trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL ở các trường Trung học phổ thông huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn điện học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đức Cơ.
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO ĐẠI HỌC DAN
HUỲNH HỮU THỪA
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHO THONG HUYEN DUC CO, TINH GIA LAI
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học : TS BÙI VIỆT PHÚ
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bô trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Huỳnh Hữu Thừa
Trang 3
Lý đo chọn đề se
Mục đích nghiên cứu
Khách thê và đối tượng nghiên cứu
Giả thuyết khoa học
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đóng góp của luận văn
9 Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1 CO SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LY HOAT DONG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÔ
13 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 6 TRUONG TRUNG HỌC PHÔ THÔNG - 2221222122 TẾ
„16 1.3.2 Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
Trang 41.4 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚI
1.4.1 Quản lý kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp 6 1.4.2 Quản lý nội dung chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớ
1.4.3 Quản lý đội ngũ thực hiện kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp 28
1.4.4 Quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên
— ÔÔ ÔÔÔÔ
1.4.5 Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính phục vụ cho hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp 22ererzrrrrrrerrreree 3Ú
1.4.6 Quản lý việc phối hợp của các lực lượng tham gia vào hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp 2-22t.rztztrrrrrrrrrrreeer 3T 1.4.7 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài
Trang 52.1.1 Về điều kiện tự nhiên, địa lý — dân cư 37
2.1.2 Về kinh tế - xã hội
2.1.3 Về giáo dục và đào tạo
2.2 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT
2.2.1 Mục đích khảo sát
2.2.2 Nội dung khảo sát
2.2.3 Đối tượng khảo sát
2.2.4 Phương pháp khảo sát
2.2.5 Xử lý kết quả điều tra
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÔ THÔNG HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH
2.3.3 Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp ở các trường Trung học phổ thông huyện Đức Cơ, tỉnh
2.4 THUC TRANG QUAN LY HOAT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HOC PHO THONG HUYEN ĐỨC
2.4.1 Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớpS6
2.4.2 Thực trạng quản lý các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục
Trang 6
2.4.4 Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo
2.4.5 Thực trạng các biện pháp kích thích trong quản lý hoạt động
2.4.6 Thực trạng các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện Đức Cơ 63
2.5 NHẬN XET, DANH GIA THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG
GDNGLL Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐỨC CƠ, TINH GIA LAI 64
3.1 CAC NGYEN TAC DE XUAT BIEN PHAP
3.1.1 Nguyên tắc đảm bao tinh mye tiGu ccc 9
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thỉ
Trang 73.2.1 Tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức cho các lực
71 3.2.2 Thành lập Ban Chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 75
lượng về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3.2.3 Đa dạng hoá nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
3.2.6 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp -2s2ss sec BỘ 3.2.7 Động viên, khích lệ giáo viên, học sinh tham gia hoạt động giáo
3.4 KHAO NGHIEM CAC BIEN PHAP DE XUÁT 94
3.4.4 Phương pháp khảo nghiệm -7222.rsttrtrerrrrrx ĐỔ
¡me
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI L¡
Trang 8Giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên bộ môn
Giáo dục và Đào tạo
Ban giám hiệu
Học sinh
Phụ huynh học sinh
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Quản lý giáo dục
“Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Xã hội chủ nghĩa Chủ nghĩa xã hội Câu lạc bộ
Số lượng
Co sở vật chất
Nhà xuất bản
Trang 9Đánh giá tác dụng của hoạt động GDNGLL đôi với
Bảng 24 việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh 8 eB eu gọi 44
Nhận thức về sự cần thiết của hoạt động GDNGLL đối
Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia các hoạt
Trang 10
Ý kiến của CBQL và GV về các yếu tô tác động đến
Tinh cap thiết của các biện pháp quản lý hoạt động
Tinh khả thì của các biện pháp quản lý hoạt độn;
Bảng 32 GDNGLL lên pháp quản lý hoạt động| Ô„
Trang 11
Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, giáo dục và đào tạo
được Đảng và Nhà nước quan tâm đúng mức và đã đạt được những thành tựu
to lớn Cùng với sự nghiệp phát triển chung của đất nước thì giáo dục và đào tạo cũng không ngừng phát triển để đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước, đào tạo ra những con người toàn diện để phục vụ cho công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước vững
