Những biện pháp quản lý học sinh, sinh viên của giáo viên chủ nhiệm lớp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Văn Hưởng Trường Đại học Giáo dục Chuyên ngành: Quản lý g
Trang 1Những biện pháp quản lý học sinh, sinh viên của giáo viên chủ nhiệm lớp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Nguyễn Văn Hưởng
Trường Đại học Giáo dục Chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05 Người hướng dẫn: PGS.TS Lưu Xuân Mới
Năm bảo vệ: 2008
Abstract Cơ sở lý luận về quản lý học sinh (HS), sinh viên (SV) của giáo viên chủ
nhiệm lớp (GVCNL) ở trường cao đẳng và đại học Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý HS, SV của giáo viên chủ nhiệm lớp trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nêu những biện pháp quản lý HS SV của GVCNL ở Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trong giai đoạn hiện nay: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GVCNL về tầm quan trọng của GVCNL trong việc quản lý HS SV; Kế hoạch hoá và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý HS SV; Kiểm tra đánh giá, phối hợp và điều chỉnh trong công tác quản lý HS SV; Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của những biện pháp quản lý HS SV của GVCNL Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Keywords Giáo dục đại học; Giáo viên chủ nhiệm; Học sinh; Quản lý giáo dục;
giáo dục nước ta trong giai đoạn đổi mới là: bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu
nước, yêu quê hương, gia đỡnh và tự tụn dõn tộc, lý tưởng xó hội chủ nghĩa, lũng nhõn ỏi, ý thức tụn trọng phỏp luật, tinh thần hiếu học, chớ tiến thủ lập nghiệp, khụng cam chịu nghốo hốn Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tõm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cỏi mới, cú ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ Theo phương hướng đó đòi
hỏi ngành giáo dục nước ta phải không ngừng nâng cao chất lượng GD&ĐT
Trang 2một khâu rất quan trọng và để quản lý trực tiếp HSSV của một lớp học nhà trường phải cử ra những giáo viên có chuyên môn tốt, có lòng nhiệt tình, có kinh nghiệm tham gia công tác GVCN lớp Khi đó người GVCN lớp ngoài vai trò là một nhà giáo dục, đồng thời cũng giữ vai trò là một nhà quản lý giáo dục; người GVCN lớp sẽ là người tập hợp và đoàn kết HSSV trong tập thể góp phần thực hiện tốt mục tiêu GD&ĐT của mỗi nhà trường
Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2978/QĐ - BGD&ĐT - TCCB, ngày 01/06/2005 của Bộ Trưởng
Bộ GD&ĐT trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Khí tượng Thuỷ văn Hà Nội
và Trường Trung học Địa chính TW I; ngay từ khi thành lập Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường cũng đã quan tâm đến công tác quản lý HSSV Tuy nhiên do là một trường mới được thành lập, nên sự chuẩn bị và đầu tư về cơ sở vật chất cũng như bộ máy quản lý HSSV còn yếu, thiếu và không đồng bộ, đặc biệt là hoạt động quản lý HSSV của đội ngũ GVCN lớp Vì vậy với tư cách là một cán bộ của Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, bản thân luôn kỳ vọng vào sự nghiệp GD&ĐT của nhà trường sớm có những tiến bộ trong hoạt động quản lý
HSSV của đội ngũ GVCN lớp, nên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Những biện
pháp quản lý học sinh, sinh viên của giáo viên chủ nhiệm lớp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội” với hy vọng tìm chọn được những
biện pháp quản lý HSSV có hiệu quả cho đội ngũ GVCN lớp
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để đề xuất một số biện pháp quản lý HSSV của GVCN lớp ở các trường Cao đẳng
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về quản lý HSSV của GVCN lớp ở trường CĐ và trường ĐH
- Khảo sát thực trạng về công tác quản lý HSSV của GVCN lớp ở Trường
CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp và khả thi để quản lý HSSV của GVCN lớp ở Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Trang 34 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý HSSV của GVCN lớp ở trường
CĐ và ĐH
- Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp quản lý HSSV của GVCN lớp ở
Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
