Nguyễn Võ Kỳ Anh Năm bảo vệ: 2008 Abstract: Với đối tượng nghiên cứu là biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đề tài tiến hành khảo sát trên 250 học sinh của Trường
Trang 1Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đồ Sơn
thành phố Hải Phòng
Đặng Thị Xường
Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh
Năm bảo vệ: 2008
Abstract: Với đối tượng nghiên cứu là biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp, đề tài tiến hành khảo sát trên 250 học sinh của Trường THPT Đồ Sơn, Hải Phòng
và Ban Giám hiệu, Ban Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Đoàn thanh niên, đội ngũ giáo viên, đội ngũ Cán sự học sinh, cha mẹ học sinh, để thấy rõ thực trạng về nhận thức, về tổ chức quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường Trên
cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp quản lý công tác này: nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giỏi chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao; tăng cường cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Đồ Sơn thời gian tới
Keywords: Hoạt động giáo dục; Quản lý giáo dục; Trường trung học phổ thông
Nghị quyết TW2 khoá VIII đã khẳng định “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục- đào
tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”
Chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo dến năm 2020 của chính phủ nêu: “ Để đi tắt, đón đầu từ một nước kém phát triển thì vai trò của giáo dụcvà khoa học công nghệ lại càng có
Trang 2tính chất quyết định Giáo dục phải đi trước một bước, nâng coa dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược của kinh tế – xã hội”
Để làm được điều đó, trong chương trình đào tạo ở các cấp học, ngành học mà Bộ giáo dục
và Đào Tạo xây dựng, ngoài các môn học cung cấp kiến thức cơ sở còn có các hoạt động bổ trợ, trong đó phải kể đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trong văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 6236/GD - ĐT về Chỉ thị đổi mới phương pháp giáo dục tháng 9/1995 đã chỉ ra các phương pháp giáo dục hiện đại mà Nghị quyết TW4 đã nêu: những phương pháp “hoạt động”, “tích cực”, “hợp tác”, “học bằng hành động”, “giải quyết vấn đề”, “xử lí tình huống”, “nghiên cứu trong dạy học”… đều là những phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của người học, thuộc hệ thống giáo dục tích cực
Như vậy đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục phù hợp với yêu cầu phát
triển sự nghiệp giáo dục, phát triển đất nước hiện nay là một việc làm tất yếu Đổi mới PPDH – giáo dục cần định hướng vào việc phát triển tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng hợp tác, khả năng tự đề xuất và giải quyết các vấn đề trong quá trình học tập và nhận thức cũng như khả năng tham gia vào các hoạt động mang tính tích cực
“Nhân cách của học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: Con đường dạy học và con đường hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” HĐGDNGLL là một trong ba kế hoạch đào
tạo (Dạy học, giáo dục ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp dạy nghề) của trường phổ thông nhằm
thực hiện mục tiêu đào tạo theo các hướng giáo dục: Đạo đức nhân văn, khoa học và kỹ thuật
1.2 Xuất phát từ vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục quan trọng ở trường phổ thông, góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu giáo dục trong trường phổ thông Đây là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng
Hoạt động này là sự tiếp nối các hoạt động dạy học ở trên lớp, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá, nó không chỉ nhằm củng cố, bổ sung kiến thức các môn văn hoá, khoa học mà còn giúp học sinh nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhân loại, có
ý thức với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội đồng thời củng cố và rèn các kĩ năng cần thiết cho học sinh để phát triển các năng lực như năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị- xã hội, năng lực tổ chức quản lí, năng lực bày tỏ quan điểm của mình trước tập thể HĐGDNGLL góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở học sinh, góp phần quan trọng vò sự hình thành và phát triển nhân cách cho các em
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội HĐGDNGLL thu hút và phát huy tiềm năng của các lực lượng giáo dục, góp
Trang 3phần quan trong năng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, làm cho mối quan hệ thầy trò thêm gắn bó
1.3 Xuất phát từ thực trạng quản lí và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện nay nói chung và trường Trung học phổ thông Đồ Sơn nói riêng
HĐGDNGLL có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng Tuy nhiên trong các trường phổ thông nói chung, trường THPT Đồ Sơn nói riêng, lâu nay chúng ta quan tâm chủ yếu tới kế hoạch dạy học chưa quan tâm thoả đáng đến kế hoạch giáo dục Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được tổ chức triển khai ở các trường THPT nhưng nhiều đơn vị vẫn chưa chú trọng đầu tư đúng mức, tổ chức còn mang tính hình thức, còn dựa vào kinh nghiệm, cán bộ giáo viên chưa nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức, HĐGDNGLL còn được coi là hoạt động phụ khoá, mất thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động học tập nên còn bị xem nhẹ, coi thường Bên cạnh đó, cơ sở vật chất nhà trường lại quá thiếu thốn, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tổ chức HĐGDNGLL
Ý thức được vị trí, vai trò và sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với công tác giáo dục- đào tạo, xuất phát từ những lí do trên (cả khách quan và chủ quan), tôi nhận thấy rằng, để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự hữu ích và thành công, ngoài vai trò của giáo viên và
học sinh thì các biện pháp quản lí và tổ chức là chìa khoá quyết định sự thành công này Vì vậy,
tôi lựa chọn đề tài “Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung
học phổ thông Đồ Sơn thành phố Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu của mình Qua để tài, bản
thân tôi mong tìm ra được cơ sở lí luận để áp dụng vào thực tiễn, đề ra những biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng và đề xuất những biện pháp quản lý HĐGDNGLL có hiệu quả nhằm góp phần năng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh ở trường THPT Đồ Sơn Hải Phòng
3 Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lí hoạt động giáo dục, quản lí
HĐGDNGLL
- Nghiên cứu thực trạng HĐGDNGLL ở trường trung học phổ thông Đồ Sơn Hải Phòng
- Đề xuất những biện pháp Quản lí HĐGDNGLL nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường trung học phổ thông Đồ Sơn Hải Phòng trong năm học
2006-2007 và 2007-2008
- Khảo nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp quản lí HĐNGLL
4 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lí hoạt động giáo dục trường trung học phổ thông
Trang 44.2 Đối tượng nghiên cứu
- Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Đồ Sơn Hải Phòng
4.3 Đối tượng khảo sát
- Tổng số 250 học sinh của trường THPT Đồ Sơn Hải Phòng
- Hiệu trưởng, Ban giám hiệu, Ban Quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Đoàn thanh niên, đội ngũ giáo viên, đội ngũ Cán sự học sinh, lực lượng Cha mẹ học sinh
5 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Đồ Sơn Hải Phòng trong năm học 2006-2007 và 2007-
2008
6 Giả thuyết khoa học
Đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý HĐGDNGLL chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh ở trường THPT Đồ Sơn thành phố Hải Phòng
7 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được những nội dung trên, luận văn thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau đây:
7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp
hệ thống hoá và khái quát hoá, phương pháp trực quan và cụ thể hoá
7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: bao gồm các phương pháp quan sát, điều
tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm
7.3 Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng một số công thức toán thống kê để xử lý kết quả
nghiên cứu
8 Cấu trúc luận văn
Chương 1 Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng quản lí và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Đồ Sơn thành phố Hải Phòng
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đồ Sơn thành phố Hải Phòng
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Trên thế giới
Trang 5Theo các nhà giáo dục Anh, Mĩ, Nhật Bản đều nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động ngoài giờ lên lớp, coi các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh gắn kiến thức với cuộc sống, họ xem các hoạt động này là một phần quan trọng của công tác giáo dục thế hệ trẻ Điều dó được thể hiện ở nhiêu công trình nghiên cứu các nhà giáo dục ở các nước này J.A.Cô men xki - ông tổ của nền sư phạm cận đại trong thời gian làm cố vấn giáo dục tại Hung ga ri đã rất coi trọng hoạt động ngoài giờ lên lớp
1.1.2 Trong nước
Tư tưởng giáo dục toàn diện của Hồ Chí Minh và của Đảng ta đã chính thức là kim chỉ nam cho hành động phát triển giáo dục Từ những năm 1983-1984 Bộ GD đã hướng dẫn các trường phổ thông cần chú ý tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cân đối và song song với kế hoạch dạy học nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mà Bộ đề ra Có nhiều công trình nghiên cứu trong nước đã làm nổi rõ tầm quan trọng của các hoạt động ngoài giờ lên lớp và chỉ
ra nhiều biện pháp cho người hiệu trưởng để tổ chức và quản lý tốt các hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (Phạm Lăng, Nguyễn Văn Thiềm, Đinh Xuân Huy)
Luận văn này nêu rõ những biện pháp nào là cần thiết và hữu hiệu để tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh trường THPT Đồ Sơn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay
1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Khái niệm chung về quản lí
1.2.1.1 Khái niệm quản lý
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng đều khẳng địng: Quản lí là một
quá trình tác động có định hướng , có tính chất lựa chọn các tác động phù hợp dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm tạocho đối tượng vưà vận hành trong thế ổn định, vừa tạo sự phát triển theo mụcđích đề ra được thực hiện thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá
1.2.1.2 Khái niệm quản lí giáo dục
Có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng ở trong và ngoài nước Đó là công trình nghiên cứu của các Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Viết Vượng, của nhà giáo dục học người Nga P V Khu đô min xki
Khái quát lại, có thể nói, quản lí giáo dục về thực chất là quản lí có hiệu quả chất lượng giáo dục được thực hiện thông qua các tác động có mục đích, có kế hoạch, qua các chức năng tổ chức chỉ đạo và kiểm tra đánh giá để đào tạo thế hệ trẻ thông minh sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và xã hội
1.2.1.3 Khái niệm quản lí nhà trường
Trang 6Quản lý nhà trường phổ thông là sự tác động có định hướng có kế hoạch của chủ thể quản
lý lên tất cả các nguồn lực theo nguyên lý giáo dục, nhằm đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường tiến tới mục tiêu giáo dục
Quản lí nhà trường thực chất là việc người hiệu trưởng xây dựng mục tiêu,
kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm ta đánh giá các kết quả đạt được so với yêu cầu và chuẩn mực đề ra trong chương trình giáo dục và nhiệm vụ năm học về chất lượng phát triển toàn diện nhân cách của học sinh
1.2.2 Khái niệm quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp
1.2.2.1 Khái niệm hoạt độnggd ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục được thực hiện một cách
có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo học sinh, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội
Hoạt động này do nhà trường quản lí, tiến hành ngoài giờ dạy trên lớp
Nó được tiến hành xen kẽ hoặc tiếp nối chương trình dạy học trong phạm vi nhà
trường hoặc trong đời sống xã hội, được diễn ra trong suốt năm học và cả thời
gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục
1.2.2.2 Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Đây là hoạt động của nhà quản lý tác động đến tập thể giáo viên và học sinh ngoài giờ
lên lớp nhằm tổ chức, điều hành để đưa hoạt động HĐNGLL thành nền nếp, phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu đào tạo nhân cách người học sinh trong nhà trường THPT
1.2.3 Mục tiêu của hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông
- Thứ nhất, HĐGDNGLL tăng cường hiểu biết về các giá trị truyền thống củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp; có ý thức với bản thân, gia đình và xã hội; bước đầu có ý thức định hướng nghề nghiệp
- Thứ hai, HĐGDNGLL tiếp tục rèn luyện các kĩ năng cơ bản đã có từ THCS, tiếp tục phát triển các năng lực chủ yếu như: tự hoàn thiện, thích ứng, giao tiếp, hoạt động chính trị – xã hội,
tổ chức quản lí, hợp tác…
- Thứ ba, HĐGDNGLL giúp học sinh biết tỏ thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân
1.2.4 Vị trí, vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp với việc phát huy tính tích cực hoạt động
và giáo dục đạo đức của học sinh
1.2.4.1 Hoạt động ngoài giờ lên lớp với tính đa dạng của nó sẽ thu hút HS tham gia vào quá
trình tổ chức hoạt động Chính điều đó là một trong những yếu tố quan trọng kích thích tính tích cực của học sinh
Trang 7Với đặc thù riêng, HĐGDNGLL đã tạo nên những điều kiện thuận lợi để học sinh rèn luyện tính tích cực hoạt động Các nội dung hoạt động với tính đa dạng của nó đã thực sự đem lại cho học sinh nhiều niềm hứng thú để tham gia
HĐGDNGLL có nhiệm vụ liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động Có thể coi đây là vai trò gián tiếp của HĐGDNGLL trong việc thức đẩy tính tích cực hoạt động của học sinh
1.2.4.2 hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần hoàn thiện quá trình giáo dục, hướng HS vào các
mục tiêu giáo dục sau như giáo dục tư tưởng – chính trị, hình thành nhu cầu hứng thú, thói quen tốt trong học tập, lao động, công tác xã hội và cách xử sự có văn hoá, củng cố, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành, bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động thực tiễn
1.2.5 Chức năng của hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Trước hết, HĐGDNGL có chức năng củng cố, bổ sung kiến thức các bộ
môn văn hoá, khoa học
- Thứ hai, HĐGDNGLL trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tài năng và thiên hướng nghề nghiệp cá nhân
- Thứ ba, thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội trong HĐNGLL tạo điều kiện cho HS hoà nhập vào đời sống xã hội
- Thứ tư, HĐGDNGLL phát huy tác dụng của nhà trường đối với đời sống,
1.2.6 Tính chất của hoạt động ngoài giờ lên lớp
- HĐGDNGLL là một hoạt động có bình diện hoạt động rộng:
- HĐGDNGLL là một hoạt động mang tính quy luật đặc thù của quá trình giáo
dục học sinh
- HĐGDNGLL là một hoạt động đa dạng về mục tiêu
- HĐGDNGLL là một hoạt động có tính năng động của chương trình,kế hoạch
- HĐGDNGLL là một hoạt động phong phú và đa dạng về nội dung và hình thức, phức tạp
khó khăn trong việc kiểm tra đánh giá
1.2.7 Nguyên tắc cơ bản của hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Đảm bảo tính mục đích, tính tổ chức, tính kế hoạch
- Đảm bảo tính tự nguyện, tự giác, tự quản
- Đảm bảo tính tập thể
- Đảm bảo tính tính đa dạng, phong phú
- Đảm bảo tính hiệu quả
1.2.8 Nội dung và hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp
1.2.8.1 Phân loại hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp
* Theo tiến độ thời gian, thực hiện xen kẽ với chương trình kế hoạch học tập
Trang 8các môn học trên lớp : hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hoạt động hè
* HĐGDNGLL theo chủ đề (theo tháng)
* Hoạt động đáp ứng yêu cầu xã hội:
1.2.8.2 Nội dung
Gồm 6 vấn đề được thể hiện trong chủ đề hoạt động trong 12 tháng :
- Lí tưởng sống của thanh niên trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước
- Tình bạn, tình yêu và gia đình
- Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng; bảo về di sản văn hoá
- Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp
- Những vấn đề có tính toàn cầu như: bảo vệ môi trường; hạn chế sự bùng nổ dân số; chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng ngừa và đẩy lùi các tệ nạn xã hội; đẩy lùi các bệnh tật hiểm nghèo; thực hiện Công ước LHQ về Quyền trẻ em
1.3 Vai trò của người quản lí trong công tác quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp
1.3.1 Vai trò của người Hiệu trưởng
1.3.1.1 Vai trò quản lý nhà trường
Người Hiệu trưởng có những vai trò như : tổ chức bộ máy nhà trường, xây dựng kế hoạch
và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên môn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên, quản lý và tổ chức giáo dục học sinh, quản lý các HĐGDNGLL, quản lý hành chính, tài chính, tài sản
của nhà trường
1.3.1.2 Vai trò quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bao gồm các nội dung sau:
+ Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực hiện HĐGDNGLL
+ Phối hợp với cán bộ Đoàn thực hiện HĐGDNGLL + Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh
+ Quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính phục vụ HĐGDNGLL
+ Quản lí sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường
1.3.2 Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
1.3.3 Bộ máy quản lý - tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bao gồm: + Chi bộ Đảng:
+ Tiểu ban HĐGDNGLL
+ Công đoàn nhà trường + Tổ chuyên môn, tổ giáo viên chủ nhiệm Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Trang 91.4 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông
1.4.1 Đặc điểm của trường trung học phổ thông và học sinh Trung học phổ thông
Học sinh THPT là lứa tuổi dồi dào về thể lực, trí tuệ nhạy bén, thích tìm tòi cái mới, ưa sáng tạo, có ý thức tự khẳng định mình, thích tự lập, có khát vọng tìm
đến cái “Chân- Thiện- Mĩ” Thực hiện các HĐGDNGLL và đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL vừa là một tất yếu, vừa phải gắn với đặc điểm HS THPT hiện nay
1.4.2 Hoàn cảnh xã hội
Hoàn cảnh kinh tế- xã hội nước ta hiện nay làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội đòi hỏi học sinh phải đối diện, phải ứng xử phù hợp, điều đó đòi hỏi nhà trường phải quan tâm hơn nữa giữa việc phối hợp dạy- học và giáo dục thông qua các hoạt động HĐGDNGLL
Với nhận thức đó, chương I của luận văn là những nội dung cơ bản của lý luận quản lý có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài là: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Từ cơ sở lý luận đó để phân tích thực trạng
và đề xuất biện pháp quản lý HĐGDNGL ở trường THPT Đồ Sơn thành phố Hải phòng Hải Phòng
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
ĐỒ SƠN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế và văn hoá của Quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng
2.1.1 Vị trí địa lí
Đồ Sơn nằm cách Trung tâm thành phố Hải Phòng 22km về phía Đông Nam, với tổng diện tích tự nhiên là 4327.29 ha, dân số 51.417 người Vị trí địa lí đặc thù của Quận, nằm bên vùng biển Vịnh Bắc Bộ là tiềm năng quan trọng cho phát triển du lịch, dịch vụ và khai thác nuôi trồng thuỷ hải sản
2.1.2 Về giáo dục- đào tạo
Trang 10Trong những năm qua, Quận đã duy trì và nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học Mạng lưới giáo dục từ bậc mầm non đến trung học phổ thông, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và quy mô học sinh trên địa bàn Quận Quận đạt phổ cập Tiểu học năm 1991, đạt phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi năm 2000, được công nhận phổ cập THCS năm 1998, về cơ bản hoàn thành phổ cập THPT và nghề năm 2005 96,8% đối tượng học sinh được huy động học THPT, TH Bổ túc và học nghề
Đội ngũ giáo viên đủ theo quy định, cơ cấu giáo viên đồng bộ 100% đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, 85% giáo viên Mầm non, 75% giáo viên Tiểu học, 30% giáo viên THCS, 14% giáo viên THPT đạt
trên chuẩn.[1] (Nguồn: Phòng giáo dục Quận Đồ Sơn )
2.2 Vài nét khái quát về trường Trung học phổ thông Đồ Sơn thành phố Hải Phòng
2.2.1 Đặc điểm, tình hình nhà trường trong năm học 2006-2007 và 2007-2008
Trường THPT Đồ Sơn thành lập năm 1969, trải qua gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay quy mô phát triển của nhà trường đến năm học 2006- 2007 là 22 phòng học với 22 lớp học (> 1100), 65 CB- GV- CNV
2.2.2 Thống kê về tình hình nhà trường và chất lượng giáo dục
Số lớp, số học sinh năm học 2007-2008 : 22 lớp, 1065 HS (Khối 10: 8 lớp, 395 HS ; Khối
11 : 8 lớp, 370 HS ; Khối 12 : 7 lớp, 300 HS)
Nhìn chung trong mấy năm gần đây, chất lượng giáo dục về mọi mặt của trường THPT Đồ Sơn ở trong tình trạng phát triển khá ổn định Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp và trúng tuyển Đại học, Cao đẳng tăng lên đáng kể
