Tìm hiểu và nắm vững những vấn đề lí luận cũng như hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong văn bản, đặc biệt là tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh đối với việc làm một
Trang 1Rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông
sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị luận
Văn học Đinh Thị Thu Hằng
Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn ngữ văn)
Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Quang Ninh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract Tìm hiểu và nắm vững những vấn đề lí luận cũng như hiệu quả của biện
pháp tu từ so sánh trong văn bản, đặc biệt là tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu
từ so sánh đối với việc làm một bài văn nghị luận văn học, từ đó tạo cơ sở rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng tốt biện pháp tu từ này trong hành văn của mình Đi vào thực tế để tiến hành khảo sát việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài nghị luận nói chung và bài làm văn nghị luận văn học nói riêng của học sinh trung học phổ thông để có được những thông tin ban đầu về việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh để từ đó có hướng rèn luyện cụ thể cho học sinh sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài làm văn nghị luận văn học Tiến hành thực nghiệm
nhằm kiểm chứng tính khả thi của quy trình rèn luyện cho học sinh như đã đặt ra
Keywords Ngữ văn; Văn nghị luận; Phương pháp giảng dạy
Content
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Làm văn đóng góp rất lớn trong việc giáo dục, giáo dưỡng, phát triển hoàn thiện năng lực, nhân cách cũng như trau dồi thêm về năng lực tư duy ngôn ngữ cho học sinh Trong nhà trường phổ thông, văn nghị luận giúp học sinh vận dụng tổng hợp các tri thức văn học, tri thức đời sống, rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và đặc biệt giúp đắc lực vào việc phát triển tư duy khoa học, tư duy lí luận ở họ Văn nghị luận luôn đòi hỏi người viết những yêu cầu cao là phải đảm bảo vừa chinh phục bạn đọc bằng lí trí, lại vừa phải chiếm lĩnh được trái tim họ bằng tình cảm
Bài văn nghị luận văn học nhờ việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh sẽ càng tăng thêm tính thuyết phục, tính biểu cảm, và chiếm được tình cảm của bạn đọc nhiều hơn Có thể nói, rèn luyện học sinh trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài làm văn nghị luận văn học chính là rèn luyện cách thuyết phục cả lí trí
Trang 2lẫn tình cảm của bạn đọc bằng những câu văn, lời văn mạch lạc, giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm
Tuy nhiên, trên thực tế, các em học sinh cũng như giáo viên đều không mấy chăm chút tới vấn đề này khi dạy và học bài làm văn nghị luận văn học Các thầy cô chủ yếu rèn luyện cho học sinh kỹ năng lập luận so sánh sao cho thật vững chắc, nặng
về mặt nhận thức, mà quên mất rằng những biện pháp tu từ so sánh, giàu hình ảnh được kết hợp sử dụng khéo léo trong bài văn sẽ tạo nên giá trị biểu cảm rất lớn, làm cho bài văn sinh động hơn, hấp dẫn hơn, thuyết phục hơn
Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Rèn luyện cho học sinh
trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị luận văn học” với mong muốn góp phần khắc phục thiếu sót
nói trên
Nghiên cứu đề tài luận văn này, chúng tôi bàn đến vấn đề làm thế nào để học
sinh nắm vững nội dung lí thuyết về “sử dụng biện pháp tu từ so sánh”, có thể tiến
hành vận dụng biện pháp tu từ so sánh một cách độc lập, hơn nữa có thể kết hợp được với các thao tác lập luận khác trong bài văn nói chung và bài làm văn nghị luận văn học nói riêng, làm chủ được các kỹ năng, viết được những bài văn nghị luận văn học chặt chẽ, hoàn chỉnh, giàu sức thuyết phục, tăng cường tính biểu cảm
Với mong muốn thông qua quá trình luyện tập, những bài văn của học sinh sẽ ngày càng ít đi những lỗi không đáng có về sử dụng biện pháp tu từ so sánh, chúng tôi
mạnh dạn đề xuất những bài luyện tập ứng dụng “sử dụng biện pháp tu từ so sánh” cụ
thể phù hợp với đặc thù phần Làm văn trong bộ môn Ngữ văn (vừa có tính chất tổng hợp, vừa có tính chất thực hành) Hy vọng rằng với hướng đi mới, dù chỉ ở mức độ thực nghiệm, cũng có thể góp phần ít nhiều vào việc nâng cao chất lượng dạy và học làm văn ở nhà trường trung học phổ thông hiện nay
2 Lịch sử vấn đề
Trong phần này chúng tôi khái quát một số công trình nghiên cứu, những bài viết, những luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, những sách giáo khoa v.v có liên quan đến đề tài luận
văn: “Rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh để
tăng cường tính biểu cảm trong bài văn nghị luận văn học” từ đó hệ thống hóa những
vấn đề đã được nghiên cứu, được giải quyết, những vấn đề được đề cập nhưng chưa được giải quyết thấu đáo, cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, theo những khía cạnh sau:
+ Thế nào là biện pháp tu từ so sánh?
Hệ thống các công trình nghiên cứu bàn về khái niệm, cấu trúc, chức năng và một số giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong cách diễn đạt của các bài văn, các tác phẩm văn hoc, nghệ thuật
+ Vai trò, tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong một bài văn, một tác phẩm văn học, nghệ thuật…
Trong công trình Phong cách học tiếng Việt của hai tác giả Đinh Trọng Lạc (chủ biên)
và Nguyễn Thái Hòa, vai trò, tác dụng biện pháp tu từ so sánh đã được chỉ ra một cách
rõ ràng
Đáng chú ý là quan điểm về vai trò, tác dụng của biện pháp tu từ so sánh của các tác
giả cuốn sách Muốn viết được bài văn hay: “Biện pháp cơ bản nhất để tạo nên bài viết
có hình ảnh là người viết dùng phép so sánh, liên hệ, đối chiếu Ở đây những tư tưởng trừu tượng, khái quát, khô khan được minh họa, diễn đạt bằng cách so sánh với hàng loạt hình ảnh cụ thể sinh động tạo nên khoái cảm cho người đọc không kém gì văn sáng tác….So sánh bao giờ cũng có sức gợi cảm, gợi trí tưởng tượng phong phú trong lòng người đọc”
+ Vấn đề rèn luyện cho học sinh sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong một bài văn nói chung, bài văn nghị luận văn học nói riêng
Trang 3Vấn đề rèn luyện cho học sinh sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong một bài văn nói chung, bài văn nghị luận văn học nói riêng được đề cập trong các công trình như:
Thực hành phong cách học tiếng Việt của các tác giả Đinh Trọng Lạc (chủ biên),
Nguyễn Thái Hòa Muốn viết được bài văn hay của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, cũng
như trong những công trình của các tác giả Lê A, Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh, Trần Mạnh Hưởng, Nguyễn Thành Thi… .Những công trình này đã là những gợi ý định hướng cho chúng tôi trong việc đưa ra những biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng so sánh làm tăng tính biểu cảm của bài làm văn nghị luận văn học
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề có liên quan đến lí luận về biện pháp tu từ so sánh
và việc vận dụng biện pháp tu từ này vào bài văn nghị luận văn học nhằm
tăng cường tính biểu cảm cho bài văn là đối tượng nghiên cứu của chúng
tôi
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Ngay trong tên gọi của đề tài luận văn chúng tôi đã có sự giới hạn phạm vi nghiên
cứu: Rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh để
tăng cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị luận văn học
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Một mặt hệ thống hóa lại những vấn đề lí luận về so sánh nói chung, biện pháp
tu từ so sánh nói riêng để trên cơ sở đó tìm hiểu sâu và kỹ hơn về hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh đối với bài làm văn nghị luận văn học của học sinh trung học phổ
thông
Mặt khác, tìm hiểu cơ chế tạo ra biện pháp tu từ so sánh để từ đó định ra một hướng triển khai tốt nhất trong việc rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài làm văn nghị luận văn học nhằm tăng cường được tính biểu cảm cho bài văn
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trước tiên, chúng tôi tìm hiểu và nắm vững những vấn đề lí luận cũng như hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong văn bản, đặc biệt là tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh đối với việc làm một bài văn nghị luận văn học, từ đó tạo cơ sở rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng tốt biện pháp tu từ này trong hành văn của mình
Sau đó, chúng tôi đi vào thực tế để tiến hành khảo sát việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài nghị luận nói chung và bài làm văn nghị luận văn học nói riêng của học sinh trung học phổ thông để có được những thông tin ban đầu về việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh để từ đó có hướng rèn luyện cụ thể cho học sinh sử dụng biện pháp
tu từ so sánh trong bài làm văn nghị luận văn học
Cuối cùng, chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính khả thi của quy trình rèn luyện cho học sinh như đã đặt ra Kết quả thực nghiệm sẽ là thước đo khá chính xác và thuyết phục cho những gì chúng tôi mong muốn trong lí do lựa chọn đề tài làm luận văn của mình
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng đề tài: Rèn luyện cho học sinh trung học phổ
thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị luận văn học, chúng tôi đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
5.1 Phương pháp phân tích ngôn ngữ
5.2 Phương pháp thống kê
Trang 45.3 Phương pháp điều tra khảo sát
5.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
6 Cấu trúc của Luận văn
Cấu trúc Luận văn của chúng tôi được trình bày như sau:
- Lời cảm ơn
- Danh mục các bảng
- Danh mục các sơ đồ
- Mục lục
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Cấu trúc của Luận văn
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Một số dạng bài tập rèn luyện cho học sinh sử dụng biện pháp tu từ
so sánh trong bài làm văn nghị luận văn học
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Biện pháp tu từ so sánh
1.1.1.1 Khái niệm tu từ
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt do tác giả Văn Tân làm chủ biên, in lần thứ hai, xuất bản năm 1977 đã cho rằng: tu từ là: “sửa sang câu văn cho hay, cho đẹp”
Theo http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn thì “phép tu từ là biện pháp làm cho
câu văn, từ ngữ trở nên bóng bảy, dùng hình ảnh để người đọc dễ hiểu không nhàm chán, không chỉ khi viết văn mà trong đời sống hàng ngày chúng ta cũng thường dùng biện pháp tu
từ để giao tiếp tốt hơn.”; “Trong phép tu từ thì có tu từ so sánh ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ Tu từ là sửa sang cho câu văn hay và đẹp hơn.”; “Tu từ là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn”
Tùy theo các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp mà biện pháp tu từ được chia ra: tu
từ ngữ âm, tu từ từ vựng ngữ nghĩa, tu từ cú pháp, tu từ văn bản
1.1.1.2 Khái niệm so sánh
Tất cả những khái niệm về so sánh được nêu ra đều không khác nhau về nội dung là mấy, nhưng theo chúng tôi thì khái niệm thích hợp với nội dung đề tài luận văn của mình là khái
niệm về so sánh của tác giả Lê Bá Hán: “Là phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách
hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia”
1.1.2 Nghị luận
1.1.2.1 Khái niệm nghị luận
Nói một cách ngắn gọn khái quát, nghị luận là bàn bạc cho ra phải trái, đánh giá cho thật rõ đúng sai một vấn đề nào đó
Trang 51.1.2.2 Bản chất của nghị luận
+ Nghị luận là hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng tư duy lô gich
+ Nghị luận là hoạt động nhận thức về các hiện tượng xã hội
+ Nghị luận là hoạt động đối thoại và đánh giá
Nhìn chung để việc đánh giá trong bài văn nghị luận mang tính thuyết phục, tác giả cần phải:
- Xác định đúng đặc trưng của đối tượng vì sự đánh giá chỉ mang tính khách quan, thuyết phục khi mà đối tượng hiện ra đúng với phẩm chất mà nó vốn có Không được cố tình gắn thêm hoặc lược bớt đặc tính của đối tượng
- Thái độ đánh giá phải phù hợp với ý nghĩa, giá trị của đối tượng Không được đánh giá tùy tiện, bất chấp thực tế khách quan Thực tế khách quan, sự thật khách quan cần phải được đảm bảo, phải được tôn trọng
1.1.2.3 Các yếu tố của bài văn nghị luận
+ Yếu tố thứ nhất: ý kiến
+ Yếu tố thứ hai: lập luận
Bài văn (hay bài làm văn) mà học sinh tạo ra trong nhà trường phổ thông là một sản
phẩm của hoạt động ngôn ngữ dưới dạng lời viết hay lời miệng Chính vì vậy mà bài văn của học sinh là một văn bản và phải mang đầy đủ những đặc điểm của một văn bản: trọn vẹn về nội dung (tính mạch lạc) và hoàn chỉnh về hình thức (tính liên kết) Điều này có nghĩa là, bài văn của học sinh không phải là sự lắp ghép máy móc, rời rạc các từ ngữ, câu văn, đoạn văn
mà là sự tổ chức chúng như thế nào đó cho liên kết, cho mạch lạc để đảm bảo tạo ra được một chủ đề thống nhất, thực hiện được mục đích và phù hợp với một phương thức biểu đạt nhất định
Tuy vậy, so với văn bản thông thường thì bài văn do học sinh tạo ra trong nhà trường
có một số đặc điểm khác biệt nhất định:
- Bài văn của học sinh buộc phải viết theo yêu cầu của đề bài (hạn chế tính tự do trong việc lựa chọn nội dung viết) Dù đề bài có thuộc dạng đề mở, học sinh có thể tự do lựa chọn vấn đề để nói hoặc viết thì ngay ở những đề này học sinh cũng không được phép tùy tiện
- Bài văn phải viết theo đúng cách thức mang tính “trường quy”, phù hợp với những nội dung lí thuyết học sinh được học
- Dung lượng bài văn không thể quá ngắn hoặc quá dài vì thời lượng viết được quy định một cách chặt chẽ
- Phải đáp ứng đúng được những yêu cầu mà đề bài yêu cầu Học sinh không thể viết một cách tùy tiện, hoàn toàn theo ý định của riêng mình
- Tâm lí của người viết còn bị sức ép về “điểm số”, về học lực nên cũng tạo thành một
“lực cản” nhất định trong khi viết
1.1.2.4 Các kiểu dạng đề bài văn nghị luận thường gặp trong trường phổ thông trung học
G.S Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Muốn viết được bài văn hay, cho rằng nếu căn cứ
vào nội dung vấn đề được đưa ra nghị luận thì có thể chia ra ba nhóm đề lớn:
- Nhóm đề nghị luận văn học
- Nhóm đề nghị luận xã hội
- Nhóm đề tổng hợp
Tuy nhiên ở nhà trường phổ thông trung học hiện nay, trong văn nghị luận chúng ta thường bắt gặp hai nhóm đề là nghị luận xã hội và nghị luận văn học Còn nhóm đề tổng hợp thì rất hiếm gặp Ở đây, với nhóm đề nghị luận văn học thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi xin được bàn kỹ ở mục tiếp sau Còn với nhóm đề nghị luận xã hội, trong khuôn khổ của nhà trường phổ thông, sách giáo khoa vẫn chia đề nghị luận ra thành những chủ điểm lớn quen thuộc để học sinh luyện tập như: Nghị luận về một vấn đề đạo đức – nhân sinh; Nghị luận về một vấn đề chính trị; Nghị luận về một vấn đề tư tưởng văn hóa; Nghị luận về
Trang 6một vấn đề kinh tế; Nghị luận về một vấn đề lịch sử; Nghị luận về một vấn đề địa lí, môi trường v.v…
1.1.3 Nghị luận văn học
1.1.3.1 Khái niệm
Khi tìm hiểu khái niệm nghị luận văn học, chúng tôi có tham khảo một số tài liệu có liên quan, tuy nhiên chúng tôi xin chọn cách trình bày như trong cuốn sách Văn nghị luận văn
học trung học phổ thông, Tạ Đức Hiền làm chủ biên: Văn nghị luận văn học là những bài bàn về các vấn đề văn chương – nghệ thuật như phân tích, cảm thụ một tác phẩm thơ văn, bình luận về một vấn đề lí luận văn học, một nhận định văn học sử, giới thiệu một tác giả hoặc một tác phẩm văn chương, vv…
1.1.3.2 Một số kiểu dạng bài làm văn nghị luận văn học thường gặp trong trường trung học phổ thông
Theo G.S Nguyễn Đăng Mạnh, trong cuốn Muốn viết được bài văn hay: Đối tượng
của nghị luận văn học là tất cả các sự kiện và các vấn đề văn học, do đó rất phong phú và đa dạng Tuy vậy nhóm đề nghị luận văn học có thể chia ra làm ba loại (dựa trên căn cứ của nội dung nghị luận):
* Loại thứ nhất: Loại yêu cầu hiểu và cảm thụ tác phẩm văn học
Loại đề này nhằm kiểm tra trình độ tiếp nhận tác phẩm văn học của học sinh với hai hình thức chính là phân tích và bình giảng Bình giảng thường hướng vào những đoạn văn, nhưng đoạn thơ, những câu thơ hay (chủ yếu là thơ)
* Loại thứ hai: Loại yêu cầu nghị luận về một vấn đề văn học sử
Văn học sử là những kiến thức lịch sử văn học bao gồm những đặc điểm, những quy luật hình
thành và phát triển lịch sử của các sự kiện văn học ( trào lưu, tác giả, tác phẩm, thể loại…)
Trong nhà trường phổ thông, học sinh được tiếp xúc với các dạng bài văn học sử sau đây: Bài văn học sử về cả một nền văn học hay một thời kì, một giai đoạn văn học; Bài văn học sử về khuynh hướng văn học; Bài văn học sử về một tác gia văn học
* Loại thứ 3: Loại đề nghị luận về một vấn đề lí luận văn học
Lí luận văn học, là một phân môn của môn văn “có nhiệm vụ nghiên cứu bản chất, chức năng
xã hội, thẩm mĩ, quy luật phát triển của sáng tác văn học, có tác dụng xác định phương pháp luận và phương pháp phân tích văn học” (Từ điển văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội,
1992)
Thực tế ở trường phổ thông, lí luận văn học ít được chú ý và coi trọng vì nhiều lí do Tuy vậy khi đi thi học sinh lại gặp không ít những vấn đề của lí luận văn học Đó là chưa nói bất kì một bài nghị luận văn học nào cũng đụng đến một vài khái niệm lí luận văn học nào đấy, và vì thế người làm bài cũng phải vận dụng kiến thức lí luận văn học ở một chừng mực
nhất định
1.1.4.Vai trò của biện pháp tu từ so sánh trong bài văn nghị luận văn học
1.1.4.1 Tu từ so sánh giúp cho việc bộc lộ thái độ, chính kiến một cách tinh tế, sâu sắc
Trong bài làm văn, đặc biệt trong bài làm văn nghị luận, một trong những nội dung quan trọng là việc bộc lộ chính kiến, bộc lộ thái độ, quan điểm với đối tượng được đề cập đến Viết bài văn nghị luận mà người đọc không rõ chính kiến, không rõ thái độ, quan điểm của người viết là bài văn nghị luận chưa đạt yêu cầu Vì thế trong làm văn nghị luận, việc bộc
lộ quan điểm, chính kiến, thái độ càng rõ ràng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu Nhưng như thế không có nghĩa là bất kì bài văn nghị luận lúc nào cũng cần phải bộc lộ quan điểm một cách trực tiếp Thái độ, chính kiến có thể cần được bộc lộ một cách kín đáo, tinh tế Cách bộc lộ kín đáo, giấu mình đi như thế sẽ giúp người viết bộc lộ thái độ, chính kiến khách quan hơn và chính vì khách quan hơn mà sức thuyết phục cũng có hiệu quả hơn Một trong những cách giúp cho việc bộc lộ thái độ, chính kiến kín đáo và tinh tế đó là dùng biện pháp tu từ so sánh
1.1.4.2 Tu từ so sánh để tạo sự thuận lợi, dễ dàng cho nhận thức
Trang 7Văn bản nghị luận có mục đích tác động đến nhận thức của người đọc, người nghe vì vậy việc giúp cho người đọc, người nghe hiểu được đầy đủ, chính xác vấn đề trình bày trong văn bản là hết sức cần thiết Biện pháp tu từ so sánh có lợi thế nhất định trong việc biến
những cái được trình bày trong văn bản vốn là những vấn đề “xa lạ” trở nên “quen thuộc”,
góp phần khẳng định chân lý hoặc làm sáng tỏ hơn, sinh động hơn điều muốn nói, tạo cơ sở cho việc nhận thức nội dung trình bày một cách dễ dàng ở người tiếp nhận
1.1.4.3 Tu từ so sánh nhằm tăng cường tính biểu cảm, tạo được dấu ấn phong cách cá nhân của tác giả bài văn
Như chúng ta đều biết, văn học có chức năng thẩm mỹ, giáo dục và nhận thức, nhằm đem lại Chân – Thiện – Mỹ đích thực cho người tiếp nhận nó
Để phục vụ cho đề tài của luận văn của chúng tôi, trong luận văn này, chúng tôi sẽ bàn đến chức năng thẩm mỹ của văn học, và một trong những phương tiện thực hiện chức năng đó là những bài văn biểu cảm có sử dụng biện pháp tu từ so sánh
Những bài văn biểu cảm là những văn bản được viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của người viết đối với con người và thế giới xung quanh Tình cảm trong những bài văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm đẫm tư tưởng nhân văn Đó có thể là tình yêu nam nữ, tình yêu đồng loại, tình yêu quê hương, Tổ quốc Đó có thể là những rung động tâm hồn trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trước sắc đẹp của người thiếu nữ, trước những tấm lòng cao cả Đó có thể là những xúc động, những nỗi đau thế thái nhân tình trước những mất mát, đau thương, khổ ải của đồng loại Đó có thể là lòng căm ghét sâu sắc, “ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm” cái ác, cái bất lương, cái tầm thường, ti tiện, v.v
Dấu ấn của người viết thường được thể hiện rất rõ ràng, nổi bật trong những bài văn biểu cảm Đọc những bài văn biểu cảm “đã yêu thì nói rằng yêu, đã ghét thì nói rằng ghét”, tâm hồn, trái tim người đọc sẽ bị lay động, người đọc sẽ đồng cảm, cùng yêu với tình yêu, cùng căm ghét với lòng căm ghét của người viết
Những bài văn biểu cảm, trong đó có những bài văn biểu cảm sử dụng biện pháp tu từ
so sánh, sẽ làm cho đời sống tình cảm của người đọc trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn, nhân văn hơn
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Chương trình và sách giáo khoa
Trong chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt cũng như Ngữ văn phổ thông, biện pháp tu từ so sánh được giới thiệu với học sinh từ rất sớm Có thể khẳng định so sánh là biện pháp tu từ được học sinh làm quen đầu tiên trong số những biện pháp tu từ các em học ở nhà trường phổ thông Có lẽ chương trình và sách giáo khoa đưa vào biện pháp này để học sinh làm quen sớm là bởi biện pháp tu từ này có tần số xuất hiện cao mà lại dễ dùng và tác dụng đối với việc diễn đạt cũng hết sức rõ ràng, không ai là không thừa nhận
Ngay từ bậc tiểu học, Chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 – Nhà xuất bản Giáo dục, 2006 - đã cho học sinh làm quen với biện pháp tu từ so sánh Cuốn sách đã dành tới bốn tiết giúp các em làm quen biện pháp tu từ này (trước cả việc các em làm quen với biện pháp nhân hóa) Tiết đầu, học sinh làm quen với biện pháp so sánh bằng các bài tập
phát hiện từ so sánh, những sự vật được đem ra so sánh trong một số câu văn, câu thơ Ở tiết hai và tiết ba sách tiếp tục đưa các em đi sâu thêm một bước nữa vào việc tìm các hình ảnh so sánh và tới tiết thứ tư, các em được tìm hiểu một bình diện khác của việc so sánh: so sánh âm
thanh của sự vật, hiện tượng Mục đích của việc dạy biện pháp so sánh ở bậc tiểu học này
mới chỉ là bước đầu giúp các em làm quen với biện pháp so sánh và phần nào đó cảm thụ được cái hay, cái lý thú của biện pháp so sánh được đưa ra trong các bài tập đọc Vì vậy, cách thức biên soạn, nội dung biên soạn như sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 là hoàn toàn phù hợp với tâm sinh lí cũng như sự phát triển về nhận thức của học sinh
Bước sang trung học cơ sở, ngay từ lớp 6 – lớp đầu của bậc học - học sinh lại được tiếp tục học kỹ hơn biện pháp tu từ so sánh Nếu ở bậc tiểu học, học sinh mới chỉ được làm
Trang 8quen với so sánh, làm theo sự so sánh mà không cần đến sự tiếp nhận lí thuyết, thì lên bậc trung học cơ sở này, học sinh bắt đầu được tìm hiểu sâu về những vấn đề “lí thuyết” của biện pháp tu từ so sánh mà ở bậc học dưới các em chưa được học Với hai tiết học ở lớp 6, sách
giáo khoa đã giúp các em hiểu về khái niệm so sánh: “So sánh là miêu tả sự vật, hiện tượng
bằng cách đối chiếu nó với một sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng”; về cấu tạo của
so sánh: “Cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm: Vế A được so sánh; vế B dùng để so
sánh; từ ngữ chỉ phương diện so sánh và từ so sánh”; về các kiểu so sánh: “Có hai kiểu so sánh là: so sánh ngang bằng (nhờ các từ: như, giống như, tựa, là ) và so sánh hơn kém (nhờ các từ: hơn, kém, kém gì ); và về một số tác dụng của so sánh trong diễn đạt: “Phép so sánh giúp cho câu văn có hình ảnh và hàm súc” Đây là những vấn đề lí thuyết sơ giản nhất và
cũng là cơ bản nhất về biện pháp tu từ so sánh
Lên đến trung học phổ thông, học sinh lại được quay trở lại với những vấn đề về so sánh Nhưng lúc này, so sánh không còn được nhìn dưới góc độ của một biện pháp tu từ so sánh nữa mà lại được nhìn chủ yếu từ góc độ của một thao tác lập luận Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, tập một, bộ đại trà đã dành hai tiết để học sinh tìm hiểu sâu và luyện tập về thao tác lập luận so sánh này Sách không nhắc lại khái niệm cũng như cấu trúc của so sánh mà nhấn mạnh vào khía cạnh giá trị lập luận của thao tác so sánh trong việc nói, viết và đặc biệt
là việc làm văn
Thao tác so sánh này cũng được đề cập đến trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, tập một, bộ nâng cao Những nội dung tương tự như bộ sách đại trà cũng đã được bộ nâng cao
đề cập đến: Tại sao người ta phải so sánh? So sánh là gì? So sánh có mấy loại? Các cấp độ
so sánh; mối quan hệ giữa so sánh với nhận xét, đánh giá
Như vậy có thể thấy, ở bất kì bậc học nào trong hệ thống giáo dục phổ thông, chúng ta đều có thể bắt gặp những bài học giúp học sinh tìm hiểu về so sánh Có thể đó là chỉ là việc làm quen với so sánh (tiểu học); có thể đó là một số vấn đề sơ giản về so sánh dưới góc độ tu
từ học (trung học cơ sở); cũng có thể đó lại là so sánh dưới góc độ của lập luận, của lôgich (trung học phổ thông) Nhưng dù có nhìn so sánh từ bất kì góc độ nào đi nữa - góc độ tiếp nhận hay góc độ tạo lập văn bản - thì tầm quan trọng của so sánh đối với học sinh phổ thông
là không thể phủ nhận được
1.2.2 Thực tiễn về việc dạy nghị luận văn học của giáo viên
Thực tế của việc dạy học các bài học về so sánh ở nhà trường phổ thông cho thấy việc giáo viên dạy nhiều lần một nội dung nào đó không đồng nhất với việc giáo viên dạy tốt phần nội dung ấy Có những giáo viên, dạy đi dạy lại một phần nội dung, nhưng hầu như tiết nào cũng giống tiết nào, nội dung bất biến và cùng với nội dung bất biến thì phương pháp cũng bất biến theo Thậm chí, có một số ít người vì dạy nhiều lần quá một nội dung nên tiết dạy trở nên nhàm chán, kém nhiệt tình Tiết học cũng vì thế trở nên buồn tẻ và học sinh cũng rất ít hứng thú học tập Vì vậy có thể thấy rằng việc dạy tốt một phần nào đó, một nội dung phải có những điều kiện nhất định Phải chăng điều kiện đó đối với giáo viên là cần phải dạy học đúng đặc trưng bộ môn; nội dung dạy học và rèn luyện phải phù hợp với tâm sinh lí và nhận thức của học sinh; phải đảm bảo tính khoa học, tính hấp dẫn trong việc tổ chức giờ dạy; học sinh phải hứng thú, phải chủ động trong học tập và còn biết bao điều kiện khác nữa
Tìm hiểu thực trạng của việc dạy phần so sánh hiện nay ở trường phổ thông chúng tôi thấy số lượng các tiết dạy nội dung này ở nhà trường phổ thông chiếm một tỉ lệ vừa phải Ở tiểu học, chương trình Tiếng Việt lớp 3, các em được học 4 tiết với các nội dung: Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu văn, câu thơ; ghi lại các từ chỉ sự so sánh có trong phép so sánh; tìm những sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ, câu văn; tìm những từ so sánh
có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh; tìm những âm thanh được so sánh với nhau Như vậy, học sinh tiểu học chủ yếu tiếp cận với biện pháp tu từ so sánh thông qua việc tiếp nhận văn bản Việc luyện cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong việc đặt câu, dựng đoạn hay viết bài chưa được đặt ra Mục đích chủ yếu của nội dung học tập này mới chỉ dừng lại ở
Trang 9mức các em biết nhận diện so sánh, biết phát hiện ra các vế của so sánh, các từ so sánh Bởi vậy có thể nói nhiệm vụ của giáo viên ở tiểu học mới chỉ là giới thiệu với các em và giúp các
em làm quen với biện pháp tu từ so sánh Có thể nói, ở bậc học này, giáo viên đã hoàn thành được nhiệm vụ dạy học của mình
Ở trung học cơ sở, chương trình Ngữ văn lớp 6 đã dành hai tiết để học sinh tìm hiểu một số nội dung lý thuyết về biện pháp tu từ so sánh Nội dung cụ thể các em được tìm hiểu là: khái niệm so sánh, phân loại so sánh, cấu tạo so sánh, các kiểu so sánh, tác dụng của so sánh Có thể thấy những nội dung lý thuyết quan trọng nhất của biện pháp tu từ so sánh được học sinh tìm hiểu ở bậc học này là chính Với thời lượng hai tiết học mà phải giúp học sinh tìm hiểu nhiều nội dung lý thuyết nên dường như giáo viên tập trung vào việc cung cấp lý thuyết là chủ yếu, rồi sau đó đưa ra một vài dẫn chứng có tính chất minh họa cho lý thuyết Còn lại, việc thực hành rèn luyện vận dụng lý thuyết vào tạo lập những biện pháp tu từ so sánh trong việc dựng đoạn, viết bài dường như không có Bởi vậy kết quả là, học sinh có thể đọc thuộc lòng lý thuyết nhưng hầu như chưa em nào có được một ý thức thật đầy đủ về việc
sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài nói bài viết của mình Trong khi đó, kết quả học tập tiếng Việt của học sinh được đánh giá một cách đầy đủ, chính xác không phải bằng việc các
em nhớ nhiều hay nhớ ít, bằng việc thuộc lòng hay không thuộc lòng lý thuyết Điều quan trọng là các em có thể vận dụng được, thực hành được những nội dung lý thuyết đã học, chứ không phải là chỉ thuộc lòng lý thuyết đơn thuần
Xét từ cách nhìn nhận này thì việc dạy học của giáo viên trung học cơ sở về biện pháp
tu từ so sánh vẫn còn những hạn chế nhất định
Lên trung học phổ thông, chương trình Ngữ văn lớp 11 cũng đã dành hai tiết để học sinh tiếp tục tìm hiểu về so sánh nhưng từ góc độ khác, góc độ của một thao tác lập luận Với nội dung này, học sinh đã được quay trở lại với so sánh qua việc tìm hiểu một số nội dung như: mục đích của việc dùng lập luận so sánh, cách thức tổ chức một lập luận so sánh, luyện tập sử dụng thao tác lập luận so sánh Sử dụng thao tác lập luận để trình bày một vấn đề nhằm thuyết phục người khác không phải là điều dễ dàng với học sinh và hơn nữa thời lượng học tập trên lớp cũng khó có thể cho phép các em sử dụng thao tác lập luận so sánh để tạo lập được một vấn đề hoàn chỉnh, vì thế không ít giáo viên tỏ ra ngại việc luyện tập
Thêm vào đó, hiện nay ở nhà trường trung học phổ thông, giáo viên quan tâm nhiều, tập trung nhiều cho việc dạy văn hơn là dạy tiếng Nhiều giờ dạy tiếng bị dạy dồn, dạy ép hoặc thậm chí bị dạy lướt hay dạy bớt Việc học sinh hiểu hay không hiểu những nội dung học tập và thực hành về tiếng Việt không quan trọng bằng việc dạy văn, học văn Các em học
là để chuẩn bị cho thi cử, cho việc bước chân vào các trường đại học hay cao đẳng nhiều hơn
là cho việc hiểu bài, nắm vững bài Kết quả là việc học tập phần nội dung lập luận so sánh của học sinh trung học phổ thông cũng chưa thật cao Trong khi đó, việc giáo viên nhắc nhở, việc rèn luyện sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài nói, bài viết, đặc biệt là trong làm văn dường như bị giáo viên lãng quên và theo đó cũng bị học sinh lãng quên
1.2.3 Việc học nghị luận văn học của học sinh trung học phổ thông trong nhà trường hiện nay
Qua sự tìm hiểu, trò chuyện của chúng tôi với học sinh ở một số trường thuộc Mê Linh (Hà Nội), Quế Võ (Bắc ninh), trong những đợt kiến tập, thực tập hoặc tiến hành thực nghiệm kiểm chứng cho những đề xuất trong luận văn này, chúng tôi có thể khẳng định: biện pháp tu từ so sánh không xa lạ với học sinh
Tuy nhiên, theo sự khảo sát của chúng tôi qua khoảng gần 100 bài làm văn ở trường trung học phổ thông Quế Võ số 1 – Bắc Ninh, thuộc loại bài về nghị luận văn học, chúng tôi thấy dường như trong bài của các em rất ít xuất hiện các phép so sánh Hầu như bài viết của các
em mới chỉ dừng lại mức viết câu sao cho đúng ngữ pháp, diễn đạt nội dung sao cho được rõ ràng Nếu có được bài văn nào hay thì chủ yếu đó là cái hay ở ý, ở nội dung trình bày chứ chưa phải cái hay thuộc bình diện ngôn từ, bình diện diễn đạt Nếu bài viết nào đó học sinh
Trang 10có sử dụng biện pháp tu từ so sánh thì bài văn đó thường giầu hình ảnh hơn, sinh động và hấp dẫn hơn so với các bài văn không dùng biện pháp so sánh
Bên cạnh những câu văn, đoạn văn hay nhờ sử dụng đúng đắn biện pháp tu từ so sánh, chúng ta còn có thể gặp những câu văn, đoạn văn của học sinh sử dụng biện pháp tu từ so sánh không thành công nếu như không muốn nói là phản tác dụng Thực tiễn của việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh như vậy ở học sinh cũng là một lí do khiến chúng tôi mạnh dạn hơn khi quyết định lựa chọn đề tài chúng tôi đã nêu ra
Chương 2: Một số dạng bài tập rèn luyện cho học sinh sử dụng biện pháp tu từ
so sánh trong bài làm văn nghị luận văn học
2.1 Yêu cầu chung của việc rèn luyện
2.1.1 Phải đảm bảo cho học sinh biết sử dụng biện pháp tu từ so sánh phù hợp với tư tưởng, tình cảm
2.1.2 Phải đảm bảo rèn luyện cho học sinh biết sử dụng biện pháp tu từ so sánh đúng lúc, đúng chỗ trong bài văn nghị luận
2.1.3 Phải đảm bảo tôn trọng cái riêng của học sinh trong so sánh
2.1.4 Phải đảm bảo rèn luyện theo trình tự đi từ “kĩ thuật” đến “nghệ thuật”, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó
2.1.5 Phải rèn luyện vừa đảm bảo tính “vừa sức” vừa đảm bảo tính “tạo sức” cho học sinh
2.2 Bài tập rèn luyện sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài làm văn nghị luận văn học
Những bài tập rèn luyện cho học sinh sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ngoài việc phải thỏa mãn được những yêu cầu chung của việc rèn luyện đã nêu ở trên, theo chúng tôi, còn cần
phải đạt được hai mục tiêu: thứ nhất, giúp học sinh nhận thức được giá trị của biện pháp tu từ
so sánh trong bài làm văn; thứ hai, rèn luyện sử dụng thành thạo biện pháp tu từ so sánh Hai
mục tiêu này có quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau
Để đạt được những mục tiêu nói trên, chúng tôi phân loại các bài tập mà học sinh cần phải thực hiện để rèn luyện sử dụng biện pháp tu từ so sánh theo mô hình sau:
Phân chia các bài tập ra thành 3 nhóm Mỗi nhóm lại chia thành các loại khác nhau,
và mỗi loại lại chia thành các kiểu khác nhau
Nhóm Loại Kiểu
Các nhóm, các loại và các kiểu được sắp xếp như sau:
2.2.1 Nhóm bài tập nhận biết và phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh
- Loại nhận biết so sánh tu từ trong câu văn, bài văn
- Loại phân tích giá trị chính của phép so sánh tu từ
2.2.2 Nhóm bài tập tạo lập biện pháp tu từ so sánh trong bài làm văn nghị luận văn học
- Loại tu từ so sánh như một phương tiện để bộc lộ thái độ, tình cảm
- Loại tu từ so sánh như một phương tiện tăng cường nhận thức
- Loại tu từ so sánh như một phương tiện tạo dấu ấn cá nhân
- Loại tu từ so sánh như một phương tiện tăng cường tính sinh động, tính biểu
cảm
2.2.3 Nhóm bài tập chữa lỗi sử dụng so sánh trong bài làm văn nghị luận văn học
- Loại chữa lỗi trong cấu tạo so sánh
- Loại chữa lỗi trong bộc lộ thái độ, tình cảm
- Loại chữa lỗi trong nhận thức, tư duy
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
3.1 Mục đích thực nghiệm
Mục đích thực nghiệm này nhằm kiểm chứng và đánh giá lại một cách khách quan, chính xác hơn những vấn đề chúng tôi đã đề xuất trong chương II Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ hy vọng thực nghiệm này có thể kiểm tra lại một phần vấn đề nghiên cứu sau: