, chủ quan Dưới tác động của quá trình hộinhậpkinhtếquốctếlàngnghềởHảiPhòng cũng có nhiều thay đổi với sự xuất hiện nhiều yếu tố mới, nhưng vẫn đang duy trì vận động và thích nghi trong điều kiện mới cần được quan tâm phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu Được thực hiện trên cơ sở định hướng phát triển trongbốicảnh mới... làng nghề: coi trọng chính sách đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề; phát huy vai trò của các tổ chức, hiệp hộilàngnghềtrong việc hỗ trợ các vấn đề vốn, tiêu thụ sản phẩm, quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng Qua phân tích những nhân tố tác động và đánh giá thực trạng làngnghềtrong thời gian từ năm 2000 đến nay đã làm rõ được vai trò của làngnghề đối với đời sống kinhtế xã hội của Hải. .. triển làngnghề với phát triển du lịch: Đưa các cơ sở làngnghề vào các điểm tham quan trong các tua du lịch Kết luận chung: Trên cơ sở xác định mục đính và nội dung nghiên cứu của đề tài, luận văn đã cơ bản hoàn thành những vấn đề sau: Làm rõ được vai trò của làngnghề đối với nền kinhtếquốc dân nói chung, đối với HảiPhòng nói riêng, đặc biệt là góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo... kiện tác động đến sự hình thành và phát triển của các làngnghề nói chung và ởHảiPhòng nói riêng Nắm vững những điều kiện cơ bản này làm cơ sở xây dựng chính sách và giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của HảiPhòng Qua nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển làngnghề của một số địa phương trong nước có nét tương đồng với HảiPhòng cho thấy: Phải có sự hỗ trợ từ phía chính quyền thành phố bằng việc... cấu kinhtế nông thôn HảiPhòng đến năm 2010 10.Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 13 11 UBND Thành phố HảiPhòng (năm 2004)- Rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế - xã hội thành phố HảiPhòng đến năm 2020 12 Các quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế - xã hội đến năm 2020 các huyện, vùng dự án (Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thuỵ, An Lão, An Dương, Thủy Nguyên, Cát Hải. .. phối kết hợp để ngành nghề nông thôn có điều kiện, cơ hội tốt hơn cho phát triển, thực hiện tốt vị trí vai trò trong đời sống kinhtế – xã hội * Nguyên nhân: Từ những tồn tại thực tế trên ta thấy rằng sự phát triển làngnghềởHảiPhòng đã đạt được kết quả có ý nghĩa quan trọng, nhưng so với tiềm năng sẵn có của HảiPhòng thì phát triển làngnghềở đây chưa tương xướng với tiềm năng săn xó là do vẫn . Làng nghề ở Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế
Nguyễn Văn Tùng
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính. ứng bối cảnh mới
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển làng nghề ở Hải Phòng trong bối
cảnh hội nhập