Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
393,23 KB
Nội dung
PháttriểnlàngnghểởViệtNamtrongđiềukiện
hội nhậpkinhtếquốctế
Trần Thị Hoa Lý
Trường Đại học Kinhtế
Luận văn ThS ngành: Kinhtế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Đinh Thị Thủy
Năm bảo vệ: 2007
Abstract: Luận văn làm rõ phạm trù làng nghề, đặc điểm hình thành, vị trí và vai trò của
làng nghề đối với sự pháttriểnkinhtế - xã hộiởViệt Nam. Tìm hiểu thực trạng phát
triển, tình hình hộinhậpkinhtếquốctế của làngnghềởViệtNam cũng như những vấn
đề đặt ra đối với pháttriểnlàngnghềtrongđiềukiệnhộinhậpkinhtếquốctế như: chính
sách vĩ mô của Nhà nước, vốn, cơ sở vật chất, thị trường, thương hiệu, tổ chức sản xuất
Nêu phương hướng và giải pháp pháttriểnlàngnghềởViệtNamtrongđiềukiệnhội
nhập kinhtếquốctế
Keywords: Hộinhậpquốc tế; Làng nghề; Nông thôn; Pháttriểnkinhtế
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 20 năm đổi mới, kinhtếViệtNam đã pháttriển mạnh mẽ, cơ cấu GDP đã nghiêng hẳn
về công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn dưới 30%. Tuy vậy, bộ phận dân cư
sống ở nông thôn vẫn chiếm trên 70%. Do đó, pháttriểnkinhtế nông thôn vẫn là vấn đề có ý
nghĩa chiến lược, trong đó, pháttriểnlàngnghề đóng vai trò đòn bẩy quan trọng.
Việt Nam ngày càng hộinhập sâu rộng với thế giới thông qua các định chế quốctế như Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn
Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và nhiều thỏa thuận thương mại tự do song
phương và đa phương khác. Thực tế này đặt ra yêu cầu hộinhập cấp bách đối với khu vực kinh
tế nông thôn nói chung và làngnghề nói riêng.
Nâng cao khả năng hộinhậpkinhtếquốctế cho làngnghề sẽ có tác dụng gia tăng chất lượng
bền vững cho pháttriểnkinhtế nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập và cải thiện
đời sống người dân. Ngoài ra, nếu có được khả năng hộinhậpquốctế tốt, khu vực kinhtếlàng
nghề sẽ tạo nguồn hàng hóa xuất khẩu quan trọng, đóng góp đáng kể cho thương mại cả nước.
Phát triểnlàngnghềtrong bối cảnh hộinhậpkinhtếquốc là yêu cầu cấp thiết cần được
nghiên cứu để đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như các giải pháp. Do đó, vấn đề
“Phát triểnlàngnghềởViệtNamtrongđiềukiệnhộinhậpkinhtếquốc tế” được tác giả chọn
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề làngnghề và pháttriểnlàngnghề đã được các nhà kinhtế nghiên cứu dưới nhiều góc
độ và đã đạt được những kết quả nhất định. Một số công trình nghiên cứu đáng chú ý như:
- Trần Minh Yến (2003), “Phát triểnlàngnghề truyền thống ở nông thôn ViệtNamtrong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Viện Kinhtế học Hà Nội.
- Mai Thế Hởn (2000), “Phát triểnlàngnghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa ,
hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh.
- Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2003), “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam”.
- Nguyễn Ty (1991), “Một số vấn đề cơ bản về pháttriển TTCN ở nông thôn Hà Bắc”, Luận
án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
- Một số công trình của GS.TS Nguyễn Đình Phan, PGS.TS Hoàng Kim Giao, PGS.TS
Nguyễn Kế Tuấn, TS Phạm Viết Muôn, TS Dương Bá Phương, TS Trần Văn Luận
Những công trình này chủ yếu đưa ra bức tranh tổng quát về thực trạng và một số giải pháp
phát triểnlàngnghề mà chưa nghiên cứu kỹ về khả năng hộinhập của bộ phận kinhtếlàng nghề.