bước tiến lên sánh vai cùng với bè bạn năm châu
Nghị quyết Trung ương II khoá VIII (2000), xác định: “Nhiệm vụ và
mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ
thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức
trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tỉnh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc
và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ trí thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có
kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tổ chức kỷ luật; có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa
“chuyên” như lời dặn của Bác Hồ” [10]
Trong Luật giáo dục năm 2005, tại Điều 2, Chương I ghỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và ngh nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng
lực công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [22,tr.2]
Để thực hiện thành công mục tiêu trên thì ngoài các môn học cung
cấp kiến thức về các lĩnh vực khoa học cơ bản và có hệ thống, Bộ Giáo dục
Trang 12Nhân cách được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí con
người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình Vì thế, hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm, năng lực, nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần của học sinh
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục được thực
hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phân thực thi quá trình đào tạo, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội
Hiện nay, hoạt động GDNGLL là một hoạt động rất được coi trọng, được triển khai và thực hiện trong tất cả các nhà trường phổ thông Nhưng vì những lý do khác nhau, hoạt động này vẫn tiền hành một cách thiếu đồng bộ,
chưa mang lại hiệu quả của quá trình đảo tạo trong nhà trường trung học phổ
thông hiện nay Đôi khi hoạt động này được tổ chức còn tản mạn, chưa thống,
nhất, chưa hiệu quả
Lam thé nào để hoạt động GDNGLL được tổ chức thực hiện vừa đúng
mục đích, ý nghĩa vừa phát huy tính tích cực, lòng hăng say, nhiệt tình của giáo viên và học sinh, các lực lượng ngoài nhà trường
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn
đề tài: "Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các
trường Trung học phỗ thông huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai" để nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất những biện pháp
quản lý hoạt động GDNGLL ở các trường Trung học phổ thông huyện Đức
Cơ, tỉnh Gia Lai nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học
sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đức Cơ
Trang 13Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Trung học phổ thông huyện Đức Cơ, tinh Gia L:
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng
ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
4 Giả thuyết khoa học
Chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các
trường Trung học phổ thông huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai hiện nay còn hạn
chế và bất cập do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ yếu tố quản
lý Nếu nghiên cứu tìm ra các biện pháp quản lý phù hợp đối với hoạt động GDNGLL hợp lý, khoa học và có tính khả thi sẽ góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện học sinh trung học phổ thông ở các Trường trung
học phô thông huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
~ Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trường trung học phô thông
~ Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
Trang 14Phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
~ Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
7.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ
Phương pháp toán thống kê, xử lý số liệu thu thập được
8 Đóng góp của luận văn
“Tổng hợp, khái quát cơ sở lý luận quản lý hoạt động GDNGLL và đánh giá thực tiễn, nêu ra những ưu điểm và hạn chế trong việc quản lý hoạt động
GDNGLL, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động GDNGLL ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu; phần kết luận và khuyến nghị; tài liệu tham khảo;
phụ lục Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDNGLL ở trường
trung học phô thông
Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động GDNGLL ở các trường Trung học phổ thông huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL ở các trường Trung học phổ thông huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
Trang 15dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh
Hiện nay, nhiều tác giả đã có các công trình nghiên cứu về hoạt động
GDNGLL ở các góc độ khác nhau như: Đặng Thúy An, Nguyễn Dục Quang,
Hà Nhật Thăng, Nguyễn Thị Kỷ, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Thị Quý các
nghiên cứu đã được xuất bản thành sách như: Nguyễn Thị Quý “Chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT”; Nguyễn Dục Quang “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên hoạt động GDNGLL”; Phùng Đình Mẫn (chủ biên),
Trần Văn Hiếu, Thiều Thị Hiền “Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp ở trường THPT” Hoạt động GDNGLL được Bộ Giáo dục và Đào tạo coi
trọng và xây dựng thành chương trình cho các cấp học, có nhiều tài liệu tập
huấn dành cho hoạt động GDNGLL, rèn kỹ năng sống cho học sinh
phổ thông
Trong những năm gần đây có một số luận văn Thạc sĩ cũng đã nghiên
cứu về hoạt động GDNGLL của các tác giả như: Ngô Văn Phước (1999),
“Người hiệu trưởng với công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
ở các trường THPT Thừa Thiên Huế”; Nguyễn Thị Hoàng Trâm (2003), “Một
số biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL của Hiệu trưởng các trường THPT
các tỉnh phía Nam”; Nguyễn Như Ý (2005), “Một số biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây trong giai đoạn hiện nay”; Trần Thị Bích Hoa (2007),
“Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên ở
các trường THPT phía nam sông Tiền - tỉnh Đồng Tháp; Nguyễn Thanh Hải
(2009), “Biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL của sinh viên ở trường đại
Trang 16học Phạm Văn Đồng tỉnh Quảng Ngãi” đã cho chúng tôi thêm những cơ sở
và kinh nghiệm quý báu trong việc hoàn thiện luận văn của mình
Riêng vấn đề quản lý hoạt động GDNGLL ở các trường THPT trên địa
bàn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai chưa được tác giả nào nghiên cứu Luận văn này đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động GDNGLL ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đức Cơ, tinh Gia Lai, luận văn của chúng tôi đi sâu phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động
GDNGLL, tìm ra nguyên nhân và các yếu tố tác động, để làm cơ sở xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL phù hợp với công tác
quản lý ở các trường THDT trên địa bàn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐÈ TÀI
1.2.1 Quản lý
Khái niệm quản lý đã được các nhà khoa học định nghĩa bằng nhiều
cách khác nhau Vì vậy, khi đưa ra khái niệm về quản lý, các tác giả thường
gắn với các loại hình quản lý cụ thể phụ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu hay thực tế công việc quản lý của mình
Theo C.Mác, quản lý là loại lao động điều khiển mọi quá trình lao động,
và phát triển xã hộ
“Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là tác động của chủ thể quản lý đến khách thê quản lý (đối tượng quản lý) nhằm tô chức, phối hợp hoạt động
của con người trong các quá trình sản xuất xã hội để đạt mục đích đã định
Quản lý trở thành một hoạt động phô biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực ở mọi
cấp độ và liên quan đến mọi người C.Mác coi quản lý là một đặc điểm vốn
có, bất biến về mặc lịch sử của đời sống xã hội Ông viết: “Tất cả mọi lao
động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô
khá lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để hòa những hoạt
động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động
Trang 17của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [20,tr.342]
Theo Frederick Winslow Taylor (1856 — 1915), người sáng lập ra
thuyết quản lý theo khoa học, ông cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng đã hoàn thành công
việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [9,tr.89]
Harold Koontz (1909 — 1984), được coi là cha đẻ của lý luận quản lý
hiện đại viết: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp
những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của
mọi cá thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và
sự bất mãn của cá nhân ít nhất” [19,tr.29]
Các nhà nghiên cứu trong nước cũng đưa ra những quan điểm khác
nhau về quản lý:
Dưới góc độ của Quản trị học, theo Trần Anh Tuấn thì: “Quản lý là
những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với
nhau trong các tổ chức nhằm đạt những mục tiêu chung” [9.tr.8]
Dưới góc độ khoa học giáo dục: Theo PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc
và TS Nguyễn Quốc Chí thì: “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng,
có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [7,tr.1]
Theo GS Đặng Vũ Hoạt và GS Hà Thế Ngữ thì: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá
trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những,
inh có mục tiêu Quản lý một hệ thống là một quá
mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý
mong muốn” [14.tr.32-36]
“Quản lý đặc trưng cho quá trình điều khiển và hướng dẫn tắt cả các bộ
phận của một tổ chức, thường là tô chức kinh tế, thông qua việc thành lập và
Trang 18thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tư, trí thức và giá trị vô
hình)” Quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tô chức nhân sự nói
chung là hành động đưa các cá nhân trong tô chức làm việc cùng nhau để thực
hiện, hoàn thành mục tiêu chung Theo Henry Fayol, công việc quản lý bao
gồm 5 nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát
Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để quản lý là nhân lực, tai
chính, công nghệ và thiên nhién [https://vi.wikipedia.org/wiki/quanly 30-6-2015]
Theo từ điển Tiếng Việt thì Quản lý là '“Tổ chức, điều khiển hoạt động
của một đơn vị, một cơ quan”
Từ những khái niệm trên ta có thể thấy rằng, quản lý là sự tác động
liên tục có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý
trong một tô chức thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm
tra nhằm đạt được mục tiêu đề ra
1.2.2 Quản lý giáo dục
"Theo nghĩa tông quan, quản lý giáo dục là những hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đảo tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội
Theo Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế
hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau
nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quản lý giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực trẻ em” [18.tr.35]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt động dạy học Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phô thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý
Trang 19rộng vốn hiểu biết, vốn sống cho học sinh, góp phần hoàn thiện nhân cách,
hình thành cho học sinh ý thức xã hội, tăng hiệu quả nhận thức và hành động, hình thành tình cảm, hành vi, thái độ, niềm tin ở học sinh Hoạt động GDNGLL có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục nhằm định hướng và điều chỉnh quá trình giáo dục đạt tới hiệu quả cao, giúp cho nhà
giáo dục phát hiện năng khiếu của từng học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, phát huy năng khiếu và sử dụng năng khiếu đó vào cuộc sống của các em
sau nay,
* Vai trò hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động GDNGLL có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục ở
nhà trường, giúp học sinh mở rộng, củng có, bổ sung kiến thức, cập nhật
thông tin, hiểu biết sâu sắc về các thành tựu khoa học, về lịch sử đất nước,
thấy được những giá trị truyền thống của dân tộc, văn hóa của nhân loại
Cùng với các môn học trên lớp, hoạt động GDNGLL trong nhà trường
có vai trò giúp cho học sinh được củng cố, mở rộng, khắc sâu một số kiến
thức cơ bản đã được học qua các môn văn hoá, rèn luyện sức khỏe, nâng cao
thể lực, phát triển nhận thức về một số lĩnh vực đời sống xã hội phù hợp với
lứa tuổi Thông qua các hoạt động này, hình thành cho học sinh những kỹ
năng hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp ở mức độ phủ hợp với lứa tuổi, bao
gồm các kỹ năng hợp tác, kỹ năng ra quyết định và giải quyết `, kỹ năng
đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó với căng thẳng; giúp các em biết vận dụng,
thực hành những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống như biết ty trong,
tự tin, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và tập thể; có hứng thú, tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động tập thể của lớp, trường Có
thể nói Hoạt động GDNGLL là sự tiếp nối bổ sung hoạt động trên lớp, là con đường gắn lý luận với thực tiễn, tạo ra sản phẩm đáp ứng mục tiêu của xã hội
và đáp ứng mục tiêu giáo dục: “Giúp học sinh củng có kiến thức đã học trên
Trang 20lớp, hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về
đạo đức, trí tuệ, thê chất, thẩm mĩ và các kĩ năng co ban để học sinh tiếp tục
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động”
Hoạt động GDNGLL thật sự cần thiết và là bộ phận không thẻ thiếu của
quá trình sư phạm tổng thể nói chung và ở trường THPT nói riêng Thực hiện
hoạt động GDNGLL có nội dung kế hoạch biện pháp và phương pháp đa dạng phong phú sẽ đạt hiệu quả giáo dục cao
1.3.3 Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
trung học phé thong
Mục tiêu của giáo dục là “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất
lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục con người
'Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng, sáng
tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào;
làm việc hiệu quả” [II]
Đối với giáo dục phô thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú
trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học,
năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển
khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015 Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phô thông nền
tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ
thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông
có chất lượng [1 1]
Trang 21Hoạt động GDNGLL góp phần đặt nền móng cho năng lực của con
người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đó là: Tự hoàn thiện;
giao tiếp ứng xử; thích ứng; hợp tác và cạnh tranh; tổ chức quản lý; hoạt động chính trị - xã hội; nghiên cứu khoa học; lao động nghề nghiệp Tất cả hoạt
động GDNGLL trong nhà trường trung học phổ thông đều nhằm mục tiêu
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học về thế giới quan, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cần
thiết, phát triển được tư duy sáng tạo và những phẩm chất tích cực của
nâng cao và mở rộng kiến thức đã được học trên lớp; có trách nhiệm đối với
bản thân, với gia đình, nhà trường và xã hội; có sự hiểu biết về các ngành nghề khác nhau trong xã hội và có khả năng định hướng nghề nghiệp cho
bản thân
* Kỹ năng
Hoạt động GDNGLL giúp cho học sinh củng cố các kỹ năng cơ bản đã được rèn luyện từ bậc trung học cơ sở, trên cơ sở đó tiếp tục rèn luyện và phát
triển các năng lực cơ bản như: Năng lực giao tiếp, năng lực thích ứng, năng
lực hoàn thiện bản thân, năng lực hợp tác, năng lực tổ chức, quản lý, năng lực
Trang 22về một nhiệm vụ cụ thể như nội dung, tổ chức, trang trí, cơ sở vật chất, kiểm tra
giữa các bộ phận thực hiện một cách khoa học, hợp lý nhằm đạt được mục
tiêu đã đề ra Quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch thực chất là quá trình
quản lý được áp dụng vào hai khâu của quá trình quản lý là lập kế hoạch và
điều chỉnh kế hoạch sao cho đảm bảo tiến độ thực hiện và phù hợp với nguồn
lực dự kiến
Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDNGLL là giai đoạn mà người
quản lý tiến hành thông báo kế hoạch hoạt động đến các bộ phận, các thành
viên để mỗi bộ phận, cá nhân chấp hành và thực hiện đúng chương trình đã đề
ra; sắp xép, bồ trí các bộ phận, các cá nhân đúng nhiệm vụ và phù hợp với khả năng của từng người; phân phối các nguồn lực (con người, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ chế phối hợp của các lực lượng) một cách hợp lý nhất,
sao cho hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất theo kế hoạch đã đề ra
1.4.5 Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính là những điều kiện không thể thiếu và có tính quyết định đến hiệu quả của hoạt động GDNGLL Thiết bị
hiện đại, phù hợp với hình thức tô chức phong phú sẽ phát huy tối đa hiệu quả
và tăng tính hấp dẫn cho hoạt động
Quản lý các điều kiện về co sở vật chắt, trang thiết bị phục vụ cho các
hoạt động GDNGLL như thiết bị về âm thanh, ánh sáng, nhà học đa năng,
máy chiếu projecter, máy quay video, các thiết bị hỗ trợ khác, thư viện
Trang 23Cần được bảo quản và quản lý hiệu quả, tránh thất thoát và hư hỏng, giảm
chất lượng, tạo hiệu ứng kém làm ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà
trường nói chung, của hoạt động GDNGLL nói riêng
1.4.6 Quản lý việc phối hợp của các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao, muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện chúng ta phải coi trọng vai trò giáo dục của cả nhà trường — gia đình - xã hội Có một môi trường giáo dục đồng bộ, lành mạnh giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ giúp cho học sinh hình thành và phát
triển nhân cách một cách toàn diện nhất
Hoạt động GDNGLL càng cần thiết hơn sự tham gia giáo dục một cách
đồng bộ, hiệu quả của các lực lượng giáo dục trong và ngoài xã hội Trong
nhà trường, các lực lượng rất cần thiết và không thể thiếu khi tham gia hoạt
động GDNGLL đó là: Công đoàn nhà trường, Đoàn Thanh niên, tùy vào mục
tiêu, nội dung của từng hoạt động mà ta có thể mời các lực lượng tham gia như: Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên huyện, Công an, Y tế, Quân sự
Mỗi lực lượng này đều có những thế mạnh đặc trưng không giống nhau
nhưng có sự hỗ trợ nhau rất lớn trong việc tô chức các hoạt động GDNGLL
một cách hiệu quả Việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường chính là việc thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục trong mỗi nhà trường
Vi vay, can có sự quản lý một cách hiệu quả sự phối hợp thực hiện của các
lực lượng khi tham gia dé tăng hiệu quả hoạt động GDNGLL
1.4.7 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp
Kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả là một trong bốn khâu quan trọng
của quá trình quản lý (kế ~ tổ ~ đạo — kiểm) Vì vậy, công tác kiểm tra sẽ giúp
Trang 24hiệu trưởng đánh giá lại những việc đã làm được, những gì chưa làm được so
với mục tiêu và kế hoạch đề ra Từ đó, người quản lý có những biện pháp chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hạn chế, yếu
kém đảm bảo hoạt động được diễn ra thành công và đạt hiệu quả cao
Mục đích của kiểm tra, đánh giá hoạt động GDNGLL là để động viên, tư
vấn và thúc đầy, không nặng vẻ phê bình, xếp loại Việc kiểm tra, đánh giá cần
tiến hành thường xuyên và theo định kì tuần, tháng, về tiến độ thực hiện kế
hoạch Hiệu trưởng có thể trực tiếp kiểm tra hoặc thông qua các thành viên Ban
chỉ đạo, kiểm tra về nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức, kết quả giáo dục về
các mặt, nề nếp học sinh khi tham gia hoạt động, kết quả của cả hoạt động
Cách thức kiểm tra, kiểm tra qua hồ sơ, kiểm tra qua báo cáo, qua trao
đổi với các bộ phận và kiểm tra qua việc trực tiếp dự một hoạt động đề có các
biện pháp xử lý, điều chinh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL
Tóm lại, hoạt động GDNGLL là hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan
trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh của mỗi nhà
trường đặc biệt là trường THPT Với mục đích tiếp nói hoạt động dạy học là
nhằm khắc sâu kiến thức của các bộ môn văn hóa bằng cách tổ chức ngoài
giờ học Vì vậy, trong công tác quản lý, hiệu trưởng cần phải tô chức chỉ đạo
hoạt động này một cách cân đối, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà
trường, của cấp học
1.5 CAC YEU TO TAC DONG DEN HOAT DONG GIAO DUC NGOÀI
GIO LEN LOP 6 TRUONG TRUNG HQC PHO THONG
1.5.1 Yếu tố chủ quan
Trong quá trình tổ chức hoạt động GDNGLL có nhiều yếu tố tác động
đến hiệu quả của hoạt động
- Giáo viên, người tổ chức: Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn, cán
bộ các tiêu ban, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các đoàn thẻ, các tô
Trang 25TINH GIA LAI
Việc đánh giá thực trạng nhận thức về tác dụng của hoạt động
GDNGLL là rất quan trọng, là cơ sở quyết định cho việc quan tâm, tổ chức và hiệu quả của hoạt động Thông qua khảo sát bằng phiếu và phỏng vấn đối với
cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và
học sinh thu được kết quả như sau:
Bảng 2.4 Đánh giá tác dụng của hoạt động GDNGIL đối với việc
hình thành và phát triển nhân cách học sinh
Đối tượng Rất tác dụng, Ít tác dụng, Không tác dụng,
các đối tượng cho kết quả khác nhau, điều đó chứng tỏ việc nhìn nhận về vai
trò, tác dụng của hoạt động GDNGLL đối với việc hình thành và phát triển
nhân cách học sinh ở các đối tượng là khác nhau Có 100% đội ngũ cán bộ
Trang 26quản lý, cán bộ Đoàn trường cho rằng hoạt động GDNGILL rất có tác dụng đối
với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh bởi vì đây là lực
lượng trực tiếp tham gia chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn thực hiện hoạt động
GDNGLL
Trong khi đó, có 13,6% giáo viên chủ nhiệm, 16,7% giáo viên bộ môn
và 29,6% học sinh cho rằng hoạt động này ít có tác dụng đến việc hình thành
và phát triển nhân cách của học sinh Có tới 10,7% học sinh cho rằng hoạt động GDNGLL không có tác dụng đối với việc hình thành và phát triển nhân
cách của học sinh Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, phần lớn trong bộ phận này chủ yếu là các em học sinh lớp 10 Khi phỏng vấn trực tiếp, một số em cho rằng ở cấp THCS các em đã được tiếp cận hoạt động GDNGLL nhưng
giáo viên là người trực tiếp đứng ra tổ chức, học sinh chỉ tiếp thu một cách thụ
động; mặt khác ở một số trường việc tổ chức còn sơ sài, mang tính hình thức
vì thế không tạo được ấn tượng, không thu hút được học sinh tham gia, không hình thành được kỹ năng
* Nhận thức về sự cân thiết của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Theo kết quả điều tra, khảo sát ở các trường THPT trên địa bàn huyện
Đức Cơ về sự cần thiết của hoạt động GDNGLL, chúng tôi thu được kết quả
Trang 27Quan sát kết quả từ bảng số liệu trên cho thấy, có 100% cán bộ quản lý
động GDNGLL trong nhà trường tô chức ít hiệu quả, chưa thu hút được đông
đảo học sinh tham gia
Đối với học sinh, phần lớn đều nhận thấy hoạt động GDNGLL là cần
thiết vì thông qua các hoạt động này các em được vui chơi, giúp hình thành
các kỹ năng, chuẩn mực đạo đức, nâng cao hiểu biết xã hội Song, vẫn còn
một số ít học sinh nhận thức chưa đúng đắn có 13,8% cho rằng hoạt động
GDNGLL là ít cần thiết và 10,2% cho là không cần thiết Với các lý do học
sinh nêu ra như: Nội dung hoạt động cứng nhắc, chưa phù hợp với tâm lý lứa
tuổi, nhu cầu của học sinh; hình thức tổ chức đơn điệu, rập khuôn, thiếu sáng
tạo, kém hấp dẫn; các hoạt động tốn nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến thời gian học tập
Tóm lại, đa số cán bộ quản lý và giáo viên đều cho rằng hoạt động
GDNGIL là
nâng cao kiến thức đã được học trên lớp, nâng cao nhận thức xã hội, hình thành cần thiết Vì thông qua hoạt động này giúp các em củng có và
những kỹ năng, năng lực cần thiết cho cuộc sống của các em trong tương lai
Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ, giáo viên có những nhận thức chưa thật sự
đầy đủ và đúng đắn đối với hoạt động GDNGLL Họ cho rằng hoạt động
GDNGLL là của Nhà trường, của Đoàn trường nên ít quan tâm, tham gia chiếu
lệ, thiếu tích cực, chỉ chú trọng vào việc dạy học trên lớp là chính Phần lớn
Trang 28bồi dưỡng về hoạt động GDNGLL và 36,4 ý kiến cho rằng việc xây dựng kế
hoạch sử dụng kinh phí, trang thiết bị cần thiết là được quản lý tốt, số còn lại
cho rằng nhà trường đã quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL ở
mức độ khá và trung bình
Tuy nhiên, có 3,6% ý kiến được hỏi cho rằng việc xây dựng kế hoạch
tập huấn, bồi dưỡng cho lực lượng tham gia và có 1,8% ý kiến cho rằng việc
xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động
GDNGLL còn ở mức độ yếu
Từ kết quả trên, cùng với việc phỏng vấn các thành viên, chúng tôi
nhận thấy việc tổ chức xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động GDNGLL
của các nhà trường chỉ thực hiện tốt ở các tiết dạy trên lớp, còn các hoạt động
lớn tích hợp theo các chủ đề thì còn nhiều hạn chế
'Việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch tháng, học kỳ, năm học được thực hiện
ở mức độ không thường xuyên, dẫn đến hiệu quả của các hoạt động bị hạn
chế Việc phê duyệt kế hoạch, chương trình hoạt động được đánh giá ở mức
độ chưa thường xuyên, nhiều khi kế hoạch đã được phê duyệt nhưng không
được phổ biến cụ thể đến các cấp trực tiếp thực hiện Qua trao đổi với các
thầy cô giáo, nhiều giáo viên cho rằng, đôi lúc còn bị động khi được huy động, phân công tô chức hoạt động GDNGLL, nhiều khi chưa hiểu rõ về mục
đích, ý nghĩa, yêu cầu của mỗi hoạt động,
2.4.2 Thực trạng quản lý các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.13 cho thấy, có 94,5% ý kiến được hỏi cho rằng nhà trường đã quản lý tốt việc mua sắm, sửa chữa, bổ sung các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GDNGLL ở mức độ tốt và khá; có 58,2% ý kiến đánh giá tốt và 25,5% đánh giá khá đối với việc sử dụng các trang thiết
bị phục vụ cho các hoạt động GDNGLL; có 72,7% ý kiến được hỏi đã cho
rằng nhà trường đã đầu tư nguồn kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động
Trang 29GDNGLL ở mức tốt và có 100% ý kiến được hỏi cho rằng việc huy động kinh
phí cho hoạt động GDNGLL ở mức khá, tốt; có đến 38,2% ý kiến được hỏi
cho rằng chế độ bồi dưỡng cho giáo viên khi tham gia các hoạt động
GDNGLL là ở mức trung bình và yếu
Bảng 2.13 Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động GDNGLL
của nhà trường
Công tác mua sắm, sửa
chữa, bổ sung các trang
thiết bị phục vụ cho hoạt
Việc huy động các nguồn
kinh phí cho hoạt động
Chế độ bồi dường cho
GV khi tham gia các hoạt
động GDNGLL:
Tuy nhiên, công tác mua sắm, bổ sung, sử dụng các trang thiết bị phục
vụ cho hoạt động GDNGLL có đến 10,9% ý kiến đánh giá ở mức độ trung
bình và 5,4% ý kiến đánh giá ở mức độ yếu Việc huy động các nguồn kinh phí khác và chế độ bồi dưỡng cho giáo viên trực tiếp tham gia tổ chức hoạt
động nhất là giáo viên chủ nhiệm vẫn còn có ý kiến đánh giá chỉ ở mức độ
Trang 30khá và trung bình, thậm chí có những giáo viên được phỏng vấn cho rằng nhà trường quản lý việc bồi dưỡng cho giáo viên trực tiếp tham gia nhất là giáo viên chủ nhiệm còn ít, chưa thỏa đáng và đề xuất với cán bộ quản lý nên thay
a
È mức chỉ cho giáo viên chủ nhiệm: tăng cường hơn nữa công tác tập
huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên
Qua phỏng vấn trực tiếp, cán bộ quản lý và giáo viên cho thấy, mặc dù
có quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ từ phía lãnh đạo nhà trường, tuy nhiên, mức
độ hỗ trợ còn hạn chế Một trong những nguyên nhân đó là nhận thức của
lãnh đạo nhà trường chưa đúng đắn hoặc do khó khăn về kinh phí, nên ít quan
tâm đầu tư cho hoạt động này Hầu hết các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GDNGLL như: Nhà thi đấu, hội trường, sân vận động, thiết bị âm thanh,
ánh sáng, máy chiếu projecter, máy ảnh, camera chưa được đầu tư đầy đủ
và đồng bộ, chất lượng và hiệu quả hoạt động không cao
2.4.3 Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Quan sát bảng số liệu 2.14 có thẻ thấy, quản lý việc phối hợp giữa các
lực lượng giáo dục trong nhà trường, có 100% ý kiến được hỏi đánh giá khá,
tốt đối với việc quản lý sự phôi hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên
bộ môn, cán bộ tiểu ban hoạt động GDNGLL, phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh, phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với cán bộ Đoàn, phối hợp giữa cán bộ Đoàn với giáo viên bộ môn, cán bộ tiểu ban hoạt
động GDNGLL được quản lý tốt với tỷ lệ đánh giá khá, tốt chiếm trên 90%
Việc phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh có đến
87,3% ý kiến đánh giá ở mức tốt Có 72,7% ý kiến đánh giá tốt cho sự phối
hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, cán bộ tiểu ban hoạt động GDNGLL Trong khi đó chỉ có 54,6% ý kiến cho rằng việc phối hợp
giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục bên ngoài là tốt, các ý kiến còn lại
cho rằng sự phối hợp này chỉ ở mức khá hoặc trung bình thậm chí có tới
Trang 31trình hoạt động GDNGILL trong các nhà trường
Lực lượng giáo viên phụ trách và đội ngũ cán bộ Đoàn các trường là
những giáo viên trẻ, năng động, trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác, rất tích
cực, chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động
GDNGLL
Hoạt động GDNGLL đã thu hút được phần lớn học sinh tham gia
Qua hoạt động GDNGLL các em được giao lưu, học hỏi, thể hiện mình và góp phan hoàn thiện bản thân
Công tác xã hội hoá giáo dục đối với hoạt động GDNGLL được các
trường thực hiện tương đối tốt, huy động được sự ủng hộ của các lực lượng
giáo dục về vật chất và tinh thần nên các hoạt động GDNGLL được tổ chức ngày càng tốt hơn
2.5.4 Khó khăn
'Nhận thức về vai trò, vị trí của hoạt động GDNGLL ở một bộ phận nhỏ
cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng chưa đầy đủ, chưa toàn
diện Vì vậy, việc quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động GDNGLL chưa
Công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ giáo viên về hoạt
động GDNGLL chưa thường xuyên và còn nhiều hạn chế
Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính của một số trường chưa đảm bảo phục vụ cho các hoạt động GDNGLL, nên có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động
Áp lực thi cử có tác động không nhỏ đến phụ huynh và học sinh, điều
đó có ảnh hưởng lớn đến việc tham gia các hoạt động GDNGLL của học sinh.
Trang 32Việc tổ chức hoạt động GDNGLL chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sáng
kiến của cán bộ, giáo viên là chính Tài liệu tham khảo và phục vụ cho hoạt
động GDNGLL còn thiếu và không được biên soạn thành hệ thống, gây không
ít khó khăn trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện
Lễ
a Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế
Chính sách tiền lương cho giáo viên còn thấp, chế độ bồi dưỡng cho
giáo viên và những người thực hiện hoạt động GDNGLL chưa thật sự thoả đáng, chưa kích thích được tính tích cực
Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai còn nhiều
khó khăn, hạn chế
Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường chưa có sự quan tâm, phối
hợp tốt trong việc tổ chức các hoạt động GDNGLL
b, Nguyên nhân chủ quan
Nhận thức của một bộ phận giáo viên và học sinh chưa đúng về sự cần
thiết và vai trò của hoạt động GDNGLL cho học sinh ở trường THPT
Năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL của một bộ phận cán bộ, giáo
viên còn nhiều hạn chế
Kỹ năng tổ chức, tham gia hoạt động GDNGLL, kỹ năng thuyết trình,
kỹ năng giải quyết
* Tiểu kết chương 2
Qua khảo sát việc tổ chức và quản lý hoạt động GDNGLL ở các trường
đề còn thiết
nh tích cực chưa cao
THPT trên địa bàn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai hiện nay cho thấy, việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động GDNGLL ở các trường THPT huyện Đức
Cơ, tỉnh Gia Lai tương đối hiệu quả Phần lớn đội ngũ cán bộ, giáo viên và
học sinh có nhận thức tốt về vai trò, vị trí của hoạt động GDNGLL Nội dung
và hình thức tổ chức tương đối phong phú, đáp ứng được mục tiêu của hoạt
Trang 33động, thu hút được các lực lượng tham gia Nhà trường đã chỉ đạo tốt việc xây
ay dit
Tuy nhiên, vì còn nhiều hạn chế nên việc tổ chức hoạt động GDNGLL ở các
dựng kế hoạch, tô chức thực hiện, cơ sở vât chất cơ bản được trang bị
trường THPT trên địa bàn hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết vai trò của hoạt động, chưa lôi cuốn được đông đảo học sinh tham gia
Để hoạt động GDNGLL được tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả,
khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong công tác tô chức, quản lý nêu
trên Cần đề ra các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động GDNGLL và góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn điện
cho học sinh.
Trang 34Trên cơ sở nhiệm vụ và các lĩnh vực hoạt động GDNGLL trong nhà
trường, Ban chỉ đạo nên phân thành các tiểu ban để trực tiếp phụ trách các
lĩnh vực cụ thể như sau:
~ Tiểu ban phụ trách giáo dục, tuyên truyền
~ Tiểu ban phụ trách cơ sở vật chất - tài chính
iểu ban phụ trách hoạt động văn nghệ — thé duc thé thao
iéu ban phụ trách hoạt động tình nguyện, nhân đạo, từ thiện
~ Tiểu ban phụ trách hoạt động lao động, tư vấn, hướng nghiệp
, Ban chỉ
một cách cụ thẻ, phù hợp với nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của nhà trường
Căn cứ vào tình hình thực lạo có thể phân công nhiệm vụ
Trong các tiểu ban cần bố trí những cá nhân có năng lực, tâm huyết trong việc
tô chức các hoạt động GDNGLL, có như vậy mới góp phan nâng cao chat
lượng giáo dục trong nhà trường
'Nhiệm vụ của ban chỉ đạo, giúp Ban Giám hiệu xây dựng chương trình,
kế hoạch hoạt động hàng năm, phát động tổ chức các hoạt động theo kế
hoạch, chỉ đạo thực hiện chương trình kế hoạch, tô chức hướng dẫn giáo viên
chủ nhiệm lớp có kế hoạch chủ động trong mọi hoạt động, phối hợp với các
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động, giúp hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo
Ban chỉ đạo thường xuyên củng cố, kiện toàn bộ máy hoạt động, có
chương trình hành động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tiểu ban, tránh
chồng chéo, sao cho các tiểu ban hoạt động một cách khoa học, nhịp nhàng,
hiệu quả Duy trì chế độ giao ban đều đặn hằng tháng, đề kiểm tra, đánh giá
tiến độ công việc, hiệu quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém.
Trang 35e Điều kiện thực hiện
Để thực hiện được biện pháp này, lãnh đạo các nhà trường cần quan
tâm đến các chính sách và nguồn lực Cần có chính sách phù hợp đối với các
thành viên ban chỉ đạo như:
- Có chính sách phát hiện, đào tao và bồi dưỡng những cá nhân có năng
lực tổ chức, có tinh thần trách nhiệm, có niềm đam mê đề tham gia vào ban
chỉ đạo và giao nhiệm vụ phụ trách các tiểu ban phù hợp với năng lực, sở
trường của từng người
~ Tạo điều kiện về thời gian đẻ các thành viên ban chỉ đạo có một quỹ
thời gian cần thiết cho việc chuẩn bị các điều kiện, triển khai, chỉ đạo thực
hiện và kiểm tra hoạt động GDNGLL
- Hỗ trợ về chế độ, chính sách đối với các thành viên như tính s
chuẩn cho các thành viên ban chỉ đạo bằng việc giao phụ trách vườn trường,
xưởng trường, trưởng ban văn thể, trưởng ban lao động hoặc chỉ hỗ trợ cho
các thành viên thông qua các hoạt động
- Có chế độ khen thưởng động viên kịp thời khi các thành viên hoàn
thành tốt nhiệm vụ trong một hoạt động
- Cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng,
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các thành viên ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL
~ Quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí để
chức các hoạt động như:
Kinh phí tổ chức, phần thưởng, chi thuê mướn, chỉ tổng kết rút kinh nghiệm
hoạt động, chỉ bồi dưỡng các thành viên
3.2.3 Đa dạng hoá nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
a Muc tiéu của biện pháp
Hoạt động GDNGLL được thể hiện theo từng chủ để của mỗi tháng và