Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng Nguyễn Thị Kim Oanh Trường Đại học Gi
Trang 1Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng thành
phố Hải Phòng Nguyễn Thị Kim Oanh
Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Năm bảo vệ: 2008
Abstract: Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐDGNGLL) ở các trường Trung học cơ sở (THCS) Giới thiệu những vấn đề cơ bản của HĐDGNGLL ở cấp THCS (vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức, quy trình tổ chức HĐDGNGLL…), vai trò quản lý của hiệu trưởng đối với HĐDGNGLL Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng và tình hình chung về giáo dục THCS của quận Nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với HĐDGNGLL ở các trường THCS thuộc địa bàn này Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và những nguyên nhân của chúng trong việc quản lý của hiệu trưởng đối với HĐDGNGLL Kiến nghị 6 biện pháp bao gồm: nâng cao nhận thức và bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn, tổ chức HĐDGNGLL cho đội ngũ cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng), cán
bộ đoàn đội, giáo viên chủ nhiệm; quản lý việc xây dựng kế hoạch HĐDGNGLL của cán
bộ đoàn đội và giáo viên chủ nhiệm; quản lý chỉ đạo đội ngũ cán bộ đoàn đội, giáo viên chủ nhiệm thực hiện chương trình HĐDGNGLL; quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục tham gia vào HĐDGNGLL; nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả
cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho HĐDGNGLL; quản lý công tác kiểm tra đánh giá thi đua khen thưởng… nhằm quản lý có hiệu quả HĐDGNGLL của hiệu trưởng các trường THCS quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng
Keywords: Hoạt động ngoại khóa; Quản lý giáo dục; Trường trung học cơ sở; Hải Phòng
Content
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi nhân loại bước vào một nền văn minh mới: nền văn minh trí tuệ, nền kinh tế tri thức thì GD ngày càng được coi trọng hơn và là nhân tố quyết định sự thành bại của một quốc gia, của mỗi người trong xã hội
Trang 2Từ yêu cầu mới, một nhiệm vụ mới được đặt ra có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng, đó là sự hình thành, phát triển con người năng động, sáng tạo, tự chủ Để tự rèn luyện, hình thành và phát triển nhân cách, đòi hỏi mỗi cá nhân trong xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ nói chung, học sinh THCS nói riêng phải được tham gia vào các HĐ học tập, lao động, vui chơi giải trí phù hợp với lứa tuổi
Theo luật GD năm 2005 Điều 27 "Mục tiêu của GD phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"
HĐGDNGLL là một bộ phận không thể thiếu được của quá trình GD, là một trong những
HĐ cơ bản của HS bậc THCS được thực hiện có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, được tiến hành xen kẽ với chương trình dạy học và diễn ra trong suốt năm học (kể cả thời gian nghỉ hè)
Để khép kín quá trình GD đó HĐGDNGLL có thể được thực hiện ở mọi nơi mọi lúc
Hiện nay còn một số cán bộ GV, phụ huynh và HS chưa nhìn nhận một cách đúng đắn vai trò của HĐGDNGLL nên trong quá trình tổ chức, chỉ đạo và QL các HĐGDNGLL còn nhiều hạn chế, hình thức HĐ còn đơn điệu, công tác phối hợp giữa lực lượng GD trong và ngoài nhà trường chưa đồng bộ, công tác kiểm tra thi đua khen thưởng chưa kịp thời làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả
GD CSVC của nhiều trường còn thiếu thốn (nhất là một số trường xa trung tâm), muốn tổ chức nhiều
HĐ cũng không thể thực hiện được Môi trường GD chưa đảm bảo, xã hội còn nhiều biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, tâm lý, hành vi, lý tưởng của HS
Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, ở các trường học có chất lượng GD tốt đều là những trường thực hiện tốt GD toàn diện, không chỉ quan tâm đến HĐ dạy- học mà còn quan tâm đến việc QL có hiệu quả HĐGDNGLL
Với những lý do nêu trên, tôi chọn hướng nghiên cứu với tên đề tài:
Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Trung học cơ sở quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp QL HĐGDNGLL của HT ở các trường THCS trong quận Hồng Bàng nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện HS trong giai đoạn hiện nay
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
3.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở quận Hồng Bàng
3.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở quận Hồng Bàng hiện nay
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
HĐGDNGLL của các trường THCS quận Hồng Bàng TP Hải Phòng
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Trang 3Biện pháp QL của HT đối với HĐGDNGLL các trường THCS quận Hồng Bàng TP Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay
5 Giả thuyết khoa học
Chất lượng và hiệu quả HĐNGLL ở các trường THCS Quận Hồng Bàng TP Hải Phòng hiện nay còn nhiều hạn chế và bất cập do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ yếu tố QL của
HT Nếu nghiên cứu tìm ra các biện pháp QL và áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, hợp lý, khoa học
và đồng bộ các biện pháp QL của HT đối với HĐGDNGLL sẽ góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện HS các trường THCS ở quận Hồng Bàng TP Hải Phòng
6 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu và khảo sát thực trạng toàn bộ 08 trường THCS của quận Hồng Bàng
TP Hải Phòng
7 Các PPnghiên cứu
7.1 Nhóm PP nghiên cứu lý luận
Thu thập, đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu
7.2 Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn
- PP quan sát
- PP điều tra
- PP toạ đàm
- PP phỏng vấn sâu
- PP chuyên gia
- PP tổng kết kinh nghiệm
7.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ
- Sử dụng PP toán học để thống kê xử lý số liệu thu thập được
- Phân tích, so sánh rút ra nhận định
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn trình
bày trong ba chương như sau:
Chương 1 Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2 Thực trạng các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học cơ sở quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng
Chương 3 Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng ở trường Trung học cơ sở quận Hồng
Bàng thành phố Hải Phòng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp
Trang 4Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN HỒNG BÀNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 1.1 Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu
HĐGDNGLL, đã có các tác giả nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau, song về góc
độ HĐ QL của HT đối với HĐGDNGLL ở các trường THCS quận Hồng Bàng chưa được đề cập
có hệ thống, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này tại TP Hải Phòng
1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1 Các khái niệm liên quan đến vấn đề quản lý
1.2.1.1 Quản lý
Nói một cách tổng quát QL là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể QL đến
khách thể QL nhằm đạt được mục tiêu chung 1.2.1.2 Quản lý giáo dục
QLGD là những tác động có hệ thống, có khoa học, có ý thức và có mục đích của chủ thể QL lên đối tượng QL là quá trình D-H và GD diễn ra tại cơ sở GD
QLGD được hiểu một cách cụ thể là QL một hệ thống GD, có thể là một trường học, một trung tâm khoa học kỹ thuật, hướng nghiệp, dạy nghề, một tập hợp các cơ sở phân bố trên địa bàn dân cư
1.2.1.3 Quản lý trường học
QL trường học là HĐ của các cơ quan QL nhằm tập hợp và tổ chức các HĐ của GV, HS và các lực lượng GD khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực GD để nâng cao chất lượng GD
và ĐT trong nhà trường
1.2.2 Các khái niệm liên quan đến hoạt động giáo dục ngoài giừo lên lớp
1.2.2.1 Hoạt động
HĐ là phương thức tồn tại của con người bằng cách tác động vào đối tượng để tạo ra sản phẩm, nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân và nhóm xã hội
1.2.2.2 Hoạt động giáo dục
"HĐGD là thuật ngữ dùng để chỉ mọi HĐ mà nhà trường tổ chức hoặc phối hợp tổ chức nhằm mục đích GD HS theo yêu cầu của các mặt GD: GD đạo đức, GD trí tuệ, GD thể chất, GD thẩm mỹ
và GD lao động hướng nghiệp" [43]
1.2.2.3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐGDNGLL là những HĐ được tổ chức ngoài thời gian học trên lớp, được thể hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường, HĐ nối tiếp và thống nhất hữu cơ với
HĐ học, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách
HS theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội
1.2.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
QL HĐGDNGLL là quá trình người CBQL hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra HĐGDNGLL của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra Trong toàn bộ quá trình QL nhà trường thì QL HĐGDNGLL của HT là HĐ không thể thiếu và rất quan trọng QL HĐGDNGLL của
Trang 5HT nhà trường thực chất là QL về mục tiêu GD, QL về kế hoạch, đội ngũ, các điều kiện CSVC, công tác KT-ĐG, công tác phối hợp các lực lượng GD thực hiện HĐGDNGLL
1.3 Những vấn đề cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cấp Trung học cơ sở
1.3.1 Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.3.1.1 Vị trí
1.3.1.2 Vai trò
1.3.2 Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.3.2.1 Mục tiêu về nhận thức
1.3.2.2 Mục tiêu về rèn luyện kỹ năng
1.3.2.3 Mục tiêu về bồi dưỡng thái độ, tình cảm
1.3.3 Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.3.3.1 Nguyên tắc lựa chọn nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
☻Nguyên tắc phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước
☻Nguyên tắc tính đến đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của HS
☻Nguyên tắc đảm bảo phát triển tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS
1.3.3.2 Nội dung củahoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
☻HĐ chính trị - xã hội
☻HĐ văn hoá, nghệ thuật
☻HĐ thể dục thể thao
☻HĐ lao động, khoa học, kỹ thuật, hướng nghiệp
☻HĐ vui chơi giải trí
☻HĐ lao động công ích
1.3.4 Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.3.4.1 Phương pháp tổ chức
☻Phương pháp thảo luận
☻Phương pháp đóng vai
☻Phương pháp giải quyết vấn đề
☻Phương pháp giao nhiệm vụ
1.3.4.2 Hình thức tổ chức cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
☻Tiết HĐ đầu tuần
☻Tiết sinh HĐ cuối tuần
☻HĐGD theo chủ điểm
1.3.5 Quy trình chung tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng đổi mới phương pháp ở trường Trung học cơ sở
1.3.5.1 Một số nguyên tắc cần lưu ý khi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Tạo điều kiện cho HS quen dần và biết tự quản toàn bộ quá trình HĐ
- Nội dung HĐ phải bám sát mục tiêu của HĐGDNGLL, gắn với các yêu cầu GD của nhà trường, xã hội, địa phương ở từng thời điểm cụ thể
- Luôn đổi mới và đa dạng hoá các hình thức HĐ cho phù hợp với nhu cầu và hứng thú của
HS
1.3.5.2 Quy trình tổ chứchoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
☻Bước 1: Chuẩn bị HĐ
Trang 6☻Bước 2: Tiến hành và kết thúc HĐ
☻Bước 3: Đánh giá kết quả HĐ
1.4 Vai trò quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học cơ sở
1.4.1 Đặc thù của ở cấp Trung học cơ sở
1.4.1.1 Đặc điểm của học sinh Trung học cơ sở với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HS THCS là lứa tuổi thiếu niên với những thay đổi phức tạp về cả tâm lý và sinh lý, cả
về thái độ lẫn hành vi Các em thiếu kinh nghiệm sống
1.4.1.2 Đặc thù của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cấp Trung học cơ sở
"HĐGDNGLL thực sự là một bộ phận hữu cơ của hệ thống HĐGD ở trường THCS
HĐGDNGLL cùng với HĐ dạy học trên lớp là một quá trình gắn bó, thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp hoc" [38, tr.6]
Các HĐGDNGLL theo phương châm từ chỗ "Thầy thiết kế - trò thi công" đến chỗ "Trò tự
thiết kế - tự thi công"
1.4.2 Vai trò Quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học cơ sở
1.4.2.1 Quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.4.2.2 Quản lý đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.4.2.3 Quản lý việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.4.2.4 Quản lý về việc phối hợp, huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.4.2.5 Quản lý việc kiểm tra đánh giá thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN HỒNG
BÀNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 Vài nét khái quát về đặc điểm kinh tế-xã hội-giáo dục quận Hồng Bàng
2.1.1 Một số đặc điểm về kinh tế - văn hóa - xã hội
2.1.2 Đặc điểm giáo dục quận Hồng Bàng
2.2 Thực trạng giáo dục Trung học cơ sở quận Hồng Bàng - Hải Phòng
2.3 Thực trạng các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các trường Trung học cơ sở quận Hồng Bàng
2.3.1 Thực trạng tiến hành hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Trung học cơ
sở quận Hồng Bàng
2.3.1.1 Thực trạng nhận thức của BGH, CBĐĐ, GVCN, PHHS, HS quận Hồng Bàng về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trang 7☻Thực trạng nhận thức của BGH, CBĐĐ, GVCN, PHHS, HS quận Hồng Bàng về vị trí, vai trò,
của HĐGD NGLL
Qua khảo sát thực trạng nhận thức của BGH, CBĐĐ, GVCN, PHHS, HS quận Hồng Bàng về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL cho thấy BGH và CBĐĐ có sự tương đồng về quan điểm, họ đánh giá rất cao vị trí, vai trò của HĐGDNGLL Tỷ lệ đánh giá mức độ quan trọng trở lên đạt trên 90% Đây là điều kiện thuận lợi để chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường thực hiện tốt chương trình HĐGDNGLL GVCN đánh giá mức độ quan trọng trở lên đạt trên 70% HS nhận thức ở mức thấp hơn, (58,3%) Đặc biệt, là PHHS nhận thức còn rất thấp, họ chưa hiểu hết
vị trí vai trò của HĐGDNGLL, đánh giá của họ đạt 30% ở mức độ quan trọng Vì vậy, BGH các trường cần có biện pháp tích cực hơn nữa tuyên truyền đến PHHS và HS để nâng cao chất lượng HĐGDNGLL
☻Thực trạng nhận thức về nhiệm vụ HĐGDNGLL
- Nhiệm vụ GD nhận thức: có trên 90% BGH, CBĐĐ, GVCN đánh giá ở mức độ QT
và RQT
- Nhiệm vụ GD thái độ: 100% BGH, 95,8% CBĐĐ, 93% GVCN đánh giá ở mức độ QT và RQT
Có 4,2% CBĐĐ, 7% GVCN còn đánh giá ở mức độ TĐQT
- Nhiệm vụ rèn cho HS kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá, có 100% BGH và CBĐĐ
nhận thức đánh giá ở mức QT và RQT, có 93,7% GVCN
Như vậy, việc nhận thức của BGH, CBĐĐ, GVCN về nhiệm vụ của HĐGDNGLL là rất cao Tuy nhiên còn một số ít GVCN nhận thức chưa đầy đủ, toàn diện, BGH các trường cần có biện pháp tuyên truyền tốt hơn
2.3.1.2 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Trung học cơ sở
quận Hồng Bàng
☻Thực trạng XD kế hoạch HĐGDNGLL
BGH là người XD kế hoạch nên đã đánh giá ở mức độ cao còn GVCN là người thực thi kế hoạch nên đánh giá khách quan hơn Còn 30% ý kiến đánh giá chỉ ở mức độ trung bình vì còn một số lãnh đạo XD kế hoạch chậm, có trường chỉ có kế hoạch năm
Về việc triển khai kế hoạch HĐ cho GVCN, có 60,9% BGH, 56,5% CBĐĐ và 53,1% GVCN đánh ở mức độ khá Mức độ tốt còn thấp Ý kiến của GVCN đánh giá ở mức TB tương đối cao (có tới 28%)
Người QL muốn các HĐ đạt kết quả tốt thì cần phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả trang thiết bị phục vụ cho HĐ Ở nội dung này chỉ có 16,3% ý kiến đánh giá, tốt, còn 33,7% ở mức trung bình BGH và CBĐĐ có sự tương đồng trong ý kiến đánh giá (trên 20% tốt)
Việc xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng khá quan trọng nhưng trong thực tế việc này làm chưa đạt hiệu quả Các ý kiến tập trung cao ở mức độ trung bình (BGH 30,4%; 33,3% CBĐĐ; 38,8% GVCN)
Kế hoạch KT-ĐG thì có nhưng đánh giá khen thưởng kịp thời thì các trường chưa làm được Ý kiến của BGH, CBĐĐ, GVCN thống nhất cho rằng làm tốt việc này mới chỉ đạt 17% Mức độ trung
7
Trang 8bình đạt 33% Thậm chí còn có GVCN đánh giá mức độ thực hiện xếp loại yếu (2,5%) Đây cùng là con số để các nhà QL phải suy nghĩ
đầy đủ thì hiệu trưởng cần yêu cầu xây dựng thật tốt kế hoạch HĐ để đưa HĐ về đích với hiệu quả cao nhất Bên cạnh đó, HT cần phải QL tốt hình thức HĐ làm cho HĐ phong phú đa dạng, gây hứng thú, say mê HĐ cho HS cấp THCS Việc tổ chức HĐ bao giờ cũng đòi hỏi phải
có CSVC đảm bảo có kế hoạch, có tính khả thi và HĐ đạt kết quả cao Nhận thức có đúng đắn,
kế hoạch có hợp lý, CSVC đầy đủ song sự phối hợp các lực lượng GD không tốt thì HĐGD NGLL cũng bị hạn chế trong khâu tổ chức thực hiện HĐ, kết thúc HĐ nhất thiết phải có khâu KT
- ĐG và khen chê kịp thời để HĐ sau thành công hơn Việc KT - ĐG phải căn cứ vào kế hoạch
đề ra, yêu cầu về mục tiêu GD cần đạt của HĐ và đánh giá cần dựa vào quy trình đánh giá thì kết quả đánh giá sẽ khách quan hơn
Như vậy, các biện pháp nêu trên có sự kết hợp chặt chẽ biện chứng với nhau Mỗi biện pháp có thế mạnh riêng, vậy không nên coi nhẹ biện pháp nào Để quản lý HĐGDNGLL đạt hiệu quả cao nhất, HT không thể thực hiện riêng biệt, tách rời các biện pháp nêu trên mà cần thực hiện một cách đồng bộ, khoa học
có sự ràng buộc, gắn kết, mật thiết với nhau, tạo điều kiện hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình QL Thực hiện tốt các biện pháp nêu trên HĐGD NGLL sẽ đạt hiệu quả cao thiết thực góp phần
to lớn vào việc GD toàn diện cho HS.liên quan đến lứa tuổi vị thành niên chưa được tổ chức thường xuyên Có 10% GVCN và 8,7% HS cho rằng không bao giờ tổ chức du lịch, học tập dã ngoại Đối với BGH và CBĐĐ cùng chung quan điểm (60% cho rằng thỉnh thoảng mới tổ chức cho HS đi tham quan) Vì vậy kết quả cũng đạt mức độ yếu và trung bình Có 63,3% HS và 21,3% GVCN đánh giá ở mức trung bình, thậm chí còn có đến 31,2% ý kiến GV đánh giá ở mức yếu Mọi HĐ thường diễn ra trong phạm vi trường, địa bàn phường
Sinh hoạt câu lạc bộ TDTT thì chưa được tổ chức thường xuyên vì điều kiện sân chơi, bãi tập thiếu, thậm chí có trường chưa có sân tập, phòng tập Vì thế mà có 10% GVCN được hỏi cho rằng không bao giờ HĐ câu lạc bộ TDTT BGH, CBĐĐ, HS có quan điểm đồng nhất hơn GVCN (có 60% được khảo sát đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên) Khi được hỏi về kết quả thực hiện thì ý kiến của họ khác nhau: Có 56,5%BGH, 54,2% CBĐĐ đánh giá kết quả khá; có 8,5 BGH, CBĐĐ đánh giá kết quả thực hiện yếu Ý kiến của GVCN, có 23,8% dánh giá khá; có tới 26,2% ý kiến đánh giá kết quả yếu Với HS, không có ý kiến đánh giá kết quả thực hiện yếu nhưng có 55,0% đánh giá kết quả trung bình
Đặc biệt là HĐ giáo dục giới tính, tư vấn về vấn đề liên quan đến lứa tuổi chưa được BGH các trường quan tâm cộng với sự ngại ngùng, thiếu tự tin không dám chia sẻ, tâm sự của học sinh nên HĐ ít tổ chức, có trường không tổ chức Có 9,3% các đối tượng khảo sát trả lời không bao giờ tổ chức Có trên 60% các đối tượng khảo sát trả lời thỉnh thoảng nội dung HĐ này mới được tổ chức Chính vì thế mà hiệu quả HĐ không tốt Có 21,7% BGH, có28,7% GVCN, có 8,3% CBĐĐ đánh giá kết quả yếu, trong khi đó không có HS nào đánh giá yếu Điều này cho thấy HS chưa quan tâm đến nội dung HĐ này
Tóm lại, nội dung HĐGDNGLL được thực hiện thường xuyên nhưng kết quả đạt được chưa tốt, mức trung bình và yếu còn nhiều Lý do là HĐ còn mang tính hình thức, đếm đầu việc
Trang 9để thực hiện, hoặc do kinh phí hạn hẹp không đầu tư cho HĐ, hoặc phụ huynh, HS chưa thực sự quan tâm đến các HĐGDNGLL Để HĐ thực hiện thường xuyên và mang lại hiệu quả cao thì đòi hỏi các lực lượng GD trong nhà trường phải quan tâm hơn nữa về PP tổ chức, hình thức HĐ để thu hút mọi người cùng tham gia
2.3.1.3 Thực trạng sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Kết quả khảo sát cho thấy: có 21,7% BGH, 25,0% CBĐĐ, và có 17,5% GVCN cho rằng HĐGD NGLL thường xuyên được sử dụng phương tiện nghe nhìn gây hứng thú cho người tham gia HĐ; 100% GVCN sử dụng thường xuyên phấn, giấy màu, các loại tranh ảnh do HS sưu tầm để trang trí lớp khi tổ chức HĐ; Có 56,5% BGH, 58,4% CBĐĐ, 62,5% GVCN khẳng định các phương tiện hiện đại thỉnh thoảng mới được sử dụng Có 33,7% GVCN không bao giờ sử dụng vì kinh phí quá hạn hẹp
2.3.1.4 Nguyện vọng của học sinh về nội dung các loại hình
Có 70% HS có nguyện vọng thích và rất thích tham gia HĐ Tuy nhiên vẫn còn 3,1% không thích tham gia các HĐ Đặc biệt có 8% HS không thích nghe báo cáo thời sự về các vấn
đề chính trị-xã hội nổi bật và tuyên truyền, cổ động chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vì các HĐ này mang tính hình thức, nặng về thuyết trình lý thuyết, chưa có sự sáng tạo nội dung, các phương pháp HĐ nên chưa tạo hấp dẫn cho HS tham gia
Kết quả khảo sát thu được là có 60% ý kiến cho rằng cần tăng thời gian tổ chức, có 30% ý kiến giữ nguyên thời gian tổ chức, có 10% ý kiến cho rằng giảm thời gian tổ chức
Nhìn chung, HĐGDNGLL của các trường THCS quận Hồng Bàng mới chỉ thu hút được bình quân khoảng 50% số HS thích tham gia các HĐ vì các HĐ chưa đủ hấp dẫn để lôi cuốn các
em, một bộ phận GV, HS lại đề cao việc học văn hoá hơn so với HĐGDNGLL
Như vậy, để nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL, HT cần chỉ đạo đội ngũ GV lựa chọn nhiều hình thức, nội dung HĐ cho phù hợp với tâm tư nguyện vọng của HS để từ đó có thể phát huy năng lực, sở trường, khả năng sáng tạo của học trò
2.3.2.Thực trạng quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Trung học cơ sở quận Hồng Bàng
2.3.2.1 Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trong các nội dung khảo sát thì mức độ TB và yếu chiếm tỷ lệ cao Có 43,5% BGH, 37,5% CBĐĐ, 32,6% GVCN đánh giá mức trung bình Có 26,1% BGH, 26,8% GVCN, 25% CBĐĐ đánh giá xếp loại yếu
QL công tác XDKH còn chưa đạt kết quả cao là do HT uỷ quyền cho phó hiệu trưởng, TPT lập
kế hoạch; Có hiệu trưởng cho rằng chuyên môn mới cần cụ thể, còn kế hoạch HĐGDNGLL chỉ cần chung cho cả năm học là đủ (quan điểm này tập trung ở một số hiệu trưởng lớn tuổi) Vì vậy, khi thực hiện HĐ gặp rất nhiều khó khăn và dẫn đến chất lượng hiệu quả công việc không cao
2.3.2.2 Thực trạng quản lý việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Khảo sát việc QL thực hiện kế hoạch qua đánh giá kết quả các HĐ, có trên 60% đối tượng khảo sát
đánh giá TB và yếu, cho thấy nhà trường chưa quan tâm đến lĩnh vực này
Trang 102.3.2.3 Thực trạng quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Kết quả khảo sát cho thấy việc QL xây dựng kế hoạch sử dụng CSVC phục vụ cho HĐGDNGLL còn rất yếu, có trên 10% ý kiến đánh giá mức yếu
Việc QL kế hoạch sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL đòi hỏi người HT phải năng động, có sự phối kết hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để huy động tối đa nguồn lực phục vụ HĐ ngày càng tốt hơn
2.3.2.4 Thực trạng quản lý sự phối kết hợp các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Kết quả khảo sát cho thấy việc quản lý của BGH đối với CBĐĐ, GVCN trong sự phối hợp với Đoàn Đội cấp trên còn yếu Sự đánh giá của các đối tượng khảo sát có sự tương đồng nhau (trên 70% đánh giá mức độ TB yếu)
Qua phỏng vấn lại sau khi khảo sát bằng phiếu hỏi một số hiệu trưởng, tác giả được biết họ ủng hộ GVCN trong việc phối hợp với các lực lượng GD khác để GD học sinh nhưng để phục vụ riêng cho HĐGDNGLL thì chưa thật cần thiết Quan điểm này tập trung ở một vài hiệu trưởng đã lớn tuổi
Do vậy thực trạng QL chỉ đạo sự phối kết hợp các lực lượng GD tham gia tổ chức HĐGDNGLL là chưa đồng đều giữa các trường trong quận
2.3.2.5 Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên lớp
Nguyên nhân chủ yếu của việc HĐGDNGLL kém hiệu quả cũng là do khâu KT-ĐG của BGH đối với HĐGDNGLL chưa tốt Có 30,5% BGH, GVCN đánhgiá mức độ yếu
2.3.2.6 Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về nghiệp vụ hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên lớp
Việc QL bồi dưỡng đội ngũ GV về HĐGD NGLL ở các trường THCS quận Hồng Bàng chưa thực sự có chất lượng dẫn đến việc GV tổ chức các HĐ chưa được hiệu quả Nội dung HĐ lặp lại, hình thức thì đơn điệu làm cho HS nhàm chán, không hứng thú nên
HS không có ý thức tự giác và động lực tham gia tổ chức HĐ
2.4 Đánh giá thực trạng và nguyên nhân
2.4.1 Đánh giá thực trạng
Qua khảo sát bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp đội ngũ BGH, CBĐĐ, GVCN ở các trường THCS quận Hồng Bàng cho thấy họ đã nhận thức đúng về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của HĐGDNGLL Nhận thức của CBĐĐ có sự tương đồng với BGH; GVCN nhận thức chưa đầy đủ và toàn diện nên chưa tuyên truyền sâu rộng đến các bậc phụ huynh và HS Vì PHHS và HS thiếu sự hiểu biết về HĐGDNGLL nên chưa quan tâm đến HĐ của các trường, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả HĐ
Nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở các trường THCS quận Hồng Bàng còn nghèo nàn đơn điệu, chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS Thời gian tổ chức thì có song điều kiện tổ chức lại khó khăn Đa số các nội dung hình thức tổ chức HĐGDNGLL