Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng việ tổ chức, quản lý các HĐGDNGLL tại các trường THCS trên địa bàn, luận văn Biện pháp quaản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại các trường THCS quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng đề xuất biện pháp quản lý HĐNGLL của phòng GĐ&ĐT quận Liên Chiểu, hiệu trường trường THCS nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức các HĐGDNGLL.
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ VĂN NGHĨA
BIEN PHAP QUAN Li HOAT DONG GIAO DUC NGOAI GIO LEN LOP TAI CAC TRUONG THCS QUAN LIEN CHIEU
THANH PHO DA NANG
LUAN VAN THAC SI GIAO DUC HOC
Đà Nẵng, Năm 2012
Trang 2
BO GIAO DUC VA DAO TAO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ VĂN NGHĨA
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỌNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TẠI CAC TRUONG THCS QUAN LIEN CHIEU
THANH PHO DA NANG
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ QUANG SƠN
Đà Nẵng - Năm 2012
Trang 3LOLCAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giá luận văn
Lê Văn Nghĩa
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
1.1.2.3 Chương trình HĐGDNGIL tại Pháp
1.1.2.4 Chương trình HĐGDNGIL tại Hoa Kỷ
1.2 Các khái niệm chính của đề t
1.2.2.2 Hoạt động giáo đục: 55-+-22<-72s2zrrerrrrrrrerrrrrerree 20 1.2.2.3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: 20 1.3 Nội dung quản lí HĐGDNGLL ở trường THCS 22-.22:-22+-21 1.3.1 Mục tiêu quản lý HĐGDNGLL 55552222 see 2l
1.3.2 Quản lí nội dung chương trình HĐGDNGLL ons cớ 21
Trang 51.3.5 Quản lí chất lượng các HĐGDNGLL
1.4 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng GD&ĐT
1.4.1 Vị trí, chức năng của phòng GD&DT
1.4.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng GD&ĐT
1.4.3 Vị trí công tác quản lí HDGDNGLL tai phong GD&DT
1.5 Cơ sở tâm lí học, giáo dục học của việc tổ chức HĐGDNGLL
1.5.1 Cơ sở giáo dục học
1.5.2 Cơ sở tâm lí học của việc tổ chức các HĐGDINGLL
TIEU KET CHUONG 1
Chương 2: T
TRUONG THCS QUAN LIÊN CHIEU
2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo tại địa bàn quận
Liên Chiểu thành phố Đà Ning
2.1.1 Khái quát về địa lí, kinh tế - xã hội 552222 22222trccesrceerree 2.1.2 Khái quát tình hình phát triễn giáo dục đào tạo bậc THCS tại địa bàn
38
40 40
40 quận Liên Chiểu
2.2 Khái quát về quá trình khảo sát
2.2.1 Mục đích khảo sát
2.2.2 Nội dung khảo sát -
2.2.3 Đối tượng và địa bàn khảo sát 222cc
4
4
Trang 62.3.1.2 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về HĐGDNGLL 44
2.3.1.3 Thực trạng vẻ hoạt động HDGDNGIL - : : 48 2.3.1.4 Nhận xét chung vẻ thực trạng HĐGDNGLL 55 3.3.2 Thực trạng quản lí HĐGDNGLL ở các trường THCS tại địa bàn quận
23.21 Thực trạng nhận thức của cin bộ quản lí, giáo viên về quản lí
2.3.2.2 Thực trạng quản lí HĐGDNGILL của trường THCS tại quận Liên
3.3.3 Đánh giá chung về thực trạng HĐGDNGLL và quản lí HĐGDNGLL 61 TIEU KET CHUONG 2
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẦN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI
GIỜ LÊN LỚP TẠI CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN LIÊN CHIỀÊU 6S
3.1 Các nguyên tắc chỉ đạo việc xác định các 68
3.1.1 Xây dựng các biện pháp đám bảo thực hiện đúng mục tiêu giáo dục 65
3.12 Xây dựng các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải phù hợp với cơ sở lí luận và thực tiỄn - 2+ sec 6 3.1.3 Xây dựng các biện pháp phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm lí và phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo, lỉnh hoạt của cán bộ, giáo viên và
"_" 66 3.1.4 Xây dựng các biện pháp phải đảm bảo sự phối h hợp thống nhất giữa các lực lượng giáo dục - ,ÔỎ veces 7 3.1.5 Xây dựng các biện pháp phảo đâm bảo tính hệ thống, mổ quát và đồng
bộ các biện pháp THerrerrerrrrrrrrrrrrrrerererree.Ố 3.2 Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại các
trường THCS quận Liên Chiễu " 3.2.1 Nhóm các biện pháp tác động đến nhận thức của CBỌL, đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh - - 68 3.2.2 Nhóm các biện pháp quản lí việc tổ chức, thực hiện các HĐGDINGLL tại
Trang 73.2.2.1 Xác định mục tiêu, nội dung chương trình HĐGDNGILL "¬ 3.2.2.2 Quản lí các HĐGDNGILL —_. - TA 3.2.3 Nhóm các biện pháp bồi dưỡng của GVCN, tổng phụ trách đội trong việc
TIEU KET CHUONG3 TH 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ, 22222222 2222222 ĐI
2 Khuyến nghị, 2 22222222212012222221111112111111ero 0,
TAI LIEU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI
Trang 8DANH MUC CHU VIET TAT
HDGDNGLL: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp GDNGLL: Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trang 9
Chiểu năm học 2010 - 2011 Bảng23 | Tổng hợp số liệu giáo viên trên địa bàn quận Liên| 39
Chiểu năm học 2010 — 2011 Bang 24 | Nhận thức về vai trò, tác dụng của HDGDNGLL 45 Bảng25 | Nhận thức của giáo viên về mức độ tác dụng của| 47
HĐGDNGLL Bang 2.6 | Higu quả và sự thu hút của các HĐGDNGLL 49 Bảng28 [Nguyên nhân dẫn đến HS tham gia HD giáo dục| 53
NGLL Bang 2.9 | Các biện pháp XHH giáo dục trong HĐGDNGLL 54 Bảng 2.10 | Mức độ cần thiết của các loại kế hoạch hóa 37 Bảng 2.11 | Mức độ tham gia và vai trò của tập thê, cá nhân trong |_ 59
HĐGDNGLL Bảng 2.12 | Kết quả thứ bậc các nguyên nhân HS không tham gia|_ 60
và không tập trung tham gia vào các HĐGDNGLL Bảng3I |Tính cấp thiết của các biện pháp tố chức| 95
HĐGDNGLL Bảng32 | Mức độ cần thiết và tính khả thi của các| 96 HĐGDNGLL
Trang 10
Quá trình sư phạm tổng thể gồm quá trình dạy học và quá trình giáo dục Hai quá trình này bổ sung kiến thức cho nhau, bổ trợ nhau nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về nhân cách
Quá trình dạy học không những giúp người học lĩnh hội được các trí thức khoa học một cách hệ thống mà còn nhằm hình thành nhân cách toàn
diện thông qua các môn học cụ thể trong chương trình, đồng thời tạo cơ sở
cho toàn bộ quá trình giáo dục đạt hiệu quả
Quá trình giáo dục được tô chức giúp người học nắm được những nội