5 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian hạn chế, nên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản
lý HSSV của GVCN lớp ở Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội từ năm học 2004 - 2005 đến nay
6 Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng một cách đồng bộ và hợp lý những biện pháp quản lý HSSV của GVCN lớp ở Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội do tác giả đề xuất, thì sẽ nâng cao được năng lực quản lý HSSV của GVCN lớp ở Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
7 Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (quan sát, đàm thoại, điều tra, tổng kết kinh nghiệm, thử nghiệm)
- Những phương pháp hỗ trợ khác (thống kê toán học)
8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: nghiên cứu để làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý HSSV của GVCN lớp ở trường CĐ và trường ĐH
- Về thực tiễn: những biện pháp do tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn phổ biến cho các nhà quản lý và GVCN lớp ở Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và của các trường CĐ có điều kiện tương tự
9 Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham
khảo luận văn được trình bày trong 3 chương sau
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý HSSV của GVCN lớp ở trường Cao
đẳng và Đại học
Trang 4Chương 2: Thực trạng công tác quản lý HSSV của GVCN lớp ở Trường
Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Chương 3: Những biện pháp quản lý HSSV của GVCN lớp ở Trường Cao
đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỌC SINH, SINH VIÊN CỦA GIÁO VIÊN
CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
+) Các tác giả Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ - Những
tình huống giáo dục học sinh của người GVCN;
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý học sinh, sinh viên của giáo viên chủ nhiệm lớp
1.2.1 Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
- Quản lý: là cách thức tác động (sự tác động có tổ chức, có mục đích ) của
chủ thể quản lý lên chủ thể bị quản lý bằng các chế định xã hội, bằng tổ chức và nhân lực, tài lực và vật lực, phẩm chất uy tín của cơ quan quản lý hay người quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức nhằm sử dụng
có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức nhằm đạt được mục đích trong điều kiện môi trường luôn biến động
- Chức năng quản lý: gồm có 4 chức năng (Kế hoạch, Tổ chức, Chỉ đạo,
Kiểm tra)
- Quản lý giáo dục: là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách
thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn
- Biện pháp quản lý học sinh, sinh viên: là nội dung, cách thức, cách giải
quyết vấn đề HSSV của nhà trường cùng những lực lượng trong và ngoài nhà trường có liên quan đến HSSV nhằm hình thành nhân cách của HSSV theo yêu cầu, mục tiêu đào tạo, tiến dần đến mục đích đào tạo
Trang 5- Học sinh, sinh viên: HSSV trong các trường đào tạo là những con người
thuộc một lứa tuổi nhất định và là một nhân cách nên có thể được xác định về ba phương diện: sinh lý, tâm lý và xã hội Thông thường, ở các trường đào tạo, lứa tuổi HSSV là 17 đến 23 tuổi, thuộc giai đoạn thứ 2 của tuổi thanh niên từ 18 đến 25 (giai đoạn thứ nhất của tuổi thanh niên từ 15 đến 18 tuổi)
- Người giáo viên chủ nhiệm lớp
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông: là người thay mặt hiệu
trưởng quản lý toàn diện một lớp học
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng, đại học: là cán bộ giảng dạy
được Ban giám hiệu hoặc khoa cử đến từng lớp để thay mặt trường hoặc khoa lãnh đạo lớp về các mặt chính trị tư tưởng, đạo đức, học tập văn hoá chuyên môn và sinh hoạt tập thể
1.2.2 Công tác quản lý học sinh, sinh viên của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng và đại học
- Vị trí, vai trò của người GVCN lớp ở trường CĐ, ĐH
Sơ đồ 1.3 Vị trí của người giáo viên chủ nhiệm lớp
ở trường Cao đẳng, Đại học
- Chức năng của GVCN lớp ở trường CĐ và ĐH (kế hoạch, tổ chức, kích
thích, kiểm tra, điều chỉnh)
