1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kiến thức từ nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học sinh học 10 trung học phổ thông

18 914 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 424,91 KB

Nội dung

Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kiến thức từ nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học Sinh học 10 trung học phổ thông Skills training for students to present knowledge from study

Trang 1

Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kiến thức

từ nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học

Sinh học 10 trung học phổ thông Skills training for students to present knowledge from studying textbooks in teaching

10th grade Biology at high schools NXB H : ĐHGD, 2012 Số trang 96 tr +

Lã Hồng Mai Anh

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học(Bộ môn Sinh học);

Mã số:60 14 10 Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Đinh Quang Báo

Năm bảo vệ: 2012

Abstract Trình bày cơ sở lý thuyết việc rèn kĩ năng diễn đạt cho học sinh trung học phổ

thông Nghiên cứu thực trạng kĩ năng diễn đạt ở học sinh trung học phổ thông Phân tích nội dung Sinh học 10 trung học phổ thông Xác định biện pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt kiến thức cho học sinh khi dạy Sinh học 10 trung học phổ thông Thực nghiệm sư phạm để xác định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt của học sinh

Keywords: Phương pháp giảng dạy; Kỹ năng diễn đạt; Sinh học; Lớp 10

Content

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Xuất phát từ sự phát triển của quá trình dạy học trong lịch sử xã hội loài người

Từ khi loài người xuất hiện, trong quá trình lao động sản xuất con người đã tích lũy được các kinh nghiệm xã hội và có nhu cầu truyền đạt nó cho thế hệ sau Chính vì vậy dạy học xuất hiện như một thuộc tính, một hiện tượng xảy ra kèm theo trong quá trình con người săn bắt, hái lượm, sản xuất, sinh hoạt xã hội, làm cho người sau có thể kế thừa và phát triển thành tựu của người đi trước

Khởi đầu từ hình thái dạy học tự phát hay dạy học tự giác, ngày nay dạy học ngày càng có nhiều phương pháp đa dạng, phong phú, linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của con người trong sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ, tri thức

1.2 Xuất phát từ thực trạng dạy học hiện nay

Mặc dù đã có nhiều thay đổi nhưng hiện nay tình trạng giáo viên truyền thụ, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức vẫn là phổ biến Để cải thiện tình trạng trên đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi giáo viên Dạy cách học, phát huy năng lực tự học cho học sinh là một trong những phương pháp phá vỡ lối mòn của việc học thụ động của học sinh

Trang 2

1.3 Xuất phát từ nội dung chương trình Sinh học 10 trung học phổ thông

Sách giáo khoa Sinh học 10 được biên soạn theo hướng đổi mới nội dung cũng như phương pháp dạy học Nội dung chương trình Sinh học 10 được trình bày theo hướng tích hợp giữa các phần với nhau cũng như các kiến thức môn học khác Phần một giới thiệu khái quát các cấp tổ chức sống trong sinh giới từ thấp đến cao và những đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống Qua đó học sinh

có thể hình dung được toàn bộ chương trình sẽ học và hình thành phương pháp học hợp lí đối với môn Sinh học Để thực hiện được mục tiêu mà nội dung sách giáo khoa sinh học 10 đã đề ra thì người dạy phải hình thành phương pháp học cho học sinh

1.4 Xuất phát từ vai trò kĩ năng diễn đạt kiến thức trong việc phát triển năng lực tự học, năng lực

tư duy của học sinh

Ngày nay, học được hiểu là tự học nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ ở các mức độ cao Người dạy bằng kiến thức kinh nghiệm của mình hướng dẫn cho người học học hay nói cách khác là hướng dẫn cho người học cách học Chính vì vậy dạy học theo kiểu hợp tác hai chiều là từ kiến thức, kĩ năng đã có của trò để từ đó thầy giúp đỡ trò phát triển kiến thức, kĩ năng nhất là kĩ năng diễn đạt của học sinh nhằm nâng cao năng lực tư duy cho người học

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn luyện cho học

sinh kĩ năng diễn đạt kiến thức từ nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học sinh học 10 trung học phổ thông.”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định các kĩ năng thu nhận thông tin từ đọc sách giáo khoa, các kĩ năng xử lí thông tin và diễn đạt kiến thức từ sách giáo khoa của học sinh

Xây dựng quy trình , biện pháp cụ thể để rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt kiến thức trong tổ chức hoạt động trong dạy học sinh học 10 trung học phổ thông

3 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt kiến thức từ nghiên cứu sách giáo khoa

trong dạy học Sinh học 10 trung học phổ thông

3.2 Khách thể nghiên cứu

Phương pháp dạy học Sinh học 10 trung học phổ thông

4 Vấn đề nghiên cứu

Sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động trong dạy học Sinh học 10 như thế nào để rèn

luyện kĩ năng diễn đạt kiến thức qua đó nâng cao năng lực tự học, năng lực tư duy cho học sinh

5 Giả thuyết nghiên cứu

Trang 3

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt kiến thức thông qua giảng dạy chương II: Cấu trúc của tế bào Sinh học 10 tạo điều kiện nâng cao năng lực tự học, tính tích cực trong nhận thức và phát triển tư duy logic của học sinh

6 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

6.1 Nhiệm vụ

Xác định cơ sở lý thuyết việc rèn kĩ năng diễn đạt cho học sinh trung học phổ thông

Xác định thực trạng kĩ năng diễn đạt ở học sinh trung học phổ thông

Phân tích nội dung Sinh học 10 trung học phổ thông

Xác định biện pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt kiến thức cho học sinh khi dạy Sinh học 10 trung học phổ thông

Thực nghiệm sư phạm để xác định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt của học sinh

6.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những biện pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kiến thức trên cơ sở nghiên cứu sách giáo khoa để học chương II: Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10 trung học phổ thông

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu các tài liệu lý luận liên quan làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề: “Rèn luyện kĩ năng diễn đạt kiến thức từ nghiên cứu sách giáo khoa cho học sinh”

Phân tích chương trình, nội dung kiến thức trong sách giáo khoa Sinh học 10 Trung học phổ thông

Tìm hiểu về các phương pháp rèn kĩ năng diễn đạt

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Quan sát sư phạm: Dự giờ, phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học sinh Trung học phổ thông

để phát hiện những thành công và hạn chế trong việc rèn kĩ năng diễn đạt kiến thức trong trường trung học phổ thông hiện nay

Điều tra bằng phiếu hỏi về thực trạng dạy kĩ năng diễn đạt kiến thức trong dạy học Sinh học

ở một số trường trung học phổ thông hiện nay

7.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Soạn giáo án dạy thực nghiệm và đối chứng

Dạy thực nghiệm và đối chứng : Khi tiến hành dạy thực nghiệm thì sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh từ nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học Chương II „Cấu trúc của tế bào‟ Dạy đối chứng không tổ chức rèn cho học sinh kỹ năng diễn đạt kiến thức từ nghiên cứu sách giáo khoa theo quy trình mà đề tài đề xuất

Thu thập số liệu từ quá trình thực nghiệm

Trang 4

7.4 Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm

Sử dụng toán thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm Excel để xử lí kết quả cho biết độ tin cậy

về mặt định lượng

Phân tích kết quả thực nghiệm để có nhận xét, đánh giá định tính về chất lượng kiến thức và

kĩ năng diễn đạt kiến thức được hình thành ở học sinh

8 Những đóng góp mới của luận văn

Xác định được hệ thống các kỹ năng diễn đạt kiến thức

Xây dựng được quy trình rèn luyện kỹ năng diễn đạt

Thiết kế các bài tập rèn luyện phù hợp với năng lực nhận thức ở các mức độ khác nhau của học sinh

Tổ chức rèn luyện kỹ năng diễn đạt kiến thức cho học sinh trong dạy học Chương II: Cấu trúc của tế bào Sinh học 10 Trung học phổ thông xem như một mô hình triển khai nghiên cứu ứng dụng

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn được viết

trong ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt nội dung kiến thức từ nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học Sinh học 10 trung học phổ thông

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Lược sử nghiên cứu

Trong nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học xây dựng các tri thức khoa học dưới dạng ngôn ngữ (khái niệm, biểu thức, công thức, quy luật, định luật) trên cơ sở các hoạt động phát minh bắt nguồn bằng việc thu thập thông tin từ thế giới khách quan và được xử lý bằng các phương pháp khoa học đặc thù Còn trong quá trình dạy học, trên cơ sở những thông tin thu được, người học sẽ khái quát hóa, trừu tượng hóa, mô hình hóa thông tin để ghi nhớ theo mô hình cụ thể Điều đó có nghĩa là, hoạt động học tập của người học là quá trình tiếp nhận thông tin, tri thức khoa học để hình thành tri thức cá nhân

Những năm gần đây, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh đã nâng cao được chất lượng dạy học, đặc biệt có ý nghĩa trong việc tạo hứng thú và nâng cao năng lực tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa) cho người học Trong đó, sử dụng phương pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt nội dung kiến thức từ nghiên cứu sách giáo khoa để tổ chức hoạt động dạy học là một trong những phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực tự học, năng lực tư duy của học sinh

Trang 5

1.1.1 Trên thế giới

Năm 1965, tại Liên Xô (cũ), A.M.Xokhor là người đầu tiên vận dụng một số quan điểm của

lý thuyết grap (chủ yếu là những nguyên lý về việc xây dựng một grap có hướng) để mô hình hóa nội dung tài liệu giáo khoa Sau đó, các nhà khoa học khác như V.X.Poloxin đã mô tả trình tự các thao tác dạy học bằng Grap, V.P.Garkumop sử dụng Grap trong dạy học nêu vấn đề

Các kỹ năng khác được nhiều tác giả nghiên cứu như: T.A Kodơlova (1978) với công trình:

“Các biện pháp sư phạm để dạy học sinh cuối cấp về mối quan hệ giữa sự kiện và lí thuyết” G.M

Mutazin (1989) với “Các phương pháp và hình thức dạy học Sinh học” K.D.Anaxtaxova trong “ Công tác độc lập của học sinh về Sinh học đại cương” – 1981, I.X.Ia.Kimanxcaia trong “Dạy học phát triển”-1982, G.M.Murtazin trong “Các phương pháp và hình thức dạy học Sinh học”- 1989, Kharlamop trong “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào” – 1978

1.1.2 Ở Việt Nam

Nhà khoa học đầu tiên chuyển Grap toán học thành Grap dạy học là Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang(1971) Sau Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang có rất nhiều các tác giả như: Trần Trọng Dương, Phạm Thị Trinh Mai, Phạm Văn Tư ứng dụng grap trong dạy học Hóa học; Nguyễn Hà Giang, Nguyễn Trí Trung trong dạy học Lịch sử; Hoàng Việt Anh, Phạm Minh Tâm trong dạy học Địa lý

Để phát huy năng lực tư duy của học sinh còn có nhiều công trình nghiên cứu như: “Cải tiến phương pháp dạy học nhằm phát huy trí thông minh của học sinh” Nguyễn Hữu Tỳ (1971), Trần Bá Hoành: “Rèn trí thông minh của học sinh qua chương biến dị - di truyền”; “Giáo trình dạy học Sinh học” (1972, 1975, 1979, 1982, 1985, 1993); “Một số cơ sở lí thuyết của các phương hướng cải cách môn Sinh học phổ thông”; “Phát huy tính tích cực của học sinh trong chương trình Sinh học 12”,

“Kiểm tra kiến thức bằng phiếu kiểm tra” Lê Nhân (1974)

Trong dạy học Sinh học có các tác giả như: Nguyễn Như Ất ( 1973), tại Liên Xô (cũ), trong công trình luận án Phó tiến sĩ khoa học sư phạm đã vận dụng lý thuyết graph kết hợp với phương pháp ma trận như một phương pháp hỗ trợ để xây dựng logic cấu trúc các khái niệm “tế bào học” trong nội dung giáo trình môn Sinh học đại cương trường phổ thông của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa do tác giả kiến nghị [1], Tác giả Đinh Quang Báo có những nghiên cứu về: “Phát triển hoạt động nhận thức của học sinh trong các bài Sinh học ở trường phổ thông Việt Nam”; “Dạy học Sinh học ở trường phổ thông theo hướng hoạt động hóa người học” Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành: “Lí luận dạy học Sinh học” Nxb GD, 1996 Nguyễn Phúc Chỉnh trong luận án Tiến sỹ (ĐHSP-2005); Trần Hoàng Xuân, Hồ Thị Hồng Vân sử dụng ngôn ngữ bảng; Võ Thị Bích Thủy

“Các biện pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt nội dung trong quá trình tổ chức hoạt động

tự lực nghiên cứu SGK Sinh học 11”

1.2 Cơ sở lí luận

1.2.1 Dạy cách học

1.2.1.1 Quan niệm về học

Trang 6

Theo quan niệm dạy học truyền thống thì học là quá trình chiếm lĩnh, ứng dụng hay sử dụng kiến thức hoặc học là ghi nhớ, lặp lại, thuộc lòng

Bác Hồ đã dạy: “Cách học tập phải lấy tự học làm cốt” Việc học của mỗi người không phải chỉ diễn ra khi đến trường mà việc học diễn ra suốt đời với mục đích học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người

Có thể khái quát lại quan niệm về học ngày nay là: “Học là một quá trình trong đó chủ thể tự

biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm và xử lý thông tin từ môi trường sống xung quanh mình.”

1.2.1.2 Quan niệm về dạy

Có nhiều quan niệm khác nhau về dạy Nhìn chung hiện nay đang song song tồn tại hai quan niệm về dạy

Dạy theo kiểu truyền đạt một chiều từ thầy đến trò: thầy trình bày nội dung môn học một cách đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc và theo lôgic của môn học, trò tiếp thu ghi nhớ, ít có sự tìm tòi, sáng tạo

Dạy theo kiểu hợp tác hai chiều: Từ kiến thức, kỹ năng đã có của trò thầy giúp đỡ trò phát triển kiến thức, kỹ năng nhất là kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng tư duy sáng tạo, làm cho lớp học định hướng vào hoạt động nhóm Người học tự kiến tạo kiến thức của chính mình, hiểu thực tiễn theo cách của mình, tạo cơ sở để hiểu thực tiễn như các chuyên gia cùng lĩnh vực đã hiểu

1.2.1.3 Các mô hình dạy học

Sơ đồ 1.1 Kiểu truyền đạt một chiều từ thầy đến trò

Sơ đồ 1.2 Dạy theo kiểu hợp tác hai chiều

Trong mô hình dạy theo kiểu truyền đạt một chiều từ thầy đến trò, thầy là chủ thể truyền đạt, trò thụ động tiếp thu tri thức (người nhận) Tri thức nhớ lại, lặp lại, thuộc lòng

Trong mô hình dạy theo kiểu hợp tác hai chiều, thầy là tác nhân, hướng dẫn, tổ chức, trọng tài Trò là chủ thể, hợp tác với thầy,với bạn, tự lực tìm ra kiến thức Lớp là nơi trao đổi, hợp tác, môi trường xã hội Tri thức là do học sinh tự tìm ra với sự hợp tác của bạn và trợ giúp của thầy

1.2.1.4 Quy trình dạy – tự học

Tri thức

Thầy (chủ thể) Trò (Thụ động)

Tri thức

Lớp

Thầy (tác nhân) Trò (Chủ thể)

Trang 7

Quy trình dạy – tự học bao gồm tổ hợp các thao tác của thầy và trò được tiến hành theo trình

tự ba thời điểm như sau: [9]

Thời điểm một: nghiên cứu cá nhân, Thầy là người hướng dẫn, đạo diễn Trò là người nghiên cứu, tự mình khám phá (tạo ra sản phẩm ban đầu)

Thời điểm hai là hợp tác – tự thể hiện: Thầy là người tổ chức trao đổi giữa trò với trò và giữa trò với thầy, đồng thời lái cuộc tranh luận theo đúng mục tiêu Thời điểm ba là tự kiểm tra, tự điều chỉnh Sau khi hợp tác với bạn và thầy; người học tợ kiểm tra, điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình, rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lý tình huống, giải quyết vấn đề của mình

1.2.2 Tự học với sách giáo khoa

Để trở thành người học tích cực chủ động trong nhận thức thì tự học với sách giáo khoa là vấn đề quan trọng Nhưng làm thế nào để tự học với sách giáo khoa tốt thì trước hết phải nắm được vai trò của sách giáo khoa, đồng thời phải nắm được kỹ năng cũng như quy trình làm việc với sách giáo khoa

1.2.2.1 Vai trò của sách giáo khoa

Sách giáo khoa để sử dụng chính thức, thống nhất, ổn định trong giảng dạy và học tập ở nhà trường và các cơ sở giáo dục khác.” (trang 19, các văn bản pháp luật về giáo dục và đào tạo) Sách được trình bày theo hướng tích hợp giữa các phần với nhau cũng như với kiến thức các môn học khác Những câu hỏi nêu ra trong bài đòi hỏi học sinh phải liên hệ giữa các kiến thức mới với các kiến thức đã học, hơn nữa câu hỏi và bài tập còn đánh giá khả năng vận dụng, liên hệ và tổng hợp kiến thức

1.2.2.2 Kỹ năng làm việc với sách giáo khoa

Theo GS.TS Đinh Quang Báo muốn tự học với sách giáo khoa có hiệu quả, người học cần được rèn luyện các kỹ năng sau:

Kỹ năng định hướng thu nhận thông tin

Kỹ năng xác định nội dung trọng tâm và ghi chép thông tin

Kỹ năng trình bày nội dung đọc được

Kỹ năng hệ thống hóa tài liệu đọc được

1.2.2.3 Quy trình làm việc với sách giáo khoa gồm 5 giai đoạn

Giai đoạn 1là định hướng

Giai đoạn 2 là thu nhận thông tin

Giai đoạn 3 là xử lý thông tin

Giai đoạn 4 là ứng dụng thông tin để giải quyết các nhiệm vụ học tập

Giai đoạn 5 là kiểm tra – đánh giá

1.2.3 Cơ sở lí luận

1.2.3.1 Cơ sở triết học

Trang 8

Mọi sự vật hiện tượng đều gồm hai mặt nội dung và hình thức Hình thức phản ánh nội dung, ngược lại nội dung quy định hình thức Cùng một nội dung có thể có nhiều hình thức, một hình thức cũng có thể phản ánh cho nhiều nội dung Nếu hình thức phù hợp với nội dung sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nội dung phát triển Đối với quá trình dạy học, từ một nội dung kiến thức ta có thể trình bày bằng nhiều cách, mỗi cách trình bày có thể áp dụng ở nhiều loại kiến thức khác nhau Chủ động tiếp cận kiến thức và diễn đạt lại bằng nhiều cách khác nhau giúp người học nắm vững kiến thức, dễ dàng vận dụng, hơn thế nữa người học có thể tìm ra những tri thức mới từ những tri thức đã tiếp cận

Đối với quá trình nhận thức của học sinh để rèn luyện kỹ năng diễn đạt kiến thức cũng trải qua ba giai đoạn: giai đoạn thu thập thông tin nhận thức về vấn đề cần lĩnh hội qua tri giác; giai đoạn

tư duy trừu tượng thông qua phân tích, tổng hợp, so sánh giúp học sinh nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vấn đề; giai đoạn tái sinh kiến thức dưới dạng các hình thức khác nhau (sơ đồ, đồ thị, hình ảnh) làm cho kiến thức có được từ tư duy trừu tượng trở nên cụ thể hơn

1.2.3.2 Cơ sở tâm lý học

Trong quá trình phát triển muốn thể hiện và khẳng định bản thân là nhu cầu tất yếu của mỗi đứa trẻ từ khi còn rất nhỏ Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng duy trì và phát huy được điều đó; đa số trẻ em

bị bắt buộc theo khuôn mẫu của bố mẹ và thầy cô giáo đề ra làm cho quá trình nhận thức của các em bị hạn chế và luôn ở trạng thái thụ động làm cho các em sẽ mất đi tính sáng tạo và độc lập

Việc phát huy khả năng thể hiện và khẳng định mình từ nhỏ sẽ giúp cho trẻ nhận thức một cách sâu sắc hơn nên có khả năng vận dụng tri thức một cách nhanh chóng, sáng tạo đồng thời có thể tìm ra những chân lý mới Vì vậy các phương pháp dạy học tích cực cần được áp dụng để đáp ứng sự phát triển tâm lý của trẻ, đặc biệt là phương pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt kiến thức để tổ chức hoạt động học tập

1.2.4 Kĩ năng diễn đạt

1.2.4.1 Khái niệm

Các nhà khoa học cho rằng: Kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế Biểu hiện của kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, phương án và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy (hành động vật chất cụ thể hay hành động trí tuệ)

Kĩ năng diễn đạt là khả năng trình bày nội dung kiến thức bằng ngôn ngữ nào đó hợp quy luật Rèn luyện kỹ năng diễn đạt kiến thức cho học sinh nghĩa là rèn cho học sinh khả năng chuyển đổi hình thức trình bày thông tin từ dạng ngôn ngữ này sang các dạng ngôn ngữ khác nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập

1.2.4.2 Quy trình diễn đạt nội dung

Để thực hiện tốt kỹ năng điễn đạt cho học sinh cần tuân theo quy trình như sau:

Xác

định

mục

Sử dụng biện pháp logic sử lý

Xây dựng các liên tưởng

Lựa chọn và trình bày hình thức

Rút ra kết luận

Trang 9

tiêu thông tin diễn đạt

Sơ đồ 1.3 Quy trình diễn đạt nội dung

1.2.4.3 Các hình thức diễn đạt nội dung

Để thể hiện nội dung kiến thức có thể diễn đạt bằng các hình thức sau:

Hình thức diễn đạt bằng lời văn

Hình thức diễn đạt bằng bảng

Hình thức diễn đạt bằng sơ đồ (Grap)

Hình thức diễn đạt bằng hình ảnh - sơ đồ hình

Hình thức diễn đạt bằng biểu đồ

Hình thức diễn đạt bằng công thức

Hình thức diễn đạt bằng câu hỏi

1.2.4.4 Các biện pháp logic cần diễn đạt

Để diễn đạt nội dung kiến thức được tốt cần có các biện pháp logic sau

Phân tích- tổng hợp, so sánh đối chiếu, phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa- trừu tượng hóa

1.2.4.5 Vai trò của kỹ năng diễn đạt trong hoạt động nhận thức của học sinh

Thao tác tư duy của học sinh được rèn luyện, phát triển

Rèn luyện kỹ năng diễn đạt kiến thức góp phần làm tăng độ bền kiến thức đã lĩnh hội

Nâng cao chất lượng lĩnh hội chi thức cho học sinh

Qua quá trình rèn luyện, giáo viên có thể đánh giá được tinh thần, thái độ cũng như chất lượng thông hiểu tài liệu và năng lực nhận thức của trò

1.3 Cơ sở thực tiễn

Tiến hành khảo sát thực tế đối với 445 giáo viên và 1690 học sinh ở các trường trung học phổ thông: Chuyên Lê Hồng Phong, Nguyễn Khuyến, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Nguyễn Bính thuộc tỉnh Nam Định thu được kết quả sau:

1.3.1 Chất lượng học tập của học sinh

Theo kết quả thu được của phiếu điều tra số 4 (phụ lục 4) chỉ có khoảng 14,7% số học sinh tích cực, chủ động trong hoạt động tư duy, tự tìm cho mình kiến thức mới, 76,4% số học sinh thụ động tiếp thu kiến thức thông qua bài giảng của giáo viên, 8,9% số học sinh không quan tâm đến kiến thức thu được

1.3.2 Thực trạng kỹ năng diễn đạt kiến thức của học sinh

Với kết quả thu được của phiếu điều tra số 5 (Phụ lục 5) cho thấy:17,2% các em trình bày kiến thức trên quan điểm riêng theo cách hiểu của mình Như vậy đa số các em trình bày không trên nền thông hiểu của mình về kiến thức đó

Diễn đạt kiến thức bằng lời được học sinh sử dụng nhiều nhất (khoảng 37% sử dụng thường xuyên) Các hình thức diễn đạt còn lại được các em sử dụng rất ít (hình thức diễn đạt bằng đồ thị - biểu đồ và công thức được sử dụng khoảng 1%, chỉ khoảng 0,12% các em dùng hình thức diễn đạt bằng câu hỏi)

Trang 10

1.3.3 Tình hình rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kiến thức

Thông qua dự giờ,theo kết quả thu được của phiếu điều tra số 6 (Phụ lục 6) chỉ có 10,1% số giáo viên sử dụng biện pháp đưa câu hỏi và bài tập lớn để học sinh độc lập làm việc với sách giáo khoa

Có 8,1% giáo viên định hướng cho học sinh trình bày kiến thức khi làm việc với sách, chủ yếu với hình thức diễn đạt bằng lời, các hình thức khác rất ít được rèn luyện

Khảo sát về vai trò và sự cần thiết rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh, 83% giáo viên cho rằng cần thiết vì nó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức sâu sắc, phát triển tư duy logic Qua đó giúp giáo viên đánh giá được năng lực nhận thức của học sinh để điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình

CHƯƠNG 2 RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT KIẾN THỨC TỪ NGHIÊN CỨU SÁCH GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1 Phân tích chương trình Sinh học 10 trung học phổ thông

2.2 Các kỹ năng diễn đạt kiến thức cần rèn luyện cho học sinh

2.2.1 Kỹ năng lập bảng

2.2.1.1 Ý nghĩa của lập bảng

Lập bảng thể hiện rõ hiệu quả khi trình bày những nội dung phức tạp bao hàm nhiều lớp đối tượng với những dấu hiệu tương ứng, các nội dung có nhiều mối quan hệ Vì bảng không những trình bày kiến thức một cách cô đọng, đầy đủ, hệ thống mà còn dễ dàng bao quát được toàn bộ nội dung trên các khía cạnh khác nhau hoặc đi sâu vào một khía cạnh nào đó trên các lớp đối tượng khác nhau

2.2.1.2 Các hành động cấu thành kỹ năng

Để lập bảng cần thực hiện các hành động sau:

Phân tích nội dung thông tin trong sách giáo khoa

Xác định mục tiêu xử lý thông tin đó

Xác định các tiêu chí để hệ thống hóa thông tin

Xác định các quan hệ giữa các tiêu chí

Thiết kế bảng: Kẻ khung, bố trí đối tượng và tiêu chí theo hàng ngang, cột dọc

Lựa chọn thông tin phù hợp để điền vào ô có vị trí tương ứng trong bảng

2.2.2 Kỹ năng xây dựng sơ đồ logic

2.2.2.1 Ý nghĩa của sơ đồ logic

Sơ đồ thuận lợi diễn đạt các nội dung thể hiện mối quan hệ giữa toàn thể với bộ phận, cái

chung với cái riêng, khái niệm giống với khái niệm loài, các cơ chế và quá trình sinh học

2.2.2.2 Các hành động cấu thành kỹ năng

Để hình thành kỹ năng lập sơ đồ cần thực hiện được các hành động sau

Đọc, phân tích nội dung, xác định mục tiêu lập sơ đồ

Ngày đăng: 09/02/2014, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2.1.3. Các mô hình dạy học - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kiến thức từ nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học sinh học 10 trung học phổ thông
1.2.1.3. Các mô hình dạy học (Trang 6)
Sơ đồ 1.1. Kiểu truyền đạt một chiều từ thầy đến trò - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kiến thức từ nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học sinh học 10 trung học phổ thông
Sơ đồ 1.1. Kiểu truyền đạt một chiều từ thầy đến trò (Trang 6)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w