a. Thẩm định tổng vốn đầu tư.
∗ Căn cứ:
- Căn cứ theo dự án của Chủ đầu tư đưa ra;
- Căn cứ vào mức đầu tư của các dự án tương tự - Nhà máy sản xuất phôi thép công suất 400.000 tấn/năm của Công ty thép Việt Ý;
- Căn cứ theo hợp đồng mua bán máy móc thiết bị đã ký giữa Công ty và nhà cung cấp;
- Căn cứ vào lãi suất đề nghị áp dụng với khách hàng (lãi tiền Việt là: 1,1%/tháng, lãi tiền USD là 7.5%/năm, lãi tiền USD tính bằng tiền Việt – bao gồm cả trượt giá VND so với USD – dự tính bằng lãi tiền Việt là 1.1%/tháng)
Tổ thẩm định tạm chấp thuận tổng vốn đầu tư Khách hàng đưa ra làm cơ sở tính toán hiệu quả (do hiện nay Khách hàng chưa hoàn thiện xong thiết kế, dự toán chi tiết).
* Như vậy tổng mức đầu tư của dự án được xác định như sau:
(Đơn vị tính: VND).
Tổng vốn đầu tư 1.081.057.538.000
Vốn đầu tư thiết bị 482,034,000,000
Vốn đầu tư xây lắp 178.000.000.000
Chi phí thuê đất 32.200.000.000
Vốn khác 54.057.479.000
Lãi vay trong quá trình xây dựng 51.353.670.000
Vốn lưu động 283.422.389.000
* Với tổng vốn đầu tư như trên cơ cấu vốn công ty dự định như sau:
Stt Nhu cầu vốn Tổng số tiền Vốn vay NH Vốn CSH
1
Chi phí đầu tư cố định (TL30:70)
797.635.149.00
0 558.344.605.000 239.290.545.000
Chi phí máy móc thiết bị 482.034.000.000 Chi phí xây dựng 178.000.000.000
Chi phí thuê đất 32.200.000.000
Chi phí cơ bản khác 21.045.779.000 Dự phòng phí (5%*(XL+TB)) 33.001.700.000 Chi phí lãi vay thời gian xây dựng 51.353.670.000
2
Chi phí lưu động (tỷ lệ 30:70)
283.422.389.00
0 198.395.672.000 85.026.717.000
Tổng cộng 1.081.057.538.000 756.740.277.000 324.317.261.000
Toàn bộ vốn vay cố định, Công ty dự định vay trong 6 năm, trong đó ân hạn gốc và lãi trong 18 tháng xây dựng. Toàn bộ tiền lãi vay trong quá trình xây dựng được Công ty dự tính nhập gốc và trả nợ đều trong các năm hoạt động.
Như vậy, tổng nhu cầu vốn vay thời gian xây dựng (không bao gồm lãi vay) là: 558.344.605.000 VND
Nhu cầu vốn vay lưu động giai đoạn đầu đi vào sản xuất là:
198.395.672.000 VND
b. Thẩm định về hiệu quả dự án.
- Nhận xét về định mức chi phí sản xuất.
+ Định mức chi phí vật tư mà Công ty đưa ra (có bảng đính kèm). Theo giải trình của ban lãnh đạo Công ty thì định mức chi phí trong tính toán thậm chí còn cao hơn so với thực tế. Ngân hàng tiến hành so sánh với định mức tiêu hao nguyên, vật liệu của các dự án tương đương.
+ So sánh định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu chính với định mức của Công ty thép Việt đã được triển khai như sau:
Loại nguyên liệu Đvị tính (tấn SP)
ĐM thép Việt
ĐM
Công ty Đơn giá
Thành tiền Thép phế liệu Kg 975 848 5,300 4,494,400 Gang Kg 165 212 5,20 0 1,102,400 Fero Hợp kim thép Kg 17 18 12,925 232,650 Vôi Kg 60 60 460 27,600 Huỳnh thạch Kg 5 2 1,818 3,636 Bột than Kg 10 18 1,200 21,600 Điện cực lò hồ quang Kg 1.8 24,320 43,776 Điện cực lò LF Kg 1 21,120 21,120
Vật liệu chịu lửa lò HQ Kg 6 26,400 158,400
Vật liệu chịu lửa lò LF Kg 8 26,400 211,200
Bột đầm MgO Kg 6 4,500 27,000
Điện năng lò hồ quang Kwh 360 830 298,800
Điện năng lò LF Kwh 45 830 37,350
Điện năng đúc liên tục Kwh 8 830 6,640
Điện năng động lực khác Kwh 98 830 81,340
Khí ôxy M3 40 46 1,956 89,953
Khí gas hoá lỏng Kg 4.1 6.5 17,380 112,970
Khí Ar M3 0.1 0.15 90,000 13,500
Dầu nặng (FO) Kg 10 10 6,039 60,390
Dầu bôi trơn hộp kết tinh Kg 0.01 0.04 14,000 560
Dầu TL 0.01 18,000 180
Nước cung cấp bổ sung M3 2.65 45 500 22,500
Đầu đo nhiệt Cái 10 9,363 93,630
Cửa trượt lò LF 0.15 10,876 1,631
Ống đồng hợp kết tinh 20% 0.04 13,270,00
So sánh định mức với nhà máy thép Việt có thể thấy định mức mà Công ty đưa ra là tương đương. Tuy nhiên định mức tiêu hao thép phế liệu của Công ty cao hơn nhưng không đáng kể.
- Nhận xét về doanh thu.
+ Giá bán của sản phẩm đưa vào tính toán trong dự án (đã bao gồm thuế VAT) theo dự án lựa chọn là: 9.500.000VND/Tấn.
+ Nếu so với giá phôi thép chào hàng của Trung Quốc từ 610 - 618 USD/tấn tương đương (9.760.000VND - 9.888.000VND/tấn) hiện nay thì giá bán dự tính của Công ty là thấp hơn. Theo đánh giá của tổ thẩm định mức giá trên có thể cạnh tranh được so với mức giá thị trường hiện hành.
- Nhận xét về chi phí: + Chi phí cố định:
Chi phí khấu hao: Căn cứ theo (QĐ 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định).
Đối với khấu hao thiết bị thời gian khấu hao 10 năm.
Đối với giá trị xây dựng cơ bản thời gian khấu hao 15 năm.
Đối với các chi phí khác thời gian khấu hao 10 năm.
Dự án sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị:
Đối với nhà xưởng: 1% giá trị xây lắp nhà xưởng.
Đối với thiết bị: 1% giá trị thiết bị hàng năm.
Chi phí lãi vay cố định: Đối với tiền Việt Nam đồng lãi suất 13.2%/năm, đối với tiền USD lãi suất 7.5%/năm (lãi suất vay USD khi chuyển sang tiền VND để tính toán hiệu quả dự án có cộng thêm tỷ lệ trượt giá của VND so với USD, lãi suất này được tạm tính cao bằng lãi suất vay VND là 13.2%/năm.
Chi phí lương gián tiếp: Theo kế hoạch khi đi vào khai thác kinh doanh, Công ty sẽ sử dụng 66 cán bộ quản lý với tổng mức lương hàng tháng trung bình là: 166.300.000VND/tháng.
Chi phí bảo hiểm các loại: 19% quý lương (Theo quy định hiện hành của Bộ lao động thương binh và xã hội).
Chi phí bảo hiểm công trình: 0,28% giá trị XL+TB. + Chi phí biến đổi:
Chi phí nguyên nhiên vật liệu hàng năm: 7.720.123VND/tấn phôi (Chi tiết có bảng đính kèm).
Chi phí lương lao động trực tiếp: Dự tính khi nhà máy đi vào hoạt động 100% công suất, số công nhân lao động trực tiếp sẽ là 267 người. Mức lương trung bình hàng tháng là: 510.200.000VND/tháng.
Chi phí bảo hiểm: 19% quỹ lương.
Chi phí quản lý: 0,3% doanh thu thuần.
Chi phí bán hàng: 0,2% doanh thu thuần.
Lãi suất vay vốn LĐ: Tổ thẩm định tạm tính lãi vay vốn lưu động là: 13.2%/năm.
- Một số căn cứ giả định khác làm cơ sở tính toán.
+ Thời gian trích khấu hao máy móc thiết bị của dự án là 10 năm ngắn nhất so với các loại tài sản cố định khác (thời gian trích khấu hao đất là 50 năm, thời gian trích khấu hao nhà xưởng,văn phòng là 20 năm). Do vậy sau khi dư án hoạt động được trên 10 năm sẽ phải tái đầu tư dây truyền máy móc, thiết bị. Để đơn giản trong tính toán, tổ thẩm định thống nhất thời gian tính toán hiệu quả của dự án là 10 năm không kể năm xây dựng để làm cơ sở nhận định tính hiệu quả.
+ Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn trong 4 năm đầu tiên, doanh nghiệp được giảm thuế 50% trong 9 năm tiếp theo. Mức thuế suất mà
doanh nghiệp được áp dụng tới năm 2016 là 10%/năm. Như vậy 4 năm đầu tiên thuế suất là 0%/năm, 6 năm tiếp theo lãi suất là 5%/năm - thuế suất thu nhập bình quân trong 10 năm hoạt động đầu tiên kể từ khi có thu nhập chịu thuế là: 3%/năm.
+ Tỷ suất chiết khấu thực của dự án được tính theo phương pháp bình quân gia quyền theo tỷ trọng và chi phí cơ hội từng loại vốn. WACC = 13.46%/năm (lãi vay VND là 13.2%/năm, lãi vay USD tính theo VND là 13.2%/năm, chi phí cơ hội của Chủ đầu tư: 15%/năm). Tổ thẩm định đề xuất tính tỷ suất chiết khấu dòng tiền là 13.46% làm cơ sở đánh giá hiệu quả tài chính.
+ Giả định giá trị thu hồi của các tài sản cố định chưa hao mòn hết là quyền sử dụng đất và nhà xưởng, vật kiến trúc sau khi dự án hoạt động được 10 năm bằng với giá trị còn lại của các tài sản này (khấu hao theo phương pháp đường thẳng)
+ Vì đơn giá thành phẩm (khoảng 9.500 đ/kg) và định mức vật liệu tiêu hao (khoảng 8.314 đ/kg) là xấp xỉ nhau và đều đã có VAT, do đó VAT đầu ra và VAT đầu vào cũng xấp xỉ nhau. Để đơn giản trong tính toán ta giả thiết là VAT đầu vào và đầu ra là bằng nhau, do đó tính toán dòng tiền của dự án không cần xem đến thuế VAT.
+ Công suất khai thác máy móc thiết bị dự tính năm đầu là: 60%, năm hai là: 70%, năm 3 là 90%, từ năm 4 trở đi là 100%.
- Hiệu quả dự án
Tổ thẩm định đã tính tóan hiệu qủa kinh doanh trong 10 năm sản xuất của nhà máy (có các phụ lục tính toán kèm theo), kết quả các chỉ tiêu chính cụ thể như sau:
Nội dung Giá trị ĐVT
Giá trị hiện tại thuần 923,995,829 1,000 VND
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR 30.66 %/năm
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu 6.19 Năm
Thời gian hoàn vốn giản đơn 5.04 Năm
Thời gian hoàn vốn vay 4.17 Năm
Công suất hoà vốn bình quân 23.78 %/năm
Tỷ suất lợi nhuận/VCSH 99.40 %/năm
Tỷ suất lợi nhuận/ĐầU TƯ 8.11 %/năm
- Phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đối với một số biến số của dự án:
+ Hiệu quả của dự án thay đổi khi giá bán thành phẩm thay đổi:
Nội dung -5.3% -2.0% 0.0% 2.0% 5.3%
Giá trị hiện tại thuần (1,000 VND) 9,960,112 579,076,690 923,995,829 1,268,914,967 1,838,031,545
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR 13.66% 24.50% 30.66% 36.59% 46.03%
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu 1.45 7.50 6.19 5.39 4.62 Thời gian hoàn vốn giản đơn 7.84 5.68 5.04 4.60 4.05 Thời gian hoàn vốn vay 6.00 4.64 4.17 3.83 3.45
Công suấu hoà vốn bình quân 46.66% 29.18% 23.78% 20.06% 15.95%
Tỷ suất lợi nhuận/VCSH 36.91% 75.82% 99.40% 122.98% 161.89%
Tỷ suất lợi nhuận/ĐầU TƯ 3.18% 6.32% 8.11% 9.84% 12.55%
+ Hiệu quả của dự án thay đổi khi giá nguyên, vật liệu thay đổi:
Nội dung -5.3% -2.0% 0.0% 2.0% 5.3%
Giá trị hiện tại thuần (1,000 Đ) 1,751,082,068 1,236,103,843 923,995,829 611,887,814 96,909,589
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR 45.13% 36.18% 30.66% 25.02% 15.35%
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu 4.68 5.43 6.19 7.37 11.05 Thời gian hoàn vốn giản đơn 4.09 4.63 5.04 5.62 7.38 Thời gian hoàn vốn vay 3.51 3.86 4.17 4.59 5.66
Công suấu hoà vốn bình quân 16.56% 20.42% 23.78% 28.46% 42.18%
Tỷ suất lợi nhuận/VCSH 157.18% 121.02% 99.40% 78.01% 43.20%
Tỷ suất lợi nhuận/ĐầU TƯ 12.65% 9.83% 8.11% 6.40% 3.58%
+ Hiệu quả của dự án thay đổi khi công suất khai thác bình quân thay đổi:
Nội dung -56.0% -30.0% 0.0% 3.0% 5.0%
Giá trị hiện tại thuần (1,000 Đ) 5,284,376 431,828,979 923,995,829 973,212,513 1,006,023,637
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR 13.60% 22.79% 30.66% 31.34% 31.78%
Thời gian hoàn vốn giản đơn 7.51 5.84 5.04 4.99 4.95 Thời gian hoàn vốn vay 6.66 5.04 4.17 4.10 4.06
Công suấu hoà vốn bình quân 55.50% 34.27% 23.78% 23.07% 22.62%
Tỷ suất lợi nhuận/VCSH 31.13% 65.54% 99.40% 102.50% 104.54%
Tỷ suất lợi nhuận/ĐầU TƯ 4.93% 7.04% 8.11% 8.19% 8.23%
+ Hiệu quả của dự án thay đổi khi tổng giá trị đầu tư tài sản cố định thay đổi:
Nội dung -10.0% 5.0% 0.0% 5.0% 10.0%
Giá trị hiện tại thuần (1,000 Đ) 985,592,188 893,197,649 923,995,829 893,197,649 862,399,469
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR 32.92% 29.62% 30.66% 29.62% 28.65%
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu 5.86 6.35 6.19 6.35 6.52 Thời gian hoàn vốn giản đơn 4.87 5.12 5.04 5.12 5.21 Thời gian hoàn vốn vay 4.15 4.18 4.17 4.18 4.19
Công suấu hoà vốn bình quân 21.85% 24.74% 23.78% 24.74% 25.70%
Tỷ suất lợi nhuận/VCSH 101.68% 98.27% 99.40% 98.27% 97.13%
Tỷ suất lợi nhuận/ĐầU TƯ 8.30% 8.02% 8.11% 8.02% 7.93%
+ Qua xem xét ảnh hưởng của từng yếu tố đến hiệu quả của dự án ta nhận thấy dự án phụ thuộc rất lớn vào giá bán thành phẩm và giá nguyên vật liệu đầu vào. Mức tổng đầu tư tài sản cố định ban đầu và khả năng khai thác thiết bị khi dự án đi vào hoạt động chỉ ảnh hưởng nhỏ tới hiệu qủa chung của dự án. Điều này là do tỷ trọng chi phí cố định/giá bán thành thành phẩm nhỏ, còn tỷ trọng chi phí nguyên, vật liệu/giá bán thành phẩm rất cao (khoảng 88%).
Có thể xem xét ảnh hưởng đồng thời của hai yếu có sự ảnh hưởng lớn tới kết quả của dự án (yếu tố giá bán thành phẩm và giá mua vật tư đầu vào) đến chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng của dự án NPV như sau:
Giá trị hiện Biến động về giá bán thành phẩm 923,995,829 -5.3% -2.0% 0.0% 2.0% 5.3% Biến động về chi phí nguyên vật liệu 5.3% (817,126,127) (248,009,549) 96,909,589 441,828,727 1,010,945,305 4.0% (614,255,918) (45,139,340) 299,779,799 644,698,937 1,213,815,515 2.0% (302,147,903) 266,968,675 611,887,814 956,806,952 1,525,923,530 0.0% 9,960,112 579,076,690 923,995,829 1,268,914,967 1,838,031,545 -2.0% 322,068,127 891,184,705 1,236,103,843 1,581,022,982 2,150,139,560 -4.0% 634,176,142 1,203,292,720 1,548,211,858 1,893,130,997 2,462,247,575 -5.3% 837,046,352 1,406,162,930 1,751,082,068 2,096,001,206 2,665,117,784
Như vậy các chỉ tiêu tài chính của dự án đều đảm bảo tính hiệu quả. Giá trị hiện tại thuần NPV = 923.995.829.000 đồng >0, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR > tỷ suất chiết khấu, thời gian hoàn tổng vốn đầu tư giản đơn khoảng 5 năm.
Căn cứ theo nội dung thẩm định nêu trên tổ thẩm định nhận thấy yếu tố có khả năng ảnh hưởng lớn nhất đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án là giá bán sản phẩm, định mức chi phí nguyên vật liệu và mức huy động công suất hoạt động hàng năm.
Dự án chịu được sự biến động giảm giá bán thành phẩm tới 5.3%, hoặc biến động tăng giá nguyên vật liệu tới trên 5.3% trong suốt thời gian thực hiện dự án. Trong trường hợp đó Chủ đầu tư chỉ được hưởng mức lợi nhuận/vốn chủ sở hữu là 15%/năm và thời gian hoàn vốn vay sẽ khoảng 6 năm.
Đối với các yếu tố: tổng đầu tư ban đầu, khả năng khai thác công suất thiết bị, dự án vẫn sẽ có NPV>0 ngay cả khi công suất thực hiện trong thực tế chỉ bằng 44% thiết kế, hay khi tổng đầu tư tăng đến 150% so với dự toán ban đầu. Khả năng xảy ra điều này gần như bằng không.
Như vậy dự án có hiệu quả tài chính khá cao và có tính khả thi.
c. Thẩm định về rủi ro, an toàn tài chính dự án. * Rủi ro về tổng vốn đầu tư:
- Rủi ro về khả năng góp vốn của các cổ đông ảnh hưởng tới tổng mức đầu tư. Dự án đòi hỏi đầu tư một lượng tiền rất lớn, trong đó các cổ đông của Công ty phải tham gia khoảng trên 325 tỳ đồng (cả vốn đầu tư tài sản cố định và vốn lưu động khi vận hành ban đầu). Hiện vốn điều lệ của Công ty là 300 tỷ đồng và việc góp vốn của các cổ đông phải được thực hiện trong thời gian khỏang 18 tháng, là khoảng thời gian từ nay đến khi nhà máy đi vào hoạt động chính thức (khoảng đầu quý II/2008). Mặc dù, hiện nay các cổ đông đã có cam kết tiến độ góp vốn và đặt cọc góp vốn cho dự án. Tuy nhiên việc thực
hiện góp vốn theo đúng tiến độ đã cam kết đòi hỏi các cổ đông phải có nỗ lực lớn trong việc huy động nguồn tài chính.
- Vốn đầu tư của dự án tập trung chủ yếu vào nguồn vốn xây dựng cơ bản và máy móc thiết bị. Trong đó, máy móc thiết bị là chuyên dùng, được công ty mua và nhập khẩu từ Trung Quốc nên việc xác định đúng giá trị tương đối phức tạp và khó khăn.
* Rủi ro về thị trường tiêu thụ đầu ra: Việt Nam nằm sát Trung Quốc là Quốc gia có năng lực sản xuất thép lớn nhất Thế giới, chiếm khoảng gần 40% sản lượng thép toàn cầu. Điều này sẽ tạo ra áp lực lớn đối với các doanh