1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Các biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt nội dung trong quá trình tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học sinh học 10- phần sinh học tế bào

25 1,7K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

tài liệu: Các biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt nội dung trong quá trình tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học sinh học 10- phần sinh học tế bào

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và rèn kỹ năng học tập của học sinhđang được quan tâm Cách thức đổi mới và phương pháp thực hiện phải thể hiện đượcquan điểm “Lấy người học làm trung tâm” Tuy nhiên, thực tế trong quá trình dạy học ởtrường phổ thông, tính chủ động của người thầy vẫn vẫn còn nhiều, người học chưa thật sựchủ động trong việc khám phá, tìm kiếm tri thức mới

Để hoạt động dạy học đạt kết quả cao thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiệnnay cần tập trung vào vấn đề rèn các kỹ năng học tập cho học sinh, đặc biệt lưu ý đến việcphát triển các kỹ năng tự học, tự tìm kiếm và khai thác thông tin Có như vậy chúng ta mớimong đào tạo ra thế hệ trẻ năng động, sáng tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội

Trong những kỹ năng tự học cần trang bị cho học sinh thì kỹ năng diễn đạt nội dungkhi tự lực nghiên cứu sách giáo khoa là thiết thực nhất mà học sinh cần có được trong nhàtrường phổ thông Và cũng để mai này khi các em đến với giảng đường đại học sẽ khôngthấy bỡ ngỡ khi tiếp xúc với “mớ tài liệu” khổng lồ

Chính vì những lý do nói trên, tôi quyết định chọn vấn đề: “CÁC BIỆN PHÁP RÈN

LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT NỘI DUNG TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ LỰC NGHIÊN CỨU SÁCH GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 – PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO” làm đề tài nghiên

cứu của mình với lý do hy vọng thay đổi cách dạy và học để nâng cao hiệu quả đào tạotrong nhà trường phổ thông

Trang 2

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt nội dung thông qua các biện pháp sử dụng

sơ đồ hình, sơ đồ logic dạng bảng…

3 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:

Nếu thiết kế và sử dụng các biện pháp đó hợp lý thì sẽ rèn luyện cho học sinh có kỹnăng diễn đạt nội dung tốt khi tự lực nghiên cứu SGK sẽ giúp học sinh có hứng thú khi tìmhiểu tài liệu mới đồng thời phát triển được các năng lực tư duy khoa học

4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Các biện pháp sử dụng sơ đồ logic dạng bảng, sơ đồ hình

5 NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

Với mục đích đã nêu, nhiệm vụ nghiên cứu gồm những vấn đề cơ bản sau:

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài

5.2 Nghiên cứu quy trình, kỹ thuật diễn đạt nội dung

5.3 Phân tích nội dung chương trình sinh học lớp 10- phần sinh học tế bào đểchọn ra đơn vị kiến thức dùng để rèn luyện kỹ năng diễn đạt nội dungở học sinh

5.4 Xây dựng và vận dụng quy trình tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu SGK

để rèn kỹ năng diễn đạt nội dung

5.5 Xây dựng câu hỏi, bài tập cho việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt nội dung

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

 Thu thập, phân loại, tổng hợp các tài liệu và các công trình nghiên cứu liên quanđến đề tài

 Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học

 Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình sinh học 10

6.2 Phương pháp chuyên gia:

Trao đổi, xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học cơ bản và khoahọc giáo dục để tìm kiếm tư liệu phục vụ đề tài

7 LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ :

Trang 3

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu lý luận về các phương pháp dạy học để phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh được nghiên cứu nhiều Trong việc đó, các tácgiả tập trung nghiên cứu nhiều các biện pháp, phương pháp rèn luyện một số kỹ năng chohọc sinh như:

- Kỹ năng đọc sách trong “Lý luận dạy học sinh học – phần đại cương” của GS.TS ĐinhQuang Báo, Nguyễn Đức Thành

- Kỹ năng đọc sách trong “Các biện pháp hướng dẫn nghiên cứu sách giáo khoa trong dạyhọc sinh học 10 phân ban để rèn luyện một số kỹ năng đọc sách cho học sinh” của HoàngNguyên Văn

- Kỹ năng đọc sách trong “Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy sinh học” của GS.TSĐinh Quang Báo, Đặng Thị Dạ Thủy, Đỗ Thị Phượng, Nguyễn Thị Nghĩa

8 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Quy trình và các biện pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt nội dungtrong tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu sách giáo khoa

Phạm vi chương trình: chương II, chương III chương trình sinh học lớp 10

 Nêu được cơ sở lý luận của việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt nội dung giúp cho chấtlượng của quá trình dạy và học được nâng lên

 Xây dựng quy trinh rèn luyện kỹ năng diễn đạt nội dung

 Đề xuất các biện pháp, phương pháp dạy học để tổ chức rèn luyện kỹ năng diễn đạtnội dung (Phương pháp trực quan, hỏi đáp với các phương tiện trực quan, mô hình,tranh vẽ, bài tập, thí nghiệm, phim, hình ảnh )

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Hay theo Nguyễn Đình Chỉnh, Kỹ năng là thao tác đơn giản hoặc phức tạp mang tínhnhận thức hoặc mang tính hoạt động chân tay, nhằm thu được một kết quả

Mỗi kỹ năng chỉ được biểu hiện thông qua một nội dung, tác động của kỹ năng lên nộidung ta đạt được mục tiêu.Như vậy, Mục tiêu = Kỹ năng x Nội dung

Tóm lại, Kỹ năng là hệ thống các thao tác, các hành động phức hợp của một hoạtđộng, là năng lực vận dụng những tri thức và kinh nghiệm vào hoạt động nhằm thực hiện cókết quả một kiểu nhiệm vụ về lý luận hay thực tiễn

1.1.1.2 Kỹ năng diễn đạt nội dung: Là thao tác biến dạng ngôn ngữ này thành dạng ngôn

ngữ khác hợp quy luật Để thực hiện tốt kỹ năng diễn đạt nội dung cần chuẩn bị tốt các kỹnăng sau:

- Kỹ năng phân tích – tổng hợp

Phân tích là sự phân chia trong tư duy đối tượng hay hiện tượng thành những yếu tố

hợp thành, các dấu hiệu, các đặc tính riêng biệt của đối tượng hay hiện tượng đó thành nhữngyếu tố nhỏ hơn hoặc những mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận, quan hệ giống loài nhằmtìm kiếm bản chất của chúng

Trong dạy học vấn đề hình thành kỹ năng phân tích cho học sinh cần phải được coitrọng Tùy đặc điểm từng môn học và nhiệm vụ học tập cụ thể, các giáo viên đã đề ra nhữngyêu cầu phân tích khác nhau Nhưng mục đích chủ yếu của việc rèn luyện kỹ năng phân tích

là hình thành ở các em thói quen tìm hiểu sự vật, hiện tượng có chiều sâu, nhằm nắm đượcbản chất của đối tượng nghiên cứu, cho nên nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động phân tích trướchết là nắm được cấu trúc của đối tượng, nghĩa là:

Trang 5

 Xác định các yếu tố tạo thành đối tượng.

 Tìm mối liên hệ giữa các yếu tố đó

 Yếu tố trung tâm, yếu tố điều khiển của hệ thống nằm ở đâu?

 Hoạt động trong những môi trường nào, điều kiện nào?

Trên cơ sở đó mà xác định được tính chất, mâu thuẫn nội tại, động lực phát triển và cácvấn đề khác

Tổng hợp là sự kết hợp trong tư duy các yếu tố, các thành phần của sự vật hay hiện

tượng trong một chỉnh thể Trong thực tế mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại đồng thời cácyếu tố cũng như các mặt khác nhau tác động lẫn nhau Để nhận thức đầy đủ sự vật, hiệntượng, con người thường bắt đầu xem xét từ một tổng thể toàn vẹn, nghĩa là tổng hợp sơ bộ,sau đó mới phân tích từng yếu tố, cuối cùng tổng hợp cao hơn, đầy đủ hơn

Rèn luyện kỹ năng tổng hợp nhằm giúp học sinh sắp xếp những số liệu, những sự kiệnlộn xộn, rời rạc và đa dạng mà các em thu thập được qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thựctiễn thành những sự vật, những hiện tượng, những quá trình hoàn chỉnh, thống nhất

Phân tích và tổng hợp là hai mặt của một quá trình tư duy thống nhất có sự liên hệ mậtthiết với nhau Tổng hợp sơ bộ ban đầu cho ta ấn tượng chung về đối tượng nhờ đó mà xácđịnh được phương hướng phân tích cho đối tượng Từ sự phân tích đối tượng sẽ giúp ta cómột nhận thức đầy đủ hơn về đối tượng, phân tích càng sâu thì sự tổng hợp cuối cùng càngcao, càng đầy đủ Sự tổng hợp hoàn chỉnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sự phân tích tiếptheo Cứ như vậy, nhận thức ngày càng tiến sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng

Phân tích và tổng hợp trong Sinh học thường được dùng để phân tích cấu tạo cơ quan,

hệ cơ quan, cơ thể…; phân tích cơ chế, quá trình sinh học

Phân tích và tổng hợp có các hình thức diễn đạt sau:

 Diễn đạt bằng lời

 Diễn đạt bằng sơ đồ phân tích: Diễn đạt một cách trực quan bằng sơ đồ logic vớinguyên tắc cái toàn thể được chia nhỏ thành các bộ phận Phép chia ấy được biểu diễnbằng mũi tên

 Phân tích bằng bảng hệ thống: Hình thức này vừa thể hiện được sự phân tích qua việcđặt tên gọi các cột, vừa thể hiện được sự tổng hợp thông qua việc trình bày chúng ở

Trang 6

các ô, các cột, các dòng tương ứng Hình thức này giúp chúng ta hệ thống các kiếnthức và đặc biệt là rất hiệu quả cho việc thực hiện biện pháp so sánh.

 Diễn đạt dưới dạng tranh sơ đồ: Tranh sơ đồ là một hình vẽ sơ lược thể hiện nhữngnét chính của đối tượng, hiện tượng

- Kỹ năng so sánh

Trong nhận thức cùng với sự hiểu biết sự vật, hiện tượng là cái gì và như thế nào, còn phảihiểu được sự vật, hiện tượng này không giống sự vật, hiện tượng khác ở chỗ nào thì phải sửdụng đến phương pháp so sánh

So sánh là sự phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đối tượngnhằm phân loại sự vật, hiện tượng thành những loại khác nhau Tùy mục đích mà phươngpháp so sánh có thể nặng về tìm sự giống nhau hay sự khác nhau So sánh điểm khác nhauchủ yếu dùng trong phân tích, so sánh điểm giống nhau thường dùng trong tổng hợp

Qua sự so sánh giúp học sinh phân biệt, hệ thống hóa và củng cố các khái niệm đồngthời so sánh là một thao tác tư duy rất quan trọng giúp học sinh tìm ra cái mới

Các hình thức diễn đạt so sánh: Diễn đạt so sánh bằng lời, diễn đạt so sánh bằng bảng

hệ thống hay bảng phân tích, diễn đạt so sánh bằng tranh sơ đồ, diễn đạt so sánh bằng biểu

đồ, diễn đạt so sánh bằng sơ đồ logic

- Kỹ năng hệ thống hóa:

Hệ thống hóa: Là biện pháp sắp xếp các thông tin về các đối tượng, hiện tượng nghiêncứu theo một logic được chỉnh thể hóa theo một quan điểm nhất định nhờ đó phản ánh đượcđầy đủ về đối tượng đó

Theo Từ điển Tiếng Việt, hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặccùng chức năng có quan hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất Hệ thống hóa làlàm cho lớp sự vật hiện tượng trở nên hệ thống

Hệ thống hóa chỉ thực hiện được trên cơ sở thông tin được xử lý qua phân tích, tổnghợp Hệ thống hóa có thể diễn đạt bằng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau: bảng, sơ đồlogic dạng bản đồ khái niệm, sơ đồ hình vẽ, phim, song bảng và sơ đồ logic dạng bản kháiniệm là hình thức phổ biến, đặc trưng nhất

- Kỹ năng khái quát hóa:

Trang 7

Khái quát hóa là hoạt động trí tuệ cấp cao nhằm gom các đối tượng có cùng thuộc tính

và bản chất vào một nhóm, là quá trình chuyển từ cái đơn nhất lên cái chung

Sự khái quát hóa giữ vai trò chủ yếu trong khi hình thành các khái niệm mới Ở họcsinh, khái quát hóa diễn ra trên cơ sở phân tích, so sánh

Người ta phân biệt các hình thức sau đây của khái quát hóa:

Sơ bộ: Diễn ra khi tri giác tài liệu mới, kết quả là hình thành biểu tượng chung về đối

tượng nghiên cứu

hình thành khái niệm cục bộ, tức là khái niệm riêng rẽ

loại

Kỹ năng khái quát hóa ở mỗi học sinh luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập.Khi được phát triển tới mức cao độ, chính kỹ năng này sẽ giúp học sinh tách được cái chung,cái bản chất, những mối liên hệ bên trong mang tính quy luật của tài liệu nghiên cứu, học tậpbằng con đường phân tích chỉ một sự vật, hiện tượng điển hình mà thôi Bằng cách đó, họcsinh sẽ tiết kiệm được sức lực, thời gian học tập của mình, biết khám phá các tri thức khoahọc bằng phương pháp tối ưu

- Kỹ năng suy luận:

Suy luận là hình thức của tư duy nhờ đó rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều phánđoán theo các quy tắc logic xác định

Bất kỳ suy luận nào cũng gồm tiền đề, kết luận và lập luận Tiền đề (còn gọi là phánđoán xuất phát) là phán đoán chân thực từ đó rút ra phán đoán mới Kết luận là phán đoánmới thu được bằng con đường logic từ các tiền đề Cách thức logic rút ra kết luận từ các tiền

đề gọi là lập luận

Quan hệ suy diễn logic giữa các tiền đề và kết luận được quy định bởi mối liên hệgiữa các tiền đề về mặt nội dung Nếu các phán đoán không có liên hệ về mặt nội dung thìkhông thể lập luận để rút ra kết luận

Trang 8

Căn cứ vào cách thức lập luận, suy luận được chia ra thành suy luận suy diễn và suyluận quy nạp Suy luận suy diễn là suy luận trong đó lập luận từ cái chung đến cái riêng, cáiđơn nhất Suy luận quy nạp là suy luận trong đó lập luận từ cái riêng, cái đơn nhất đến cáichung.

Khi học sinh được trang bị kỹ năng suy luận, học sinh có thể thu được tri thức mới từcác tri thức đã biết nhờ suy luận

1.1.2 Vai trò của kỹ năng diễn đạt nội dung:

- Hình thành văn hóa ngôn ngữ: Đây là một dạng văn hóa quan trọng trong khoa học và

đời sống Cách thể hiện phong phú một vấn đề giúp khơi dậy sự hứng thú ở người tiếp nhậnthông tin bởi lẽ ngôn ngữ là lớp vỏ của nội dung

- Hình thành văn hóa diễn đạt ý tưởng: Mỗi dạng ngôn ngữ mang một thế mạnh riêng, vận

dụng ngôn ngữ phù hợp để diễn đạt cho một ý tưởng giúp người tiếp nhận thông tin dễ hiểu,

dễ nhớ

- Hình thành văn hóa đọc sách: Khi đọc sách nếu không biết sử dụng các dạng ngôn ngữ

để tổng kết và ghi nhớ những nội dung cốt lõi thì khó thu nhận thông tin một cách nhanhchóng và hiệu quả

- Đối với quá trình dạy học:

 Đây là một biện pháp để tích cực hóa hoạt động nhận thức, là con đường tư duy mớihình thành tri thức, dạy học sử dụng biện pháp này sẽ đảm bảo được chủ trương đổimới phương pháp dạy học

 Kỹ năng diễn đạt nội dung khoa học vừ là tri thức vừa là phẩm chất năng lực tự họccủa học sinh Diễn đạt nội dung khoa học bằng ngôn ngữ hợp lý là mức độ cao của trithức

 Vận dụng các biện pháp diễn đạt nội dung để tổ chức cho học sinh lĩnh hội các kiếnthức một cách nhanh chóng và trọn vẹn một vấn đề, hiểu vấn đề trong một chỉnh thể,

hệ thống

 Có thể dùng biện pháp này để kiểm tra chất lượng thông hiểu tài liệu giáo khoa Đạtđược kỹ năng này, tài liệu trở thành đối tượng sở hữu của học sinh

1.1.3 Nội dung chương trình sách giáo khoa Sinh học 10

Sách giáo khoa Sinh học 10 mới thực chất là sinh học tế bào Điều này đáp ứng mụctiêu xây dựng chương trình sinh học trung học phổ thông thể hiện tính khái quát hóa về hệ

Trang 9

thống sống như là một hệ thống mở có tổ chức cao theo cấp bậc lệ thuộc từ thấp đến cao:Lớp 10: sinh học tế bào; lớp 11: sinh học cơ thể; lớp 12: sinh học quần thể - loài, quần xã, hệsinh thái – sinh quyển Quan điểm này thể hiện tính cơ bản và hiện đại của sinh học hiện nay.Sách giáo khoa sinh học 10 được xây dựng trên quan điểm cấu trúc luôn đi đôi với chứcnăng thể hiện ở tất cả các cấp độ tổ chức và được xây dựng trên quan điểm tiến hóa Mỗi cấutrúc, chức năng, hiện tượng, cơ chế đều thể hiện quá trình tiến hóa qua lịch sử phát sinh vàphát triển của sinh vật thể hiện ở cấp độ tổ chức tế bào.

Lớp 10 là lớp đầu cấp cho nên sách giáo khoa đã dành ra 2 bài để khái quát hóa các kiếnthức ở cấp trung học cơ sở, vừa có tính ôn tập, củng cố kiến thức trung học cơ sở, vừa là cơ

sở để học sinh dễ dàng tiếp thu các kiến thức mới của cấp trung học phổ thông Đồng thời là

cơ sở cho các kiến thức ở lớp 11 và 12 về các cấp độ tổ chức cao hơn Sinh học 10 chủ yếu

đề cập đến sinh học tế bào nhưng có phần sinh học Vi sinh vật, có thể xem đây là dạng trunggian giữa cấp tế bào và cấp cơ thể

1.1.4 Vai trò của sách giáo khoa:

Nhiều nhà khoa học lỗi lạc đã khẳng định vai trò của sách cũng như SGK như sau:

- N.A.Môrôdôp: “Sách thật là kỳ diệu Sách đã biến đổi thế giới,sách chứa đựng trí nhớ củaloài người, sách là cái loa của tư tưởng loài người, thế giới mà không có sách thì đó là thếgiới của rừng”

- Prenxit Bêcơn: “Sách là con thuyền tư tưởng lênh đênh trên mặt sóng thời gian, nâng niuchở thứ tái vật quý giá của nó từ thế hệ này sang thế hệ khác”

- Rơ -nê Đê – Cac: “Đọc mọi sách tốt khác nào trao đổi ý kiến với các nhân vật ưu tú của cácthế kỉ đã qua, và hơn thế nữa, cuộc trao đổi đặc biệt bổ ích vì những con người ưu tú này chỉthông báo cho chúng ta những tư tưởng cao quý của mình”

- V.I Lênin : “Sách là một sức mạnh to lớn”

- Nhưng để cho sách trở thành những phương tiện có hiệu quả giúp cho sự phát triển của trítuệ và sự phong phú tinh thần của con người thì cần phải biết cách đọc sách Cũng như Đ.IPi-ra-xép đã nhận xét rằng : “Sách chỉ bổ ích với những người biết cách đọc”

 Trong hoạt động dạy học, SGK được xem là một trong những phương tiện hỗ trợ đắc lựcnhất khi dạy học trên lớp, SGK được xem là tài liệu chính thống quan trọng nhất đối với giáoviên và học sinh:

- Đối với học sinh: SGK để:

Trang 10

 Học sinh ôn bài.

 Học sinh học thuộc và tra cứu chính xác số liệu, định nghĩa, định lý, công thức, các sựkiện

 Học sinh khái quát hóa các nội dung cho từng mục, từng bài theo chủ đề

 Học sinh hệ thống hóa nội dung theo quan điểm nhất định

 Học sinh gia công tài liệu trong sách nhằm giải quyết một vấn đề nào đó

- Đối với giáo viên:

 Là nguồn thông báo quan trọng nhất thông tin khoa học cho học sinh

 Là công cụ giúp cho giáo viên biến sự tường minh trong sách thành cái chưa tườngminh để dạy học Nghĩa là, sách là nguồn thông tin để giáo viên xây dựng các tìnhhuống để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Thực trạng việc học của học sinh học ở trường THPT hiện nay

+ HS rất thích học môn sinh học vì kiến thức môn học mang lại sự hiểu biết về thực tiễncuộc sống và giải thích được nhiều hiện tượng xảy ra trên cơ thể thực vật, động vật và conngười

+ Tuy là đa số HS rất thích học, song một số HS vẫn không có hứng thú học tập và một sốđông HS chán nản, thờ ơ, trông cho hết giờ vì một số nguyên nhân sau

 Lượng kiến thức nhiều, khó tiếp thu, khó học

 Ít tiếp xúc thực tế, không được thực hành thường xuyên

 Bài tập chưa nắm bắt được

 Thiết bị học sinh học còn hạn chế và thiếu thốn nhiều

1.2.2 Thực trạng về phương pháp dạy học của giáo viên

- GV ít sử dụng phương pháp dạy khơi dậy óc tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu của họcsinh mà chủ yếu thuyết trình nội dung SGK

- Đời sống GV còn khó khăn, một số GV không toàn tâm toàn ý phục vụ giảng dạy

- GV ít giải những câu hỏi và bài tập SGK cho HS, ít đưa thêm những câu hỏi liên hệ thực tế

1.2.3 Nguyên nhân của những thực trạng trên:

- Thuận lợi: SGK có nhiều hình ảnh minh họa minh họa rõ ràng, sinh động; SGK có phần mởrộng cho mỗi bài, có tính giáo dục và ứng dụng nhiều vào thực tiễn

Trang 11

- Khó khăn: Nội dung kiến thức trong 1 tiết quá nhiều, thường dạy không kịp giờ, không đủthời gian giải thích cho HS hiểu rõ vấn đề; Phần tái hiện kiến thức đã học ở chương trình cấp

2 gặp khó khăn vì đa số HS đã quên kiến thức cũ; Lượng kiến thức quá nặng so với trình độhọc sinh lớp 10

Nguyên nhân chung: Nói chung kiến thức Sinh học THPT khác THCS ở tính kháiquát hóa và trừu tượng hóa cao, không chỉ liệt kê sự kiện hay hiện tượng như ở THCS mà đềcập nhiều đến khái niệm, bản chất và cơ chế của các quá trình sinh học

- Đầu vào của HS trong địa bàn hầu hết là trung bình, một số khá, một số yếu

- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều nên hình ảnh, dụng cụ, mô hình giúp HS tiếp thu bàichưa có nhiều Thiếu dụng cụ thực hành, thí nghiệm nên HS không quan sát được thực tế vàkhông có điều kiện bắt tay vào làm thí nghiệm

- HS chỉ biết ghi chép, dù không hiểu, HS đã quen với cách học “vẹt”, học “tủ”, học “nhớ”,học để thi, học đối phó, học khối A thì không cần phải học môn sinh nhiều

- HS không được quan sát thực tế, ít được thực hành

Trang 12

CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH

KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT NỘI DUNG TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ LỰC NGHIÊN CỨU SÁCH GIÁO KHOA

2.1 Các biện pháp diễn đạt nội dung:

2.1.1 Biện pháp diễn đạt bằng bảng:

Bảng trong dạy học là bảng kê nêu rõ, gọn theo thứ tự nhất định một nội dung nào đó

Có nhiều dạng bảng, song đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 2 dạng bảng phổ biến là bảng sosánh và bảng diễn đạt mối quan hệ cấu tạo – chức năng Bảng là dạng ngôn ngữ có khả năngkhắc phục những khó khăn mà ngôn ngữ khác không làm được Những ưu thế vượt trội củabảng:

- Cho phép trình bày rõ, gọn một nội dung có mối quan hệ phức tạp như so sánh các đốitượng

- Tránh tình trạng manh mún khi trình bày nội dung bài học, cho phép liên kết kiến thức, hệthống hóa nội dung

- Thiết lập được bảng, học sinh phát huy được khả năng hệ thống hóa và khái quát hóa đồngthời phát huy được nhiều kỹ năng tư duy khác

2.1.2 Biện pháp diễn đạt bằng sơ đồ hình:

Sơ đồ hình là ngôn ngữ ký hiệu bằng các hình có tính trực quan về nội dung khoa học

Đó là hình thức khái quát nội dung bằng ký hiệu vật chất hóa

Hình ảnh có thế mạnh vượt trội mà ngôn ngữ khác chưa đạt tới:

Ngày đăng: 15/01/2013, 10:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Quang Báo (Chủ biên), Nguyễn Đức Thành (1996) - Lý luận dạy học sinh học, NXBGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học sinh học
Nhà XB: NXBGD
2. Đinh Quang Báo (chủ biên), (2006), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy sinh học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy sinh học
Tác giả: Đinh Quang Báo (chủ biên)
Năm: 2006
3. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Sinh học, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Sinh học
Tác giả: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2006
4. Nguyễn Hải Châu, Vũ Đức Lưu (2006), Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá - Môn Sinh học 10, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá - Môn Sinh học 10
Tác giả: Nguyễn Hải Châu, Vũ Đức Lưu
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2006
5. Hà Lệ Chi (2004), Sử dụng tình huống rèn luyện kỹ năng nhận thức cho học sinh, Luận văn thạc sĩ Giáo Dục Học, Trường đại học sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng tình huống rèn luyện kỹ năng nhận thức cho học sinh
Tác giả: Hà Lệ Chi
Năm: 2004
6. Nguyễn Đình Chỉnh (1999), “Hình thành kỹ năng và năng lực cho học sinh trong quá trình dạy học”, Tạp chí giáo viên và nhà trường số 15, tr13-14] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thành kỹ năng và năng lực cho học sinh trong quá trình dạy học”, "Tạp chí giáo viên và nhà trường số 15
Tác giả: Nguyễn Đình Chỉnh
Năm: 1999
7. Trần Ngọc Danh (Chủ biên) – Đỗ Ngọc Ẩn – Lại Thị Phương Ánh (2004), Luyện tập và nâng cao kiến thức Sinh học 10, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luyện tập và nâng cao kiến thức Sinh học 10
Tác giả: Trần Ngọc Danh (Chủ biên) – Đỗ Ngọc Ẩn – Lại Thị Phương Ánh
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2004
8. Phan Đức Duy (1999), Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho học sinh kỹ năng dạy học sinh học, Luận án tiến sĩ giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội 9. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) - Phạm Văn Lập (chủ biên) - Trần Dụ Chi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho học sinh kỹ năng dạy học sinh học
Tác giả: Phan Đức Duy
Năm: 1999
10. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) - Phạm Văn Lập (chủ biên) - Trần Dụ Chi -Trịnh Nguyên Giao - Phạm Văn Ty (2006), Sinh học 10 Sách giáo viên, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 10 Sách giáo viên
Tác giả: Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) - Phạm Văn Lập (chủ biên) - Trần Dụ Chi -Trịnh Nguyên Giao - Phạm Văn Ty
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2006
11. Trịnh Nguyên Giao – Nguyễn Văn Tư (2006), Bài tập trắc nghiệm sinh học 10, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập trắc nghiệm sinh học 10
Tác giả: Trịnh Nguyên Giao – Nguyễn Văn Tư
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2006
12. Nguyễn Thế Giang (2006), Tổng hợp kiến thức Sinh học 10 cơ bản và nâng cao, NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hợp kiến thức Sinh học 10 cơ bản và nâng cao
Tác giả: Nguyễn Thế Giang
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2006
13. Trần Bá Hoành (1996), Kỹ thuật dạy học sinh học (Tài liệu BDTX chu kỳ 1993 - 1996 cho giáo viên THPT), NXB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật dạy học sinh học
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 1996
14. Nguyễn Dương Hoàng (2008), “Hệ thống kỹ năng dạy học toán ở trung học phổ thông”, Tạp chí giáo dục số 186 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống kỹ năng dạy học toán ở trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Dương Hoàng
Năm: 2008
15. Đặng Thành Hưng (2004), “Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại”, Tạp chí giáo dục số 78, tr.17-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2004
16. Vũ Đức Lưu – Ngô Văn Hưng (2006), Hướng dẫn học và ôn tập Sinh học 10 nâng cao, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn học và ôn tập Sinh học 10 nâng cao
Tác giả: Vũ Đức Lưu – Ngô Văn Hưng
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2006
17. Lê Tuấn Ngọc (2007), Hướng dẫn giải bài tập Sinh học 10 (Chương trình chuẩn), NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn giải bài tập Sinh học 10 (Chương trình chuẩn)
Tác giả: Lê Tuấn Ngọc
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2007
18. Thái Duy Ninh (1996) – Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Tế bào học, NXBGD 19. Trần Khánh Phương, Thiết kế bài giảng Sinh học 10, NXB Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tế bào học," NXBGD 19. Trần Khánh Phương, "Thiết kế bài giảng Sinh học 10
Nhà XB: NXBGD 19. Trần Khánh Phương
20. Phan Thu Phương (2006), Hướng dẫn giải bài tập Sinh học 10, NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn giải bài tập Sinh học 10
Tác giả: Phan Thu Phương
Nhà XB: NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2006
21. Phan Thu Phương – Quốc Thành – Nguyên Giao (2006), Câu hỏi tự luận và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 (cơ bản và nâng cao), NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu hỏi tự luận và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 (cơ bản và nâng cao)
Tác giả: Phan Thu Phương – Quốc Thành – Nguyên Giao
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2006
22. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương, Tập 2, Trường cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học đại cương
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1989

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2. Cấu trúc hóa học của phân tử nước. - Các biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt nội dung trong quá trình tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học sinh học 10- phần sinh học tế bào
Hình 2.2. Cấu trúc hóa học của phân tử nước (Trang 14)
Hình 2.5. Sơ đồ hình thành liên kết peptit. - Các biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt nội dung trong quá trình tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học sinh học 10- phần sinh học tế bào
Hình 2.5. Sơ đồ hình thành liên kết peptit (Trang 15)
Hình 2.4. Công thức cấu tạo một số axit amin. - Các biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt nội dung trong quá trình tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học sinh học 10- phần sinh học tế bào
Hình 2.4. Công thức cấu tạo một số axit amin (Trang 15)
Hình 2.7. Cấu trúc của ti thể. - Các biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt nội dung trong quá trình tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học sinh học 10- phần sinh học tế bào
Hình 2.7. Cấu trúc của ti thể (Trang 17)
Hình 2.8. Sơ đồ cấu trúc của lục lạp. - Các biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt nội dung trong quá trình tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học sinh học 10- phần sinh học tế bào
Hình 2.8. Sơ đồ cấu trúc của lục lạp (Trang 18)
Hình 2.13. Cấu trúc phân tử triglixerit (lipit đơn giản) - Các biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt nội dung trong quá trình tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học sinh học 10- phần sinh học tế bào
Hình 2.13. Cấu trúc phân tử triglixerit (lipit đơn giản) (Trang 20)
Hình 2.15. Cấu trúc phân tử sterôit - Các biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt nội dung trong quá trình tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học sinh học 10- phần sinh học tế bào
Hình 2.15. Cấu trúc phân tử sterôit (Trang 21)
Hình 2.14. Cấu trúc phân tử phôtpholipit - Các biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt nội dung trong quá trình tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học sinh học 10- phần sinh học tế bào
Hình 2.14. Cấu trúc phân tử phôtpholipit (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w