Vì vậy, “Phát triểnlàngnghềởViệtNamtrongđiềukiệnhộinhậpkinhtếquốc tế” là đề tài
nghiên cứu cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Làm rõ vai trò, thực trạng của làngnghềởViệtNam hiện nay. Từ đó, đề xuất
giải pháp thúc đẩy pháttriểnlàngnghềtrong quá trình hộinhậpkinhtếquốc tế.
- Nhiệm vụ:
+ Luận văn làm rõ phạm trù làng nghề, đặc điểm hình thành, vị trí và vai trò của làngnghề
đối với sự pháttriểnkinhtế - xã hội.
+ Đánh giá tiềm năng, thực trạng pháttriển của làngnghề kể từ khi đất nước tiến hành công
cuộc hộinhậpkinhtế thế giới.
+ Đề xuất các giải pháp thúc đẩy làngnghềpháttriển theo hướng hộinhậpkinhtế thế giới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Thông qua một số làngnghề điển hình, chủ yếu là các ngành nghề có khả năng tham gia xuất
khẩu, luận văn tập trung nghiên cứu tình hình pháttriển và mức độ hộinhậpquốctế của làngnghề
Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học kinhtế và phép biện chứng duy vật.
- Ngoài ra, đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp luận như điều tra, khảo sát, thống
kê, phân tích tổng hợp.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ thực trạng và yêu cầu cấp thiết của việc pháttriểnlàngnghề đặt trong bối cảnh hội
nhập kinhtếquốctế ngày càng sâu rộng.
- Đưa ra phương hướng và giải pháp để thúc đẩy pháttriểnlàng nghề, hỗ trợ cho quá trình
hội nhậpkinh tế.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.
Chƣơng 1
PHÁT TRIỂNLÀNGNGHỀ VÀ YÊU CẦU HỘINHẬPKINHTẾQUỐCTẾ
1.1. LàngnghềởViệtNam
1.1.1. Khái niệm làngnghề
Khái niệm về làngnghề hiện có rất nhiều:
Khái niệm thứ nhất
Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người tronglàng đều hoạt động cho nghề ấy và lấy nghề đó
làm nghề sống chủ yếu.
Khái niệm thứ hai
Làng nghề là làng làm nghề thủ công, nhưng không nhất thiết là đa số dân làng. Thợ thủ
công cũng làm nghề nông nhưng do yêu cầu chuyên môn hóa đã trở thành thợ chuyên sản xuất
hàng thủ công.
Khái niệm thứ ba
Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình
chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, có liên kết trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu
phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ và có cùng tổ nghề.
Khái niệm thứ tư
Làng nghề là cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề được tách
khỏi nông nghiệp để sản xuất, kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong
tổng giá trị sản phẩm của cả làng.
Khái niệm thứ năm
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các
điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản
xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Qua một số khái niệm nói trên, ta có thể thấy rằng:
Làng nghề là một không gian kinhtế nhất định, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề,
chủ yếu liên quan tới các nghề thủ công và một số dịch vụ, trong đó lao động và thu nhập từ
nghề này chiếm tỷ trọng lớn.
Những tiêu chí cụ thể:
- Số hộ làm nghề đó chiếm từ 25%.
- Thu nhập từ nghề đó chiếm trên 50%.
- Giá trị sản lượng của nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của làng.
- Thời gian pháttriển ổn định từ 2 năm trở lên.
1.1.2. Đặc điểm làngnghềởViệtNam
Làng nghềViệtNam có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất: LàngnghềViệtNam đa dạng cơ cấu ngành hàng và chủng loại mặt hàng. Làng
nghề có hơn 40 nhóm nghề chính, với hàng trăm nghìn loại sản phẩm và đang mở rộng sang
thương mại, dịch vụ
Thứ hai: Làngnghề thường gắn với nông nghiệp, nông thôn về nguyên liệu, lao động và thị
trường tiêu thụ.