dung: hệ thống trí thức, thái độ, kĩ năng, hành vi ứng xử và thói quen hành vi
thể hiện trong cuộc sống cộng đồng, xã hội Từ đó, hình thành ở người học
mặt xã hội, tâm lí, thể chất, cách ứng xử đúng đắn thông qua các mối quan hệ
cùng nhau trong tập thể, trong nhóm, trong các hoạt động học tập, vui chơi,
văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội
Cùng với hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp (HĐGDNGLL) là một bộ phận rất quan trọng và vô cùng cần thiết trong
quá trình dạy học - giáo dục ở nhà trường phổ thông nói chung và ở bậc THCS nói riêng HĐGDNGILL là các hoạt động được tổ chức ngoài giờ học
các môn học chính thống, là hoạt động nối tiếp và thống nhất hữu cơ với học
động dạy học tại nhà trường HĐGDNGLL vừa giúp học sinh củng có vốn
kiến thức của mình đã được học, vừa là môi trường để các em thực hành, áp
dụng những vốn kiến thức đó, nó thành tri thức cho mình và đó cũng
chính là nơi các em được thể hiện nhiều nhất năng lực, tình cảm của bản thân, thực hành và thể nghiệm các kĩ năng của mình
Trang 11nhà trường Chính từ những hoạt động: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động
xã hội đã góp phần hình thành nhân cách học sinh Giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình Có thẻ nói việc tổ chức các hoạt động
ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa
dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch có nội dung và phương pháp nhất
định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống
Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân
học sinh
Học sinh THCS là lứa tuổi hồn nhiên, sống bằng tình cảm Vì thế,
HĐGDNGIL lại càng cần thiết và quan trọng nhằm giúp học sinh làm quen
với các hoạt động, tích luỹ dần những kinh nghiệm của thực hiển cuộc sống;
đồng thời HĐGDNGLL cũng đáp ứng những nhu cầu và quyền lợi của trẻ Và
đây cũng chính là con đường để giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân cách
'Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có
ý thức Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải
trí con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình Vì thế,
hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư
tưởng, tình cảm, năng lực nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần của học sinh
tạo niềm tin và óc sáng tạo cho học sinh, giải quyết môi quan hệ giữa học ma
chơi- chơi mà học nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lí lứa tuổi học sinh THCS
Trang 12ngày 28/3/2011 về sửa đổi Điều lệ trường trung học Trong Điều lệ trường
THCS, tại Điều 26 đã chỉ rõ: “Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động
trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển
toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thâm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách
nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống
lao động Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiền hành thông qua việc
dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp
học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật,
thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan,
du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh”
Những năm gần đây, trong nhiều văn bản chỉ đạo từ Bộ GD-ĐT đã rất
quan tâm đến HĐGDNGILL, tuy nhiên, khi thực hiện còn nhiều vướng mắc Nội dung, hình thức HĐGDNGLL còn nghèo nàn, tẻ nhạt mang tính hình thức, đối phó, chưa đi sâu vào ý nghĩa thực chất, chưa mang lại hiệu quả như
kì vọng, mong muốn của chính các em học sinh, của phụ huynh học sinh và
người làm công tác quản lí giáo dục
Chưa bao giờ xã hội lại quan tâm đến vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh trong nhà trường hiện nay Bởi có một thực tế rằng, bên cạnh kiến
thức, khả năng sáng tạo thì kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thao tác công việc hay
kĩ năng sống của người đó góp phần vào thành công của mỗi người Kĩ năng
Trang 13thức tại lớp mà phải thông qua các hoạt động được nhà trường tô chức, định hướng cho học sinh Thông qua các hoạt động GDNGLL, giáo viên giúp học
sinh tổ chức các hoạt động nhằm hình thành kĩ năng sống cho các em
Hiện nay, trẻ em thành phố Đà Nẵng nói chung và trẻ em trên địa ban
quận Liên Chiều nói riêng đang “thiếu sân chơi” một cách trầm trọng Các em
thiếu môi trường lành mạnh đề vui chơi, thiếu không gian với đủ cơ sở vật
chất để các em thể hiện mình Các em chỉ biết ngày 2 buổi đến trường, các
ngày nghỉ thì tham gia các lớp học thêm hoặc ở nhà với gia đình Các em
thiếu những môi trường có sự định hướng để được thể hiện, hay áp dụng
những điều mình đã học hay rèn các kĩ năng sống của bản thân
Chính vì vậy, nếu nhà trường, môi trường các em tiếp xúc nhiều nhất,
không tổ chức tốt các hoạt động GDNGLL thì một lần nữa các em lại thiếu
tạo sân chơi cho các em được vui chơi và qua đó được học tập dưới một hình
thức khác
Thực tế hiện nay, việc thực hiện các HĐGDNGILL tại các trường
THCS còn nhiều bất cập, chưa mạng lại hiệu quả như mong đợi Hiệu quả thực hiện của các trường chưa đồng đều, có trường rất quan tâm đến vấn đề
này nhưng cũng còn những đơn vị trường học còn giao khóan cho tổng phụ
trách đội và chưa đặt HĐGDNGLL ở vị trí như là một hoạt động quan trọng, song song với hoạt động dạy học nhằm tăng hiệu quả hoạt động dạy học.
Trang 14HĐGDNGL tại các trường THCS còn một vài hạn chế
Với tắt cả những lí do trên tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lí hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp tại các trường THCS quận Liên Chiều - Thành
Công tác quản lí HĐGDNGLL tại các trường THCS quận Liên Chiểu
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lí HĐGDNGLL tại các trường THCS quận Liên
Chiêu
4 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lí HĐGDNGLL tại các trường THCS của phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng trường THCS hiện nay còn thiếu chặt chẽ, và còn một
số hạn chế dẫn đến việc tô chức các HĐGDNGLLL tại các trường THCS thuộc quận chưa đi vào chiều sâu và thực chất Nếu phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng,
trường THCS có biện pháp hợp lí trong công tác quản li, chỉ đạo việc tổ chức
Trang 15và hiệu quả của HĐGDNGILL tại các trường THCS
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lí luận chung về công tác quản lí các HĐGDNGLL tại các trường THCS
- Khao sat, đánh giá thực trạng quản lí HĐGDNGIL tại các trường
THCS quận Liên Chiều
- Đề xuất các biện pháp quản lí HĐGDNGLL của phòng GD&ĐT và Hiệu trưởng trường THCS quận Liên Chiểu
6 Phương pháp nghiên cứu
~ Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: bao gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại tài liệu
~ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: bao gồm phương pháp điều tra, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp phỏng vấn, phương
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, trong
luận văn gồm có các chương sau:
Chương Ì: Cơ sở lí luận của việc quản lí HĐGDNGLL tại các trường THCS
Trang 16Chương 3: Các biện pháp quản lí HĐGDNGLL tại các trường THCS
quận Liên Chiều
Trang 17NGOAI GIO LEN LOP CUA TRUONG THCS
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về quản lý HĐGDNGLUL ở trường THCS:
1.11 Tổng quan các công trình nghiên cứu về HĐGDWGLL ở
trường THCS:
J.A.Cô-men-xki - Ông tổ của nền sư phạm cận đại trong thời gian làm
cố vấn giáo dục tại Hung-ga-ri đã rất coi trọng Hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp Ông cho học sinh tham gia biểu diễn sân khấu để giúp các em ghi nhớ
sâu sắc những nội dung cần thiết Ông thấy rằng những chàng trai thường
ngày so ro, rụt rẻ nay ra trước công chúng với vẻ tự tin, xử sự điềm tĩnh
Những con người mới mắy tuần lễ trước còn đọc câu ngắc ngứ, bây giờ đã có
thể nói một đoạn độc thoại dài mà không phạm lỗi hoặc giải thích những khái
niệm một cách hùng hồn đây tính thuyết phục
Cô-men-xki ở thời đó đã áp dụng phương pháp dạy học mới, đặc biệt là việc mở rộng các hình thức học tập ngoài lớp, nhằm khơi dậy và phát huy
những khả năng tiềm ẩn, nhằm rèn luyện cá tính cho học sinh, đã chứng minh cho quan điểm giáo dục mới đầy tính thuyết phuc [16]
Nhà sư phạm người Nga T.V Smiêc-nô-va cũng tổng kết lại rằng:
“Ngoại khóa để thu hút học sinh, làm cho họ hứng thú và đi đến kết luận rằng
công tác ngoại khóa cần được suy nghĩ kỹ và tiến hành ở tắt cả các lớp trong
hệ thống giáo dục mà không được mang tính chất thất thường”
Từ thực tiễn trải nghiệm, nhà sư phạm A.T Côp-chi-ê-va kết luận:
“Công việc ngoại khóa nếu được tiến hành có hệ thống không những nâng cao
Trang 18Cai-Rôp — Nhà giáo dục học người Nga đã viết: “Khi đặt kế hoạch
công tác giảng dạy chung cho cả năm học mới, người hiệu trưởng phải xét kết quả hoạt động ngoài giờ lên lớp năm học trước và nhằm mục đích nâng cao
thành tích của học sinh, củng cố kỉ luật và nâng cao chất lượng giảng dạy của
nhà trường, mà định nhiệm vụ hoạt động ngoài giờ lên lớp cho năm học sắp tới Trong kế hoạch công tác của nhà trường có dành một mục riêng cho hoạt
động ngoài giờ lên lớp Mục đích đó gồm máy yếu tố sau: Xây dựng điều kiện
và cơ sở vật chất cho hoạt động ngoài giờ lên lớp năm tới, các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường và của lớp, phân phối lực lượng và định kì
hạn cho kế hoạch Về kế hoạch tỉ mi, cụ thể về cách tổ chức các hoạt động
quần chúng đặc biệt, hoặc các ngày nghỉ thì người phụ trách tổ chức và
người chỉ đạo sẽ quyết định riêng và bỗ sung cho kế hoạch toàn năm Những
người phụ trách tô chức và người chỉ đạo ấy chính là những người được uỷ
nhiệm thi hành những điều khoản bồ sung kia”.[7]
Như vậy, các công trình nghiên cứu này đã làm nỗi rõ tầm quan trọng
của các hoạt động ngoài giờ lên lớp và chỉ ra một số biện pháp cần thiết cho người hiệu trưởng phải làm gì đề tô chức và quản lí tốt các hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Ở nước ta, từ những năm 60, khi xây dựng chương trình giáo dục, Bộ
Giáo dục đã xác định rõ trong cuốn “Giải thích chương trình quốc văn —
1961- 1962”:
“Muốn thực hiện giáo dục và giáo dưỡng trong các môn học đạt kết quả
đầy đủ thì ở nhà trường cần tổ chức ngoại khóa Hoàn cảnh kháng chiến trước
đây chưa cho phép chúng ta thực hiện đầy đủ công tác này cho nên trong
Trang 19chương trình cũng chưa ghi phần ngoại khóa Từ lúc hòa bình được lập lại,
vấn đề này được nêu ra và được các địa phương thực hiện lẻ tẻ Trong chương,
trình mới công tác ngoại khóa trở thành một phần quan trọng, khăng khít với nội khóa Công tác ngoại khóa không nên vì cái tên ngoại khóa của nó mà bị
đặt vào một vị trí quá ư thấp kém như một số trường vẫn làm như vậy Công
tác ngoại khóa không hề mâu thuẫn gì với nội dung giáo dục, giáo dưỡng của
nhà trường XHCN mà trái lại bổ sung và nâng cao chất lượng của nội khóa
lên một bước”
“Tác giả Phạm Lăng khi tìm hiểu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học Chu Văn An Hà Nội đã xác định nhiều hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và nhấn mạnh: Nếu tổ chức hoạt động này một cách khoa học sẽ không làm giảm đi chất lượng các môn học
Tác giả Nguyễn Văn Thiềm trong bài “Mấy biện pháp giáo dục hoc
sinh ngoài giờ lên lớp theo địa bàn dân cư” cho rằng chất lượng giáo dục học
sinh ở nhà trường giảm sút có nguyên nhân từ việc tô chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bị buông lỏng
Các tác giả Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt trong cuốn giáo dục học cũng
nhấn mạnh vai trò và tác dụng của hình thức hoạt động ngoại khóa, coi đây là một trong những hình thức dạy học có khả năng tạo hứng thú cho học sinh,
giúp các em mở rộng, nâng cao, khắc sâu kiến thức được tốt hơn
Nhìn chung các tác giả trên thế giới và trong nước đều để cao vai trò và
tác dụng của HĐGDNGLL trong quá trình giáo dục học sinh, xem HĐGDNGLL là một trong những hình thức tổ chức dạy học quan trọng, không thể thiếu trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh
Tuy nhiên bên cạnh việc khăng định tính cần thiết của việc tổ chức
HĐGDNGLL, những công trình nghiên cứu này chưa chỉ ra một cách cụ thể
Trang 20THCS nói riêng thực sự là một họat động thường xuyên có kết quả tốt? Các
công trình nghiên cứu chưa chỉ ra cách thức cho nhà quản lí khi tổ chức
hướng dẫn thực hiện các tổ nhóm chuyên môn đưa HĐGDNGLL vào trong kế hoạch năm học Điều này khiến cho không ít trường trung học phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng vẫn cảm thấy HĐGDNGLL còn là việc
làm có tính hình thức, ép buộc
Vì thế việc xây dựng cơ sở lí luận cho quản lí HĐGDNGLL bậc THCS
là cần thiết giúp nhà quản lí có cơ sở điều hành công tác chuyên môn của nhà
trường nói chung, HĐGDNGLL nói riêng đạt kết quả tốt hơn
1.12 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về việc tổ chức các
HĐGDNGLL ở bậc THCS
Hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa là một phần quan
trọng trong chương trình giáo dục ở hầu hết tắt cả các nước trên thế giới Hoạt
động này được chú trọng nghiên cứu và thực hiện như là một công cụ hữu ích
để giúp học sinh học tập có kết quả hơn và phát triển toàn diện hơn nhân cách của các em
1.1.2.1 Kinh nghiệm tổ chức các HĐGDNGIL tại Anh
Gần 7 triệu học sinh hàng năm được tham gia vào các hoạt động ngoại
khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp, có nghĩa là hàng tuần có hàng nghìn em được đi tham quan hay tham gia vào các câu lạc bộ học tập Theo các nhà
giáo dục Anh, các hoạt động này giúp học sinh gắn kiến thức với cuộc sống Chính phủ Anh cho rằng, cần xem các hoạt động này là một phần quan trọng, của công tác giáo dục thế hệ trẻ Để nâng cao chất lượng và tăng cường số lượng các hoạt đông này, chính phủ Anh đã đưa ra các qui định về trách nhiệm của giáo viên và nhà trường, tăng cường các nguồn lực và các điều
Trang 21kiện cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác Bà Ruth Ke-ly, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Anh nhận xét: các hoạt đông ngoài giờ lên lớp, nhất là các hoạt động ngoại khóa đã làm giàu chương
trình học, tạo dựng niềm tin và củng cố kĩ năng cho học sinh Qui định mới
của Bộ Giáo dục Anh năm 2005 về tổ chức và quản lí các hoạt động ngoài giờ
lên lớp nêu rõ:
~ Cần cam kết rằng tắt cả mọi trẻ em phải có cơ hội tham gia một cách
có chất lượng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học tập các kinh nghiệm sống;
~ Khuyến khích các trường học liên kết với nhau trong việc tổ chức các
hoạt động này;
~ Khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia
- Đưa ra các hỗ trợ và các lời khuyên
~ Cung cấp thông tin và các hướng dẫn thực hành
- Đặt mục tiêu ưu tiên cho việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Nhiều hoạt động được gọi là “hoạt động đặc biệt” trong giáo dục Nhật
Bản rất gần với cái được gọi là hoạt động ngoại khóa trong giáo dục Hoa Kì
Nhung 6 Nhật Bản, những hoạt động này kết hợp chặt chẽ hơn với việc bố trí
Trang 22chương trình chính thức, gần như tất cả học sinh đều tham gia, và chú trọng
hơn việc bồ ¡ dưỡng nhân cách học sinh
Mục tiêu chung là sử dụng những quá trình này để xúc tiến việc tìm
hiểu quan niệm giá trị văn hóa, bồi dưỡng cho cá nhân thái độ và thói quen nỗ
lực đóng góp một cách có trách nhiệm vào sự hợp tác của tập thẻ
Quan hệ giữa gia đình, nhà trường và Hội liên hợp phụ huynh là môi
trường quan trọng để phụ huynh tham gia vào đời sống nhà trường của con
cái họ
Trong giáo dục tại Nhật Bản, vai trò của Hội liên hợp phụ huynh là rất
quan trọng Hoạt động của Hội liên hợp phụ huynh và giáo viên cung cấp cho
nhà trường một diễn đàn hữu ích
Nhà trường không chỉ là nơi bồi dưỡng chuẩn mực hành vi thông
thường của trẻ mà còn chịu trách nhiệm hướng dẫn, bồi dưỡng những thói
quen mà người lớn rất kì vọng ở trẻ em như: đúng giờ, gọn gàng, tôn trọng,
quyền uy Và các bậc phụ huynh rất ủng hộ chức năng này của nhà trường Thông qua nhiều hoạt động, nhà trường cũng tích cực giới thiệu đến phụ
huynh học sinh vai trò quan trọng của họ trong việc giáo dục các em, nhà trường thường xuyên quy định phạm vi hoạt động của trẻ ở đường phố gần đó
hay cắm tré di choi vao bu Trong kì nghỉ hè, thông tin nghiệp vu của
Hội liên hợp phụ huynh và giáo viên thường bao gồm các hướng dẫn cho phụ
huynh như lúc nào đi ngủ, lúc nào thức đậy, thời gian nào dành cho việc học
tập và học tập bao lâu là phù hợp với trẻ em [10]
1.1.2.3 Chương trình HĐGDNGIL tại Pháp
Tại Pháp, khi 6 tuổi, học sinh sẽ vào bậc học đầu tiên, các lớp THCS
với thời gian kéo đài 5 năm được phân theo các lớp: lớp chuẩn bị (1 năm), lớp
sơ cấp (2 năm), và lớp trung bình kéo dài 2 năm Trong thời gian này, học
Trang 23sinh học đọc và viết thông qua các hoạt động tập đọc, viết chính tả hay tập làm văn Học sinh cũng bắt đầu làm quen với tiếng nước ngoài, thông thường,
là tiếng Anh và làm quen với các công nghệ mới thông qua các chủ đề Tin
học, Công nghệ Các lớp THCS được một giáo viên phụ trách và dạy tắt cả các môn
Ở lứa tuổi này, nhà trường nhà trường giới thiệu cho trẻ em nhiều hoạt động nhằm phát triển khả năng nhận biết thế giới xung quanh, khả năng tư
duy và các kĩ năng liên quan đến năng lực học tập độc lập của trẻ
1.1.2.4 Chương trình HĐGDNGILL tại Hoa Kỳ
Sứ mạng của giáo dục THCS tại Hoa Kỳ:
+ Nhà trường khuyến khích học sinh tìm và phát hiện thế giới xung quanh, tham gia tích cực vào các hoạt động để phát triển mọi tiềm nang
của chính mình
+ Nhà trường cam kết tạo một môi trường lành mạnh có thế phát huy
thế mạnh của học sinh, phát triển những kĩ năng, cung cấp những khái niệm
cần thiết cho học sinh trở nên sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề hằng
ngày trong một thế giới đầy thách thức và thay đôi từng giờ
+ Nhà trường có trách nhiệm nuôi dưỡng lòng tự trọng của các em giáo dục các em những giá trị đạo đức như lòng chân thành, nhân hậu, trách nhiệm, tôn trọng mọi người và hướng đến những giá trị tốt đẹp
Chính sứ mạng giáo dục này đã chỉ phối toàn bộ hoạt động giáo dục
trong nhà trường Nhà trường hướng đắn một nền giáo dục toàn diện thật sự
Nhà trường không chỉ là nơi dạy chữ mà hơn cả đó thật sự là môi trường dé
các em phát huy hết mọi tiềm năng của chính mình đề phát triển nó thành khả
năng của bản thân.
Trang 24- Giờ học tại nhà trường đa dạng không chỉ vì các em được học xen kẽ các môn học khác nhau như toán, tiếng Anh, vẽ, hát nhạc mà các em còn
được thay đi vị trí, đến thư viện đọc sách vào một số giờ nhất định hoặc ra
sân tập thể thao, đá bóng, chơi các trò chơi ngoài giờ
- Ngày nghỉ, giáo viên ít cho học sinh bài về nhà, thay vào đó, nhà
trường khuyến khích các em tham gia hoạt động xã hội để tăng thêm hiểu biết
và kĩ năng giao tiếp xã hội Hoạt động này có thể là “Ngày phòng cháy chữa cháy” do thành phố tô chức Trong ngày này, mọi người đến xem các nhân viên cứu hỏa hướng dẫn cách phòng cháy chữa cháy, thực hiện trên các thiết
bi m6 phỏng hoặc trong các công cụ dùng trong thực tế Học sinh có thể xem,
cầm nắm các dụng cụ, quan sát cách thức chữa cháy và biết cách phản ứng
nếu phát hiện ra hỏa hoạn Bài tập của các em là phải đưa ra ý kiến cảm nhận
cá nhân về các hoạt động mà các em tham gia
Như vậy, các nền giáo dục của các nước tiên tiến đều rất chú trọng đến
sự phối hợp đối với phụ huynh học sinh trong việc tô chức các HĐGDNGLL nhằm giáo dục các em Nền giáo dục của các nước này đánh giá cao vai trò
của phụ huynh trong việc cùng tham gia, tổ chức các hoạt động của nhà trường, đánh giá cao ý tưởng, sự sáng tạo của phụ huynh học sinh trong việc tham gia giáo dục con em họ tại trường học Đây chính là một sự khác biệt lớn so với thực trạng hoạt động của Hội phụ huynh các trường THCS tại địa
bàn quận Liên Chiểu, khi mà tại đây, hội phụ huynh chủ yếu hoạt động theo
hình thức quyên góp tiền, ủng hộ cho các hoạt động của nhà trường cũng như thăm nom giáo viên trong các ngày lễ, tết
Trang 25
1.2.1 Quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường
1.2.1.1 Quản li
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt”: Quản lí là tổ chức, điều khiển hoạt
động của một số đơn vị, một cơ quan, ví dụ như: quản lí lao động Quản lí là trông coi, giữ gìn và theo dõi việc gì đó.[23]
Theo “Từ điển Giáo dục học”: Quản lí là hoạt động hay tác động có
định hướng có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể quản lí (người bị quản lí) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành
và đạt được mục đích của tô chức Các hình thức chức năng quản lí bao gồm
chủ yếu: kế hoạch hóa, tô chức, chỉ đạo và kiểm tra Giáo dục là một hệ thống
tô chức hoạt động phức tạp, do đó rất cần được quản lí chặt chẽ.[14]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: Quản lí là giữ gìn và phát triển một vấn
đề nào đó theo định hướng nhất định.[4]
Theo tác giả Lê Quang Sơn: Quản lí là sự tác động có tổ chức, có
hướng đích của chủ thể quản lí đối tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đề
ra
Từ những điểm chung của các định nghĩa, có thể hiểu: Quản lí là su tac động có tô chức, có hướng đích của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí và
khách thể quản lí nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội
của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi
trường,
1.2.1.2 Quản lí giáo dục
Theo nghĩa rộng: Quản lí giáo dục là thực hiện việc quản lí trong lĩnh vực giáo dục Ngày nay, lĩnh vực giáo dục mở rộng hơn nhiều so với trước,
Trang 26do chỗ mở rộng giáo dục từ thế hệ trẻ sang người lớn và toàn xã hội Tuy
nhiên, giáo dục thế hệ trẻ vẫn là bộ phận nòng cốt của lĩnh vực giáo dục cho
toàn xã hội
Theo nghĩa hẹp: Quản lí giáo dục chủ yếu là quản lí giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục nhà trường, giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân
Quản lí giáo dục gồm hai mặt lớn là quản lí nhà nước về giáo dục và
quản lí nhà trường và các cơ sở giáo dục khác Quản lí giáo dục là việc thực
hiện và giám sát những chính sách giáo dục, đào tạo trên cấp độ quốc gia,
vùng, địa phương và cơ sở
Quản lí nhà nước về giáo dục là thực hiện công quyền để quản lí các
hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội Nội dung của quản lí nhà nước
về giáo dục gồm:
Quản lí phương pháp phát triển giáo dục
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo
dục: Các qui định về tổ chức và hoạt động của nhà trường và các cơ sở giáo
dục khác Các qui định về tô chức quá trình đảo tạo, về tiêu chuẩn đảm bảo
chất lượng giáo dục, về qui chế thi cử và cấp văn bằng chứng chỉ Các qui
định về bộ máy quản lí giáo dục, về đào tạo, bồi dưỡng, quản lí nhà giáo và
cán bộ quản lí giáo dục, về tổ chức quản lí công tác quan hệ quốc tế về giáo
dục, về việc tặng các danh hiệu vinh dự cho những người có công lao trong sự
nghiệp giáo dục Các qui định về tổ chức quản lí, công tác nghiên cứu khoa
học công nghệ trong ngành giáo dục Các qui định vẻ thanh tra, kiểm tra, việc
chấp hành pháp luật về giáo dục, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lí các hành
vi vi phạm pháp luật về giáo dục
Những nội dung quản lí nhà nước về giáo dục được thể chế hóa trong
Luật giáo dục
Trang 27và đặc điểm của các hệ thống giáo dục
1.2.1.3 Quản lí nhà trường
Quản lí nhà trường là thực hiện hoạt động quản lí giáo dục trong tổ chức nhà trường Hoạt động quản lí nhà trường do chủ thể quản lí nhà trường thực hiện bao gồm các hoạt động quản lí bên trong nhà trường như: quản lí giáo viên, quản lí học sinh, quản lí quá trình dạy học, giáo dục, quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, quản lí tài chính trong nhà trường, quản lí lớp học, quản lí quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng xã hội
Hoạt động quản lí nhà trường chịu sự tác động của những chủ thể quản
lí bên trên nhà trường (các cơ quan quản lí giáo dục cấp trên) nhằm hướng
dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động của nhà trường và bên ngoài nhà trường,
các thực thể bên ngoài nhà trường, cộng đồng nhằm xây dựng những định
hướng về sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà trường
phát triển
1.2.2 Quản lí HDGDNGLL
1.2.2.1 Hoạt động
“Theo “Đại từ điển Tiếng Việt”: Hoạt động là làm những việc khác nhau
với những mục đích nhất định trong đời sống xã hội Hoạt động là vận động,
không chịu ngồi im Hoạt động là vận động, vận hành để thực hiện chức năng nào hoặc gây tác động nào đó
Hoạt động là hình thức biểu hiện quan trọng nhất của mối quan hệ tích cực, chủ động của con người đối với thực tiễn xung quanh Còn đối với từng
khía cạnh của thực tiễn, hoạt động là quá trình diễn ra một loạt hành động có
Trang 28liên quan chặt chẽ với nhau tác động vào đối tượng nhằm đạt được mục đích nhất định trong đời sống xã hội Hoạt động của con người luôn luôn xuất phát
từ những động cơ nhất định do có sự thôi thúc của nhu cầu, hứng thú, tình
cảm, trách nhiệm Ca động cơ và mục đích cùng thúc đây con người tích cực
và kiên trì khắc phục mọi khó khăn để đạt được kết quả mong muốn Tuy
nhiên, với cùng mục đích hoạt động như nhau có thể có những động cơ rat
khác nhau
Ngoài các yếu tố mục đích và động cơ nêu trên, hoạt động còn có đặc
trưng là phải biết sử dụng các phương tiện nhất định mới thực hiện được như:
công cụ và cách sử dụng công cụ, phương tiện ngôn ngữ và các tri thức chứa
đựng trong ngôn ngữ, cách thức làm việc bằng trí óc và chân tay, nghĩa là
hoạt động đòi hỏi phải có các kĩ năng và kĩ xảo sử dụng các phương tiện
Hình thức cơ bản của hoạt động của con người là lao động nhằm tạo ra
những giá trị vật chất và tỉnh thần để thỏa mãn các nhu cầu của mỗi người và
toàn xã hội Trong quá trình phát triển lịch sử hoạt động lao động đã phân hóa dưới hai hình thức là trí óc và chân tay, nhưng vẫn luôn gắn bó chặt chẽ với
nhau Xã hội càng văn minh, càng phát triển thì thành phan tri tuệ trong các hoạt động của con người càng tăng và lắp dần khoảng cách giữa hoạt động trí
tuệ và hoạt động cơ bắp trong quá trình tạo ra các giá trị trong xã hội
Để có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần,
mỗi cá nhân con người cần phải có một năng lực hoạt động nhất định Nang
lực cần có ấy phụ thuộc vào tố chất bẩm sinh của từng người, nhưng chủ yếu
phụ thuộc vào các điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn từng ngày, từng giờ tác động
vào một cách tự nhiên, tự phát, vô ý thức, nhưng chủ yếu là bằng cách có ý
thức, có chọn lọc, có hệ thống, có phương pháp Nhưng cách thứ hai là thuộc
về lĩnh vực giáo dục
Trang 291.2.2.2 Hoạt động giáo dục:
Hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp): Hoạt động giáo dục là hoạt động
của nhà giáo nhằm hình thành nhân sinh quan, phẩm chất đạo đức, đồng thời bồi dưỡng thị hiếu thẫm mĩ và phát triển thê chất của học sinh thông qua hệ thống các biện pháp tác động sư phạm tới tư tưởng, tình cảm, lối sống của học sinh cùng kết hợp với các biện pháp giáo dục của gia đình và xã hội để phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt hạn chế, tiêu cực, trong suy nghĩ,
hành động của các em
1.2.2.3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục cơ bản
được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, nhằm góp
phân thực thi quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa
dạng của đời sống xã hội
HĐGDNGLL do nhà trường quản lí, tiến hành ngoài giờ học trên lớp
theo chương trình, kế hoạch dạy học Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nói tiếp
chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong phạm vi đời sống,
xã hội do nhà trường chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ
hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể được thực hiện
ở mọi nơi, mọi lúc
Việc tô chức các HĐGDNGIL tại trường THCS chịu sự quản lí, chỉ đạo của các cấp quản lí cao hơn như phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT
1.2.3 Quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lóp
Quản lí HĐGDNGLL là hoạt động của nhà quản lí tác động đến tập thể giáo viên và học sinh ngoài giờ lên lớp nhằm tô chức, điều hành để đưa hoạt động này thành nền nếp, phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu đào tạo nhân
cách người học sinh trong nhà trường Hoạt động này được tiến hành xen kẽ
Trang 30hoặc nói tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội do nhà trường quản lí Nó diễn ra trong suốt năm học Nhà quản
lý vừa phải kiểm soát được mục tiêu, vừa có các biện pháp quản lý kế hoạch
tô chức các hoạt động, vừa nắm chắc các điều kiện cần thiết trong quá trình tổ
chức, lại vừa hướng dẫn cán bộ, giáo viên thực hiện sao cho có hiệu quả các hoạt động này
1.3 Nội dung quản lí HĐGDNGLL ở trường THCS
1.3.1 Mục tiêu quản lý HĐGDIVGLL
Quản lí mục tiêu HĐGDNGLL là việc xây dựng và tổ chức thực hiện mục tiêu của các hoạt động này một cách đầy đủ, toàn diện, cân đối với cả 3 yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ trên cơ sở quán triệt nguyên lí giáo
dục, đổi mới phương pháp-hình thức giáo dục, bảo đảm các yêu cầu giáo dục
toàn diện nhưng thiết thực và có trọng tâm, nâng cao chất lượng giáo dục
Mục tiêu HĐGDNGLL phải được thực hiện thông qua các hoạt động
thực tiễn, tránh lí thuyết suông và chung chung
Mục tiêu phải được đưa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường và
được tô chức thực hiện Người hiệu trưởng phải nắm bắt kết quả thực hiện
mục tiêu ở cả 3 phương diện: kiến thức, kĩ năng và thái độ HĐGDNGLL ở
trường THCS càng được quản lí chặt chẽ về mục tiêu thì chất lượng, kết quả
thu được càng có tính tích cực và ngược lại
1.3.2 Quản lí nội dung chương trình HĐGDVGLL
Để quản lí nội dung và chương trình HĐGDNGILL, hiệu trưởng cần
nắm bắt yêu cầu giáo dục của từng độ tuổi học sinh cụ thể trong chương trình
giáo dục, chỉ đạo đảm bảo để chương trình được thực hiện đầy đủ, toàn diện,
không cắt xén, đặc biệt là các hoạt động ngoài giờ lên lớp và ngoại khóa Việc chỉ đạo chương trình và nội dung giáo dục phải đảm bảo tính nguyên tắc, tính
hệ thống nhưng cũng phải linh hoạt, sáng tạo, tránh máy móc, cứng nhắc Các
Trang 31HĐGDNGLL được tổ chức và thực hiện trong thể thống nhất của chương
trình giáo dục Công tác tổ chức các HĐGDNGLL của học sinh không thể là
một công việc phụ, một việc tuỳ tiện làm hay không cũng được Bỗ trợ cho
kiến thức đã học, mở rộng, khắc sâu đồng thời giáo dục tư tưởng tình cảm cho
học sinh là nội dung chủ dao trong bất kỳ HĐGDNGLL nào Có thể nội dung
không là vấn đề có học ở trên lớp, nhưng nó phải có liên quan đến kiến thức
đã được học, không chấp nhận kiến thức trong HĐGDNGLL là điều hoàn
toàn xa lạ với học sinh
Bên cạnh truyền thụ tri thức, nội dung của HĐGDNGLL còn phải gắn
chặt với việc giáo dục tư tưởng tình cảm Công tác giáo dục tư tưởng cho học sinh phải luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống Nó phải cụ thể, tỉnh tế, linh hoạt, không trừu tượng, giản đơn, rập khuôn, cứng nhắc Chính trong
HĐGDNGILL giáo viên có điều kiện để gần gũi học sinh, nắm vững những, biểu hiện tư tưởng tình cảm của các em ngay trong sinh hoạt tập thể Phạm vi
giờ lên lớp không cho phép giáo viên hiểu sâu sắc đối tượng giáo dục vì tư tưởng tình cảm đạo đức của học sinh không phải là những khái niệm, những công thức, những câu lí luận trong sách vở mà là cái thực trong mối quan hệ
với thầy cô, bè bạn
1.3.3 Quản li phương pháp và hình thúc tổ chức HĐGDNGLL
Người hiệu trưởng cần nắm bắt và hiều rõ các phương pháp và các hình
thức tổ chức HĐGDNGLL để tổ chức các hoạt động này một cách phù hợp, linh hoạt và sáng tạo Hình thức tổ chức HĐGDNGLL tại các trường THCS phải được quản lí chặt chẽ Các hình thức tổ chức HĐGDNGLL đều phải
nhằm mục đích mở rộng khả năng thu hút các em vào các hoạt động tập thể,
cho các em có nhiều cơ hội bày tỏ những suy nghĩ, những hiểu biết của mình
Sự hướng dẫn của các thầy cô có tác dụng lớn đối với việc bồi dưỡng khả năng nỗi trội của các em với lĩnh vực mà mình ưa thích
Trang 32Trong việc quản lí phương pháp và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL người quản lí cần lưu ý giáo viên sử dụng phối hợp các phương pháp và các
hình thức tô chức để các hoạt động này mạng lại hiệu quả và chất lượng cao nhất Người hiệu trưởng phải đưa ra các mô hình và các phương pháp tổ chức
có hiệu quả, tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, các phương pháp này,
thường xuyên xem xét, tham dự và đánh giá chúng
Trong quản lí nội dung, phương pháp và các hình thức tô chức các
HDGDNGLL can quán triệt các nguyên tắc giáo dục: giáo dục gắn với lao
đông sản xuất, gia đình-nhà trường- xã hội, giáo dục trong lao động, trong tập
thể, thống nhất ý thức và hành động, tôn trọng cá nhân học sinh, kết hợp vai
trò hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên với vai trò tích cực, chủ động của học
sinh, tính phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
1.3.4 Quản lí và xây dựng các nguén lye phuc vu HBGDNGLL
Các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục nói chung, HĐGDNGLL trong nhà trường nói riêng bao gồm cả con người, kinh phí, thời gian và các
điều kiện về vật lực
Hiệu trưởng lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận
thức và các kĩ năng tổ chức HĐGDNGLL cho đội ngũ giáo viên
Hiệu trưởng dành kinh phí, thời gian cho việc tổ chức các HĐGDNGLL
Hiệu trưởng lên kế hoạch mua sắm, sử dụng, bảo quản các phương tiện
phục vụ tô chức HĐGDNGLL (cacset, âm li, máy vi tính, tỉ vi, bàn ghế, tài liệu ) để nâng cao chất lượng giáo dục, tiết kiệm, tránh lãng phí Việc lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị phục vụ các HĐGDNGLL cần bám sát mục
tiêu, yêu cầu của từng hoạt động, với các hình thức chính khóa và ngoại khóa,
chú trọng các phương tiện giáo dục mang cả giá trị vật chất và tinh thần như
sách, vở, báo chí, tranh ảnh, các tác phẩm nghệ thuật Các phương tiện giáo
Trang 33dục phải đảm bảo các yêu cầu về thẩm mĩ, độ bền, độ an toàn và vệ sinh và
được sử dụng một cách tối đa, thường xuyên Việc bố trí các khu vui chơi, sân
bãi luyện tập phải hợp lí, thuận tiện Để đảm bảo độ bền của các phương tiện
giáo dục, hiệu trưởng cần mua sắm các đồ dùng có chất lượng, có sổ sách
theo dõi, ghi chép tình trạng sử dụng, giao trách nhiệm tự quản các trang thiết
bị này cho giáo viên và học sinh Việc mua sắm trang thiết bị phải thực hiện
bằng nhiều nguồn: nhà nước, phụ huynh, địa phương, các cá nhân hảo tâm
Nhà trường có trách nhiệm làm cho mọi người hiểu được tầm quan trọng của
trang thiết bị giáo dục đối với các hoạt động giáo dục và các hoạt đông ngoại
khóa của học sinh
1.3.5 Quản lí chất lượng các HĐGDVGLL
Chất lượng HĐGDNGLL thê hiện mức độ đạt được các mục tiêu đề ra
trong chương trình, kế hoạch đối v
Quản lí chất lượng HĐGDNGLL đòi hỏi người hiệu trưởng phải nắm
vững chương trình HĐGDNGLL mà các tổ, nhóm chuyên môn sẽ thực hiện
từng lứa tuổi cụ thể
trong tuần, tháng, học kỳ, năm Hiệu trưởng phải xây dựng được môi trường
giáo dục tốt, lành mạnh, tích cực, có các giải pháp cải tiến nâng cao chất
lượng giáo dục một cách thường xuyên, liên tục Trọng tâm là xây dựng một
đội ngũ giáo viên có năng lực, có phẩm chất để thực hiện tốt các mục tiêu
giáo dục Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn dé thường xuyên cung
cấp thông tin mới, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho giáo viên về các
HDGDNGLL huấn luyện các kĩ năng tô chức HĐGDNGLL Các giải pháp về
giáo viên cần kết hợp đồng bộ với giải pháp về cơ sở vật chất, thiết bị, với
việc phối kết hợp các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục học sinh, xây dựng tập thể học sinh, phát huy vai trò của tổ chức Đội Thiếu Niên
tiền phong Hồ Chí Minh Để HĐGDNGLL có chất lượng hiệu trưởng cần
thực hiện đầy đủ các chức năng quản lí giáo dục trong từng hoạt động
Trang 34Xây dựng kế hoạch: nhà trường cần có kế hoạch năm hoc và kế hoạch
tô chức HĐGDNGLL Quá trình xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL phải có sự
tham gia của giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội (cha me hoc si
các tổ chức đoàn thể, các cá nhân ) Kế hoạch được xây dựng theo hai
chiều: từ các lớp lên các khối, từ các khói lên trường và theo chiều ngược lại
Ngay từ đầu năm học, đầu học kỳ, những người lãnh đạo nhà trường cần phải thông qua chương trình kế hoạch HĐGDNGLL do các giáo viên phụ
trách xây dựng lên Kế hoạch này nhất định không phải là một công tác tách rời khỏi những chủ trương yêu cầu giáo dục chung của nhà trường Ngược lại
kế hoạch HĐGDNGLL cần phản ánh được những trọng tâm giáo dục, truyền
đạt trí thức (củng cố, mở rộng, nâng cao) và giáo dục tư tưởng đạo đức của
nhà trường với học sinh, phản ánh được toàn bộ những nhiệm vụ lớn của năm
trong năm Giáo viên chủ nhiệm dĩ nhiên cũng cần nắm được kế hoạch
HĐGDNGLL để phối hợp với giáo viên bộ môn, Tổng phụ trách đội đôn đốc
học sinh lớp mình thực hiện được tốt
Người lãnh đạo nhà trường không những phải quan tâm đến kế hoạch HĐGDNGLL, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của nó mà còn giúp đỡ, tạo điều kiện cần thiết để kế hoạch HĐGDNGLL thực thi có kết quả tốt Người
lãnh đạo nhà trường cần góp ý kiến cụ thể về đường lối, về phương hướng và
nội dung của kế hoạch, có ý kiến xét duyệt cụ thể trong từng buổi HĐGDNGLL
Trang 35Nói chung kế hoạch HĐGDNGLL dưới bắt kỳ hình thức nào đều phải
là một bộ phận khăng khít với toàn bộ hoạt động của nhà trường Nó phải
được xây dựng công phu, dài hạn và cụ thể, không thể chắp vá, vụn lẻ, tuỳ
tiện Nội dung và hình thức của HĐGDNGLL càng phong phú bao nhiêu thì
tính kế hoạch lại càng phải được đề cao bấy nhiêu Khi đã nghiên cứu chương
trình nội khóa, khả năng và yêu cầu của nhà trường, của giáo viên và học sinh
để định rõ nội dung và hình thức hoạt động, chúng ta cần phải có kế hoạch
phân phối HĐGDNGLL cho cả năm, cho từng học kỳ, từng tháng Có định được kế hoạch cụ thể như thế thì hoạt động của nhà trường mới được chủ động và phong phú
Hiệu trưởng đưa ra các chỉ dẫn HĐGDNGLL bằng văn bản hay bằng
các chỉ đạo trực tiếp cụ thê để giáo viên và học sinh thực hiện
HĐGDNGLL không phải là sự tuỳ hứng, người giáo viên thích thực
hiện lúc nào cũng được mà cần phải có sự hướng dẫn từ phía nhà quản lí về
t, người giáo viên cần có sự chuẩn bị
tra sự chuẩn bị, làm thử trước khi tổ chức Việc chuẩn bị càng kĩ bao nhiêu
thì kết quả mang lại càng cao và thiết thực bấy nhiêu
Khi bắt tay vào, người làm công tác HĐGDNGLL phải quyết đoán, có
óc sáng tạo, có lòng nhiệt tình mới đảm bảo cho sự thành công của HĐGDNGLL
Sinh hoạt tập thể, tổ chức hội thi đề đòi hỏi phải có tính kỷ luật cao,
trình độ các tiết mục cũng phải chuẩn bị chu đáo, nếu không thì hứng thú,
niềm vui bị giảm đi rất nhiều Đặc biệt giáo viên phải xây dựng cho học sinh
ý thức tự quản tốt
Trang 36Kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện va kết quả theo chuẩn và mục tiêu Như vậy hiệu trưởng phải đề ra các tiêu chí đánh giá và có sự so sánh đối chiếu kết quả thực hiện với các chuẩn này Các hoạt động kiểm tra đánh giá
cần được tiến hành đều đặn với các hình thức khác nhau, có tác dụng khuyến
khích động viên giáo viên và học sinh thực hiện tốt các HDGDNGLL
Quản lí chất lượng của HĐGDNGLL xét đến cùng đó là sau mỗi lần tổ
chức các hình thức ngoại khóa, học sinh và giáo viên đều phải có sự lớn lên
về mặt kiến thức- kỹ năng- thái độ Đặc biệt là phía học sinh sau mỗi lần tham
gia HĐGDNGLL, các em phải có sự phát triển về tư tưởng, đạo đức, nhân
cách, hành vi đạt được các mục tiêu cụ thể về đức — trí — thể — mỹ
1.4 Vi tri, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng GD&ĐT
1.4.1 Vị trí, chức năng của phòng GD&ÐĐT
Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân cấp quận, huyện (sau đây gọi là cấp quận) có chức năng tham mưu, giúp
Uỷ ban nhân dân cấp quận thực hiện chức năng quản lí nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đảo tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục
va dio tao; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lí giáo dục; tiêu
chuẩn cơ sở vật chát, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và
cấp văn bằng, chứng chỉ, bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tai khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lí về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ
ban nhân dân cấp quận; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Trang 371.4.2 Nhiém vy, quyén han cia phing GD&DT
- Trình Uỷ ban nhân dân cấp quận các văn bản: Dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các quy định của Uỷ ban nhân dân
cấp thành phố về hoạt động giáo dục, dự thảo quyết định, chỉ thị, kế hoạch 5
năm, hàng năm và chương trình, nội dung cải cách hành chính nhà nước về
lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường trung
học cơ sở, trường phô thông có nhiều cấp học (trừ cấp trung học phô thông), trường THCS, cơ sở giáo dục mầm non và Trung tâm học tập cộng đồng trên
địa bàn theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, dự thảo các quyết định thành lập, sát nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thễ các các cơ sở giáo
dục công lập, gồm: trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trừ cấp trung học phổ thông), trường THCS, cơ sở giáo dục mầm non;
cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, giải thể các trường, các cơ sở giáo
dục ngoài công lập thuộc quyền quản lí của Uỷ ban nhân dân cấp quận theo
quy định của pháp luật
- Hướng dẫn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục; huy động, quản lí, sử dụng các nguồn
lực để phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật và thông tin về giáo dục; chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách
hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục trên địa bàn; thực hiện mục tiêu,
chương trình nội dung, kế hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo
dục, phổ cập giáo dục; công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp phát văn
bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn
Trang 38- Xay dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đảo tạo, bồi dưỡng nhà giáo
và cán bộ quản lí giáo dục các ngành học, cắp học trong phạm vi quản lí của
quận sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ
tiên tiến trong giáo dục, tông kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương
~ Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và tổ chức thực hiện công tác thi đua,
khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn; xây dựng và
nhân điền hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn quận
- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc
phạm vi quản lí của quận xây dựng kế hoạch biên chế; tổng hợp biên chế của các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lí của quận, trình cắp có thẩm quyền quyết định
~ Giúp Ủy ban nhân dân cấp quận hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc
thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tô chức, biên ché,
tài chính các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập theo phân cấp của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh và quy định của pháp luật
- Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch lập dự toán và phân bổ
ngân sách giáo dục, dự toán chỉ các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm
về giáo dục của quận theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính
~ Kiểm tra, thanh tra và xử lí vi phạm theo thẩm quyền việc thực hiện
chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án và các quy định của cấp
có thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo
Trang 39va kiến nghị của công dân về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật
~ Quản lí biên chế, hợp đồng làm việc, điều động, luân chuyền, đào tạo,
bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện chế độ, chính sách, khen
thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc
phạm vi quản lí của Phòng theo quy định của pháp luật và uỷ quyền của Ủy
ban nhân dân cấp quận
~ Quản lí tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật và uỷ quyền của Ủy ban nhân dân cấp quận
~ Thực hiện công tác báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân cấp quận và Sở Giáo dục và Đào
tạo
- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
quận giao và theo quy định của pháp luật
1.4.3 Vị trí công tác quản lí HĐGDNGLL tại phòng GD&ĐT
Theo cach phan chia hiện nay, hoạt động day học, giáo dục trong nhà
trường được chia thành 2 bộ phận là hoạt động dạy học trên lớp và hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp Mỗi bộ phận đều có vị trí, chức năng nhiệm vụ
riêng nhưng chúng đều góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giáo
dục
Như vậy, HĐGDNGLL không phải là một hoạt động “phụ khóa” trong nhà trường, nó thực sự là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở
nhà trường.
Trang 40Với quan điểm đó, bên cạnh việc chú trọng chỉ đạo công tác chuyên môn, phòng GD&ĐT đặc biệt quan tâm đên công tác tổ chức, thực hiện, chỉ đạo HĐGDNGIL tại các trường THCS Tại cơ quan phòng GD&ĐT luôn có
lến hai chuyên viên phụ trách công tác này Hằng năm, phòng GD&ĐT tổ chức các HĐGDNGLL mang tính chất qui mô lớn, sâu rộng cho tắt cả các trường học tham gia như Hội khỏe phù đồng, hội thi, giao lưu cấp
từ một
quả
Nhìn chung, HĐGDNGLL luôn được phòng GD&ĐT quan tâm và tổ
chức thực hiện tương đối tốt
1.5 Cơ sở tâm lí học, giáo dục học của việc tổ chức HĐGDNGLL
1.5.1 Cơ sở giáo dục học
HĐGDNGIL trong nhà trường phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục của nhà trường: đào tạo học sinh thành con người phát triển toàn diện, có khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh xã hội hiện nay
“Bất cứ hoạt động ngoài lớp, hoạt động ngoài trường nào, bắt cứ hoạt
động nào của các tiểu tổ, bất cứ hoạt động văn hoá quần chúng nào cũng đều
phải hoàn toàn phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của giáo dục”(Cai-rôp)
Để có kiến thức sâu rộng, học sinh không chỉ học tập trên lớp mà có thê
học ở nhiều hình thức khác nhau Trên lớp, đó chỉ là kiến thức phô thông cơ
bản, do điều kiện thời gian hạn chế thầy cô không thẻ đi sâu Muốn hiểu biết
tường tận, học sinh phải có ý thức tự giác, phải có hứng thú tìm tòi
HĐGDNGLL sẽ phần nào giúp học sinh làm được điều này
'Thái độ của các em cũng vậy, tham gia các HĐGDNGLL, các em được giao lưu, được học tập kinh nghiệm thực tế Nhờ đó các em tự rút ra cho mình
kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp sẽ thấy tự tin
Sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh THCS chịu sự tác
động của nhiều nhân tố: nhân tố sinh học, môi trường, giáo dục và các hoạt