1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi

100 750 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Vụ Thị trờng trong nớc Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi Cnđt: Nguyễn Xuân Chiến 8521 Hà nội 2010 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu Đề tài Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, một trong những ngành chính tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân nông thôn. Trong những năm vừa qua ngành chăn nuôi đạt được một số kết quả về mức độ tăng trưởng, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp t ăng dần. Chăn nuôi trang trại, công nghiệp bước đầu hình thành và phát triển, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những tồn tại như chăn nuôi ở quy mô nhỏ, phân tán và mang tính tận dụng; giá thành sản phẩm chăn nuôi cao (do giá thức ăn chăn nuôi cao hơn từ 10 đến 15% so với các nước trong khu vực, hệ số sử dụng thức ăn chăn nuôi thấp, chi phí thú y còn ở mức cao ); dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi tr ường vẫn chưa được kiểm soát tốt, hệ thống thông tin dự báo và khả năng kiểm soát sản xuất, thị trường đối với nguyên liệu và sản phẩm chăn nuôi còn nhiều bất cập; chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Theo định hướng Chiến lược phát triển của ngành chăn nuôi đến năm 2020 đã được Th ủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10/2008/QĐ – TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008, năm 2010 tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp dự kiến sẽ chiếm khoảng 32%, đến 2015 là 38%, năm 2020 là 42%,với tốc độ tăng trưởng đạt 6 - 7%/năm. Ngoài ra, theo mục tiêu phát triển đàn gia súc, gia cầm đến năm 2015: đàn bò sữa đạt 200.000 con, cung cấp 350.000 tấn sữa, đáp ứng 30% nhu cầu trong nước; sẽ có 9,0 triệu con bò thị t, đạt 310.000 tấn thịt; đàn trâu sẽ là 3,1 triệu con với 72.800 tấn thịt; đàn lợn lớn nhất với 36,9 triệu con, 4,2 triệu tấn thịt, đàn gia cầm lên đến 397,3 triệu con, đạt 2,256 triệu tấn thịt. Bên cạnh đó, với sự tăng trưởng đều của nền kinh tế Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người cũng liên tục gia tăng hàng năm, dẫn tới cơ cấ u tiêu dùng thực phẩm của dân cư cũng thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ lệ tiêu thụ gia súc, gia cầm. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi theo phân tích ở trên dẫn tới nhu cầu thức ăn chăn nuôi (TĂCN) cũng tăng trưởng theo. Thực tế những năm vừa qua cho thấy nhu cầu TĂCN tăng khoảng 7%-8% một năm, cụ thể là năm 2008 nhu cầu TĂCN là 14,6 triệu t ấn, ước tính năm 2010 nhu cầu khoảng 18,6 triệu tấn và đến năm 2015 là 24,2 triệu tấn. 2 Đối với TĂCN thành phẩm, do nguồn cung TĂCN sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nên khối lượng còn lại phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, ngành TĂCN cũng phải nhập khẩu lượng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất là khá lớn. Hiện nay, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 70% so với nhu cầu, số còn lại khoảng 30% phải nhậ p khẩu (trong đó khoảng 20% nguyên liệu giàu năng lượng, 80% các loại thức ăn bổ sung, 60%-70% thức ăn giàu đạm và hơn 90% chất phụ gia là phải nhập khẩu). Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu về Việt Nam liên tục tăng trong những năm gần đây, cụ thể năm 2009 đạt trên 1,8 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2008, tăng 52% so với năm 2007 và tăng tớ i 144% so với năm 2006. Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng ngành sản xuất TĂCN đang gặp phải nghịch lý khi không chủ động được nguồn nguyên liệu chủ chốt có nguồn gốc từ nông nghiệp như ngô, khô dầu đậu tương, bột cá, thức ăn thô xanh hầu hết các loại thức ăn bổ sung, vitamin, bột xương đều phải nhập khẩu với giá cao. Hiện cả nướ c có khoảng trên 200 doanh nghiệp sản xuất TĂCN với công suất khoảng 13,5 triệu tấn/năm, trong đó trên 97% doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm khoảng 3%. Do không chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất TĂCN và phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, dẫn đến giá TĂCN của Việt Nam liên tục tăng cao trong những n ăm gần đây vì phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của giá nguyên liệu thế giới, đây cũng là nguyên nhân làm cho giá cả thị trường thực phẩm tăng cao. Theo Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2008 và Thông tư số 122/2010/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC về việc thực hiện bình ổn giá hàng hoá, dịch vụ; Theo Quy ết định số 116/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2009 về việc bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, mặt hàng TĂCN nằm trong danh mục mặt hàng, dịch vụ thực hiện bình ổn giá. Tuy nhiên xét về mặt dài hạn, để bình ổn thị trường, ổn định giá cả ở mức hợp lý thì phải có các biện pháp nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế, giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy s ản xuất phát triển. Việc đề xuất và nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi” là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với việc bình ổn thị trường thức ăn chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu của Đề tài là cơ sở giúp Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ 3 chế, chính sách, giải pháp nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020, điều này cũng là căn cứ cho các doanh nghiệp trong ngành TĂCN xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh trang, giảm giá thành sản phẩm nhằm phục vụ tốt nhu cầu thị trường, hỗ trợ ngành chăn nuôi trong nước phát triển, đồng th ời góp phần bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu như nông sản thực phẩm 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến mặt hàng TĂCN như: - Chương trình hợp tác với Bỉ về nghiên cứu thức ăn gia súc invitro và insacco, 2001. - Viện Chăn Nuôi, Dự án Nghiên cứu sử dụng các nguồn nguyên liệu tại chỗ làm thức ăn gia súc và phân tích hệ thống chă n nuôi bền vững (SAREC/SIDA), 2002 - Viện Chăn nuôi, Dự án "Tăng cường sử dụng tốt hơn nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn gia súc Việt Nam” (NUFU Nauy), 2004 - Th s. Lê Thị Thanh Lan, “Phân tích cầu về thức ăn chăn nuôi (TĂCN) ở vùng Đông Nam bộ, 2005 – 2010. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn “ Đề án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006 – 2010”. - Trung tâm thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (AGROINFO), Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), “Báo cáo th ường niên Ngành hàng TĂCN Việt Nam năm 2008 và triển vọng 2009”. - Định hướng Chiến lược phát triển của Ngành chăn nuôi đến năm 2020 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10/2008/QĐ – TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008). Các nghiên cứu đã cho chúng ta thấy được một bức tranh toàn cảnh khá rõ nét về thực trạng phát triển của ngành chăn nuôi và sản xuất TĂCN của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào v ề định hướng phát triển thị trường TĂCN Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo. Do đó, việc đề xuất nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị 4 trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam” mang tính thời sự và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài. - Đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam (chủ yếu đánh giá chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò và chăn nuôi gia cầm) trong giai đoạn vừa qua và định hướng trong thời gian tới để qua đó thấy được tiềm năng và nhu cầu phát triển thị trường TĂCN. - Phân tích, đánh giá thực trạng về sản xuất, xuất nhập khẩu, thị trường tiêu thụ, tổ chức quản lý hệ thống phân phân phối, đồng thời đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh TĂCN ở Việt Nam. - Làm rõ xu hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp phát triển thị trườ ng TĂCN ở Việt Nam. 4. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu sự phát triển của ngành chăn nuôi dẫn tới nhu cầu về TĂCN, tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu, thị trường, tiêu thụ, hệ thống phân phối và xu hướng phát triển của ngành giữa sản xuất TĂCN trong mối tương quan với sự phát triển của ngành chăn nuôi, từ đó xác định rõ đối tượng nghiên cứu của Đề tài là thị trường và hệ thống phân phối TĂCN tại Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận chung là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, từ cụ thể đến khái quát, Đề tài đã sử dụng các phương pháp cụ thể như phân tích, so sánh, tổng hợp, mô hình hóa, khảo sát thực tế, hội th ảo lấy ý kiến chuyên gia vào việc nghiên cứutriển khai thực hiện Đề tài. Ngoài ra, Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê toán học thông qua kỹ thuật lọc dữ liệu trong Excel để xử lý số liệu báo cáo thu thập được làm cơ sở cho việc tổng hợp, đánh giá về mặt định lượng và định tính. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Thị trường TĂCN của Việt Nam và một số nước được lựa chọn để nghiên cứu kinh nghiệm. + Về thời gian: Nghiên cứu thị trường TĂCN giai đoạn 2000 - 2010 đưa ra giải pháp phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. 5 5. Kết cấu của Đề tài Đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Thực trạng ngành chăn nuôi ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng về thị trường thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 6 Chương 1 THỰC TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM 1.1. THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM 1.1.1. Đặc điểm, vai trò của ngành chăn nuôi đối với nền kinh tế Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi người dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệ u người dân. Trong những năm qua, chăn nuôi của nước ta đã phát triển nhanh về số lượng và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về thịt, cá, trứng, sữa…. Sản phẩm của ngành chăn nuôi còn là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), công nghiệp thực phẩm, xuất khẩu. Sự phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi phụ thuộ c vào nhiều yếu tố như: Điều kiện tự nhiên, dịch bệnh trên vật nuôi, chính sách phát triển ngành, nguồn thức ăn cho vật nuôi. Thức ăn cho vật nuôi ngoài nguồn thức ăn tự nhiên thì phần lớn thức ăn do ngành trồng trọt cung cấp, nhờ những thành tựu về khoa học và công nghệ, nguồn thức ăn cho vật nuôi được cải thiện về năng suất và chất lượng. Th ức ăn cho gia súc, gia cầm sản xuất theo phương pháp công nghệp hiện đại, đa dạng về chủng loại tạo điều kiện cho phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Vai trò của ngành chăn nuôi trong nông nghiệp: Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, từ chỗ thiếu lương thực đến nay trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế gi ới - trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới với sản lượng trên 5 triệu tấn/năm. Nông nghiệp Việt Nam có vai trò quan trọng và góp phần hỗ trợ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng nhanh. Thành tựu của nông nghiệp Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua là do kết quả của chính sách mở cửa và đổi mới nền kinh tế. Chuyển sang nền kinh t ế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm thay đổi sâu sắc diện mạo của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, ngành chăn nuôi cũng dần khẳng định vai trò quan trọng trong cơ cấu phát triển nông nghiệp Việt Nam. Trong những năm gần đây, đời sống được cải thiện, tốc độ tiêu thụ s ản phẩm chăn nuôi tăng nhanh, việc sử dụng thực phẩm ngày càng tăng cao, bình quân sản lượng thịt hơi/người/năm tăng 2 lần trong giai đoạn từ năm 1993 đến 2008. Nếu nhu cầu sản phẩm chăn nuôi vẫn duy trì với tốc độ như hiện nay 7 sẽ tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển, thu hút nhiều dự án trong và ngoài nước tiến tới hòa nhập với sự phát triển ngành chăn nuôi của các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngành chăn nuôi Việt Nam đang từng bước chuyển dần sang mô hình phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, công nghiệp và sự phát triển của ngành chăn nuôi sẽ thúc đẩy một số ngành khác như: ngành sản xuất thức ăn chă n nuôi công nghiệp, thuốc thú y, chế biến sản phẩm chăn nuôi cùng phát triển. Hiện nay, do hạn chế về quỹ đất dành cho chăn nuôi và nguyên liệu chế biến thức ăn trong nước thiếu đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển chăn nuôi của Việt Nam. Mặc dù là một nước nông nghiệp nhưng ngành chăn nuôi nước ta vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu thức ăn nhập khẩu, điều này đã ảnh hưởng đến năng suất, giá thành chăn nuôi. Đồng thời việc phát triển chăn nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường nhằm phát huy thế mạnh của từng vùng, từng địa phương kết hợp với xúc tiến thương mại vượt qua các khó khăn, thách thức để ngành chăn nuôi Việt Nam ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển không ngừng của nông nghi ệp Việt Nam giai đoạn 2005 - 2008, ngành chăn nuôi nuôi Việt Nam cũng phát triển rất mạnh mẽ, giá trị sản phẩm chăn nuôi không ngừng tăng, năm 2005 là 42,5 nghìn tỷ đồng, đến năm 2008 là 97,9 nghìn tỷ đồng - tăng 116% so với năm 2005. 1.1.2. Thực trạng của ngành chăn nuôi Việt Nam 1.1.2.1. Chăn nuôi gia súc, gia cầm - Về chăn nuôi Bò: Chăn nuôi bò được Nhà nước, đặc biệt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BNN & PTNT) chú trọng phát triển. G ần 70% tổng đàn bò cả nước là Bò Vàng địa phương được phân bố trên mọi miền của đất nước. Bò Vàng có tầm vóc nhỏ, màu vàng, sinh trưởng phát triển chậm, khối lượng khi trưởng thành từ 150-190 kg, tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh thấp. Tuy nhiên, Bò Vàng có khả năng thích nghi với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam, nếu lai tạo với bò Zebu, bò lai sinh ra có ưu thế lai tốt, sinh trưởngphát triển tốt vớ i điều kiện kinh tế và xã hội của nước ta. Từ đàn bò cái lai đã được cải tiến tiếp tục lai tạo với các giống chuyên dụng sẽ tạo ra các giống bò thịt và bò sữa nhằm đáp ứng nhu cầu thịt, sữa cho nhân dân. Số lượng đàn bò trong giai đoạn 2005 – 2010 tăng bình quân 5,78% trong khi đó sản lượng thịt tăng 13,47%. Năm 2009, tổng đàn bò là 6,103 triệu con, giảm 3,7% so với năm 2008, s ản lượng thịt bò đạt 257,8 nghìn tấn tăng 13,7% so với năm 2008. Ước năm 2010 tổng đàn bò là 7,178 triệu con, sản lượng thịt bò là 265 nghìn tấn. 8 Bảng 1.1. Tỷ lệ tăng giảm số lượng đàn Bò qua các năm Năm Số lượng bò (nghìn con) Tỷ lệ tăng/giảm bình quân (%) Sản lượng thịt (nghìn tấn) Tỷ lệ tăng bình quấn (%) 2005 5.540,70 142,16 2006 6.510,80 +17,50 159,46 +12,17 2007 6.724,70 +3,30 206,14 +28,50 2008 6.337,70 -5,80 227,19 +10,21 2009 6.103,30 -3,70 257,80 +13,7 KH 2010 7.177,90 +17,60 265,00 +2,79 Bình quân (%) +5,78 +13,47 (Nguồn: Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 của BNN & PTNT) Giai đoạn 2001-2005, chăn nuôi bò thịt được nhiều địa phương quan tâm, chỉ đạo phát triển, bước đầu đạt kết quả, tăng nhanh hơn về đầu con, năng suất, sản lượng thịt. Từ đó đưa ra kế hoạch chăn nuôi bò thịt từ năm 2006 – 2015, theo đó số lượng đàn bò năm 2010 theo k ế hoạch là 7,17 triệu con đến năm 2015 số lượng bò thịt lên đến khoảng 9 triệu con. Tuy nhiên, chăn nuôi bò thịt vẫn chăn nuôi một số khó khăn như: thiếu giống tốt; chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, quảng canh tận dụng, dựa vào chăn thả tự nhiên vẫn là chủ yếu; cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ chăn nuôi bò thịt thấp, ; năng suất sinh sản, tăng trọng, chất lượng thịt thấp; thiếu đồng cỏ và thức ăn thô xanh; quy trình kỹ thuật chưa được áp dụng rộng dãi trong sản xuất. Chăn nuôiphát triển ở tất cả các địa phương trong cả nước nhưng tập trung nhiều ở các vùng DHNTB và Bắc Trung Bộ như Gia Lai, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi Số lượng đàn bò tại hai vùng này đạt 2,6 triệu con chiếm trên 45% tổng đàn bò trong cả n ước. Bảng 1.2. Số lượng đàn Bò theo khu vực sinh thái Đơn vị tính: nghìn con Vùng Năm TD & MNPB ĐBSH BTB& DHMT Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐBSCL Cả nước 2000 651,10 502,90 2023,20 524,90 228,60 197,20 4127,90 2005 875,70 709,90 2404,20 616,90 396,10 537,90 5540,70 2006 1026,60 821,50 2742,00 747,90 493,00 679,80 6510,80 2007 1088,80 822,90 2825,50 756,30 541,60 689,60 6724,70 2008 1058,80 729,9 2619,00 721,30 495,10 713,50 6337,70 2009 1031,7 695,00 2489,8 716,80 473,30 696,70 6103,30 (Nguồn: Số liệu Tổng cục thống kê năm 2009) 9 Bò sữa: Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam có lịch sử phát triển trên 50 năm, nhưng thực sự phát triển nhanh từ năm 2001 sau khi Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Đàn bò sữa đã tăng trên 3 lần, từ 41 nghìn con/năm lên 130 nghìn con, tương ứng với tổng sản lượng sữa tăng trên 4 l ần từ 64 ngàn tấn/năm lên 290 ngàn tấn/năm. Trong gần 10 năm thực hiện Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bò sữa (giai đoạn 2001- 2010) thì năm 2009 là năm mà chăn nuôi bò sữa Việt Nam có nhiều thuận lợi, gặt hái nhiều thành quả. Cơ hội rất tốt để phát triển đàn bò sữa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa ngày càng cao về s ữa tươi. Các công ty, như Công ty Vinamilk, Công ty sữa quốc tế - IDP, Công ty sữa tương lai, Công ty Cổ phần Sữa Lâm Đồng… đang triển khai chương trình phát triển vùng nguyên liệu và mở rộng cơ sở chế biến sữa đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. Số lượng đàn bò sữa trong giai đoạn 2005 – 2010 tăng bình quân 5,46%, sản lượ ng thịt tăng 10,41%. Năm 2009, tổng đàn bò sữa là 130.000 nghìn con, đạt tốc độ tăng đàn trên 6,98% năm, sản lượng sữa đạt 301 nghìn tấn tăng 6,11% so với năm 2008. Ước kế hoạch năm 2010 tổng đàn bò sữa đạt 149,5 nghìn con, tăng 15% so với năm 2009 và sản lượng sữa tươi đạt 350 nghìn tấn, tăng 16,3% so với năm 2009. Bảng 1.3. Số lượng bò sữa qua các năm Năm Số bò (nghìn con) Tỷ lệ tăng/giảm bình quân (%) SL sữa (1000 tấn) Tỷ lệ tăng/giảm bình quân (%) 2005 104,1 197,7 2006 113,2 +8,73 215,9 +9,24 2007 98,7 -12,86 234,4 +8,56 2008 111,3 +9,45 262,2 +11,82 2009 130 +6,98 301 +6,11 KH 2010 149,5 +15 350 +16,3 Bình quân (%) +5,46 +10,41 (Nguồn: Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 -2020 của BNN & PTNT) Đàn bò sữa Việt Nam tập trung chủ yếu tại vùng Đông Nam Bộ 75 ngàn con, chiếm trên 70% tổng đàn bò sữa cả nước, trong đó Tp. HCM là nơi có đàn bò sữa nhiều nhất Việt Nam và chiếm gần 60% tổng đàn bò sữa Việt Nam. Hiện nay, đàn bò sữa cả nước có trên 115 ngàn con, các tỉnh có đàn bò sữa lớn nhất là: Tp. [...]... phương thức chăn nuôi bò thịt ở nước ta hiện nay: chăn nuôi bò thịt quảng canh, tận dụng và sử dụng sức kéo (đây là phương thức chăn nuôi phổ biến của hầu hết các hộ chăn nuôi bò ở Việt Nam); chăn nuôi bò bán thâm canh (các trang trại chăn nuôi bò vừa và nhỏ thường sử dụng phương thức này); chăn nuôi bò thâm canh (đây là phương thức chăn nuôi bò thịt chất lượng cao và mới đối với nông dân Việt Nam) - Chăn. .. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM 2.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA VIỆT NAM 2.1.1 Cân đối cung cầu thức ăn chăn nuôi 2.1.1.1 Tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (1) Khả năng cung ứng trong nước * Cung nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi của Việt Nam trong thời gian qua - Sản xuất ngô + Về diện tích: Diện tích ngô của cả nước tăng bình... 1.2.3.2 Các yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển của ngành chăn nuôi Bên cạnh những thuận lợi trên, ngành chăn nuôi Việt Nam cũng gặp phải nhiều thách thức to lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành trong giai đoạn tới nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO (1) Giá thành thức ăn chăn nuôi (chiếm 75% trong chi phí chăn nuôi) Giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng cao, trong khi giá các sản phẩm gia... các sản phẩm chăn nuôi - Tăng cường công tác quản lý ngành chăn nuôi - Tăng cường năng lực quản lý gắn liền với kiện toàn hệ thống tổ chức ngành chăn nuôi từ Trung ương đến địa phương + Hoàn thiện tổ chức bộ máy của Cục Chăn nuôi + Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước ngành chăn nuôi thú y ở các địa phương + Xây dựng hệ thống khảo kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng giống và thức ăn chăn nuôi + Đào tạo... chúng ta cần phát triển cây nguyên liệu làm TĂCN, phát triển ngành sản xuất nguyên liệu TĂCN để chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước, giảm nhập khẩu đồng thời với việc giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi, tránh sự biến động về giá thành sản phẩm chăn nuôi + Xây dựng kênh cung ứng thức ăn chăn nuôi, tạo thuận lợi trong việc tiếp cận về TĂCN, giúp ngành chăn nuôi chăn nuôi phát triển Đồng thời,... trong tình trạng thấp kém cả về trình độ công nghệ và năng suất chăn nuôi 1.2 MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI CỦA VIỆT NAM 1.2.1 Một số chính sách ngành chăn nuôi Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung vào 4 lĩnh vực chính: sản xuất (giống, chăn nuôi bò sữa, quy hoạch chăn nuôi tập trung ), thị trường (chính sách hỗ trợ xuất khẩu lợn), chế biến và... (Cục chăn nuôi, 2008) Tuy nhiên do đặc điểm và mô hình chăn nuôi còn nhỏ lẻ dẫn tới các hạn chế về vệ sinh an toàn thực phẩm, về dịch bệnh cũng như sự phát triển các ngành phục vụ chăn nuôi Vì vậy, ngành chăn nuôi theo hướng: Chuyển đổi mô hình chăn nuôi theo hướng chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, hiện đại hóa chăn nuôi, qua đó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phảm và giảm dịch bệnh 31 Phát triển. .. lượng thức ăn chăn nuôi của cả nước Hầu hết TĂCN được sản xuất cho tiêu thụ nội địa Cục phát triển chăn nuôi đã đưa ra danh sách tổng cộng 655 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi - nhưng con số này bao gồm rất nhiều nhà máy nhỏ theo quy mô kiểu “nông dân” Ngoài ra, Công ty Thức ăn chăn nuôi Thái Lan cho biết cũng có nhiều nhà máy nhỏ không đăng ký hoạt động dưới hình thức đơn thuần là trộn các sản phẩm thức. .. Độ đã thành công với chính sách bảo hiểm chăn nuôi nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi cho nông dân Đối với Thái Lan, Thái Lan chăn nuôi theo quy mô lớn – trang trại, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển ngành chăn nuôi cùng với việc phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó tự chủ động nguồn nguyên liệu để sản xuất TĂCN, xây dựng chuỗi cung ứng TĂCN, kiểm soát chất... đây, chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đang được 13 khuyến khích phát triển Nhiều dự án đầu tư về kỹ thuật chăn nuôi, về nghiên cứu giống bò sữa, về quy hoạch vùng nguyên liệu làm thức ăn cho bò sữa đang được chú trọng phát triển, góp phần thúc đẩy chăn nuôi bò sữa theo hướng công nghiệp, có quy mô lớn, năng suất cao đáp ứng nhu cầu cho ngành sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam phát triển Mô hình chăn nuôi . Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với việc bình ổn thị trường thức ăn chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu của. xuất nghiên cứu Đề tài Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị 4 trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam” mang tính thời sự và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục tiêu nghiên cứu. chăn nuôi ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng về thị trường thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020

Ngày đăng: 17/04/2014, 01:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(1) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo cáo về chăn nuôi giai đoạn 1999 - 2009 Khác
(2) Trung tâm Thông tin PTNNNT - Viện Chính sách và Chiến lược PT NNNT - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo cáo thường niên Thức ăn chăn nuôi 2008 và triển vọng 2009 Khác
(3) Trung tâm Thông tin PTNNNT - Viện Chính sách và Chiến lược PT NNNT - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo cáo thường niên Thức ăn chăn nuôi 2009 và triển vọng 2010 Khác
(4) Hiệp hội thức ăn chăn nuôi - Tạp chí Thức ăn chăn nuôi 2009 – 2010 Khác
(5) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 Khác
(6) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo cáo đánh giá và định hướng công tác quy hoạch nông lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2020 Khác
(8) Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về việc quản lý Thức ăn chăn nuôi Khác
(9) Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới mở rộng cơ sở giết mổ chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung công nghiệp Khác
(10) Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 Khác
(11) Thông tư số 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thức ăn chăn nuôi Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Tỷ lệ tăng giảm số lượng đàn Bò qua các năm - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 1.1. Tỷ lệ tăng giảm số lượng đàn Bò qua các năm (Trang 9)
Bảng 1.3.  Số lượng bò sữa qua các năm - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 1.3. Số lượng bò sữa qua các năm (Trang 10)
Bảng 1.7. Số lượng gia cầm qua các năm - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 1.7. Số lượng gia cầm qua các năm (Trang 13)
Bảng 1.10. Giá thức ăn chăn nuôi trong nước - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 1.10. Giá thức ăn chăn nuôi trong nước (Trang 21)
Bảng 2.1. Diện tích ngô phân theo địa phương - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 2.1. Diện tích ngô phân theo địa phương (Trang 34)
Bảng 2.2. Năng suất và sản lượng ngô phân theo địa phương - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 2.2. Năng suất và sản lượng ngô phân theo địa phương (Trang 35)
Bảng 2.4. Sản lượng đậu tương của một số địa phương sản xuất chính - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 2.4. Sản lượng đậu tương của một số địa phương sản xuất chính (Trang 36)
Bảng 2.3. Diện tích đậu tương của một số địa phương sản xuất chính - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 2.3. Diện tích đậu tương của một số địa phương sản xuất chính (Trang 36)
Bảng 2.7. Khối lượng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam theo  chủng loại sản phẩm - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 2.7. Khối lượng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam theo chủng loại sản phẩm (Trang 40)
Bảng 2.9. Giá nhập khẩu bình quân thức ăn chăn nuôi của Việt Nam  theo chủng loại sản phẩm - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 2.9. Giá nhập khẩu bình quân thức ăn chăn nuôi của Việt Nam theo chủng loại sản phẩm (Trang 42)
Bảng 2.10. Tăng trưởng giá trị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 2.10. Tăng trưởng giá trị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam (Trang 43)
Bảng 2.11. Tỷ trọng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam                   theo sản phẩm - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 2.11. Tỷ trọng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam theo sản phẩm (Trang 44)
Bảng 2.12. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi theo thị trường của Việt Nam - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 2.12. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi theo thị trường của Việt Nam (Trang 45)
Bảng 2.14. Thị phần nhập khẩu thức ăn chăn nuôi theo thị trường của Việt Nam - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 2.14. Thị phần nhập khẩu thức ăn chăn nuôi theo thị trường của Việt Nam (Trang 47)
Bảng 2.15. Khối lượng xuất khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam theo  chủng loại sản phẩm - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 2.15. Khối lượng xuất khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam theo chủng loại sản phẩm (Trang 48)
Bảng 2.16. Giá trị xuất khẩu thức ăn chăn nuôi của VN theo chủng loại SP - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 2.16. Giá trị xuất khẩu thức ăn chăn nuôi của VN theo chủng loại SP (Trang 50)
Bảng 2.17. Giá xuất khẩu bình quân thức ăn chăn nuôi của Việt Nam theo chủng  loại sản phẩm - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 2.17. Giá xuất khẩu bình quân thức ăn chăn nuôi của Việt Nam theo chủng loại sản phẩm (Trang 50)
Bảng 2.18. Kim ngạch xuất khẩu thức ăn chăn nuôi theo thị trường của  Việt Nam - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 2.18. Kim ngạch xuất khẩu thức ăn chăn nuôi theo thị trường của Việt Nam (Trang 51)
Bảng 2.19. Tăng trưởng xuất khẩu thức ăn chăn nuôi theo thị trường                         của Việt Nam - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 2.19. Tăng trưởng xuất khẩu thức ăn chăn nuôi theo thị trường của Việt Nam (Trang 52)
Bảng 2.20. Thị phần xuất khẩu thức ăn chăn nuôi theo thị trường của Việt Nam - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 2.20. Thị phần xuất khẩu thức ăn chăn nuôi theo thị trường của Việt Nam (Trang 53)
Bảng 2.21. Cán cân thương mại thức ăn chăn nuôi theo thị trường của Việt Nam - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 2.21. Cán cân thương mại thức ăn chăn nuôi theo thị trường của Việt Nam (Trang 54)
Bảng 2.22. Cán cân thương mại thức ăn chăn nuôi theo sản phẩm của              Việt Nam - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 2.22. Cán cân thương mại thức ăn chăn nuôi theo sản phẩm của Việt Nam (Trang 55)
Sơ đồ 2.1. Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp      quy mô lớn - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Sơ đồ 2.1. Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp quy mô lớn (Trang 64)
Sơ đồ 2.2. Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp       quy mô trung bình và nhỏ - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Sơ đồ 2.2. Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp quy mô trung bình và nhỏ (Trang 65)
Bảng 3.2. Dự báo chỉ tiêu định hướng sản phẩm 2010-2020 - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 3.2. Dự báo chỉ tiêu định hướng sản phẩm 2010-2020 (Trang 73)
Bảng 3.4. Dự báo tiêu dùng lương thực, thực phẩm của các hộ gia đình Việt  Nam tới năm 2020 - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 3.4. Dự báo tiêu dùng lương thực, thực phẩm của các hộ gia đình Việt Nam tới năm 2020 (Trang 75)
Bảng 3.5. Dự báo nhu cầu thức ăn tinh - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 3.5. Dự báo nhu cầu thức ăn tinh (Trang 78)
Bảng 3.6. Dự báo nhu cầu thức ăn năng lượng - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 3.6. Dự báo nhu cầu thức ăn năng lượng (Trang 78)
Bảng 3.8. Dự báo tổng hợp nhu cầu hai loại nguyên liệu cơ bản                (năng lượng + đạm) - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 3.8. Dự báo tổng hợp nhu cầu hai loại nguyên liệu cơ bản (năng lượng + đạm) (Trang 79)
Bảng 3.10. Cân đối giữa nhu cầu và khả năng - Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Bảng 3.10. Cân đối giữa nhu cầu và khả năng (Trang 80)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w