PháttriểnđộingũgiảngviênkhoaSưphạm
Tiếng Anh–TrườngĐạihọcNgoạingũĐại
học QuốcgiaHàNộitrongbốicảnhmới
Nguyễn Thị Thanh An
Trường Đạihọc Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Quốc Bảo
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề pháttriểnđộingũ giáo viêntrườngđại
học. Khảo sát, đánh giá thực trạng và công tác pháttriểnđộingũgiảngviênKhoaSư
phạm TiếngAnh (Trường ĐạihọcNgoạingữ - ĐHQG Hà Nội). Đề xuất một số biện
pháp pháttriểnđộingũgiảngviên Khoa SưphạmTiếngAnh (Trường ĐạihọcNgoạingữ
- ĐHQG Hà Nội) đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong giai
đoạn hiện nay.
Keywords: Giảng viên; Giáo dục đại học; Quản lý giáo dục
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đã chính thức trở thành một thành viên đầy đủ của tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Trong xu thế hội nhập và pháttriển như hiện nay, đất nước chúng ta đang chuyển sang
một giai đoạn pháttriểnmới với nhiều thời cơ và thách thức. Song hành với những dấu mốc này
là những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và quản lý chất lượng trong tất cả các lĩnh vực của
đời sống kinh tế - xã hội. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo thì yếu tố chất lượng lại càng phải
coi trọngbởi nó là yếu tố sống còn quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực phục phụ sự
nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Trong “Chiến lược pháttriển giáo dục 2001- 2010”, bảy giải pháp lớn đã được xác định
trong đó giải pháp “đổi mới quản lý giáo dục” và “ pháttriểnđộingũgiảng viên” được coi là
những giải pháp quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu pháttriển nguồn nhân lực cho sự nghiệp
đổi mới đất nước. Hơn thế nữa, để hoàn thành mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra
là: “Đào tạo con người Việt Nam pháttriển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và
nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc” thì trước hết phải xây dựng được độingũ các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số
lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp,
có kỹ năng sưphạm tốt và cách quản lý tiên tiến. Bởitrong một nhà trường thì lực lượng giáo
viên luôn giữ vai trò nòng cốt, có tính chất quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường.
Luật giáo dục 2005, đề án đổimới giáo dục Đạihọc Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 đều
nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của độingũ nhà giáo đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo và
đưa ra nhiều biện pháp để pháttriểnđộingũ giáo viên về mọi mặt đáp ứng sự nghiệp pháttriển
giáo dục nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trường ĐạihọcNgoạingữ - ĐHQGHN được thành lập theo Nghị định số 97/CP của Thủ
tướng chính phủ ngày 10/12/1993 trên cơ sở của TrườngĐạihọcSưphạmNgoạingữHàNội–
mà tiền thân là TrườngNgoạingữ - cơ sở đào tạo Ngoạingữ chính quy đầu tiên được ra đời từ
khu Việt Nam Học xá ( Bạch Mai –HàNội ).Sứ mạng chính của Trường là đào tạo chuyên gia
Ngoại ngữ chất lượng cao theo danh mục các ngành đào tạo, loại hình đào tạo ở các trình độ đại
học và sau đạihọc để giảng dạy ngoạingữ ở các cấp học, bậc học, nghiên cứu ngôn ngữ và văn
hoá nước ngoài, biên dịch và phiên dịch; xây dựng và pháttriển các công trình nghiên cứu về
ngôn ngữ, văn hoá nước ngoài và việc dạy –họcNgoạingữ ở Việt Nam cho phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh của việt Nam; tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng định kỳ giáo viên
Ngoại ngữ ở các bậc họctrong toàn quốc. Trường phải tiếp tục phấn đấu để pháttriển về nhiều
mặt: quy mô đào tạo, đa dạng hoá các loại hình đào tạo (đa ngành, đa cấp, đa hệ, ), quy mô về
cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, độingũgiảng viên,
Chức năng, nhiệm vụ của TrườngĐạihọcNgoạiNgữ - ĐHQG HàNội chỉ có thể được
thực hiện khi độingũgiảngviên của trường được xây dựng, pháttriển đủ về số lượng, đảm bảo
về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và loại hình. Việc nghiên cứu vấn đề pháttriểnđộingũgiảng
viên và quản lý nhằm pháttriểnđộingũgiảngviên là yêu cầu cấp thiết với sựpháttriển của nhà
trường. Hiện nay các khoa ngành trực thuộc quản lý của trường ĐHNN – ĐHQGHN bao gồm 10
khoa, trường PTCNN, các phòng ban chức năng và các tổ bộ môn Trong đó khoaSưphạm
tiếng Anh, tiền thân là khoa Ngôn Ngữ và Văn hoá Anh– Mỹ là một khoa lớn nhất và giữ vị trí
quan trọngtrong trường, có độingũgiảngviên đông đảo (139 CBGV), với bề dày thành tích hơn
55 năm. Tuy nhiên trong thời kỳ hội nhập sâu với thế giới và hoàn thiện nền kinh tế thị trường
của Vệt Nam, cùng với xu thế pháttriển quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, với vị trí
là một khoa chủ lực trong một trường đầu ngành về lĩnh vực ngoại ngữ, khoaSưphạmtiếngAnh
càng phải khẳng định tầm quan trọng của mình trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Điều này đặt
ra cho các nhà quản lý nhiệm vụ to lớn về việc quản lý pháttriểnđộingũgiảngviên vốn là nòng
cốt của khoa và cũng là của trường.
Thực tế đã có nhiều bài báo khoa học, công trình nghiên cứu, luận án và luận văn nghiên
cứu về vấn đề này. Các công trình đã giúp cho tác giả luận văn có thêm nhiều lý luận, thực tiễn
và phương pháp nghiên cứu. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về biện pháp quản lý
phát triểnđộingũgiảngviênkhoaSưphạmtiếngAnh (Trường ĐạihọcNgoạiNgữ - ĐHQG Hà
Nội).
Vì những lý do trên, hơn nữa bản thân tác giả đã từng được học tập và nay lại được tham
gia công tác tại khoaSưphạmtiếngAnh nên ít nhiều nắm được tình hình của khoa, vì vậy tác
giả nhận thấy vấn đề pháttriểnđộingũgiảngviên cần phải được quan tâm và nghiên cứu một
cách nghiêm túc.
Đề tài: “Phát triểnđộingũgiảngviênkhoaSưphạmtiếngAnh–TrườngĐạihọcngoạingữ -
ĐHQG Hànộitrongbốicảnh mới” đã được tác giả lựa chọn làm nội dung nghiên cứu cho luận
văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình với hi vọng đóng góp phần nhỏ bé cho sự nghiệp pháttriển
chung của một trường đào tạo ngoạingữ hàng đầu của đất nước –TrườngĐạihọcngoại ngữ-
ĐHQG Hà nội.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, đánh giá thực trạng độingũgiảng viên, xác định
phương hướng và đề xuất những biện pháp pháttriểnđộingũgiảngviên Khoa SưPhạmTiếng
Anh - TrườngĐạihọcNgoạingữ - ĐHQG HàNội đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ
về cơ cấu và loại hình để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoahọc
và hợp tác quốc tế của trườngtrong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: ĐộingũgiảngviênkhoasưphạmtiếngAnh -Trường Đạihọc
ngoại ngữ - ĐHQG Hà nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: PháttriểnđộingũgiảngviênKhoaSưphạmtiếngAnh - Trường
Đại họcNgoạingữ - ĐHQG Hà Nội.
4. Giả thuyết khoahọc
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác pháttriển ĐNGV và có những cải tiến trong
công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá GV, đồng thời tạo được môitrường làm việc
thuận lợi thì hiệu quả trong công tác pháttriển ĐNGV sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề pháttriểnđộingũ giáo viên
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng và công tác pháttriểnđộingũgiảngviênKhoaSưphạm
Tiếng Anh (Trường ĐạihọcNgoạingữ - ĐHQG Hà Nội).
5.3. Đề xuất một số biện pháp pháttriểnđộingũgiảngviên Khoa SưphạmTiếngAnh
(Trường ĐạihọcNgoạingữ - ĐHQG Hà Nội) đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước trong giai đoạn hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, trong đề tài này tác giả chỉ tập trung nghiên
cứu sâu về công tác pháttriểnđộingũgiảngviênKhoaSưPhạmTiếngAnh–TrườngĐạihọc
ngoại ngữ - ĐHQG HàNội (từ năm 2005 đến 2010), các vấn đề như: số lượng GV, tuổi, giới
tính, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, thâm niên công tác, chế độ đào tạo, đãi ngộ….)
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích tổng hợp và hệ thống hoá các tài liệu, văn bản có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý
luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra, khảo sát thực tiễn (2/3 GV khoa SPTA)
- Phương pháp phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm (BCN khoa, 5 GV tổ trưởng)
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê toán học với kết quả khảo sát
- Phương pháp tổng hợp ý kiến với kết quả phỏng vấn
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề pháttriểnđộingũ giáo viêntrườngĐại Học.
Chương 2: Thực trạng độingũgiảngviên và công tác phát triểnđộingũgiảngviên Khoa Sư
Phạm TiếngAnh - TrườngĐạihọcNgoạingữ - ĐHQG Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp pháttriểnđộingũgiảngviên Khoa SưPhạmTiếngAnh - TrườngĐại
học Ngoạingữ - ĐHQG HàNộitrongbốicảnh mới.
References
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chiến lược pháttriển giáo dục 2001- 2010. Nxb chính trị
quốc gia.
2. Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường– Dành cho Hiệu trường và cán bộ quản
lý nhà trường. Nxb chính trị QuốcGiaHà nội, 2007.
3. Đặng Quốc Bảo (2009), Đổimới thực hiện phương pháp dạy học và xây dựng mối quan
hệ thầy trò mang tình bạn đạo đức trong các nhà trường: Những góc nhìn từ công tác
quản lý – Tập bài giảng cho lớp cao học quản lý khóa 8.Trường ĐHGD – ĐHQG Hà nội.
4. Nguyễn Quốc Chí (2003), Những cơ sở của lí luận quản lý giáo dục, tập bài giảng cho
lớp cao họckhóa 8.
5. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Tập bài giảng, Lý luận đại cương về
quản lý.
6. Nguyễn Đức Chính (2009), Chất lượng và kiểm định chất lượng trong giáo dục - Tập bài
giảng cho lớp cao họckhóa 8, Trường ĐHGD – ĐHQG Hà nội. Nxb Đạihọcquốcgia
7. Nguyễn Đức Chính (2009), Đo lường và đánh giátrong giáo dục và dạy học– Tập bài
giảng cho lớp cao họckhóa 8, Trường ĐHGD – ĐHQG Hà nội.
8. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb khoahọc và kỹ thuật
Hà Nội.
9. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoahọc quản lý. Nxb chính trị quốcgiaHà Nội.
10. Nguyễn Vân Điểm – Nguyễn ngọc Quân (2007), Giáo trình quản trị nhân lực. Nxb đại
học Kinh Tế Quốc Dân.
11. Trần Khánh Đức (2009), Sựpháttriển các quan điểm giáo dục từ truyền thống đến hiện
đại, tập bài giảng cho lớp cao họckhóa 8, Trườngđạihọc giáo dục – ĐHQG Hà nội.
12. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo độingũ nhân lực trong điều kiện
mới. Chương trình công nghệ cấp nhà nước KX 07-14 Hà Nội.
13. Phạm Minh Hạc (2001), Pháttriển con người thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nxb
chính trị Quốc gia.
14. Đặng Xuân Hải (2007), Quản lí sự thay đổi và vận dụng lí thuyết quản lí sự thay đổi
trong QLGD/QLNT, Khoasưphạm–ĐạihọcquốcgiaHà nội.
15. Đặng Xuân Hải (2005), Một số giải pháp bồi dưỡng cán bộ giảngviêntrong các trường
đại họctrong giai đoạn hiện nay. Tạp chí giáo dục số 3 năn 2005.
16. Phạm Quỳnh Hoa (2002), Quản lý nguồn nhân trong khu vực nhà nước, tập 1- sách tham
khảo. Nxb Chính trị Quốc gia.
17. Quốc hội (2005), Luật giáo dục. Nxb Chính trị QuốcgiaHà Nội.
18. Phạm Văn Kha (1999), Công tác quản lý giáo dục trong các trườngđạihọc và chuyên
nghiệp trên quan điểm tiếp cận hiện đại.Viện chiến lược pháttriển giáo dục.
19. Đặng Bá Lãm (2004), Quản lý nhà nước về giáo dục – lý luận và thực tiễn. Nxb chính trị
quốc giaHà Nội.
20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008), Lý luận quản lý giáo dục, tài liệu giảng dạy cho các lớp cao
học chuyên ngành quản lý giáo dục. KhoaSưphạm– ĐHQG Hà nội.
21. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Trần Thị Bạch Mai (2009), Quản lý nguồn nhân lực. KhoaSư
phạm – ĐHQG Hà nội.
22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008), Tâm lý học quản lý – Tập bài giảng cho lớp cao họckhóa 8
– KhoaSưphạm– ĐHQG Hà nội.
23. Thủ tướng chính phủ (2005), Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2005 của
thủ tướng chính phủ về việc xây dựng đề án ”Xây dựng, nâng cao chất lượng độingũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”
24. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Nhà sư phạm, người góp phần đổimới lý luận dạy học. Nxb
đại họcquốcgiaHà Nội.
25. Vũ Văn Tảo (1997), Chính sách và định hướng pháttriển giáo dục và đao tạo ở Việt
Nam. Nxb Giáo dục.
26. Hà Nhật Thăng (2009), Xu thế phát tiển giáo dục – Tập bài giảng cho lớp cao họckhóa 8
- Trường ĐHGD – ĐHQG Hà nội.
27. Mạc Văn Trang (2002), Quản lý nhân lực – Đề cương bài giảng dùng cho họcviên cao
học Quản lý giáo dục – BGD&ĐT –Viện nghiên cứu pháttriển giáo dục.
28. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục đại học. Nxb ĐạihọcquốcgiaHà Nội.
29. Việnkhoahọc xã hội Việt Nam (2006), Pháttriển con người Việt nam 1999- 2004. Nxb
chính trị QuốcGiaHà nội.
30. Viện ngôn ngữhọc (2002), Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng, trung tâm từ điển họcHà
nội – Đà Nẵng.
. Phát triển đội ngũ giảng viên khoa Sư phạm
Tiếng Anh – Trường Đại học Ngoại ngũ Đại
học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh mới
Nguyễn Thị Thanh An. - ĐHQG Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Khoa Sư Phạm Tiếng Anh - Trường Đại
học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội trong bối cảnh mới.
References