1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5

24 954 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 205,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP NHẰM RÈN KỸ NĂNG SỐNG C

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP NHẰM RÈN KỸ

NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 5

Người thực hiện: Nguyễn Thị Oanh

Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ba Đình, tp Thanh Hóa SKKN thuộc lĩnh mực: Hoạt động ngoài giờ

THANH HOÁ NĂM 2017

Trang 2

MỤC LỤC

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Đối tượng nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

Nội dung

1 Cơ sở lý luận

2 Thực trạng của việc dạy các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 5

3 Giải pháp trong việc đổi mới pp và hình thức tổ chức các tiết HĐGDNGLL nhằm rèn Kỹ năng sống cho học sinh lớp 5

4 Kết quả đạt được

5 Bài học kinh nghiệm

Kết luận – Kiến nghị

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Luật Giáo dục năm 2005 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009 ) đã xác định:

“ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạođức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủnghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tụchọc lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Với vai trò là cấp học nên tảng, giáo dục tiểu học phải “nhằm giúp học sinhhình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học

cơ sở”

Trong trường tiểu học, việc giáo dục học sinh thông qua hai con đường cơbản: con đường dạy học trên lớp và con đường thông qua các hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL) là mộthoạt động quan trọng, là bộ phận hợp thành của giáo dục, góp phần thực hiện mụctiêu giáo dục của nhà trường Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạttập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách họcsinh Các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện con người Có thể nóikhái quát hơn việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em mốiquan hệ phong phú đa dạng một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung vàphương pháp nhất định Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhucầu của bản thân học sinh Các công trình nghiên cứu về khoa học đã xác định:Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức A.Binet xem trí thông minh là hoạt động có chủ đích được điều khiển từ nội tâm bằngcách xác lập những mối quan hệ giữa chủ thể và hành động Các nhà nghiên cứucho rằng: chính trong quá trình sống, học tập, lao động, vui chơi, giải trí conngười đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình Vì thế, hoạt động ngoàigiờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm, năng lực,nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần học sinh Do vậy, cần thiết phải kết hợp việchọc tập trên lớp với việc rèn luyện kỹ năng thực hành, giúp học sinh hiểu sâu hơn

và nắm bản chất của sự vật hiện tượng, tạo niềm tin và óc sáng tạo cho các em khicòn ngồi trên ghế nhà trường.[1]

Trang 4

Tuy nhiên, thực tế hiện nay công tác các HĐGDNGLL vẫn còn gặp nhiềukhó khăn Việc thực hiện các HĐGDNGLL giữa các nhà trường chưa đồng bộ, một

số nhà trường và giáo viên chưa thực sự chú ý, nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn,hình thức tổ chức chưa phong phú, hấp dẫn Khả năng tổ chức của giáo viên cònnhiều hạn chế, giáo viên khi thực hiện còn mang tính bắt buộc nên chưa mang lạihiệu quả Kinh phí đầu tư chưa được chú trọng ….Điều này ít nhiều ảnh hưởng đếncông tác chỉ đạo các HĐGDNGLL của các nhà trường

Qua những vấn đề nêu trên tôi thấy HĐGDNGLL góp phần rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và mục đích học tập của học sinh trong

nhà trường nói riêng Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn thực hiện “ Xây dựng nội

dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5” Với mong muốn thông qua các HĐGDNGLL, học

sinh được rèn luyện nhiều kỹ năng bổ ích trong cuộc sống, giúp các em tự tin và

phát triển được năng lực cá nhân, phát triển nhân cách một cách toàn diện.

2 Mục đích nghiên cứu:

Dựa vào việc tìm hiểu thực trạng dạy các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp cho học sinh lớp 5, để đề xuất việc đổi mới phương pháp và hình thức tổchức các hoạt động GDNGLL nhằm giúp học sinh được rèn nhiều kỹ năng cầnthiết, hữu ích trong cuộc sống

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Nội dung và hình thức tổ chức các tiết Hoạt động GDNGLL

- Học sinh khối 5 Trường Tiểu học Ba Đình

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Trang 5

NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận:

Hoạt động GDNGLL là một hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiệnmột cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm thực thi quá trình đào tạonhân cách học sinh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội

Hoạt động này do nhà trường quản lý tiến hành ngoài giờ dạy học trênlớp, theo chương trình kế hoạch dạy học, hoặc trong đời sống xã hội do nhà trườngchỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trìnhgiáo dục, làm cho quá trình đó có thể thực hiện được mọi nơi, mọi lúc GDNGLL là cầu nối tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường với

xã hội, giữa giờ dạy trên lớp và HĐGDNGLL, góp phần điều chỉnh và định hướngquá trình giáo dục đạt hiệu quả

Hiện nay, HĐGDNGLL được coi như một nội dung học tập ở trường Tiểuhọc, nó có chương trình chính thức và có tài liệu hướng dẫn giảng dạy Chonên chúng ta càng hiểu rõ hơn việc chỉ đạo các HĐNGLL ở trường Tiểu học làthực sự cần thiết và là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục

HĐGDNGLL ở trường Tiểu học có vai trò:

- Là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố tri thức trên lớp; là dịp, cơ hội để họcsinh tự bộc lộ nhân cách toàn vẹn, từ đó khẳng định vị trí của mình; là môi trườngnuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể cho học sinh: chủ động, tích cực, độc lập vàsáng tạo; là dịp tốt để thu hút cả ba lực lượng giáo dục cùng tham gia giáo dục

- HĐGDNGLL củng cố và khắc sâu kiến thức các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phongphú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh

- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như kỹ nănggiao tiếp, ứng xử, kỹ năng tự đánh gía kết quả học tập, lao động, kỹ năng hòanhập Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạtđộng xã hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống,với quê hương, đất nước, có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xãhội

- HĐGDNGLL có phạm vi rộng (trong và ngoài nhà trường) phong phú đa dạng; được tổ chức dưới sự hướng dẫn của người lớn trên cơ sở tạo điều kiệnphát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh; được tiến hành tập thể trong đó mỗi

Trang 6

học sinh tham gia hoạt động với tư cách, ý thức của một thành viên trong tập thểnhất định; HĐGDNGLL mang tính chất tự nguyện, tự giác phục vụ hoàn toàn lợiích tập thể, lợi ích xã hội chứ không vì lợi ích cá nhân.[2]

Bên cạnh đó, lứa tuổi học sinh tiểu học các em đang hình thành và phát triển

cả về mặt sinh lý và tâm lý Các em có nhiều nét tính cách tốt như hồn nhiên, hamhiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha, dễ thích nghi, thích tiếp nhận cái mới vàluôn hướng tới tương lai Nhưng tư duy các em còn mang tính trực quan cụ thể, dễnhớ, dễ quên, thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ địnhchưa được phát triển mạnh Các em rất hiếu động, ưa khám phá, thích hoạt động,thích được thể hiện mình Bởi vậy, việc tạo ra một sân chơi bổ ích, thông qua cáchoạt động vui chơi để rèn kỹ năng là việc làm rất phù hợp với học sinh tiểu học

2 Thực trạng của việc dạy các tiết hoạt động GDNGLL ở lớp 5

Theo CV16/2006 ngày 01/9/2006 của Bộ trưởng BGD&ĐT quy định thờilượng dành cho Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là 1 tiết/tuần, 4 tiết/tháng, 35tiết/năm Nhưng cũng có thể tổ chức linh hoạt thành các hoạt động lớn 1 lần/tháng.Tuy nhiên, thực tế giảng dạy ở các nhà trường hiện nay chủ yếu xây dựng kế hoạchdạy 1 tiết/ tuần theo sách hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp của Bộ GD&ĐT Bên cạnh đó còn đan xen thêm các tiết dạy về An toàn giaothông, Giáo dục kỹ năng sống Cách làm đó mang lại những bất cập sau:

2.1 Thời gian và tài liệu phục vụ:

Thời gian dành cho HĐGDNGLL quá ít, 1 tiết/tuần ( có lồng ghép dạy cáctiết Kỹ năng sống và An toàn giao thông) chủ yếu là cung cấp các kiến thức lýthuyết theo từng tiết học đơn lẻ mà chưa tạo cho học sinh được một sân chơi hiệuquả để rèn luyện kỹ năng

Tài liệu phục vụ chưa phong phú, chỉ có một cuốn Hướng dẫn tổ chức cáchoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam với nộidung giảng dạy mang tính chung chung, thiếu cụ thể, khó thực hiện được trong 1tiết dạy

2.2 Thực trạng về giáo viên:

Để tổ chức được các HĐGDNGLL hiệu quả đòi hỏi người dạy phải có khảnăng tổng hợp các kiến thức đã dạy ở chương trình tiểu học, kết hợp với vốn sống,vốn thực tế của giáo viên để tổ chức các hoạt động sao cho sáng tạo, phù hợp vớiđặc điểm tâm sinh lý học sinh và sát với thực tiễn Tuy nhiên, năng lực của giáoviên hiện nay còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng nội dung, hình thức tổ chức

Trang 7

dạy học HĐGDNGLL nên tiết học chưa phong phú, chưa lôi cuốn được học sinhtham gia

Giáo viên còn xem nhẹ, chưa thấy được tầm quan trọng của HĐGDNGLLđối với học sinh tiểu học, coi đây là tiết phụ nên cắt xén để dạy Toán và TiếngViệt

2.3 Thực trạng về học sinh:

Một số học sinh do bố mẹ mải buôn bán không có thời gian quan tâm tròchuyện hoặc một số khác, các em ở với người giúp việc nên thiếu vắng tìnhthương, còn thụ động, rụt rè, thiếu tự tin, không có kỹ năng sống

Từ nhận thức được những thực trạng trên, tôi đã tiến hành khảo sát đối vớihọc sinh lớp 5 để một lần nữa khẳng định lại việc nhận thức của mình là có cơ sở

Tôi đã tổ chức cho 239 em học sinh lớp 5 làm bài trắc nghiệm Kỹ năng sốngnhư sau:

Câu 1 Trong lúc nói chuyện với mọi người, bạn trả lời họ theo cách:

Luôn suy nghĩ kỹ vấn đề trước khi trả lời

B Chỉ trả lời một cách chung chung

C Qua loa cho xong chuyện

Câu 2 Nếu thấy bạn làm việc sai trái, em sẽ chọn cách ứng xử nào?

A Mặc bạn không quan tâm D Bao che cho bạn

B Tán thưởng việc làm của bạn Khuyên ngăn bạn

C Bắt chước bạn G Không chơi với bạn nữa

Kết quả:

Số học sinh Có kỹ năng xử lý tốt Chưa có chính kiến Chưa có kỹ năng xử lý

239 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Như vậy, từ kết quả khảo sát, tôi thấy học sinh còn nhiều em chưa tự tin vàchưa có kỹ năng xử lý tốt các mối quan hệ trong cuộc sống Chính vì vậy, tôi đãxây dựng nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpnhằm rèn kỹ năng sống cho các em

3 Giải pháp trong việc xây dựng nội dung và hình thức tổ chức các chủ điểm HĐGDNGLL nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5.

Với nội dung, hình thức và thực trạng giảng dạy các tiết HĐNGLL như hiệnnay, tôi thấy giáo viên rất khó trong việc rèn các kỹ năng cho học sinh Từ đó,mục tiêu của việc tổ chức dạy học các tiết HĐNGLL không thực hiện được Chính

C A

Trang 8

vì vậy, tôi đã xây dựng nội dung sinh hoạt các tiết HĐNGLL theo chủ điểm từngtháng cho hs khối 5 Mỗi tháng, các em sẽ sinh hoạt theo khối ngoài sân trường,với các chủ điểm ứng với các sự kiện trong năm Với nội dung và hình thức phongphú, đa dạng, hướng tới việc đưa học sinh vào môi trường thực tiễn để rèn luyệncác kỹ năng

Tháng 9: Chủ điểm mái trường thân yêu kết hợp giáo dục An toàn giao thông.

1 Mục tiêu:

- Giáo dục về truyền thống nhà trường, ý thức về An toàn giao thông

- Rèn kỹ năng làm việc hợp tác, tinh thần tập thể, giao tiếp ứng xử

2 Thời gian: Chiều thứ 5 ngày 29 tháng 9 năm 2016

3 Tài liệu, phương tiện, đồ dùng hỗ trợ:

- Loa đài, băng đĩa, những bông hoa có gắn phiếu ghi câu hỏi, phiếu tin, bộbiển báo giao thông

4 Tiến hành hoạt động:

Hoạt động 1: Khởi động

- Học sinh hát múa tập thể bài hát Bống bống bang bang.

Hoạt động 2: Trò chơi Truyền hoa ( GD kỹ năng hợp tác, tự tin, phản ứng nhanh)

Người dẫn chương trình phổ biến luật chơi: Cả khối hát tập thể bài hát Emyêu trường Ba Đình, bông hoa sẽ được truyền từ bạn đầu tiên của lớp 5A1 theohàng ngang đến lớp 5A2, 5A3,….Bài hát kết thúc ở đâu thì hoa dừng lại ở bạn đó,bạn có quyền được mở bông hoa trả lời câu hỏi, nếu trả lời đúng được nhận mộtphần quà, nếu sai bạn khác sẽ giúp đỡ Cứ tiếp tục như thế với lần hát tiếp theo…

Câu 1: Trường Tiểu học Ba Đình được thành lập ngày, tháng, năm nào? Đếnnay đã được bao nhiêu năm?

Trả lời: - Trường Tiểu học Ba Đình được thành lập ngày 18 tháng 12 năm 1955,

đến nay đã được 67 năm

Câu 2: Trường ta vinh dự được mang tên cuộc khởi nghĩa Ba Đình lịch sử

Em hãy cho biết cuộc khởi nghĩa Ba Đình diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu? Ai làngười lãnh đạo?

Trả lời: Cuộc khởi nghĩa Ba Đình diễn ra vào năm 1886 – 1887 tại Ba Đình, huyện

Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng, Phạm Bành vàmột số tướng lĩnh khác

Câu 3: Từ khi thành lập đến nay, trường ta phát triển qua mấy giai đoạn?Mỗi giai đoạn trường có tên là gì?

Trang 9

Trả lời: 3 giai đoạn

- Giai đoạn 1 ( 1955 – 1974 ): trường có tên là Trường Thị Xã 4 sau đó đổi tênthành trường cấp 1 Ba Đình

- Giai đoạn 2 ( 1974 – 1994 ): trường có tên Trường cấp 1, 2 Ba Đình, sau đó

là Trường PTCS Ba Đình

- Giai đoạn 3( 1994 đến nay: có tên Trường Tiểu học Ba Đình

Câu 4: Em hãy cho biết từ khi thành lập đến nay trường ta có bao nhiêu giáoviên giỏi quốc gia, bao nhiêu học sinh giỏi quốc gia?

Trả lời: 7 giáo viên giỏi quốc gia và 120 học sinh giỏi quốc gia.

Câu 5: Trường ta vinh dự được đón những lãnh đạo cấp cao của Đảng vàNhà nước về thăm Đó là ai?

Trả lời: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm

Văn Đồng ( tháng 10/ 1984) và Phó Chủ nước Nguyễn Thị Bình về thăm

Câu 6: Em hãy cho biết tên cô giáo Hiệu trưởng nhà trường được phong tặngdanh hiệu cao quý Nhà giáo Nhân dân?

Trả lời: Cô giáo Cao Thị Diệu Hoàng

Hoạt động 3: Nhận diện biển báo giao thông( Rèn KN quan sát )

Biển báo sau đây cho em biết điều gì?

Quản trò lần lượt giơ các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉdẫn để hs nhận diện, hs giơ tay trả lời, trả lời đúng được nhận một phần quà, trả lờisai nhường quyền cho bạn khác

Hoạt động 4: Trò chơi Ban nhạc đặc biệt ( Rèn kỹ năng hợp tác)

Quản trò quy định một lớp đóng giả gà con, lớp khác đóng giả gà mái, lớpkhác đóng giả gà trống… Khi được đọc đến tên mình cùng động tác chỉ tay cảuquản trò lập tức nhóm phải phát ra tiếng kêu của gà VD: gà con kêu chíp…chíp…,

gà mái kêu tục…tục…, gà trống kêu ò…ó…o… Lệnh được phát ra liên tục cho banhóm sẽ tạo ra bản nhạc rất vui

Lưu ý: Để xem nhóm nào phản xạ tốt nhất, quản trò vừa làm động tác chỉ

vào nhóm đó nhưng lại nói tên gà của nhóm khác, các em sẽ phát hiện ra tiếng kêunhầm Nêu nhóm nào kêu không đúng, hoặc kêu chậm, kêu sai thì bị phạt lặc cò còquanh sân

Hoạt động 5: Truyền tin( Rèn KN phản xạ nhanh)

Đại diện các lớp lên bắt thăm nhận tin, về lớp mình Khi quản trò hô “bắtđầu” thì bạn đầu tiên truyền tin cho bạn bên cạnh, cứ thế lần lượt cho đến bạn cuối

Trang 10

cùng Bạn cuối cùng ghi nhanh tin đó vào bảng và giơ lên Lớp nào nhanh và viếtđúng tin lớp đó thắng Các tin:

- Một tháng chúng ta tổ chức sân chơi này một lần

- Học sinh Ba Đình thi đua học tập tốt, lao động tốt

- Học sinh Ba Đình học tập sáng tạo, vui chơi lành mạnh

- Học sinh Ba Đình rèn luyện chăm ngoan, học tập sáng tạo

- Học sinh Ba Đình thực hiện tốt luật giao thông đường bộ

- Học sinh Ba Đình quyết tâm giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp

- Rèn kỹ năng làm việc hợp tác, tinh thần tập thể, giao tiếp ứng xử

2 Thời gian: Chiều thứ 4 ngày 19 tháng 10 năm 2016

3 Tài liệu, phương tiện, đồ dùng hỗ trợ: Bóng

4 Tiến hành hoạt động:

Hoạt động 1: Khởi động

- Học sinh hát múa tập thể bài hát Khăn quàng thắp sáng bình minh.

Hoạt động 2: Trò chơi Truyền bóng(Rèn KN thể hiện cảm xúc)

Mỗi lớp đứng thành một vòng tròn Mỗi vòng tròn có 1 giáo viên làm quảntrò Quản trò ném bóng cho một hs trong lớp, hs đó truyền bóng cho bạn bên cạnh,trước khi truyền bóng phải nói một câu yêu thương hoặc một lời khen xứng đángđối với bạn Cứ như vậy cho đến khi hết số hs trong lớp, bạn cuối cùng mang bóng

về cho quản trò, nhận bảng và bút viết lời yêu thương hoặc lời khen về tất cả cácbạn Lớp nào nhanh nhất lớp đó thắng

Hoạt động 3: Sắm vai xử lý tình huống( Rèn kỹ năng ra quyết định)

Dẫn chương trình đưa tình huống, các nhóm thảo luận đưa ra phương án trả lời.Tình huống 1: Rèn kỹ năng giao tiếp với bạn bè và mọi người

Tình huống 2: Rèn kỹ năng giao tiếp với thầy cô, biết chào hỏi lễ phép

Tình huống 3: Giáo dục hs biết chơi trò chơi an toàn và không làm ảnh hướng tớingười khác

Hoạt động 4: Trò chơi Nhóm ba nhóm bảy( Rèn kỹ năng quan sát, phản xạ nhanh)

Trang 11

Dẫn chương trình phổ biến luật chơi: Tất cả cùng hát bài “Tung tăng múaca…thừa ra”, quản trò hô nhóm ba thì hs ghép đúng nhóm 3 em, nếu hô nhóm bảythì ghép đúng 7 em, nếu em nào thừa ra sẽ bị phạt nhảy cò cò, làm tiếng kêu convật, múa…

Hoạt động 6: Kết thúc

HS toàn khối hát tập thể bài hát: Khối 5 mình đoàn kết và đọc 5 điều Bác Hồ dạy.

Tháng 11: Chủ điểm Biết ơn thầy cô

- Rèn kỹ năng làm việc hợp tác, tinh thần tập thể, sự tự tin

2 Thời gian: Chiều thứ 3 ngày 16 tháng 11 năm 2016

3 Tài liệu, phương tiện, đồ dùng hỗ trợ:

Tranh, ảnh, thông tin về các thầy cô giáo trong trường, hoa điểm tốt bằnggiấy, các bài hát về thầy cô và mái trường, máy tính, loa, bảng ghi tên 6 đội, bônghoa chơi trò chơi Mảnh ghép kỳ diệu, tranh ngôi nhà

4 Tiến hành hoạt động:

Hoạt động 1: Khởi động

- Học sinh hát múa tập thể bài hát Em yêu trường em.

Hoạt động 2: Trò chơi Tam sao thất bản( Rèn KN ghi nhớ)

Dẫn chương trình chia khối thành 6 đội ( mỗi lớp 1 đội ), GVCN sẽ đứngtrước từng hàng giới thiệu về một trong các cô giáo đang có mặt cho hs đứng đầuhàng nghe Học sinh sẽ chuyền tai nhau giới thiệu với bạn bên cạnh Cứ lần lượtnhư thế đến bạn cuối cùng sẽ có nhiệm vụ chạy thật nhanh, nói lời chúc mừng vàtặng hoa cho cô giáo được nêu tên Đội nào tặng đúng người và trả lời đúng câuhỏi phụ mà dẫn chương trình nêu ra đội đó sẽ giành chiến thắng

Hoạt động 3: Nghe nhạc hiệu đoán tên bài hát ( Rèn KN ra quyết định)

GV cho hs nghe 6 bài hát, yêu cầu lần lượt hs từng lớp nêu được tên bài hát

đó Mỗi lần nêu tên đúng sẽ nhận được 1 bông hoa điểm tốt Đội nào hát được bàihát sẽ được thưởng thêm điểm

Bài 1: Em yêu trường Ba Đình Bài 2: mẹ và cô

Bài 3: Bụi phấn Bài 4: Ngày đầu tiên đi học

Trang 12

Bài 5: Tạm biệt búp bê thân yêu Bài 6: Bài học đầu tiên

Hoạt động 4: Mảnh ghép kỳ diệu( Rèn tư duy phản xạ nhanh)

Dẫn chương trình phổ biến luật chơi: Có 1 bông hoa 5 cánh, bên trong mỗicánh hoa là một câu hỏi, đội nào trả lời đúng câu hỏi sẽ nhận được 1 phần quà Saukhi trả lời đúng 1 câu hỏi, sẽ có 1 từ khóa mở ra Đội nào không trả lời được sẽnhường quyền trả lời cho đội khác Sau khi 5 cánh hoa được mở, đội nào đoánđúng nội dung của bông hoa sẽ giành chiến thắng

Câu 1: Một tiếng gồm 4 chữ cái chỉ lời nói nhằm mang đến cho người nghe

sự tốt đẹp

Câu 2: Nghe câu hát sau và đoán từ còn thiếu trong câu hát đó: ……….chúccác cô chúng em chăm học hành, để rồi mai đây đi xây dựng đất nước

Câu 3: Một từ gồm 4 chữ cái chỉ đơn vị đo thời gian gồm 24 tiếng

Câu 4: Một từ gồm 3 chữ cái chỉ một công trình xây dựng để con người ở.Câu 5: Nghe câu hát sau và đoán từ còn thiếu trong câu hát đó: Cô ……emngười xinh xinh, cô hay cười, mắt cô long lanh

Câu 6: Một từ gồm 2 tiếng, tên của đất nước ta

Hoạt động 6: Kết thúc

HS hát tập thể bài hát: Lớp chúng mình đoàn kết và đọc 5 điều Bác Hồ dạy.

Tháng 12: Chủ điểm Uống nước nhớ nguồn

1 Mục tiêu:

- Giúp hs hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam22/12 Hiểu được công lao của các anh bộ đội

- Giáo dục thái độ biết ơn và kính trọng các anh bộ đội

- Rèn kỹ năng làm việc hợp tác, tinh thần tập thể, sự tự tin

2 Thời gian: Chiều thứ 3 ngày 20 tháng 12 năm 2016

Câu 6

Việt Nam

Câu 1

Chú

Mừn g

o

Ngày đăng: 10/08/2017, 10:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w