Thứ ba: Quy mô sản xuất ở các làngnghề hiện còn nhỏ bé về quy mô sử dụng lao động,
doanh thu
Thứ tư: Đa dạng mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh bởi đặc thù tận dụng tối đa thời gian
nhàn rỗi của dân cư nông thôn.
Thứ năm: Sản xuất thủ công là chủ yếu. Công cụ sản xuất thô sơ, máy móc lạc hậu, không
đồng bộ.
Thứ sáu: Tiêu thụ hàng hóa qua trung gian, chủ yếu tại thị trường nội địa, xuất khẩu thấp.
1.2. Vai trò của làngnghềtrongpháttriểnkinhtế
1.2.1. Tiềm năng pháttriển
Làng nghề rất phổ biến ở nông thôn Việt Nam, ở nhiều địa phương hầu như làng nào cũng có
một nghề. Ở một số tỉnh, tỷ lệ làng có nghề lên tới 70 - 80% bao gồm nhiều lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh, từ TCMN tới công nghiệp và dịch vụ. Giá trị sản xuất của làngnghề hiện chiếm 9%
GDP cả nước. Tốc độ pháttriển bình quân là 8,9 - 9,8%/năm và có thể đạt 15%/năm.
1.2.2. Đóng góp kinhtế - xã hội của làngnghề
Thứ nhất, làngnghề đã trở thành ngành kinhtế chính. Làngnghề hiện đóng góp 1/10 GDP
cả nước. Làngnghề đóng góp trên 50% thu ngân sách của tỉnh Hà Tây, chiếm khoảng 30% giá trị
sản xuất công nghiệp Bắc Ninh và 80% giá trị sản xuất công nghiệp Thái Bình
Thứ hai, làngnghề cung cấp nguồn hàng xuất khẩu chủ lực. Hiện hơn 40% loại sản phẩm
làng nghề được xuất khẩu đến hơn 100 nước, kim ngạch năm 2005 đạt gần 700 triệu USD.
Thứ ba, làngnghề tạo việc làm và thu nhập đáng kể cho người dân. Làngnghề thu hút 11
triệu lao động thường xuyên và 4 triệu lao động thời vụ, chiếm 30% lực lượng lao động.
Thứ tư, đóng góp cho pháttriển xã hội và con người. Tỉ lệ hộ nghèo đói ở các địa phương
có nghề phụ pháttriển chỉ là 3,7%, so với tỷ lệ bình quân cả nước là 10,4% . Cơ sở hạ tầng được
cải thiện rõ rệt, các khoản chi cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe cao hơn.
Thứ năm, làngnghềpháttriển nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Sự pháttriển của làng
nghề đã thúc đẩy thương mại, dịch vụ - tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinhtế và cơ
cấu lao động ở nông thôn.
Thứ sáu, làngnghề với ý nghĩa duy trì truyền thống dân tộc. Phục hồi và pháttriểnlàng
nghề truyền thống chính là để lưu giữ, pháttriển truyền thống, văn hóa dân tộc.
Thứ bảy, làngnghề là tiềm năng cho pháttriển du lịch. Thông qua du lịch, làngnghề xuất
khẩu tại chỗ sản phẩm làm ra và pháttriển bền vững hơn.
1.3. Pháttriểnlàngnghề và yêu cầu hộinhậpkinhtếquốctế
1.3.1. Tính tất yếu phải hộinhậpkinhtếquốctế
Làng nghề có vai trò rất to lớn trongpháttriểnkinhtế - xã hội nông thôn, do đó cần tăng
cường hộinhậpkinhtếquốc tế.
1.3.2. Thách thức hộinhập đối với làngnghề
- Đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt bởi mở cửa thị trường, nhiều làngnghề sẽ mất
đi.
- Gia nhập sân chơi thế giới phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật chung và riêng ở mỗi thị
trường.
- Khả năng ứng phó với biến động của thị trường của làngnghề sẽ giảm sút mạnh.
- Giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh bởi năng lực tham gia trực tiếp thương mại quốctế yếu
kém.
1.3.3. Lợi ích hộinhập đối với làngnghề
- Có điềukiện để khôi phục và mở rộng, gia tăng hiệu quả nhờ du lịch phát triển.
- Pháttriển tốt hơn nhờ các đơn hàng xuất khẩu có giá trị cao và ổn định.
- Có điềukiện chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp nhờ quá trình chuyển
giao công nghệ nhanh và chi phí thấp hơn.
- Mở rộng được thị trường bởi quá trình hộinhập thường tạo ra thị trường liên quốc gia, liên
khu vực.
1.4. Kinh nghiệm pháttriểnlàngnghề trên thế giới
1.4.1. Pháttriểnlàngnghềở một số nước
- Nhật Bản coi làngnghề là mắt xích quan trọngtrong dây chuyền sản xuất xã hội.
- Hàn Quốc coi làngnghề là chiến lược pháttriểnkinhtế nông thôn với các mặt hàng tương
tự Việt Nam.
- Đài Loan định hướng, đầu tư cho nông dân pháttriểnlàngnghề để thoát ly nghề nông.
- Trung Quốc lấy làngnghề làm trọng tâm pháttriển nông thôn.
- Thái Lan có các biện pháp cụ thể để đẩy mạnh pháttriểnlàngnghề và du lịch làng nghề.
- Inđônêxia định hướng pháttriểnlàngnghề với trọng tâm là ngành TCMN thành các kế
hoạch dài hạn.
1.4.2. Bài học từ kinh nghiệm pháttriểnlàngnghề nước ngoài
Một là: pháttriểnlàngnghề gắn với CNH - HĐH nông thôn.
Hai là: pháttriểnlàngnghề không thể thiếu hỗ trợ của nhà nước.
Ba là: gắn kết giữa sản xuất làngnghề với sản xuất công nghiệp.
Bốn là: hỗ trợ làngnghề đào tạo nguồn nhân lực.
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁTTRIỂN VÀ HỘINHẬPKINHTẾQUỐCTẾ CỦA
LÀNG NGHỀỞVIỆTNAM
2.1. Thực trạng pháttriển của làngnghềởViệtNam
2.1.1. Cơ cấu ngành nghề của làngnghề
Một số nhóm ngành sản xuất làngnghề có tiềm năng pháttriển lớn:
Nhóm hàng thứ nhất: TCMN.
Nhóm hàng thứ hai: Gốm sứ.
Nhóm hàng thứ tư: Chế biến nông sản.
Nhóm hàng thứ năm: Cơ khí.
Nhóm hàng thứ năm: Vật liệu xây dựng.
2.1.2. Nhân lực và quản lý
Tỷ lệ lao động chân tay gần như chiếm 100%. Tỷ lệ lao động trung học phổ thông là 35%,
nghệ nhân 0,06%, trung cấp trở lên 9,8%; 55% lao động chưa qua đào tạo; 79% lao động không
có chuyên môn kỹ thuật.
Thường sử dụng cơ chế khoán sản phẩm nên quản lý lao động lỏng lẻo, dẫn tới khả năng
kiểm soát chất lượng lao động và tiến độ công việc không cao.
2.1.3. Kỹ thuật và công nghệ
Lao động có tay nghề, sử dụng máy móc trong sản xuất làngnghề rất thấp, nhiều ngành hàng
chưa đầy 10%. Một số ít làngnghề đạt trình độ kỹ thuật nhất định.
Điều kiện ứng dụng công nghệ hiện đại của làngnghề cũng hạn chế do nhà xưởng chật hẹp,
trình độ nhân lực yếu, 80% làngnghề thiếu vốn để đổi mới công nghệ.
2.1.4. Hình thức tổ chức sản xuất
Hình thức Hộ gia đình
Hộ gia đình hiện chiếm hơn 99% số cơ sở sản xuất tronglàng nghề.
Hình thức Tổ sản xuất
Mối liên kết trong hình thức tổ sản xuất vẫn lỏng lẻo, chỉ gói gọn trong phạm vi các hộ sản
xuất có quan hệ gia đình, ít liên kết với bên ngoài, có xu hướng giảm mạnh số lượng.
Hình thức Hợp tác xã
Mô hình HTX được khôi phục ở nhiều làngnghề với cơ chế hoạt động mới, tận dụng được
ưu thế, sử dụng các nguồn vốn hiệu quả hơn và nâng cao trình độ công nghệ.
Hình thức Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
DNTN đã nâng sản xuất kinh doanh làngnghề lên quy mô lớn hơn. Các làngnghềtrong lĩnh
vực TCMN, cơ khí, gỗ mỹ nghệ có nhiều DNTN hoạt động hiệu quả.
Hình thức Công ty TNHH
Số công ty TNHH làngnghề chưa phổ biến. Công ty TNHH vừa nâng cao trình độ sản xuất
kinh doanh vừa tạo điềukiện cho nhà nước thực hiện chức năng quản lý.
Hình thức Công ty cổ phần
Rất ít địa phương có công ty cổ phần ởlàng nghề, chỉ tập trung ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây,
Hải Dương với vài công ty cổ phần ở mỗi tỉnh.
2.1.5. Sản phẩm
Trừ một số mặt hàng mang tính đặc trưng truyền thống, đa số sản phẩm làngnghề có
chất lượng chưa cao, không ổn định, chỉ có 22,3% sản phẩm có chất lượng ngang bằng với
các nước trong khu vực.
Trình độ thiết kế mẫu mã sản phẩm của làngnghề hiện ở dưới mức trung bình của cả nước.
Sự đa dạng về chủng loại hàng hóa cũng rất kém, ít đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới. Giá trị
sản phẩm làngnghề chỉ bằng 20 - 30% sản phẩm công nghiệp cùng loại.
2.1.6. Thị trường và cạnh tranh
Thị trường tiêu thụ của sản phẩm làngnghề mang nặng tính tự túc, 83% sản phẩm được tiêu
thụ tại chỗ. Thị trường tiêu thụ của làngnghề nhỏ.
Đối với thị trường xuất khẩu, sản phẩm làngnghề chưa được thực hiện chủ động, phải qua
trung gian.
Khả năng cạnh tranh của các làngnghề rất yếu do chất lượng sản phẩm chưa cao, sản xuất
nhỏ, chủ yếu theo đơn đặt hàng.
Thiếu chiến lược nghiên cứu thị trường, việc quyết định sản xuất chỉ dựa trên những xét
đoán hiện tượng, biến động ngắn hạn của thị trường.
2.1.7. Tình trạng ô nhiễm
Ô nhiễm môi trường ởlàngnghề rất nghiêm trọng, sẽ cản trở sự pháttriển của làng nghề.
Làng nghề phải nhanh chóng cải thiện vấn đề môi trường.
2.2. Tình hình hộinhậpkinhtếquốctế của làngnghềở
Việt Nam
2.2.1. Tham gia hoạt động ngoại thương
Tiềm năng đóng góp cho ngoại thương của làngnghềViệtNam còn rất lớn. Mục tiêu năm
2010, xuất khẩu làngnghề đạt 1 tỷ USD/năm.
2.2.2. Năng lực hộinhậpquốctế
Một số làngnghề đã bắt nhịp hộinhập rất tốt, sản phẩm chỉ dành cho xuất khẩu. Những mặt
hàng đó thường là TCMN, gỗ mỹ nghệ
Đa số làngnghề yếu kém hộinhậpquốc tế, tỷ lệ cán bộ biết ngoại ngữ, sử dụng máy tính,
thương mại điện tử, xây dựng thương hiệu rất thấp.
2.3. Những vấn đề đặt ra đối với pháttriểnlàngnghềtrongđiềukiệnhộinhậpkinhtế
quốc tế
2.3.1. Chính sách vĩ mô của Nhà nước
- Thực hiện chính sách cho làngnghề chậm, thủ tục rườm rà, hiệu quả chưa cao.
- Thiếu cơ quan quản lý nhà nước về làng nghề, hệ thống giáo dục, đào tạo chưa có chuyên
ngành và nội dung về làng nghề, thiếu hệ thống viện và trung tâm nghiên cứu về làngnghề
- Làngnghề không nắm bắt được các thỏa thuận mở cửa thị trường mà ViệtNam đã cam kết.
2.3.2. Vốn đầu tư
Chỉ 4% số cơ sở làngnghề có vốn hơn 5 tỷ đồng, 21,9% có vốn dưới 50 triệu đồng, 40% có
vốn kinh doanh dưới 10 triệu đồng.
Khả năng làngnghề tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức rất khó. Nguồn vốn tự có
chiếm tới 60 - 70%. Nguồn vốn tín dụng bán chính thức không thực sự phát huy hiệu quả đối
với làng nghề. Vốn tín dụng bán chính thức trở thành nguồn chính cho sản xuất làng nghề.
2.3.3. Cơ sở vật chất
- Nhà xưởng manh mún trở ngại đầu tư công nghệ mới, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất
lượng tiến tiến.
- Trình độ công nghệlàngnghề lạc hậu và không đồng bộ, sức người vẫn chiếm trên 50%,
máy móc lớn sản xuất liên hoàn ít, chủ yếu là máy nhỏ.
2.3.4. Chiến lược thị trường
Công tác thị trường ởlàngnghề rất yếu do khó khăn về nhân lực. Đa số cơ sở làngnghề
chưa có ý thức về nghiên cứu thị trường. Tỷ lệ cơ sở làngnghề có bộ phận kinh doanh, thị
trường độc lập là rất ít.
Việc thực hiện, thuê dịch vụ khảo sát, nghiên cứu thị trường, mua thông tin kinh doanh đối
với các làngnghề là rất xa lạ.
2.3.5. Thương hiệu
Rất ít sản phẩm làngnghề và làngnghề đăng ký thương hiệu, nhiều làngnghề nổi tiếng
vẫn chưa đăng ký thương hiệu. Sản phẩm bán ra nhưng không mang tên tuổi của mình. Do
không có thương hiệu dẫn tới tình trạng các cơ sở làngnghề làm hàng giả, hàng nhái.
2.3.6. Hình thức tổ chức sản xuất
- Làngnghề cần hiện đại hóa hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhằm ứng phó tốt hơn
với điềukiện cạnh tranh cao, tăng nhanh chóng quy mô DN.
- Khả năng cạnh tranh của làngnghề rất yếu do đó phải tăng nhanh số lượng DN làng nghề.
2.3.7. Chất lượng nguồn nhân lực
Làng nghề đang đối mặt với khó khăn do thiếu nhân lực.
Chuyển đổi cơ cấu kinhtế và ngành nghềở nông thôn nhanh hơn so với chuyển đổi cơ cấu
và trình độ lao động. Do đó, lao động làngnghề không đáp ứng được yêu cầu của pháttriểnkinh
tế.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁTTRIỂNLÀNGNGHỀỞVIỆTNAM
TRONG ĐIỀUKIỆNHỘINHẬPKINHTẾQUỐCTẾ
3.1. Phƣơng hƣớng pháttriểnlàngnghềởViệtNamtrongđiềukiệnhộinhậpkinhtế
quốc tế
3.1.1. Pháttriểnlàngnghề theo hướng công nghiệp hóa
Thứ nhất: Tập trung vào nông sản, một mặt hàng chủ lực của Việt Nam.
Phương hướng pháttriểnlàngnghềkinh doanh nông sản, thực phẩm dựa trên cơ sở xây
dựng vùng nguyên liệu ổn định và tăng cường khả năng chế biến theo mô hình và công nghệ phù
hợp.
Thứ hai: Pháttriển tối đa ngành TCMN.
Phát triển hàng TCMN cần đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu thị trường và thiết kế mẫu.
Nghiên cứu thị trường sẽ có định hướng tốt cho thiết kế mẫu, phù hợp với thị hiếu của khách
hàng ở từng thị trường.
Thứ ba: Khuyến khích nâng cao trình độ công nghệ sản xuất gốm sứ song phải phù hợp
với điềukiện giải quyết nhiều lao động.
Khuyến khích cải tiến công nghệ, ứng dụng các kỹ thuật mới một cách phù hợp giữa máy
móc và lao động chân tay để vừa có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa thu hút nhiều việc
làm.
Thứ tư: Ngành cơ khí cần chuyên môn hóa cao, tập trung sản xuất hàng tiêu dùng, hướng
tới tham gia dây chuyền sản xuất xã hội.
Đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học, công nghệ để nâng cao trình độ thiết kế, tiếp thu kỹ
thuật tiên tiến, đi tắt đón đầu; tập trung vào các sản phẩm trọng điểm, tăng cường liên kết
Cơ khí làng nghề, với công nghệ yếu kém, vốn đầu tư thấp cần chuyên môn hóa cao, tập
trung vào gia công cho các DN lớn.
3.1.2. Kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại
Dung hòa giữa truyền thống và hiện đại là vô cùng quan trọng. Nếu giá trị truyền thống của
làng nghề bị mất đi do tính thương mại hóa cao độ thì giá trị gia tăng của sản phẩm sẽ giảm. Giá
trị truyền thống và bản sắc văn hóa là linh hồn và sức sống của sản phẩm làng nghề.
Tuy nhiên, làngnghề cũng phải nâng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường và hiệu
quả.
3.1.3. Nâng cao hiệu quả kinhtế
Đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm để phù hợp nhu cầu mới.
Làng nghề phải chuyển dịch sang sản xuất các mặt hàng có giá trị cao, thị trường rộng hơn.
3.1.4. Gắn kết thị trường
Tạo liên kết chuỗi từ người sản xuất đơn lẻ đến DN, nâng dần từ quan hệ mua bán nhất thời
sang quan hệ theo hợp đồng.
Đối với mặt hàng làngnghề có kim ngạch xuất khẩu lớn cần tạo mối liên kết với các
công ty xuất nhập khẩu trong nước và nước ngoài.
3.1.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốctế
Nâng cao khả năng cạnh tranh quốctế cần phải hoàn thiện chiến lược sản phẩm, chọn những
sản phẩm thế mạnh, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng.
Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bán hàng, giảm chi phí để mở rộng
khả năng tiếp cận nhiều người tiêu dùng. Nhà nước cần khẳng định chiến lược pháttriển xuất
khẩu làng nghề.
3.2. Giải pháp pháttriểnlàngnghềtrongđiềukiệnhộinhậpquốctế
3.2.1. Quy hoạch pháttriểnlàngnghề
[...]... 27/11/2001 về hộinhậpkinhtếquốc tế, Website Đảng cộng sản ViệtNam www.cpv.gov.vn 12 Đảng Cộng sản ViệtNam (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 13 Đảng Cộng sản ViệtNam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 14.Doanh nghiệp, làngnghề với quá trình hội nhập, cơ hội, thách thức và giải pháp, Kết quả hội thảo... Dương 34 Sở Công nghiệp Thái Bình, Báo cáo tình hình pháttriển công nghiệp các năm 2003, 2004, 2005, Thái Bình 35.Sở Công nghiệp Bắc Ninh, Báo cáo tình hình pháttriển công nghiệp các năm 2003, 2004, 2005, Bắc Ninh 36.Nguyễn Ty (1991), Một số vấn đề cơ bản về pháttriển TTCN ở nông thôn Hà Bắc, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội 37 Ủy ban Quốc gia về Hộinhậpkinhtếquốctế (2007), ViệtNam – WTO:... trị quốc gia, Hà Nội 38 Văn hóa làng nghề, trao dổi kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu sản vật làngnghềViệt Nam, Kết quả hội thảo tổ chức tại Hội chợ sản vật làngnghề truyền thống và quà tặng ViệtNam (2006) 39 Việt Hùng (2007), Pháttriển du lịch làngnghề cần giải pháp đồng bộ”, Tạp chí Công nghiệp, tháng 6/2007, Hà Nội 40 Trần Minh Yến (2003), Phát triểnlàngnghề truyền thống ở nông thôn Việt. .. triểnlàngnghề có thể rút ra một số kết luận sau: 1 Pháttriểnkinhtếlàngnghề mang tính định hướng chiến lược và cần được lồng ghép vào các chương trình pháttriểnkinhtế - xã hội, quốc gia và địa phương Sản phẩm làngnghề phải có vị trí tương xứng trong chiến lược tăng cường xuất khẩu của quốc gia và địa phương 2 Phải nhanh chóng pháttriển và đưa làngnghề lên một tầm cao mới để đáp ứng yêu cầu phát. .. trường kinh doanh ở nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 30 Quốchội nước CHXHCN ViệtNam (2003), Luật Hợp tác xã, Hà Nội 31 .Quốc hội nước CHXHCN ViệtNam (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội 32 Sở Công nghiệp Hà Tây (2005), Báo cáo tình hình công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, làngnghề nông thôn của tỉnh Hà Tây thời kỳ 2001 –2004, Hà Tây 33 Sở Công nghiệp Hải Dương (2004), Đề án phát triển. .. cho phát triểnlàngnghềở Hà Tây, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 9 Cục Công nghiệp địa phương - Bộ công nghiệp (2005), Báo cáo tổng kết giai đoạn 2001 – 2005, Hà Nội 10 Đảng Cộng sản ViệtNam (2001), Chiến lược pháttriểnkinhtế - xã hội 2001- 2010, Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 11 Đảng Cộng sản Việt Nam. .. yêu cầu pháttriểnkinhtế và mức độ hộinhập ngày càng cao 3 Sự pháttriển của làngnghề không thể thiếu vai trò hỗ trợ của Nhà nước trên các mặt môi trường pháp lý, tài chính, thuế, thị trường, đào tạo nhân lực, kỹ thuật 4 Định hướng phát triểnlàngnghề phải đặt mục tiêu bền vững và nâng cao năng lực và hiệu quả kinhtế Nội dung này bao hàm các vấn đề quy hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng qui... Quy hoạch hệ thống làngnghề + Điều tra, khảo sát để nắm rõ số lượng, chủng loại và chất lượng của các làngnghề + Phải thể hiện đường lối phát triển, chính sách kinhtế của Nhà nước + Chú trọng tới yếu tố hiệu quả kinh tế, tác động xã hội, thu hút lao động và khả năng cạnh tranh + Lập quy hoạch phát triểnlàngnghề trên quy mô cả nước và từng địa phương + Tính đến liên kết giữa các làng nghề, với khu... nghiệp, tháng 6/2007, Hà Nội 18 Mai Thế Hởn (2000), Phát triểnlàngnghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 19 Phạm Thị Khanh (2004), Huy động vốn trong nước pháttriển nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 20 Làngnghề nông thôn và vấn đề môi trường”... 6/2007, Hà Nội 24 Pháttriểnlàngnghề truyền thống ở Bắc Ninh”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, tháng 8/2004 25 Pháttriển du lịch làngnghề - Giải pháp hữu hiệu để bảo tồn truyền thống và xoá đói giảm nghèo tại nông thôn, , Kết quả hội thảo tổ chức bởi Tổng cục Du lịch và Tổ chức JICA – Nhật Bản (2005) 26 Pháttriển bền vững làngnghề Hà Tây - Thực trạng và giải pháp, Kết quả hội thảo tổ chức bởi Tạp chí Nhà . KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.1. Phƣơng hƣớng phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế
3.1.1. Phát triển làng nghề. hình hội nhập kinh tế quốc tế của làng nghề ở Việt Nam cũng như những vấn
đề đặt ra đối với phát triển làng nghề trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế