1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiến nghi giải pháp phát triển thi trường quyền chọn ở việt nam

21 726 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 160 KB

Nội dung

Việc nghiên cứu nhằm tăng cường sử dụng hợp đồng quyền chọn và phát triển thị trường quyền chọn là một vấn đề cần thiết hiện nay, tạo cơ sở cho thị trường tài chính phái sinh ở Việt Nam phát triển. Do đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Kiến nghị giải pháp phát triển thị trường quyền chọn ở Việt Nam”

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hiện nay, với sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, bên cạnhnhững cơ hội để phát triển, nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính nóiriêng phải đối mặt với nhiều rủi ro ngày càng gia tăng Trong khi đó, ở Việt Nam,chúng ta vẫn chưa chủ động trong việc quản lý rủi ro Thị trường chứng khoán ViệtNam là một ví dụ điển hình Trong thời gian qua, với sự phát triển nhanh chóng, thịtrường chứng khoán góp phần không nhỏ trong việc huy động vốn cho sự phát triểncủa nền kinh tế, trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam Tuynhiên sự phát triển nhanh của thị trường chứng khoán đã bộc lộ những rủi ro tiềm ẩncho công chúng đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ lẻ (chiếm hơn 70%) Khi thị trườngchứng khoán trong giai đoạn suy thoái, những nhà đầu tư này không thể trụ vững trênthị trường dẫn đến sự bán ồ ạt để bảo toàn vốn và sớm rút khỏi thị trường, làm cho thịtrường ngày càng trở nên trầm trọng hơn, dễ dẫn đến khủng hoảng, sụp đổ

Trong cuộc khủng hoảng tài chính, một hạn chế dễ nhận thấy rằng: ở Việt Namkhông chỉ các nhà đầu tư chứng khoán mà các nhà đầu tư khác (vàng, ngoại tệ) thiếu

sự chủ động trong quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh của mình Các công cụ tàichính phái sinh ra đời để giúp các nhà đầu tư bảo toàn vốn trong tình hình biến độngbất lợi cho việc đầu tư Một công cụ hạn chế rủi ro hữu hiệu được áp dụng ở hầu hếtcác nước phát triển là hợp đồng quyền chọn Mặc dù có vai trò to lớn, thiết thực, đượcđông đảo giới đầu tư thế giới quan tâm, hợp đồng quyền chọn còn khá mới mẻ, chưathực sự phổ biến với công chúng Việt Nam Việc nghiên cứu nhằm tăng cường sửdụng hợp đồng quyền chọn và phát triển thị trường quyền chọn là một vấn đề cần thiếthiện nay, tạo cơ sở cho thị trường tài chính phái sinh ở Việt Nam phát triển Do đó, em

đã quyết định lựa chọn đề tài: “Kiến nghị giải pháp phát triển thị trường quyền chọn ở Việt Nam”

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NHNN: Ngân hàng Nhà nước

NHTM: Ngân hàng thương mại

NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần

OTC: Thị trường chứng khoán phi tập trung

WTO: Tổ chức thương mại thế giới

TCTD: Tổ chức tín dụng

Trang 4

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN VÀ

THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN 1.1 LÝ THUYẾT VỀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN

1.1.1 Khái niệm và phân loại hợp đồng quyền chọn

a Khái niệm:

Hợp đồng quyền chọn là một công cụ tài chính phái sinh cho phép người mua

nó có quyền, nhưng không bắt buộc phải mua hoặc phải bán một số lượng xác định

các đơn vị tài sản cơ sở (underlying assets) ở một mức giá xác định (strike price) vào một ngày đáo hạn (expiration date) hoặc một khoảng thời gian xác định trong tương

lai Ngược lại, đối với người bán quyền chọn, họ bắt buộc mua hoặc bán tài sản cơ sởvào một thời điểm xác định trong tương lai theo thỏa thuận giữa hai bên

Hợp đồng quyền chọn dựa vào tài sản cơ sở (underlying asset) bao gồm: các

loại hàng hóa (dầu, vàng, gạo, cà phê, ngũ cốc…), dịch vụ (tiền điện, cước viễnthông…) hoặc các tài sản tài chính (trái phiếu, cổ phiếu, ngoại tệ, lãi suất…) Hợpđồng quyền chọn chỉ quy định quyền giao hay nhận mà không bắt buộc thực hiệnnghĩa vụ của mình và đi kèm với điều đó là một khoản phí phải trả gọi là phí quyềnchọn Hợp đồng quyền chọn đóng vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro, đồng thời làcông cụ kinh doanh

b Phân loại hợp đồng quyền chọn

Theo quyền của người mua:

Hợp đồng quyền chọn được chia thành: Hợp đồng quyền chọn mua và hợpđồng quyền chọn bán

- Hợp đồng quyền chọn mua (call option): là một loại hợp đồng trong đó người

nắm giữ quyền chọn có quyền nhưng không bị bắt buộc mua một loại tài sản nào đóvới một mức giá đã định trước trong một thời gian đã định Trong giao dịch này có haiphía: người mua quyền chọn mua (hay là người nắm giữ quyền chọn) và người bánquyền chọn mua

- Hợp đồng quyền chọn bán (put option): là một loại hợp đồng, trong đó người

nắm giữ quyền chọn có quyền nhưng không bị bắt buộc bán một loại tài sản nào đóvới một mức giá đã định trước trong một thời gian đã định Trong giao dịch này có haiphía: người mua quyền chọn bán (hay là người nắm giữ quyền chọn) và người bánquyền chọn bán

Theo thời điểm thực hiện quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn được chia thành: Hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu vàhợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ

Trang 5

- Hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu (European Style Option): là quyền chọn

chỉ cho phép người nắm giữ hợp đồng thực hiện quyền mua hoặc bán của mình vàongày đáo hạn của hợp đồng (expiration date)

- Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ (American Style Option): là quyền chọn cho

phép người nắm giữ thực hiện quyền mua hoặc bán vào bất cứ thời điểm nào trongthời gian hiệu lực của hợp đồng, kể từ ngày ký kết hợp đồng đến ngày đáo hạn của hợpđồng

Theo thị trường giao dịch

Hợp đồng quyền chọn được chia thành: Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thịtrường tập trung và Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường phi tập trung

- Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường tập trung: là quyền chọn đượctiêu chuẩn hóa về quy mô, số lượng, giá thực hiện và ngày đáo hạn, được giao dịchtrên các thị trường tập trung Các hợp đồng quyền chọn này có tính thanh khoản cao,được chuyển nhượng dễ dàng giữa các nhà đầu tư

- Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC): là thỏathuận mua bán giữa hai bên, trong đó giá quyền chọn được người bán đưa ra tùy thuộcvào nhu cầu cụ thể của người mua mà không được giao dịch chính thức trên sở giaodịch tập trung Hợp đồng này thường được giao dịch giữa các đối tác liên ngân hànghoặc giữa ngân hàng với khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn

Mặc dù có nhiều tiêu chí để phân loại hợp đồng quyền chọn, song loại hợpđồng quyền chọn nào cũng có những đặc điểm cơ bản sau:

Những yếu tố cơ bản cấu thành quyền lựa chọn:

- Tên của tài sản cơ sở và khối lượng được mua theo quyền

- Loại quyền (quyền chọn mua hay quyền chọn bán)

- Thời hạn của quyền: tất cả các quyền lựa chọn được niêm yết đều có ngày hếthạn cố định

- Mức giá thực hiện theo quyền : giá mà người mua quyền có thể mua tài sản cơ

sở từ người viết quyền (trong trường hợp quyền lựa chọn mua) hoặc là bán tài sản cơ

sở cho người viết quyền (trong trường hợp quyền lựa chọn bán)

Những mức giá liên quan đến một quyền lựa chọn

- Giá thị trường hiện hành của loại tài sản cơ sở

- Giá của tài sản cơ sở thực hiện theo quyền

- Giá quyền lựa chọn (phí quyền chọn)

Đối với quyền chọn mua, nếu giá thực hiện thấp hơn giá hiện hành của tài sản

cơ sở thì quyền đó được gọi là đang được tiền (in the money – ITM), tức là người có

Trang 6

quyền có thể có lợi từ việc thực hiện quyền Nếu giá thực hiện bằng giá thị trường,

quyền đang ở trạng thái hòa vốn (at the money – ATM) và nếu cao hơn, gọi là đang mất tiền (out of money).

Đối với quyền chọn bán, ngược lại, người thực hiện quyền sẽ có lợi nếu giá bánthực hiện quyền cao hơn giá thị trường của tài sản cơ sở và sẽ bị mất tiền nếu giá thựchiện quyền thấp hơn giá thị trường của tài sản cơ sở

Hợp đồng quyền chọn chỉ quy định quyền giao hay nhận mà không bắt buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Tùy theo từng loại mà hợp đồng quyền chọn có thể thực hiện tại bất cứ thời điểm nào trước ngày đáo hạn hoặc đến ngày đáo hạn.

1.1.3 Vai trò và những rủi ro của hợp đồng quyền chọn trong giao dịch

a Vai trò của hợp đồng quyền chọn

Là một trong bốn công cụ tài chính phái sinh cơ bản, hợp đồng quyền chọn cónhững vai trò quan trọng:

Hợp đồng quyền chọn là công cụ để quản trị rủi ro

Giá của hợp đồng quyền chọn có quan hệ với giá của tài sản cơ sở trên thịtrường giao ngay Do đó, hợp đồng quyền chọn có thể được sử dụng để làm giảm haytăng rủi ro của việc sở hữu tài sản giao ngay Mặt khác, các nhà đầu tư khác nhau cóyêu cầu về mức lợi tức là khác nhau nên mức độ rủi ro mà họ chấp nhận cũng là khácnhau Hợp đồng quyền chọn cho phép những người ngại rủi ro cao chuyển giao rủi rocho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là các nhà đầu cơ.Vì vậy, hợp đồng quyềnchọn nói riêng và thị trường quyền chọn nói chung rất hiệu quả trong việc phân phốilại rủi ro giữa các nhà đầu tư

Hợp đồng quyền chọn cung cấp những thông tin về độ bất ổn của tài sản cơ sở giao ngay.

Các thị trường kỳ hạn và giao sau là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả.Đặc biệt, thị trường giao sau được xem là công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngaycủa tài sản Có rất nhiều mức giá có thể xảy ra của tài sản, tuy nhiên, giá của hợp đồnggiao sau đáo hạn sớm nhất thường được xem là giá giao ngay Giá của hợp đồng giaosau và kỳ hạn cũng chứa những thông tin về giá giao ngay mong đợi trong tương lai.Mặc dù hợp đồng quyền chọn không cung cấp những dự báo về giá giao ngay trongtương lai một cách trực tiếp Nhưng chúng cung cấp những thông tin quý giá về độ bất

ổn cũng là rủi ro của tài sản cơ sở giao ngay

Hợp đồng quyền chọn là một công cụ kinh doanh:

Hiện nay, khi giá cả tài sản cơ sở biến động từng ngày, từng giờ, thì với chứcnăng cố định giá, hợp đồng quyền chọn có thể được các nhà đầu tư sử dụng cho việc

Trang 7

kinh doanh chênh lệch giá ngay cả trong thị trường thường xuyên hiệu quả Sự tồn tạicủa những cơ hội kinh doanh chênh lệch giá này có nghĩa là giá của một số tài sản cơ

sở tạm thời vi phạm các quy luật kinh tế Các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuậnvượt mức hợp lý của thị trường ứng với mức rủi ro cho trước bằng các khả năng chịurủi ro cao, khả năng phân tích, dự báo tốt để sử dụng hợp đồng quyền chọn mua tài sản

cơ sở ở mức giá cố định (thấp hơn giá của tài sản cơ sở đó trên thị trường giao ngay)rồi bán lại trên thị trường giao ngay với mức giá cao hơn theo dự đoán của mình vàngược lại

b Những rủi ro trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Mặc dù có những điểm vượt trội so với các công cụ tài chính phái sinh khác,hợp đồng quyền chọn cũng chứa đựng những rủi ro tiềm tàng rất lớn Tùy thuộc từngloại hợp đồng quyền chọn khác nhau, tùy thuộc vào mục đích và trạng thái kinh doanhsẵn có khi mua hay bán – giao dịch hợp đồng quyền chọn, tùy thuộc cơ sở hạ tầng tàichính, tùy thuộc môi trường kinh doanh mà người mua, người bán sẽ phải hoặc khôngphải đối diện với những rủi ro tài chính khác nhau với mức độ rủi ro nhất định

Ví dụ, nếu xét riêng lẻ một nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ:

+ Đối với người mua quyền chọn mua: Lỗ nhiều nhất là mức phí quyền chọn,

lãi thì có thể rất lớn (như Hình vẽ 1)

Hình vẽ 1: Khả năng lãi – lỗ của người mua quyền chọn mua ngoại tệ

+ Đối với ngưới bán quyền chọn mua ngoại tệ: Lãi tối đa là phí quyền chọn, lỗ

thì có thể là rất lớn (như Hình vẽ 2)

Trang 8

Hình vẽ 2: Khả năng lãi lỗ của người bán quyền chọn mua ngoại tệ

Nhìn chung, các loại rủi ro tiềm tàng khi mua, bán và giao dịch hợp đồng quyềnchọn bao gồm:

Rủi ro thông tin: Rủi ro mà một bên đối tác đối với hợp đồng quyền chọn là

nguyên nhân gây ra thất thoát tài chính cho đối tác khác do không hoàn thành nghĩa vụthanh toán

Rủi ro thị trường: Rủi ro mà giá trị thị trường hay dòng tiền tương lai của hợp

đồng quyền chọn bị dao động do những thay đổi về giá thị trường, gồm các loại: rủi rolãi suất, rủi ro tỷ giá…

Rủi ro thanh khoản: Rủi ro do gặp phải khó khăn trong việc hoàn thành các

nghĩa vụ đi kèm với trách nhiệm tài chính khi mua, bán hợp đồng quyền chọn

Rủi ro hoạt động: Rủi ro thiệt hại xuất phát từ quy trình hoạt động nội bộ, con

người và hệ thống không hoạt động hoặc không đầy đủ hoặc từ các sự kiện bên ngoàiliên quan đến hoạt động mua, bán hợp đồng quyền chọn

Rủi ro tập trung: tập trung rủi ro gia tăng từ các hợp đồng quyền chọn có tính

chất tương tự và chịu ảnh hưởng tương tự do những thay đổi trong điều kiện kinh tế vàcác điều kiện khác

1.2 LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN

1.2.1 Khái niệm thị trường quyền chọn

Quyền chọn tuy là một khái niệm kinh tế tài chính, nhưng chúng ta vẫn gặp phổbiến trong đời sống hàng ngày, dưới các hình thức thể hiện khác nhau Một khoản tiềnđặt cọc mua nhà cửa, hàng hóa; các khoản chi phí mà công ty bỏ ra cho hoạt độngnghiên cứu phát triển sản phẩm mới; các khoản khuyến mãi, tiếp thị…đều là nhữngdạng thể hiện bên ngoài của quyền chọn

Với những đặc tính ưu việt riêng, quyền chọn dần trở thành công cụ được sửdụng thường xuyên bởi các nhà đầu tư kinh doanh, theo xu thế phát triển của nền kinh

tế tiên tiến và sự phổ biến của các sản phẩm tài chính phái sinh, về sau này, quyền

Trang 9

chọn chính thức được xem như một loại hàng hóa và được nâng tầm giao dịch trên thị

trường có tổ chức: thị trường quyền chọn Như vậy, thị trường quyền chọn là nơi các

giao dịch quyền chọn được thực hiện một cách có tổ chức.

1.2.2 Các chủ thể tham gia trên thị trường quyền chọn

Thị trường quyền chọn cũng như thị trường các công cụ phái sinh có sự thamgia của rất nhiều chủ thể khác nhau, bao gồm các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổchức tài chính như ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty tài chính, quỹđầu tư…

Dựa vào mục đích tham gia vào thị trường của các chủ thể, có thể chia thànhcác nhóm sau:

Nhóm những người phòng ngừa rủi ro (Hedgers): là những người tham gia thị

trường quyền chọn để đề phòng các rủi ro do những biến động bất lợi trong tương laiđối với họ bao gồm những tổ chức tài chính, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,các cá nhân Thông thường, họ tham gia thị trường với tư cách là những người muacác quyền chọn để bảo hiểm các rủi ro của giá cả, lãi suất, tỷ giá…Do đó, họ sẵn sàng

bỏ ra một khoản phí cho hợp đồng quyền chọn để lấy được quyền lựa chọn có lợi chomình

Nhóm những nhà đầu cơ (Speculators): là những người chấp nhận rủi ro cao để

tìm kiếm lợi nhuận từ sự biến động khôn lường trên thị trường bao gồm các cá nhân,các tổ chức tài chính và phi tài chính Họ thường dựa vào những phân tích kỹ thuật đểđưa ra các dự đoán về xu hướng tỷ giá, giá cả, lãi suất Từ đó, họ thực hiện mua báncác quyền chọn thích hợp để thu lợi nhuận Mặc dù có quan điểm cho rằng, thị trườngquyền chọn cũng như thị trường công cụ tài chính phái sinh không phải thiết kế chohoạt động đầu cơ Tuy nhiên sự tồn tại của các nhà đầu cơ là cần thiết để tạo điều kiệncho những người phòng ngừa rủi ro có thể giảm thiểu được những bất ổn mà họ có thểgánh chịu

Các tổ chức tài chính trung gian (Financial Institutions): bao gồm ngân hàng

thương mại, ngân hàng đầu tư, các công ty chứng khoán…Đây là những tổ chức ngoàimục đích tham gia thị trường với tư cách là người phòng ngừa rủi ro hay là nhữngngười đầu cơ thì họ còn đóng vai trò quan trọng là các nhà môi giới các giao dịchquyền chọn trên thị trường Tuy nhiên, mô hình các công ty này chỉ phổ biến ở cácnước phát triển, nơi mà các giao dịch về quyền chọn diễn ra trên các sàn giao dịch tậptrung và họ là thành viên của sở giao dịch quyền chọn

Trang 10

PHẦN II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN VIỆT NAM

2.1 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN VIỆT NAM

2.1.1 Thực trạng thực hiện hợp đồng quyền chọn trên thị trường quyền chọn Việt Nam

a Quyền chọn tiền tệ

Trong thời gian qua ở Việt Nam, quyền chọn tiền tệ là công cụ phái sinh đượcthị trường đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó Các giao dịch quyềnchọn tiền tệ bao gồm quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ và ngoại tệ với VND Các giaodịch này hầu hết được NHNN thí điểm ở một số NHTM, sau đó mới triển khai áp dụngrộng rãi

Về quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ, ngày 12/02/2003, theo công văn số135/NHNN-QLNH của NHNN, Ngân hàng Xuất Nhập khẩu (Eximbank) là NHTMđầu tiên được thực hiện thí điểm nghiệp vụ này Trong đó, công văn cũng quy định cụthể nhằm triển khai thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ ở các NHTMnhư đối tượng tham gia, đồng tiền giao dịch, thời hạn giao dịch, giới hạn số dư…Cụthể, các NHTM muốn thực hiện quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ đều phải là cácNHTM được phép kinh doanh ngoại hối, có vốn tự có tối thiểu 200 tỷ USD, kinhdoanh ngoại tệ có lãi trong 5 năm gần nhất và doanh số mua bán ngoại tệ của nămtrước phải đạt tối thiểu là 1 tỷ USD, trình bản dự bảo quy trình thực hiện nghiệp vụquyền chọn cho thống đốc NHNN để được chấp thuận

Sau một thời gian thí điểm thực hiện, Eximbank đã đạt được một số kết quảbước đầu: từ 2003-2005, trên 50 hợp đồng quyền chọn được ký kết giữa Eximbank vàcác doanh nghiệp, trong đó quyền chọn mua ngoại tệ chiếm hơn 65% Sau đó, tháng4/2005, NHNN tiếp tục cho phép thí điểm nghiệp vụ quyền chọn này tại nhiều NHTMkhác trong đó có cả những ngân hàng trong nước: BIDV, ACB, Vietcombank và ngânhàng nước ngoài: Citibank, HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh Đến10/11/2004, thống đốc NHNN đã ký quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về giao dịchhối đoái của các tổ chức tín dụng Theo đó, chính thức cho phép tất cả các TCTD đượcphép thực hiện giao dịch hối đoái đều được quyền thực hiện giao dịch quyền chọnngoại tệ với ngoại tệ mà không cần xin phép NHNN Đồng thời, quy định kỳ hạn củagiao dịch quyền chọn giữa các ngoại tệ với nhau do tổ chức tín dụng và khách hàng tựthỏa thuận Đây là một quyết định mang tính chuyển biến lớn giúp cho thị trườngquyền chọn nước ta ngày càng đa dạng, các nhà đầu tư có thêm một sân chơi mới trênthị trường tiền tệ

Ngày đăng: 09/02/2014, 15:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình vẽ 1: Khả năng lãi – lỗ của người mua quyền chọn mua ngoại tệ - Kiến nghi giải pháp phát triển thi trường quyền chọn ở việt nam
Hình v ẽ 1: Khả năng lãi – lỗ của người mua quyền chọn mua ngoại tệ (Trang 7)
Hình vẽ 2: Khả năng lãi lỗ của người bán quyền chọn mua ngoại tệ - Kiến nghi giải pháp phát triển thi trường quyền chọn ở việt nam
Hình v ẽ 2: Khả năng lãi lỗ của người bán quyền chọn mua ngoại tệ (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w