2.3 Thực trạng về nhận thức, quản lý và các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đồ Sơn thành phố Hải Phòng
2.3.1 Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đồ Sơn thành phố Hải Phòng
2.3.1.1 Thực trạng nhận thức của Hiệu trưởng, Ban giám hiệu, cán bộ chủ chốt trong nhà trường
* Nhận thức về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL trong quá trình giáo dục được thể hiện ở việc
lãnh đạo trường và các cán bộ chủ chốt của nhà trường đã đánh giá cao vai trò của HĐGDNGLL
trong quá trình giáo dục, góp phần củng cố kết quả hoạt động dạy - học trên lớp
* Nhận thức về nhiệm vụ của HĐGDNGLL trong quá trình giáo dục : Ban giám hiệu và cán bộ
chủ chốt trường THPT Đồ Sơn được khảo sát đã nhận thức đúng nhiệm vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở ba góc độ nhiệm vụ giáo dục về nhận thức, nhiệm vụ giáo dục về thái độ, nhiệm vụ rèn kỹ năng ở mỗi nhiệm vụ cụ thể mức độ nhận thức đều tập trung có trọng điểm
* Nhận thức về các loại hình của HĐGDNGLL thể hiện ở kết quả cho thấy : Hiệu trưởng, Ban
giám hiệu và cán bộ chủ chốt trường THPT Đồ Sơn rất quan tâm tới các lọai hình hoạt động nhằm bổ sung kiến thức cho học sinh như các hoạt động Xã hội và nhân văn, các hoạt động tiếp
Trang 11cận khoa học như: Các câu lạc bộ môn học, các buổi sinh hoạt ngoại khoá về tìm hiểu xã hội, khoa học, các họat động văn hoá nghệ thuật Còn các hoạt động về rèn luyện thể chất, vui chơi giải trí và các hoạt động lao động công ích, chưa được quan tâm thoả đáng
2.3.1.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên
Nhận thức của giáo viên về tác dụng và yêu cầu của HĐGDNGLL cho thấy giáo viên đánh giá cao tác dụng của HĐGDNGLL ở một số mặt: Mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức, tạo sự hứng thú cho các em, phát triển nhân cách học sinh, giáo dục đạo đức cho học sinh, rèn một số kĩ năng cơ bản cho HS Đặc biệt 100% giáo viên đều cho rằng HĐNGLL tạo sự gắn kết giữa cá nhân học sinh với tập thể, tạo mối liên hệ hai chiều giữa học sinh và giáo viên Còn tác
dụng của HĐGDNGLL để giải trí thì phần lớn số GV đánh giá thấp và cho rằng không cần đạt 2.3.1.3 Thực trạng nhận thức của học sinh
* Nhận thức của học sinh về tác dụng và yêu cầu của HĐGDNGLL : đa số học sinh đánh giá cao tác dụng của HĐNGLL ở một số phương diện như: mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức, tạo sự hứng thú cho các em, nâng cao hiểu biết, rèn các kĩ năng cần thiết, giáo dục đạo đức cho học sinh và tạo sự gắn kết giữa cá nhân học sinh với tập thể Chỉ có 20% học sinh cho rằng HĐNGLL để giải trí, 83% học sinh cho rằng không cần đạt tác tới tác dụng này
* Nhận thức của học sinh về mức độ cần thiết của việc tổ chức HĐGDNGLL với các loại hình
hoạt động cho thấy học sinh khi tham gia HĐGDNGLL đều hứng thú với những hoạt động xã hội và nhân văn, hoạt động tiếp cận khoa học, hoạt động văn hoá, nghệ thuật và mỹ thuật Còn các hoạt động vui khoẻ và giải trí, lao động công ích thì chưa hứng thú mấy, hoặc số hứng thú còn ít
2.3.2 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường
* Đánh giá về nội dung quản lý HĐGDNGLL với kết quả là : Cán bộ quản lý rất quan tâm đến con người thực hiện và tham gia tổ chức các HĐGDNGLL Mức độ rất quan trọng thể hiện ở một số nội dung như nội dung quản lý đội ngũ GV chủ nhiệm, của cán bộ Đoàn, của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, của đội ngũ cán bộ lớp và học sinh Còn về việc đầu tư thiết
bị, tài chính cũng như quỹ thời gian cho các HĐGDNGLL chưa quan tâm thoả đáng
* Đánh giá thực trạng việc quản lý kế hoạch HĐGDNGLLcho thấy việc quản lý kế hoạch HĐGDNGLL đã đựơc cán bộ quản lý nhà trường quan tâm, việc xây dựng kế hoạch tháng theo chủ điểm giáo dục được đánh giá là tốt Việc triển khai kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm và các cán bộ Đoàn rất đều đặn Việc xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong trường
và đặc biệt việc nêu cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường với các HĐGDNGLL được đánh giá cao Tuy nhiên, việc phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường chưa được đánh giá tốt
2.3.3 Thực trạng thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường