1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống bài tập chữa lỗi câu cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế kĩ thuật hải dương theo quan điểm giao tiếp

9 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 345,57 KB

Nội dung

Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập chữa lỗi câu cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dương theo quan điểm giao tiếp” với

Trang 1

Xây dựng hệ thống bài tập chữa lỗi câu cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kĩ thuật Hải Dương theo quan điểm giao tiếp

Nguyễn Thị Thúy Hạnh

Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn)

Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Ban

Năm bảo vệ: 2010

Abstract Nghiên cứu lí thuyết giao tiếp; nghiên cứu câu trong hệ thống ngôn ngữ

và câu trong hoạt động giao tiếp; nghiên cứu đặc điểm tâm lí và tư duy của sinh viên trường Cao đẳng để có những cơ sở lí luận cho việc việc đề xuất hệ thống bài tập chữa lỗi câu Tìm hiểu thực tế việc dạy học phần câu, việc chữa lỗi câu cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dương để có những cơ sở thực tiễn cho việc

đề xuất biện pháp dạy học mang tính khả thi Đề xuất hệ thống bài tập chữa lỗi câu theo quan điểm giao tiếp Tiến hành thể nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của các

đề xuất về biện pháp dạy học

Keywords Ngữ văn; Phương pháp dạy học; Câu

Content

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Giao tiếp có chức năng làm tiền đề khách quan cho sự phát sinh và phát triển ngôn ngữ Ngôn ngữ ra đời không vì mục đích tự thân mà nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp giữa con người trong cộng đồng xã hội, một nhu cầu mang tính bẩm sinh của con người Con người có thể giao tiếp bằng nhiều phương tiện, nhiều kênh giao tiếp khác nhau nhưng xét ở mọi góc độ thì “ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” (V.I Lê nin) Câu là một trong những đơn vị của hệ thống ngôn ngữ, thực hiện chức năng thông báo của ngôn ngữ Ngoài việc truyền đạt và thông báo một hiện thực khách quan,câu còn bao hàm sự đánh giá, thái độ tình cảm của người nói (viết) với hiện thực được nói tới.Trong hoạt động giao tiếp, câu mới thực sự bộc lộ hết những thuộc tính và các bình diện câu mới được hiện thực hoá Câu được cấu tạo từ những đơn vị tương đối ổn định, tĩnh tại nhưng các bình diện của câu chỉ thực sự rõ ràng khi đi vào hoàn cảnh sử dụng Do vậy, việc dạy học câu không thể tách rời với hoạt động giao tiếp

1.2 Ngày nay, hoà cùng với sự phát triển của giáo dục và đào tạo trên thế giới, công cuộc cải

cách giáo dục ở nước ta đã có những thay đổi phù hợp với xu thế chung và đạt được nhiều tiến bộ đáng khích lệ Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi về mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học, những thay đổi về phương pháp vẫn còn bất cập Phương pháp dạy học đang được sử dụng phổ biến hiện nay trong các nhà trường chủ yếu vẫn là thuyết giảng Điều đó

Trang 2

phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển một số kĩ năng cần thiết cho người học trong đó có kĩ năng giao tiếp.Vấn đề đạt ra cho các nhà giáo dục là “dạy như thế nào?” để người học có thể phát triển tốt nhất năng lực sẵn có của mình, có phương pháp học tập, phương pháp luận khoa học để có thể tiếp tục tự học suốt đời Điều IV – Luật giáo dục nước CHXHCNVN được Quốc hội thông qua ngày 02/12/1998 đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã trở thành một yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp giáo dục hiện nay

Trong những năm gần đây, dạy học theo định hướng giao tiếp, theo quan điểm giao tiếp là những quan điểm dạy học mới, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Phương pháp giao tiếp đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện từ rất lâu và đã cho thấy hiệu quả rõ rệt: phát huy tính tích cực,tự giác, năng động, sáng tạo của người học Dạy tiếng Việt trong nhà trường phổ thông và tiếng Việt thực hành trong nhà trường chuyên nghiệp có

sứ mệnh là dạy cho người học viết đúng, viết hay và sử dụng một cách hiệu quả ngôn ngữ tiếng Việt trong đời sống và trong công việc sau này Một trong các khâu quan trọng của dạy học tiếng Việt là hoạt động chữa lỗi về từ, về câu và cách thức diễn đạt để nhằm nâng cao chất lượng sử dụng tiếng Việt cho người học Tuy nhiên, việc chữa lỗi câu còn chưa được coi trọng trong nhà trường hiện nay Giáo viên chủ yếu mới chỉ quan tâm đến việc chữa lỗi câu đơn lẻ, hoặc lỗi câu về cấu trúc mà chưa thực sự chú ý đến việc chữa lỗi câu trong hoạt động giao tiếp hoặc trong văn bản

1.3 Mục tiêu của dạy học hiện đại là tạo ra những con người mới, phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo và thích ứng nhanh với mọi sự phát triển của xã hội và phải có những kí năng cần thiết để bước vào cuộc sống Một trong những kĩ năng quan trọng hàng đầu là kĩ năng giao tiếp Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ:

“Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và của con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của các nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỉ luật, có sức khoẻ, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên như lời dặn của Bác Hồ” Vì vậy, việc dạy học không chỉ đơn thuần là truyền thụ tri thức, cung cấp kiến thức cho học sinh

mà quan trọng hơn là dạy cho người học cách tự học, tự nghiên cứu Người học không tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà phải tham gia vào qúa trình học tập một cách tích cực, chủ động Chữa lỗi câu cho sinh viên theo quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt là nhằm thực hiện mục tiêu đó

1.4 Nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia, các trường Cao đẳng có nhiệm vụ đào tạo ra

nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá của địa phương cũng như của đất nước Nhiệm vụ đó đòi hỏi cả thầy và trò trường Cao đẳng của địa phương phải cố gắng để làm cho quá trình dạy và học có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển Môn Tiếng Việt thực hành được đưa vào học trong các trường Đại học, Cao đẳng với mong muốn trang bị cho sinh viên năng lực sử dụng ngôn ngữ trong công việc chuyên môn một cách có hiệu quả và nâng cao khả năng giao tiếp cho các em sau khi hoàn thành khoá học để tự tin hơn bước vào cuộc sống

Môn Tiếng Việt thực hành ở Trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dương được đưa vào học kì đầu tiên của năm thứ nhất Mặc dù có định hướng là rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong hoạt động thực tiễn (trong đời sống, trong công việc sau này của các em) nhưng nói chung giáo trình được biên soạn để giảng dạy cũng chưa đi sâu vào phần thực hành mà còn nặng về phần lí thuyết mà điều này các em đã được học ở chương trình

Trang 3

tiếng Việt phổ thông Cụ thể ở phần Chữa câu sai trong giáo trình mới chỉ chủ yếu đưa ra các lỗi câu về mặt cấu tạo ngữ pháp, ngữ nghĩa mà chưa chú ý tới lỗi câu về mặt ngữ cảnh Nói cách khác, lỗi câu mới chỉ được quan tâm ở lỗi cấu trúc mà chưa được làm rõ ở hoạt động hành chức của câu Và điều đó sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả, chất lượng của việc giảng dạy môn học này trong nhà trường đặc biệt là với nhà trường chuyên nghiệp vì người học là cần trang bị những kĩ năng thực hành

Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập

chữa lỗi câu cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dương theo quan điểm giao tiếp” với mong muốn góp một tiếng nói vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học

tiếng Việt, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Việt thực hành ở nhà trường chuyên nghiệp nói chung và ở Trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dương nói riêng

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Những nghiên cứu về lí thuyết giao tiếp và dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp

Giao tiếp được xem xét từ nhiều phương diện: phương diện xã hội học (giao tiếp được xem xét như một qúa trình tương tác xã hội), phương diện ngôn ngữ (giao tiếp được xem xét trong quan hệ với các chức năng của ngôn ngữ), theo hướng của khoa học thông tin (giao tiếp được phân biệt với thông tin)

Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra cách hiểu của về giao tiếp Theo tác giả

Đỗ Hữu Châu [7]:“Nói một cách tổng quát, giao tiếp là một hoạt động liên các nhân, có chức

năng truyền đạt những thông tin về sự vật, hiện tượng của thực tế (thông tin miêu tả hay thông tin sự vật) nhằm tạo ra những biến đổi trong tình cảm, trạng thái tâm lí và hoạt động giữa những người tham gia giao tiếp (thông tin liên các nhân hay thông tin tác động) Nó cũng là nơi con người bộc lộ chinh mình Mỗi chức năng trên của giao tiếp đòi hỏi phải có một loại tín hiệu thích hợp với nó Tác giả Bùi Minh Toán trong“Từ trong hoạt động giao tiếp Tiếng Việt” quan niệm: “Giao tiếp chính à sự tiếp xúc, giao lưu giữa người và người

trong xã hội, qua đó con người bộc lộ, truyền đạt cho nhau những nhận thức, tư tưởng và cả thái độ tình cảm đối với nhau và đối với điều được diễn đạt…” [6]

Trong những năm gần đây, xu hướng dạy học tiếng theo quan điểm giao tiếp đang là một hướng đi mới, mang lại hiệu quả cao cho quá trình dạy học cả trên thế giới cũng như ở Việt Nam Vận dụng quan điểm dạy học này nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phát huy hiệu quả sử dụng Tiếng Việt trong việc thực hiện chức năng quan trọng của ngôn ngữ - chức năng giao tiếp

Ở Việt Nam, việc dạy học tiếng Việt theo hướng giao tiếp cũng được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu

Tác giả Lê A trong “Dạy tiếng Việt là dạy một hoạt động và bằng hoạt động” (Tạp chí ngữ số 4/2001) đã đề cập thực trạng dạy học tiếng Việt hiện nay còn nhiều điểm chưa tiến bộ, đồng thời tác giả đưa ra một nguyên tắc trong dạy tiếng đó là: “…Dạy tiếng Việt là dạy cho các em một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, một loại hoạt động cơ sở của mọi hoạt động của con người… Trong đó, hoạt động học phải hướng tới hoạt động giao tiếp và được tiến hành bằng chính hoạt động giao tiếp”

Tác giả Nguyễn Quang Ninh trong “Một số vấn đề lí luận của việc dạy tiếng” (Thông báo khoa học, ĐHSPHN, số 2/1992) cũng đã khẳng định mục đích của việc dạy tiếng là phát triển năng lực giao tiếp.Tác giả cho rằng “chính việc coi trọng giao tiếp ngôn ngữ trong việc dạy tiếng đã kéo theo sự biến đổi trong việc biên soạn tài liệu dạy tiếng, cách chọn ngữ liệu, phân bố ngữ liệu, phương pháp dạy và vị trí của người giáo viên và học viên trong quá trình giảng dạy Việc xem hoạt động ngôn ngữ trong giao tiếp là mục đích của việc dạy tiếng đã làm cho cách tổ chức giảng dạy phải xây dựng được những tình huống giao tiếp thực

Trang 4

Cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học tiếng Việt” của nhóm tác giả Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán – cuốn giáo trình mang tính định hướng cho chương trình giảng dạy tiếng Việt cũng đã nêu rõ: “Ngôn ngữ là hệ thống hoạt động chức năng, tách khỏi hoạt động chức năng thì nó không còn sức sống, trở thành một hệ thống khô cứng Nói cách khác, ngôn ngữ phải được thể hiện trong các dạng lời nói khác nhau, mọi quy luật cấu trúc và hoạt động của hệ thống ngôn ngữ chỉ được rút ra trên cơ sở nghiên cứu lời nói sinh động Mặt khác, muốn hình thành các kĩ năng và kĩ xảo ngôn ngữ, học sinh phải trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp” [tr 57] Các tác giả cũng đã xác định giao tiếp là một trong bốn phương pháp cơ bản, đặc thù của việc dạy tiếng Việt trong nhà trường, là phương pháp quan trọng trong việc tổ chức dạy học tiếng Việt: “Phương pháp giao tiếp là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, có chú ý đến đặc điểm và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp… Phương pháp giap tiếp trở thành phương pháp chủ yếu để phát triển lời nói cho học sinh Phương pháp này có thể áp dụng khi dạy học từ ngữ, câu, phong cách và đặc biệt là trong các bài thuộc phân môn làm văn” [tr 69, 70]

Tác giả Bùi Minh Toán trong bài “Quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt” (TCNCGD số 11/1992) đã đưa ra yêu cầu của việc dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp cho học sinh: nhằm cung cấp cho học sinh tri thức tiếng Việt, các quy tắc hoạt động sử dụng ngôn ngữ, các kĩ năng trong việc rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ (lĩnh hội, sản sinh lời nói)

Việc vận dụng quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt cũng đã được trình bày khá cụ thể, rõ ràng trong rất nhiều đề tài nghiên cứu như: “Xây dựng tình huống giao tiếp trong dạy học bài “Nghĩa của câu” ở trường trung học phổ thông” của Lê Thị Bích Hồng (luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, 2007); “Chữa lỗi câu cho học sinh trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp” của Phạm Hà Thương (luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, 2008)…

Trên thế giới, hoạt động giao tiếp của con người được các nhà ngôn ngữ học bắt đầu quan tâm nghiên cứu từ khoảng thế kỉ XX Một số tác giả như C.E.Shanno (1994) và W.Weaver (1962), Wilburn Schramn (1955) khi nghiên cứu quá trình truyền thông đã đưa ra

sơ đồ quá trình giao tiếp.Tuy nhiên, các sơ đồ trên mới chỉ ra quá trình giao tiếp trên mạng điện báo và quá trình truyền thông Một cách hiểu rộng nhất về giao tiếp: Giao tiếp là việc dùng mật mã (ngôn ngữ, phi ngôn ngữ) để chuyển đi một thông điệp (bức thư, mệnh lệnh…)

từ điểm này đến điểm khác Có thể tìm thấy ý này trong định nghĩa của G.A.Miller (1956):

“Giao tiếp là việc một tin nào đó được truyền đi từ điểm này đến điểm khác”

Một bước phát triển mới trong cách nhìn nhận về “giao tiếp” là sự ra đời của ngữ dụng học Ngôn ngữ tiền dụng học chưa phát hiện ra bản chất hoạt động của giao tiếp Khi ngữ dụng học ra đời đã khắc phục được những hạn chế đó, giao tiếp được quan tâm nghiên cứu như là địa hạt thực thi hành vi ngôn ngữ của nhân vật giao tiếp Người xây dựng nền móng tiên phong cho lí thuyết hành vi ngôn ngữ là nhà triết học người Anh John L.Austin với công trình: “How to do thing with words” Qua đó, J.L.Austin đã điều chỉnh lại một cách sâu sắc mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói theo quan niệm và sự phân biệt rạch ròi của F.de Saussure Người phát triển quan điểm của Austin là J.Searle

Đối với các nước trên thế giới, xu hướng dạy học tiếng theo hướng giao tiếp không phải là quá mới Dạy học ngôn bản nói và ngôn bản viết trong giao tiếp và để giao tiếp được xem là kim chỉ nam cho quá trình xây dựng chương trình dạy học của các nước

Trong chương trình tiếng Pháp của bang Quebec (Canada) quy định : “Việc giảng dạy tiếng Pháp phải dựa trên việc thực hành ngôn ngữ và trong lớp học tiếng Pháp học sinh luôn luôn được đặt vào nhưng tình huống giao tiếp” Chương trình còn nhấn mạnh : Cơ bản là phải đặt học sinh trong một tình huống giao tiếp làm sản sinh lời nói hoặc sự thông hiểu

Trang 5

Ngay từ những năm 80, chương trình giáo dục của CHDC Đức (cũ) đã xác định : Nguyên tắc chỉ đạo việc quy hoạch và dạy tiếng mẹ đẻ ở nhà trường là phục vụ cho kĩ năng giao tiếp của người học

Có thể nói, những quan điểm trên đều khẳng định rằng : Dạy tiếng trong giao tiếp, bằng giao tiếp và để giao tiếp là quan điểm tiến bộ và hiện đại của việc giảng dạy tiếng mẹ

đẻ mà rất nhiều nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới đang áp dụng Theo phương hướng đó, việc dạy học ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết phải lấy giao tiếp làm môi trường, lấy việc phục vụ giao tiếp làm nhiệm vụ và mục đích cho việc dạy học tiếng hiện nay

2.2 Những nghiên cứu về chữa lỗi câu

Chữa lỗi câu là một lĩnh vực của khoa học giáo dục Vì thế, nó không chỉ được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm mà còn được các nhà sư phạm, được những ai quan

tâm, mong muốn “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” coi trọng

Từ giữa những năm 80 trở về trước, vấn đề lỗi câu và chữa lỗi câu được quan tâm nhiều ở mặt cấu trúc ngữ pháp Tiêu biểu có tác giả Nguyễn Minh Thuyết với “Mấy gợi ý về việc phân tích và sửa lỗi ngữ pháp cho học sinh” (1974) ; tác giả Nguyễn Xuân Khoa với

“Sai – đúng – hay trong việc dùng từ, đặt câu, chấm câu” (1968) ; tác giả Nguyễn Đức Dân với “Chập cấu trúc – một quá trình tâm lí trong những lỗi sai của học sinh” (1982)

Khuynh hướng này chú ý xem xét những câu đơn lẻ tách ra khỏi văn bản, việc phân loại lỗi câu và đề xuất cách chữa chỉ dựa trên cơ sở xem xét cấu trúc câu Dựa vào cấu trúc câu, các tác giả đã phân loại được những loại lỗi cơ bản về câu như : Lỗi về cấu tạo câu, lỗi

về dùng quan hệ từ, dùng dấu chấm câu… Từ đó, rút ra những nhận xét bổ ích trong việc chữa câu Tuy nhiên, việc chỉ dùng cấu trúc câu để giải quyết lỗi câu là mặt hạn chế của ngôn ngữ học truyền thống

Cuối những năm 80 trở lại đây, khi những cơ sở lí luận của lí thuyết ngôn ngữ học văn bản, thuyết hoạt động giao tiếp được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam thì khuynh hướng nhìn nhận câu trong cấu trúc của những đơn vị lớn hơn câu đã thu hút sự chú ý của những người nghiên cứu và dạy học Tiếng Việt Tiêu biểu cho khuynh hướng này có các tác giả Đình Cao – Lê A trong “Làm văn” tập I (1989), tác giả Bùi Minh Toán – Lê A – Đỗ Việt Hùng với “Tiếng Việt thực hành” (1998), tác giả Đào Ngọc – Nguyễn Quang Ninh với “Rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt” (1997), tác giả Nguyễn Quang Ninh với “Giáo trình Tiếng Việt thực hành” ( 2000)…

Khuynh hướng này chú trọng đến chức năng của câu trong văn bản Các tác giả cho rằng câu là đơn vị nhỏ nhất của văn bản Vì thế, xem xét lỗi về câu với tư cách là một đơn vị cấu thành văn bản

Các tác giả cũng quan tâm tới mối liên hệ của câu với các nhân tố giao tiếp để xác định và phân loại lỗi về câu Vì vậy, bên cạnh những lỗi câu như khuynh hướng trên đã đề cập, khuynh hướng này đã chỉ ra câu sai còn do vi phạm quy tắc về ngữ nghĩa, về phong cách…

Có thể nói, với khuynh hướng này có nhiều ưu điểm, lỗi câu đã được nhìn nhận toàn diện

Tạp chí ngôn ngữ cũng đã đăng nhiều bài nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà giáo dục về vấn đề chữa lỗi câu cho học sinh Có thể kể đến các bài như “Có thể tìm con đường ngắn nhất để dạy viết đúng câu” của tác giả Trần Phô (số 1/1969) ; “Lỗi ngữ pháp của học sinh – nguyên nhân và cách chữa” của tác giả Nguyễn Xuân Khoa (số 1/ 1970) ; “Mối quan

hệ giữa ý và lỗi trong quá trình hình thành một số kiểu câu sai của học sinh” của tác giả Nguyễn Mai Hồng (số 4/1975) ; “Tìm cách giúp thêm cho học sinh viết đúng câu Tiếng Việt” của tác giả Diệp Quang Ban (số 4/1976)

Tạp chí Nghiên cứu giáo dục cũng có nhiều bài viết rất đáng chú ý về vấn đề chữa lỗi câu cho học sinh : “Chập cấu trúc – một quá trình tâm lí trong những câu sai của học sinh” (số 7/1982) của tác giả Nguyễn Đức Dân ; hay “Về các phương pháp chữa câu sai của học sinh” (số 6/1985) của tác giả Nguyễn Thanh Bình

Trang 6

Qua các bài viết trên, chúng ta thấy vấn đề lỗi câu và việc chữa lỗi câu cho học sinh

đã trở thành một vấn đề quan trọng và cấp thiết trong việc dạy học tiếng Việt hiện nay Các bài viết đã đi sâu vào phân tích lỗi, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất cách chữa Đây là những đóng góp quan trọng trong việc chữa lỗi câu cho học sinh Vấn đề chữa lỗi câu cho học sinh còn rất nhiều nội dung cần được nghiên cứu kĩ và sâu hơn để đi đến thống nhất

Gần đây, có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề trên Đó là bài viết

“Nhận diện các dạng lỗi về câu từ góc độ văn bản” của tác giả Nguyễn Thị Ban (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục chuyên đề quý I năm 1999) ; cuốn “Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục” của các tác giả Cao Xuân Hạo – Lí Tùng Hiếu – Nguyễn Kiên Trường – Trần Thị Tuyết Mai (NXB Giáo dục 2000)

Rõ ràng, vấn đề lỗi câu và chữa lỗi câu cho học sinh đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà giáo, nhà nghiên cứu Điều này vừa phản ánh việc mắc lỗi câu của học sinh là khá phổ biến vừa khẳng định việc tổ chức hướng dẫn chữa lỗi câu cho học sinh là việc làm cần thiết của người giáo viên trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng

Tóm lại, qua việc khảo sát tình hình nghiên cứu lỗi câu và vấn đề chữa lỗi câu của các tác giả, chúng tôi nhận thấy, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung xem xét lỗi về câu ở cấp vĩ mô, nặng về những lỗi ngữ pháp hoặc lỗi câu trong văn bản mà chưa đề cập đến việc chữa lỗi câu theo quan điểm giao tiếp Hơn nữa, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở học sinh phổ thông mà nghiên cứu việc sửa lỗi câu cho sinh viên ở các trường chuyên nghiệp

Có thể nói, những công trình nghiên cứu về giao tiếp và chữa lỗi câu nêu ở trên là những tài liệu quý báu, những kiến thức cơ bản, nền tảng để chúng tôi tham khảo, học hỏi và định hướng cho chúng tôi nghiên cứu khi thực hiện đề tài này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu về lí thuyết giao tiếp, về việc dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp, nghiên cứu về việc dạy học chương Luyện viết đoạn văn, chương Tạo câu trong văn bản ở giáo trình Tiếng Việt thực hành đang được giảng dạy tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dương, chúng tôi đề xuất hệ thống bài tập chữa lỗi theo quan điểm giao tiếp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần câu nói riêng và dạy học Tiếng Việt thực hành nói chung ; đồng thời góp phần nâng cao năng lực và kĩ năng giao tiếp cho sinh viên trong nhà trường để các em tự tin bước vào cuộc sống

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích đề ra, luận văn cần phải giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau :

- Nghiên cứu lí thuyết giao tiếp; nghiên cứu câu trong hệ thống ngôn ngữ và câu trong hoạt động giao tiếp; nghiên cứu đặc điểm tâm lí và tư duy của sinh viên trường Cao đẳng để

có những cơ sở lí luận cho việc việc đề xuất hệ thống bài tập chữa lỗi câu

- Tìm hiểu thực tế việc dạy học phần câu, việc chữa lỗi câu cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dương để có những cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp dạy học mang tính khả thi

- Đề xuất hệ thống bài tập chữa lỗi câu theo quan điểm giao tiếp

- Tiến hành thể nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của các đề xuất về biện pháp dạy học

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Xuất phát từ đề tài, chúng tôi chọn việc xây dựng hệ thống bài tập chữa lỗi câu cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dương theo quan điểm giao tiếp làm đối tượng nghiên cứu

Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

ở việc tổ chức dạy học nội dung chữa lỗi câu cho sinh viên theo giáo trình “Kĩ năng thuyết trình và xử lí văn bản” của tác giả Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán, Lê Quang Huy, Đỗ

Trang 7

Hồng Cổn – Trường Đại học Quản lí Kinh doanh Hà Nội được sử dụng là giáo trình chính dạy học phần Tiếng Việt thực hành tại trường chúng tôi

5 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được một hệ thống bài tập chữa lỗi câu thích hợp thì sẽ giúp sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dương sử dụng đúng và hiệu quả câu trong giao tiếp, kết quả học tập môn Tiếng Việt thực hành nói riêng, kết quả học tập nói chung của các

em sẽ được nâng cao hơn

6 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu ở trên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:

Phương pháp này được dùng để phân tích, tổng hợp các vấn đề lí luận thu nhận được, từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho việc đề xuất các biện pháp chữa lỗi câu cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dương

- Phương pháp khảo sát, nghiên cứu thực tiễn:

Đây là phương pháp dùng để điều tra, thu thập thông tin và tìm hiểu đánh giá thực tế việc dạy học phần câu và chữa lỗi câu trong môn Tiếng Việt thực hành cho sinh viên

ở Trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dương bằng cách phát phiếu điều tra với nhiều nội dung và hình thức khác nhau cho nhiều đối tượng ở các lớp, các ngành đào tạo có học môn này Kết quả sẽ được xử lí, đánh giá nhằm rút ra những nhận xét cần thiết để phục vụ cho đề tài

- Phương pháp thống kê, so sánh:

Chúng tôi vận dụng phương pháp này để kiểm định giả thuyết, nghiên cứu, so sánh đối chiếu các số liệu và kết quả thực nghiệm,đối chứng trong kết quả học tập của sinh viên nhóm thực nghiệm và đối chứng nhằm khẳng định các biện pháp đề xuất là khả thi

- Phương pháp thể nghiệm sư phạm:

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm chứng và đánh giá tính khả thi của biện pháp dạy học mà chúng tôi đã đề xuất trong luận văn

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận

Phần nội dung gồm 3 chương Cụ thể:

Chương 1: Cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống bài tập chữa lỗi câu cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dương

Chương 2: Hệ thống bài tập chữa lỗi câu theo quan điểm giao tiếp cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dương

Chương 3: Thể nghiệm sư phạm

References

1 Lê A, Bùi Minh Toán, Đỗ Việt Hùng Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, 2004

2 Lê A, Chuyên đề lí thuyết giao tiếp và việc tổ chức giảng dạy tiếng Việt trong nhà trường phổ thông

3 Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, H, 2001

4 Hoàng Anh (chủ biên), Phạm Văn Thấu Tiếng Việt thực hành, NXB Lý luận chính trị,

2005

5 Hoàng Anh, Ngô Công Hoàn Giao tiếp sư phạm (Giáo trình đào tạo giáo viên Trung học cơ sở), NXB Giáo dục, 1999

Trang 8

6 Diệp Quang Ban (chủ biên), Hoàng Dân Ngữ pháp Tiếng Việt (sách CĐSP), NXB Giáo dục, 2000

7 Diệp Quang Ban Cú pháp và việc ứng dụng ngữ pháp Tiếng Việt, TC Ngôn ngữ, số 2.2002

8 Diệp Quang Ban Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 2, NXB Giáo dục, 2001

9 Diệp Quang Ban Những vấn đề trong nội dung sách Tiếng Việt 11, (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên), NXB ĐHSP, 1991

10 Đỗ Hữu Châu Cơ sở ngữ nghĩa học, NXBGD, HN, 1998

11 Đỗ Hữu Châu Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009

12 Nguyễn Thùy Dung “Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện về câu tiếng Việt theo cấu tạo ngữ pháp cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc”, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN,

2003

13 Nguyễn Thị Diễm, Lê Quang Sơn Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Trường Cao đẳng

Sư phạm Quảng Trị, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng số 2/2008

14 Hữu Đạt Tiếng Việt thực hành, NXBGD, 1997

15 Hồ Ngọc Đại Tâm lí học dạy học, NXBGD, Hà Nội, 1997

16 Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, 2005

17 Nguyễn Thiện Giáp Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004

18 Lê Thị Bích Hồng “Xây dựng tình huống giao tiếp trong dạy học bài “Nghĩa của câu”

ở trường trung học phổ thông”, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, 2007

19 Học viện hành chính Quốc gia, Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính Giáo trình Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, 2005

20 Học viện Khoa học quân sự Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ, (Lưu hành nội bộ), Hà Nội,

2002

21 Học viện Khoa học quân sự Giáo trình ngôn ngữ học đối chiếu, (Lưu hành nội bộ), Hà Nội, 2006

22 Học viện Khoa học quân sự Giáo trình Tiếng Việt thực hành, Hà Nội 1999

23 Học viện Khoa học quân sự Tài liệu dạy học môn Khoa học giao tiếp, (Lưu hành nội bộ), Hà Nội, 2007

24 Đinh Trọng Lạc Phong cách học Tiếng Việt, NXB ĐHQGHN, 1997

25 Đinh Trọng Lạc 300 bài tập phong cách học Tiếng Việt, NXBGD, 1999

26 Trần Thị Lương Câu tiếng Việt, NXBĐHSP, 2006

27 Bùi Minh Toán Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt, TC Nghiên cứu giáo dục, số 11/ 1992

28 Nguyễn Kim Thản – Hồ Lê – Lê Xuân Thại – Hồng Dân Nói và viết đúng Tiếng Việt, NXB Khoa học, 1967

29 Nguyễn Thị Thìn Câu tiếng Việt và nội dung dạy học câu ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia, 2003

30 Đinh Văn Thuận “Tổ chức chữa lỗi câu trong bài làm văn cho học sinh Trung học cơ sở”, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, 2006

31 Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,1997

32 Phạm Hà Thương “Chữa lỗi câu cho học sinh trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp”, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, 2008

33 Trần Ngọc Thêm Hệ thống liên kết văn bản Tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2002

34 Trường Đại học Quản lí và Công nghệ Hà Nội Kĩ năng giao tiếp và đàm phán kinh doanh (Lưu hành nội bộ), 2007

35 Trường Đại học Quản lí và Công nghệ Hà Nội Kĩ năng thuyết trình và xử lí văn bản (Lưu hành nội bộ), 2008

Trang 9

36 Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam – Viện ngôn ngữ học Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt (2 tập), NXB KHXH, 1981

37 Nguyễn Văn Sơn “Lỗi liên kết câu của học sinh THCS Lào Cai – các dạng lỗi và cách chữa”, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, 2004,

38 Viện ngôn ngữ học Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2006

Ngày đăng: 09/02/2014, 15:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w