1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiếp cận đánh giá PISA bằng phương pháp giải quyết vấn đề qua dạy học các bài toán thực tiễn phần khối đa diện và khối tròn xoay (hình học không gian lớp 12 ban cơ bản)

21 1,9K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 406,66 KB

Nội dung

Tiếp cận đánh giá PISA bằng phương pháp giải quyết vấn đề qua dạy học các bài toán thực tiễn phần khối đa diện và khối tròn xoay Hình học không gian lớp 12-Ban cơ bản Abstract: Đánh giá

Trang 1

Tiếp cận đánh giá PISA bằng phương pháp giải quyết vấn đề qua dạy học các bài toán thực tiễn phần khối đa diện và khối tròn xoay (Hình học không gian lớp 12-Ban cơ bản)

Abstract: Đánh giá của của PISA với năng lực toán học Nghiên cứu nội dung,

phương pháp dạy học Hình học không gian lớp 12, phần Khối đa diện và Khối tròn xoay Tìm hiểu phương pháp kiểm tra, đánh giá môn Hình học không gian lớp 12, phần Khối đa diện và Khối tròn xoay nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn hình học không gian Vận dụng Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề qua các bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy học hình học không gian lớp 12, phần Khối đa diện và Khối tròn xoay nhằm nâng cao năng lực vận dụng toán học không gian giải quyết các

vấn đề của thực tiễn, tiếp cận đánh giá PISA

Keywords: Môn toán; Phương pháp dạy học; Hình học không gian; Lớp 12

Content

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

PISA (Programe for International Student Assessment - PISA) là chương trình đánh

giá học sinh quốc tế lớn nhất thế giới do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organization

for Economic Co-operation and Development, viết tắt là OECD) khởi xướng, nhằm tìm kiếm

và xác định các tiêu chuẩn đánh giá kết quả của người học trong thời đại mới thông qua tiêu chí, phương pháp, cách thức kiểm tra và so sánh học sinh giữa các nước trên cơ sở 4 lĩnh vực

cơ bản của học sinh độ tuổi 15 đó là: Đọc hiểu, Toán, Khoa học tự nhiên, và Xử lý tình huống, trong đó Toán học là một trong những ưu tiên số 1 Mục đích chung là để đánh giá và hoàn thiện nền giáo dục mỗi quốc gia nhằm tăng tính cạnh tranh để hội nhập vào kinh tế toàn cầu Việt Nam đã xác định năm 2012 sẽ tham gia chương trình này, Do vậy muốn tiếp cận đến đánh giá này và không lạc hậu về giáo dục và đào tạo so với các nước trong khu vực và

Trang 2

trên thế giới, chúng ta cần bắt tay ngay vào nghiên cứu, xác định mục tiêu, lựa chọn các giải pháp để có thể hoàn thành mục tiêu trên

Khi nghiên cứu về PISA, có rất nhiều câu hỏi đặt ra:

 Tại sao lại có một chương trình đánh giá học sinh quốc tế như PISA?

 Tại sao số lượng các nước tham gia chương trình PISA ngày một tăng?

 Mục tiêu đánh giá PISA là gì? Nó giúp gì cho quá trình đào tạo, giáo dục và phát triển

của các nước tham gia?

 Đối tượng đánh giá PISA là học sinh lứa tuổi 15, lứa tuổi vừa hoàn thành chương trình

giáo dục bắt buộc, vậy nó đặt ra các vấn đề gì cho giáo dục sau đó, giáo dục THPT?

 Chương trình PISA giúp gì cho các nhà nghiên cứu giáo dục, nhà quản lý giáo dục,

hiện ra một vấn đề đó là: Phần lớn các bài tập thực hành trong sách giáo khoa hình học phổ

thông lớp 12 đều phục vụ cho việc vận dụng lý thuyết vào giải một bài tập cụ thể, đã được chuẩn hóa Những bài tập này giúp học sinh hình thành kỹ năng cơ bản, nghĩa là học sinh có thể : Hình thành khái niệm, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học (công thức, phương pháp) để tính toán trên lý thuyết, quá trình đó lặp đi, lặp lại, kết quả học sinh nắm được kiến thức về lý thuyết cơ bản nhưng sau đó áp dụng "vào đâu?" thì câu hỏi đó còn bỏ ngỏ Đối chiếu với mục tiêu giáo dục thì mới chỉ đạt được: Hiểu, Biết và vận dụng một cách linh hoạt trên cơ sở dữ liệu đã được chuẩn hóa, nhưng thiếu tính thực tiễn

Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến khả năng, năng lực vận

dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức vào thực tiễn của học sinh, còn gọi là Năng lực phổ thông

(Literacy) bởi vì từ lý thuyết đến thực tiễn bao giờ cũng có khoảng cách nhất định

Vậy muốn hình thành cho người học Năng lực phổ thông (Literacy) chúng ta phải xuất

phát từ các vấn đề do nhu cầu thực tiễn cần giải quyết, đó là các vấn đề nảy sinh trong quá

trình học tập, lao động của người học và phục vụ chính cho nhu cầu, lợi ích của người học, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước

Dạy học giải quyết vấn đề qua các bài toán thực tiễn đó chính là quá trình giúp học sinh từ một xuất phát điểm là một tình huống thực tế do nhu cầu học tập, lao động đem lại, trong đó chứa đựng các vấn đề hay nhiệm vụ cần giải quyết và để giải quyết vấn đề đó cần mô

Trang 3

hình hóa, toán học hóa, khái quát hóa, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tìm kiếm thông tin, tìm kiếm giải pháp, phương pháp thực hiện và thực hành giải quyết các vấn đề đặt ra

Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài : Tiếp cận đánh giá PISA bằng phương pháp giải quyết vấn đề qua dạy học các bài toán thực tiễn, phần khối đa diện và khối tròn xoay (Hình học không gian lớp 12-Ban cơ bản) ” để làm đề tài nghiên cứu

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Đã có rất nhiều nghiên cứu về phương pháp dạy học nói chung cũng như phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nói riêng

PISA là chương trình đánh giá giáo dục lớn nhất trên thế giới, ảnh hưởng của PISA đến việc hoạch định các chiến lược giáo dục của mỗi quốc gia ngày càng sâu rộng, cho phép xác định các tiêu chuẩn của người học trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nó tạo cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển giáo dục một cách toàn diện hướng đến các năng lực cho người học đồng thời nó cũng đặt ra các thách thức cho nền giáo dục của mỗi quốc gia

Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về việc tiếp cận đánh giá PISA bằng phương dạy học giải quyết vấn đề qua các bài toán có nội dung thực tiễn

Do vậy, Tiếp cận đánh giá PISA bằng phương pháp giải quyết vấn đề qua dạy học các bài toán thực tiễn là yêu cầu cấp bách mang tính thực tiễn

3 Mục tiêu nghiên cứu

 Nghiên cứu về chương trình PISA và phương pháp đánh giá PISA đối với toán học nói chung và hình học không gian nói riêng

 Nghiên cứu phương pháp dạy học toán học hình học không gian tiếp cận đánh giá PISA nhằm nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

 Nội dung sách giáo khoa hình học lớp 12, chương 1-2, Ban cơ bản

 Phương pháp dạy học Hình học không gian lớp 12, chương 1-2

 Phương pháp vận dụng toán học vào thực tiễn

5 Mẫu khảo sát

Khối đa diện, khối tròn xoay

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Đánh giá của của PISA với năng lực toán học hình học không gian

 Nghiên cứu nội dung, phương pháp dạy học Hình học không gian lớp 12, phần Khối

đa diện và Khối tròn xoay

Trang 4

 Nghiên cứu phương pháp kiểm tra, đánh giá môn Hình học không gian lớp 12, phần Khối đa diện và Khối tròn xoay nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn hình học không gian

 Vận dụng Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề qua các bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy học hình học không gian lớp 12, phần Khối đa diện và Khối tròn xoay nhằm nâng cao năng lực vận dụng toán học không gian giải quyết các vấn đề của thực tiễn, tiếp cận đánh giá PISA

7 Giả thuyết nghiên cứu

Tiếp cận đánh giá PISA bằng phương pháp giải quyết vấn đề qua dạy học các bài toán thực tiễn, phần Khối đa diện và Khối tròn xoay (Hình học không gian lớp 12 - Ban cơ bản) giúp nâng cao chất lượng dạy học môn hình học không gian và nâng cao khả năng vận dụng toán học không gian vào giải quyết các vấn đề thực tiễn?

8 Phương pháp nghiên cứu

*Nghiên cứu lí luận:

+ Nghiên cứu đánh giá PISA trong lĩnh vực toán học hình học không gian

+ Nội dung kiến thức, phân phối chương trình, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, các

chuyên đề liên quan về Khối đa diện và Khối tròn xoay (Hình học 12- Ban cơ bản)

+ Nghiên cứu các tài liệu về vấn đề lí luận dạy học giải quyết vấn đề

*Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực tiễn giảng dạy tại cơ sở giáo dục

đề xuất phát từ nhu cầu thực tiễn

 Muốn hình thành khả năng, năng lực vận dụng toán học (Mathermatical competencies) vào giải quyết các vấn đề xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần hình thành cho học sinh:

Kỹ năng tư duy và lập luận toán học; Kỹ năng giao tiếp toán học; Kỹ năng mô hình hóa toán học; Kỹ năng đặt và giải quyết các vấn đề trên cơ sở toán học; Kỹ năng biểu diễn, sử dụng các ký hiệu, ngôn ngữ và phép toán hình thức; Kỹ năng sử dụng công cụ

Trang 5

và phương tiện; Kỹ năng khái quát hóa và toán học hóa;Kỹ năng đánh giá và lượng giá

 Muốn học sinh hình thành và phát huy Năng lực toán học (Mathermatical competencies ) trong học hình học không gian lớp 12 phải rèn luyện khả năng khái quát các yêu cầu thực tiễn và vận dụng các kiến thức toán đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra nhằm

phục vụ cho chính nhu cầu của thực tiễn

10 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Tiếp cận đánh giá PISA bằng Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề qua

dạy học các bài toán thực tiễn (phần Khối đa diện và khối tròn xoay)

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Các khái niệm được sử dụng trong luận văn

1.1.1 Năng lực phổ thông (Literacy)*

Là năng lực của học sinh trong việc ứng dụng các kiến thức và kỹ năng phổ thông cơ bản vào các tình huống thực tiễn và khả năng phân tích, lý giải, truyền đạt một cách có hiệu quả các kiến thức và kỹ năng đó thông qua cách học sinh xem xét, diễn giải và giải quyết vấn

đề

1.1.2 Năng lực toán học (Mathermatical competencies)*

Trong khuôn khổ của PISA, OECD (1999) định nghĩa về năng lực toán học (Mathematical

competencies) là: Năng lực của một cá nhân có thể nhận biết về ý nghĩa, vai trò của kiến thức

toán học trong cuộc sống; là khả năng lập luận và giải toán, biết học toán, vận dụng toán theo cách nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống hiện tại và tương lai một cách linh hoạt

Nó bao gồm các kỹ năng, kỹ xảo và năng lực toán học

(Theo Hoàng Phê -Từ điển tiếng Việt)

Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế

Kĩ xảo là kĩ năng đạt đến mức thuần thục

Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên, sẵn có để thực hiện một hoạt

động nào đó

1.1.3 Năng lực học tập suốt đời (lifelong learning competencies)*

Là ý thức, thái độ, động cơ, niềm tin, chiến lược của bản thân người học đối với kiến thức, kỹ năng mới xuất hiện do nhu cầu lao động của người học sau khi tốt nghiệp trường

(*) Trích trong SỔ TAY PISA Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên trung học Bộ giáo dục

và đào tạo, viện khoa học và giáo dục Việt nam, văn phòng PISA Việt nam, chương chình phát triển giáo dục trung học, 2011

1.1.4 Bài toán thực tiễn (the reality problem)

Bài toán thực tiễn được xem là một tình huống, một hiện tượng hay một vấn đề của thực tiễn trong đó có chứa nội dung toán học được khai thác phục vụ dạy học

1.2 Một số vấn đề cơ bản về Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Trang 7

1.2.2.2 Các yếu tố của tình huống có vấn đề

1.2.3.4 Bản chất của dạy học giải quyết vấn đề

1.2.3.5 Qui trình Dạy học giải quyết vấn đề

1.3 PISA và đánh giá của PISA trong toán học

1.3.1 PISA là gì?

Vài nét về PISA

Vào năm 1997, các nước công nghiệp phát triển (OECD) nhất trí tham gia vào một dự

án xây dựng các tiêu chí, phương pháp, cách thức kiểm tra và so sánh học sinh giữa các nước OECD và các nước khác trên thế giới , được biết đến dưới tên gọi Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programe for International Student Assessment - PISA)

Tôn chỉ của PISA không phải là để điều tra khối lượng kiến thức học sinh học được trong nhà trường mà điều tra khả năng học sinh ứng dụng như thế nào những kiến thức học được từ nhà trường vào những tình huống ứng dụng hữu ích trong cuộc sống

Vậy PISA là chương trình đánh giá giáo dục lớn nhất trên thế giới, ảnh hưởng của PISA đến việc hoạch định các chiến lược phát triển giáo dục của mỗi quốc gia ngày càng sâu rộng, cho phép xác định các đánh giá của người học trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nó tạo cơ

sở để hoạch định chiến lược phát triển giáo dục một cách toàn diện nhằm phát huy tối đa các năng lực cho người học đồng thời nó cũng đặt ra các thách thức cho nền giáo dục của mỗi quốc gia

1.3.2 Đánh giá của PISA với năng lực toán học

1.3.2.1 Ba cấp độ của năng lực toán học trong quan niệm của PISA

1.3.2.2 Đặc điểm của ba cấp độ năng lực toán học trong đánh giá của PISA

Các thông tin trong bảng cho biết cụ thể về cách nhận biết và phân biệt về các cấp độ năng lực toán học thông qua việc mô tả các đặc điểm của các cấp độ

Bảng 1.1 Các đặc điểm của ba cấp độ năng lực toán học

Cấp độ của năng lực Đặc điểm

Học sinh có thể:

Trang 8

Cấp độ 1: Ghi nhớ, tái hiện

- Nhớ lại các đối tượng, định nghĩa và tính chất toán học -Thực hiện được một cách làm quen thuộc

- Áp dụng một thuật toán đặc trưng

- Tạo một kết nối trong cách biểu đạt khác nhau

- Đọc và giải thích được các kí hiệu và ngôn ngữ hình thức (toán học ), hiểu mối quan hệ của chúng với ngôn ngữ tự nhiên

Cấp độ 3: Khái quát hóa,

toán học hóa

Học sinh có thể:

- Nhận biết nội dung toán học trong tình huống có vấn đề phải giải quyết

- Sử dụng kiến thức toán học để giải quyêt vấn đề

- Biết phân tích, lập luận, chứng minh toán học

So với thang bậc tư duy của BLoom, các cấp độ đánh giá PISA là khá tương đồng và vẫn được chia từ thấp tới cao, tuy nhiên chú trọng nhiều hơn đến năng lực thực hành, khả năng vận dụng vào thực tiễn của học sinh vào những vấn đề cụ thể

1.3.2.3 Khung đánh giá của PISA đối với lĩnh vực toán học

Khác với đánh giá truyền thống, việc đánh giá trong PISA không chỉ chú ý đến nội dung kiến thức học sinh đã tiếp thu được, mà còn chú ý đánh giá những năng lực, những kĩ năng tiến trình đã hình thành năng lực cho học sinh Khung đánh giá đối với năng lực toán học của PISA chú ý đến hai yếu tố:

a.Tiến trình: Bao gồm những kĩ năng thích hợp với mọi cấp độ giáo

b Nội dung:Những nội dung được xem xét khi xây dựng khung đánh giá bao gồm:

B1) Thay đổi và liên hệ

i) Biểu diễn sự thay đổi

ii) Suy luận về các mối quan hệ

B2) Hình phẳng và hình khối

i Hình phẳng là những kiểu hình có thể quan sát qua các đồ vật trong thực tế đời sống như: nhà cửa, cầu cống, (con) sao biển, bóng nắng

Trang 9

ii Nhận biết hình theo các cách thể hiện khác nhau, dưới nhiều góc độ và nhiều chiều, từ

đó nhận biết những điểm tương đồng hoặc khác biệt khi phân tích cấu trúc của hình Liên hệ với hình ảnh các đồ vật có trong thực tế đời sống

B3) Đại lượng và xác suất

1.3.3 Đánh giá PISA đối với hình học không gian, phần Khối đa diện và Khối tròn xoay

1.3.3.1 Ví dụ minh họa đánh giá PISA đối với toán học hình học không gian, phần Khối đa diện và Khối tròn xoay

1.3.3.2 Đánh giá trên cơ sở bài toán mẫu

1.3.3.4 Ví dụ minh họa về đánh giá đối với toán học không gian của Sách giáo khoa 12 - Ban

cơ bản

1.3.3.5 Sự khác biệt giữa hai đề kiểm tra trên

Bảng 1.3 So sánh sự khác biệt giữa đánh giá PISA và Đánh giá theo sách giáo viên hình

12- ban cơ bản

Nội dung so sánh Đánh giá theo PISA Đánh giá theo sách Giáo viên

hình12 - Ban cơ bản Đối tượng  Từ thực tiễn  Từ mô hình chuẩn hóa

Mục tiêu cần đạt  Biết kết nối mô hình thực tế

và mô hình toán học

 Nhìn thấy một hình tam giác (hai chiều) trong hình biểu diễn ba chiều

Vận dụng được lý thuyết để giải bài tập

Kiến thức cần đạt  Tính diện tích của hình

vuông khi biết độ dài cạnh

 Tính toán đơn giản khi tính diện tích

 Lựa chọn thông tin thích hợp về độ dài tương ứng và

từ đó giải toán

 Nắm được quan hệ vuông góc đường thẳng với đường thẳng, đường thẳng với mặt phẳng

Hình thức đánh giá Đúng-Sai-Không có câu trả lời Theo tiến trình tư duy

Liên hệ thực tế Rất gần gũi với đời sống Không

Bậc chất lượng Khái quát hóa và toán học hóa Khái quát hóa, trừu tượng hóa

Trang 10

Ưu điểm Vừa sức  Tư duy cao

 Đánh giá được tiến trình tư duy của học sinh

Nhược điểm Khó đánh giá được tiến trình tư

duy của học sinh Không liên hệ thực tế

1.3.3.6 Mục tiêu áp dụng đánh giá PISA trong dạy học toán hình học trung học phổ thông, phần khối đa diện và khối tròn xoay

Áp dụng tinh thần đánh giá PISA vào dạy học ở THPT đó là vận dụng linh hoạt mục tiêu, phương pháp đánh giá PISA vào đánh giá quá trình dạy học toán ở phổ thông, phát huy

ưu điểm, khắc phục nhược điểm góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục phổ thông đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước

1.4 Một số nội dung cơ bản của hình học 12- Ban cơ bản (Phần khối đa diện và khối tròn xoay)

1.4.2 Một số vấn đề trọng tâm trong chương trình sách giáo khoa hình học 12 -Ban cơ bản (phần Khối đa diện và Khối tròn xoay)

1.5 Vai trò và yêu cầu của dạy học các bài toán thực tiễn (phần khối đa diện và khối tròn xoay) với việc nâng cao Năng lực toán học (Mathermatical competencies) cho học sinh lớp 12 THPT theo đánh giá PISA

1.5.1 Vai trò của dạy học các bài toán thực tiễn với việc nâng cao Năng lực toán học (Mathermatical competencies) cho học sinh lớp 12 THPT( phần khối đa diện và khối tròn xoay) theo đánh giá PISA

1.5.1.1 Vai trò của năng lực toán học hình học không gian với việc hình thành nhân cách học sinh lớp 12 Trung học phổ thông theo đánh giá PISA

1.5.1.2 Vai trò của bài toán thực tiễn trong việc hình thành năng lực toán học không gian theo đánh giá PISA

Là nội dung, là nơi chứa đựng các kiến thức như khái niệm, quan hệ hình học không

gian

Là cơ sở động lực của quá trình hình thành các năng lực hình không gian

Là mục đích của việc hình thành các năng lực toán học không gian

Là tiêu chuẩn kiểm tra nhận thức về không gian và năng lực vận dụng toán học không

gian vào thực tiễn

1.5.2 Yêu cầu của dạy học các bài toán thực tiễn với việc nâng cao năng lực toán học hình học không gian cho học sinh lớp 12 Trung học phổ thông theo đánh giá PISA

Ngày đăng: 09/02/2014, 15:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS Nguyễn Hữu Châu. Phương pháp dạy học toán phổ thông. Bài giảng cho học viên k5, ĐHGD ĐHQG Hà nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học toán phổ thông
2. PGS.TS Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
3. GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc- PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa -TS Trần Văn Tính. Tâm lý học giáo dục. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học giáo dục
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
4. GS.TS Dương Thiệu Tống. Suy nghĩ về giáo dục truyền thống và hiện đại. Nhà xuất bản trẻ, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về giáo dục truyền thống và hiện đại
Nhà XB: Nhà xuất bản trẻ
5. PGS.TS Phạm Viết Vƣợng. Giáo dục học. Giáo trình dành cho các trường đại học và cao đẳng sư phạm, Nhà xuất bản đại học sư phạm,2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học sư phạm
6. SỔ TAY PISA. Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên trung học. Bộ giáo dục và đào tạo, viện khoa học và giáo dục Việt nam, văn phòng PISA Việt Nam, chương trình phát triển giáo dục trung học, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên trung học

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

B2) Hình phẳng và hình khối - Tiếp cận đánh giá PISA bằng phương pháp giải quyết vấn đề qua dạy học các bài toán thực tiễn phần khối đa diện và khối tròn xoay (hình học không gian lớp 12 ban cơ bản)
2 Hình phẳng và hình khối (Trang 8)
Bảng 1.3. So sánh sự khác biệt giữa đánh giá PISA và Đánh giá theo sách giáo viên hình - Tiếp cận đánh giá PISA bằng phương pháp giải quyết vấn đề qua dạy học các bài toán thực tiễn phần khối đa diện và khối tròn xoay (hình học không gian lớp 12 ban cơ bản)
Bảng 1.3. So sánh sự khác biệt giữa đánh giá PISA và Đánh giá theo sách giáo viên hình (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w