Khi thì bị sự rụt rè, khi thì bị niềm ghen tuông giày vò.

Một phần của tài liệu Toi yeu em (Trang 26 - 29)

niềm ghen tuông giày vò.

(?): Cảm xúc trong hai câu thơ có gì đặc biệt? Giọng điệu trữ có gì đặc biệt? Giọng điệu trữ tình chuyển biến ntn từ 4 câu thơ đầu sang hai câu 5+ 6? Nó hé mở trạng thái tình cảm gì trong nhân vật trữ tình?

- Điệp khúc: “Tôi đã yêu em” trở lại: Lí trí kìm nén, chế ngự nhưng cảm xúc vẫn trào dâng da diết. NVTT hồi nhớ, kiểm nghiệm lại tình yêu của mình. - Giọng điệu: Nếu 2 câu 3+4 trôi chảy liền mạch như một lời thề hứa dứt khoát thì 2 câu 5+6 lại có nhiều ngắt cách rối bời, khúc mắc:

+ Sử dụng 2 tiền tố phủ định liền nhau: “không thốt lên lời”, “không hi vọng”: nhấn mạnh sự vô vọng của mối tình đơn phương, âm thầm.

+ Dùng thể bị động: “bị giày vò”: NVTT không phải như chủ thể nữa mà như đối tượng chịu tác động của tình yêu.

+ Cấu trúc ngữ pháp: “Khi thì khi thì… ”: Góp phần diễn tả những biến động dồn dập sóng gió trong cảm xúc, tình cảm của NVTT.

+ Một loạt hình dung từ, mỗi từ như cô đặc một trạng thái cảm xúc cụ thể: . Nỗi khổ đau âm thầm

. Niềm tuyệt vọng

. Sự rụt rè trong hậm hực.

. Lòng ghen tuông giày vò, hành hạ.

 Những trạng thái tiêu cực trong tình yêu. Puskin nhấn mạnh “lòng ghen”, câu thơ gợi tâm trạng nặng nề, u ám trong NVTT. Đến đây có cảm tưởng NVTT rơi vào đáy sâu của nỗi khổ đau giày vò, hành hạ.

Tiểu kết:

- Hai câu thơ cho thấy sự thành thực của NVTT: không né tránh đã phân tích kiệt cùng tất cả những yếu

đuối, những bất lực, những góc

khuất tối tận đáy sâu tâm hồn mình. Đó là một tâm hồn yêu đương cháy bỏng trong âm thầm, cuồng nhiệt trong vô vọng, đắm đuối đến bối rối, âu lo, thắc thỏm. Một tâm hồn vật vã, trăn trở, day dứt khôn nguôi. -Tuy câu thơ nói cái bị động, tiêu cực nhưng vẫn làm hiện lên những nhịp đập sôi nổi, mạnh mẽ, tràn đầy sinh lực của trái tim yêu.

Một phần của tài liệu Toi yeu em (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(32 trang)