Trang 6+ Truyền đạt và hướng dẫn lớp HSSV thực hiện những chủ trương công tác của khoa, trường bằng cách nắm vững mục tiêu giáo dục của khóa học, lớp học và chương trình dạy học, giáo dục của trường, cơ cấu tổ chức của nhà trường
+ Nắm vững tinh thần học tập, rèn luyện, sinh hoạt của tập thể lớp và từng sinh viên trong lớp
+ GVCN lớp phải tự hoàn thiện phẩm chất nhân cách của người thầy giáo + GVCN lớp phải không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
- Những yêu cầu đối với GVCN lớp ở trường CĐ và ĐH
+ Phải thật sự là người say mê với công việc, nhiệt tình với tập thể trên tinh thần “tất cả vì học sinh thân yêu” sẵn sàng tự giác nhận nhiệm vụ, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ
+ Người GVCN lớp phải hình thành và rèn luyện cho mình những kỹ năng quản lý
+ Người GVCN lớp phải thật sự là người hiểu biết công việc và là tấm gương sáng cho HSSV noi theo
- Những nội dung công tác của GVCN lớp ở trường CĐ và ĐH (Kế hoạch,
Tổ chức thực hiện kế hoạch, Kích thích (tạo động cơ) hoạt động cho mỗi thành viên
trong tập thể, Kiểm tra, Phối hợp và điều chỉnh)
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC SINH SINH VIÊN
CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI 2.1 Đặc điểm tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế – xã hội huyện Từ Liêm
- Về phát triển kinh tế: toàn huyện đạt tốc độ tăng GTSX bình quân hàng
năm giai đoạn 2001 - 2006 là 11.5 %/năm; công nghiệp tốc độ tăng GTSX 13%/năm; dịch vụ tốc độ tăng trưởng bình quân GTSX 13.4%/năm; nông nghiệp tốc độ tăng GTSX bình quân 12%/năm Phấn đấu giai đoạn 2007 - 2010 đạt 10.0 - 11.0%/năm
- Về phát triển các ngành, các lĩnh vực văn hoá - xã hội:
Cơ bản các trường học trên địa bàn huyệnđược nâng cấp và cải tạo có đủ thiết bị dạy học tương đối hiện đại, thực hiện xã hội hoá phong trào văn hoá thông tin, xây
Trang 7dựng trung tâm văn hoá cấp huyện và hệ thống câu lạc bộ, tạo nên phong trào sâu
rộng có tác dụng thiết thực nâng cao dân trí, phòng chống có hiệu quả các tệ nạn
2.2 Đặc điểm của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
2.2.1 Về cơ cấu tổ chức
Nhà trường có 5 phòng chức năng, 6 khoa, 2 trung tâm và 1 tổ bộ môn
2.2.2 Về nhân lực
Trường có 181 cán bộ, giáo viên trong đó có 129 giáo viên ( 3 tiến sĩ, 4 NCS, 35
thạc sĩ, 22 học viên cao học, các giáo viên còn lại đều có trình độ ĐH), giáo viên trẻ dưới
40 tuổi chiếm 70.6%
2.2.3 Về quy mô tuyển sinh
Chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường mỗi năm khoảng 400 học sinh trung học
và 800 sinh viên CĐ, 100 HSSV vừa học vừa làm
2.2.4 Về trang thiết bị dạy học
- Thư viện trường có gần 200.000 sách
- Phòng thí nghiệm, phòng thực hành: có 3 phòng thực hành tin học, 1 phòng
thí nghiệm môi trường, 1 phòng Công nghệ trắc địa bản đồ, 1 phòng Công nghệ địa
chính, 1 Trạm thủy văn thực hành, 1 Trạm Khí tượng thực hành
2.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp Trường Cao đẳng Tài nguyên
N
Trình độ chính trị Trình độ học vấn
Đảng viên
Đối tượng đảng
Đoàn viên
Thành phần khác
Tiến sĩ cứu sinh Nghiên Thạc sĩ viên cao Học
học
ĐH
2004 - 2005 45
18 5 17 5 0 0 14 5 26 40.0
Trang 8Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
2.4 Thực trạng học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Bảng 2.3: Quy mô đào tạo từ năm học 2004 – 2005
Nguồn: Phòng Quản lý Đào tạo – Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Bảng 2.4: Kết quả học tập của học sinh, sinh viên năm học (2004 - 2005, 2005 - 2006, 2006 - 2007)
Nguồn: Phòng Quản lý Đào tạo – Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Bảng 2.5: Kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên năm học (2004 - 2005, 2005 - 2006, 2006 - 2007)
Trang 9Năm học Sĩ số
Xếp loại rèn luyện Xuất
sắc Tốt Khá
TB khá
Trung bình Yếu Kém
2.48 %
4.75 %
16.22 %
Nguồn: Phòng Công tác HSSV – Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Bảng 2.6: Thống kê học sinh, sinh viên vi phạm kỷ luật năm học (2004 - 2005, 2005 - 2006, 2006 - 2007)
Trang 102.5 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm lớp về mức
độ cần thiết và thể hiện vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác quản lý học sinh, sinh viên
Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng về nhận thức của cán
bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm lớp về mức độ cần thiết và thể hiện vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác quản lý học sinh, sinh viên
Trang 11Việc đào tạo,
bồi dưỡng đội
2.7.1 Kế hoạch hoạt động quản lý học sinh, sinh viên của giáo viên chủ nhiệm lớp
- Đại đa số GVCN lớp hiện nay của nhà trường không có kế hoạch hoạt động quản lý HSSV
- Việc nắm chủ trương, tinh thần của nhà trường trong công tác quản lý HSSV của nhiều giáo viên cũng không được thường xuyên
2.7.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động quản lý học sinh, sinh viên của giáo viên chủ nhiệm lớp
- 100% GVCN lớp đã có quan tâm trước hết đến việc lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp
Trang 12- GVCN lớp thường chọn những HSSV có khả năng học tập, có tinh thần, ý thức, lòng nhiệt tình cao làm cán bộ lớp, chưa để ý tới những yêu cầu khác như khả năng tổ chức, lãnh đạo của HSSV
- GVCN lớp đi sâu vào bồi dưỡng cho họ phương pháp tổ chức lãnh đạo, điều khiển mọi hoạt động của tập thể lớp, mà ít quan tâm đến việc bồi dưỡng cho họ biết xây dựng và hoà thiện công tác cụ thể cho cả năm học, cho từng tháng, từng tuần
- Có 32/58 (55%) GVCN lớp thường bám sát chỉ đạo mọi hoạt động của cán
bộ lớp, của tập thể lớp HSSV
2.7.3 Kích thích (tạo động cơ) hoạt động cho mỗi thành viên trong tập thể của giáo viên chủ nhiệm lớp
Với công tác này có 32/58 (55%) GVCN lớp quan tâm đến vấn đề này song
ở mức độ còn thấp chủ yếu làm công tác tư tưởng với những HSSV cá biệt, đã dùng các biện pháp khen cà chê song chưa thường xuyên và kịp thời
2.7.4 Kiểm tra của giáo viên chủ nhiệm lớp
Có 43/58 GVCN lớp đã thực hiện được việc kiểm tra song ở mức độ còn thấp, chủ yếu là kiểm tra, đôn đốc hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp
2.7.5 Phối hợp điều chỉnh hoạt động quản lý học sinh, sinh viên của giáo viên chủ nhiệm lớp
Rất ít GVCN lớp đề cập đến những biện pháp điều chỉnh, điều phối cán bộ lớp, kế hoạch hoạt động, mục tiêu phấn đấu của tập thể lớp
2.8 Nhận xét đánh giá chung về thực trạng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trong việc quản lý học sinh, sinh viên
Hiện nay đội ngũ GVCN lớp của nhà trường trong việc thực hiện chức năng của người quản lý còn nhiều hạn chế, chưa có được những biện pháp có hiệu quả để thực hiện một cách đầy đủ những chức năng quản lý của mình Kết quả này theo chúng tôi là bởi các nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Nội dung hoạt động quản lý HSSV của GVCN lớp chưa được cụ thể hoá hoặc là nêu rất sơ sài trong các quy chế của Bộ GD và ĐT, đặc biệt là quy chế HSSV các trường ĐH, CĐ
Trang 13+ Hoạt động quản lý HSSV của GVCN lớp được thực hiện trong bối cảnh Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa được thành lập
+ Mặt bằng kiến thức văn hoá cơ sở của HSSV thấp, HSSV của nhà trường được tuyển tập trung từ các tỉnh vùng xa, vùng sâu
+ Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo nói chung và công tác quản lý HSSV của nhà trường còn rất thiếu thốn và không tập trung
- Nguyên nhân chủ quan:
- Việc thực hiện chức năng quản lý của Ban chủ nhiệm khoa, Ban giám hiệu nhà trường chưa cao
- Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN lớp những kiến thức cơ bản của người làm công tác quản lý chưa tốt
- Công tác kiểm tra chưa chặt chẽ và không thường xuyên
- Công tác động viên, kích thích hoạt động quản lý HSSV của người GVCN lớp còn hạn chế
CHƯƠNG 3 NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌC SINH, SINH VIÊN CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1 Cơ sở xuất phát của việc đề ra những biện pháp quản lý học sinh, sinh viên của giáo viên chủ nhiệm lớp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
3.1.1 Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo nói chung và mục tiêu giáo dục đại học nói riêng
Mục tiêu giáo dục ĐH đã nêu rõ: đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong đó đã nêu rõ đối với đào tạo trình độ CĐ giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo