1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Thể dục của học sinh các trường THCS quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng

176 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 40,61 MB

Nội dung

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Thể dục của học sinh THCS, luận văn Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Thể dục của học sinh các trường THCS quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng'' đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học tập môn Thể dục, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Thể dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Trang 1

ĐẠI HỌC DA NANG

MAI THAI PHIEN

BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG KIEM TRA -

DANH GIA KET QUA HQC TAP MON THE DUC

CUA HQC SINH CAC TRUONG THCS QUAN LIEN CHIEU THANH PHO DA NANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Trang 2

BO GIAO DUC VA DAO TAO ĐẠI HỌC DA NANG

MAI THAI PHIEN

BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG KIEM TRA -

DANH GIA KET QUA HQC TAP MON THE DUC

CUA HQC SINH CAC TRUONG THCS

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung

thực và chưa từng được ai công bó trong bắt kỳ công trình nào khác Tác giả luận văn

Trang 4

1 Ly do chon dé tai

Mục đích nghiên cứu

Khách thể và đối tượng nghiên cứu Giả thuyết khoa học

Nhiệm vụ nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Phạm vi giới hạn của đề tài oN AHR wWHN Đóng góp của luận van 3 sed 3 3 4 5 5 5

9 Cấu trúc luận văn

CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE Q) LY HOAT DONG KIEM

TRA, DANH GIA KET QUA HQC TAP MON THE DUC CUA HOC SINH TRƯỜNG THCS — 1.1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Ở nước ngoài 1.1.2 Ở Việt Nam 1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐÈ TÀI "` 1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh M

1.2.2 Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh l6

1.3 LY LUAN VE KIEM TRA, DANH GIÁ KET QUA HOC TAP MON

THÊ DỤC CỦA HỌC SINH s+2222ssrsrrrrrrrrrrerre 18 18 18 19

Trang 5

1.3.7 Cơ sở để đánh giá kết quả học tập của học sinh

1.3.8 Xu thế đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn

Thể dục hiện nay -25

1.3.9 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập môn Thẻ dục của học sinh THCS 25 14 ĐẶC DIEM HOAT DONG KIEM TRA, DANH GIA KET QUA

HỌC TẬP MÔN THÊ DỤC Ở TRƯỜNG THCS

1.4.1 Mục tiêu hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Thể

dục của học sinh trường THCS

1.4.2 Nội dung hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Thể

dục của học sinh trường THCS 1.4.3 Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động kí: quả học tập môn Thẻ dục của học sinh trường THCS 1.4.4 Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Thé dục của học sinh trường THCS

1.4.5 Chủ thể hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Thể dục của học sinh trường THCS „29

1.5 QUAN LY HOAT DONG KIEM TRA, DANH GIA KET QUA HOC

TAP MON THE DUC CUA HỌC SINH TRƯỜNG THCS 29

Trang 6

1.5.5 Quản lý kết quả kiểm tra, đánh giá quả học tập của học sinh 34

TIEU KÉT CHƯƠNG I Tre - —- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT T ĐỘNG KIÊM T TRA, ĐÁNH GIÁ KÉT QUẢ HỌC TẬP MÔN THẺ DỤC CỦA HỌC SINH

CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN LIÊN CHIẾU, THÀNH PHÓ ĐÀ

NẴNG a ~c- 36, 2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TE, XA K HỘI, ( GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUẬN LIÊN CHIÊU, THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG 36

2.1.1 Vài nét về Quận Liên Chiết „36

2.1.2 Khái quát tình hình giáo dục Quận Liên Chiễu 42 2.1.3 Những hạn chế và bắt cập 2.2 KHAI QUAT VE QUA TRINH KHAO SAT THỰC TRẠNG 52 2.2.1 Mục tiêu khảo sát 2.2.2 Nội dung khảo sát 2.2.3 Phương pháp khảo sát “

2.2.4 Kế hoạch tổ chức khảo sát -222222cccccccvccverrrrrrrrrrre 53)

2.2.5 Đối tượng khảo sát

2.2.6 Thời gian khảo sát: Từ tháng 8/2015 đến tháng 9/2015 54 2.3 THỰC TRANG HOAT DONG KIEM TRA, DANH GIA KET QUA

HOC TAP MON THE DUC CUA HOC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS

QUAN LIEN CHIEU, THANH PHO DA NANG 54

2.3.1 Nhận thức của CBQL, GV, HS về hoạt động kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập môn Thể dục s4

Trang 7

2.4 THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG KIEM TRA, DANH GIA KET QUA HOC TAP MON THE DUC CUA HOC SINH CÁC TRƯỜNG THCS QUAN LIEN CHIEU, THANH PHO DA NANG

2.4.1 Thực trạng về công tác bồi dưỡng năng lực kiểm tra, đánh giá -61 2.4.2 Thực trạng về quản lý kế hoạch kiểm tra, đánh giá 62 64 60 theo định hướng phat trién nang luc hoe sinh 2.4.3 Thực trạng quản lý nội dung kiểm tra, đánh gi:

2.4.4 Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá 65

2.4.5 Thực trạng quản lý việc tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá

thường xuyên, định kỳ

2.4.6 Thực trạng quản nhýk kết quả kiểm tra, đánh gi

2.4.7 Thực trạng xử lý thông tin phản hồi và phân tích kết quả kiểm

tra, đánh giá của học sinh để đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh

và những chỉ đạo của Hiệu trưởng đề điều chỉnh hoạt động dạy học 69 2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG 2.5.1 Đánh giá chung 2.5.2 Nguyên nhân của thực trạng TIEU KÉT CHƯƠNG 2 ` 74 CHUONG 3 BIEN PHAP QUAN LY HOAT "DONG KIEM TRA, ĐÁNH GIÁ KÉT QUẢ HỌC TẬP MÔN THẺ DỤC CỦA HỌC SINH

CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN LIÊN CHIẾU, THÀNH PHÓ ĐÀ

NẴNG " 4

3.1 CƠ SỞ VÀ CÁC NGUYÊN TÁC Cpe XUẤT BIỆN PHÁP 75

3.1.1 Cơ sở đề xuất biện pháp `

Trang 8

3.2.1 Nâng cao nhận thức về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập môn Thể dục cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh 79

3.2.2 Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập môn Thể dục của học sinh 81

ngân hàng hệ thống câu

S88 3.2.3 Quản lý chỉ đạo xây dựng ma trận

hỏi kiểm tra, đánh giá môn Thẻ dục

3.2.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt

động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Thể dục của học sinh 89 3.2.5 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kiểm tra,

90

đánh giá kết quả học tập môn Thể dục SH Hee

3.2.6 Quản lý đồng bộ các khâu trong việc tổ chức hoạt động ki kiểm tra,

đánh giá kết quả học tập môn Thể dục của học sinh

3.3 MÓI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP

3.4 KHẢO NGHIỆM NHẬN THỨC VẺ TÍNH CAP THIET VÀ TÍNH

KHA THI CUA CAC BIEN PHAP DE XUAT 3.4.1 Mục đích khảo nghiệm

3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm

3.4.3 Nội dung khảo nghiệm

3.4.4 Tiến trình khảo nghiệm 3.4.5 Kết quả khảo nghiệm

TIEU KET CHUONG 3

KET LUAN VA KHUYEN NGHI se TÚ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

TT [CHU VIET TAT | NOI DUNG CHU VIET TAT

I |BGH Ban Giám hiệu 2 |CBQL Cán bộ quản lý

3_|CNH- HĐH Cơng nghiệp hố - hiện đại hoá 4 |CNTT Công nghệ thông tin

5_|csvc Cơ sở vật chất

6 |GD Giáo dục

7 _|GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo § [GV Giáo viên

Trang 10

bảng Tên bảng Trang +¡ | Tình độ đội ngũ giáo viên các tường THCS Quận Liên |,

Chiêu, Thành phố Đà Nẵng (Số liệu năm 2015)

Trình độ chuyên môn của đội ngũ GV bộ môn Thé duc

2.2 |ở các trường THCS Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà |_ 45 Nẵng (Số liệu năm 2015)

33 Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS Quan 46

Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng (Số liệu năm 2015) Kết quả khảo sát về năm bắt nội dung chương trình theo

2.44 | chuẩn kiến thức, kỹ năng, định hướng năng lực vận| 56

dụng trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá học sinh

„a, | Ret au Khao sit vé sử dụng sách giáo khoa, chuẩn kến | v„ thức, kỹ năng trong kiểm tra, đánh giá môn Thể dục

2.6, | Mức đồ sử dụng các phương pháp kiếm tra đánh giá kếi|_ 5 quả học tập môn Thể dục của học sinh

2g | NEUyên nhân giáo viên thích sử dụng phương phip thye | hành nhất

+ạ,_ | Phương pháp kiếm tra gây hứng thú nhất cho học sinh | trong bộ môn Thể dục

'Vễ công tác bôi dưỡng nâng cao năng lực về kiêm tra,

2.9 | đánh giá kết quả học tập môn Thẻ dục theo chuẩn kiến | 61 thức, kỹ năng, định hướng phát triển năng lực

bo, | Kế hoạch kiếm tra, đánh giá KE qua hoe tp mon The | dục của học sinh

Trang 11

ap, | KẾ quá thực hiện các kế hoạch về công tác kiểm tra, | đánh giá môn Thể dục

Thống kê mức độ thực hiện về triển khai yêu cầu kiểm

2.12 | tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, định hướng |_ 65 phát triển năng lực

Mục đích của việc thông kê, phân tích kết quả bài kiếm

2H: tra Thể dục trong các trường THCS 68

" Đánh giá mức độ quan trọng của thông kê và phân tích |

điểm kiêm tra môn Thê dục của GV và CBQL

2.15 [ Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá năng lực học sinh |_ 69 ạ¡ | Mẫu Kế hoạch kiếm tra, đánh giá kết quả học tập của| „

học sinh

3.2 | Các nhóm đôi tượng được khảo nghiệm 93 3.3 | Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp |_ 94 3.4 [Kết quả khảo nghiệm vẽ tính khả thi của các biện pháp | 96

Trang 12

Số hiệu ae

biểu đồ Tên biêu đô Trang

21 Kết quả về hạnh kiêm của học sinh THCS năm học 50 2014 - 2015

22 Kết quả về học lực của học sinh THCS năm 2014 - 50 2015

23 Nhận thức ve mức độ cân thiệt của hoạt động kiêm tra, 54

đánh giá kết quả học tập môn Thẻ dục

" Mức độ sử dụng các phương pháp đề đánh giá kết quả 58 học tập môn Thể dục của học sinh

aL Kết quả đánh giá về tính cấp thiết và khả thi của các 9 biện pháp

DANH MỤC CÁC SƠ ĐÒ

Số hiệu - +

sơ đồ Tên sơ đô Trang

LL Mỗi quan hệ của quá trình đánh giá chất lượng dạy và hoc 1

Trang 13

Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, có những đóng góp to lớn vào việc phát triển kinh tế - chính trị - xã hội, tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cho dat nước, thúc đây quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Vì vậy, từ lâu nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”

Nghị quyết Đại hội Dang toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế

quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” [2]

Kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa đảm bảo chất lượng đầu ra, là khâu cuối

cùng của một quá trình giáo dục, đồng thời, kiểm soát được chất lượng giáo

dục Kiểm tra và đánh giá phải phản ánh đúng đắn kết quả học tập, tu dưỡng

của học sinh, phản ánh đầy đủ những tiến bộ và những thiếu sót cơ bản, những nguyên nhân của chúng, xác định đúng hướng tiến bộ của người học và thúc đây quá trình học tập Kiểm tra, đánh giá giúp cho giáo viên thu thập

thông tin có liên quan đến người học nhằm giúp họ điều chỉnh hoạt động dạy

học của mình tốt hơn

“Kiểm tra, đánh giá học sinh là những khâu rất quan trọng trong quá

trình dạy và học Khoa học kiểm tra, đánh giá của thế giới đã có bước phát

Trang 14

các trường THCS, trong đó, có môn Thể dục chưa được quan tâm mà lâu nay chúng ta vẫn làm theo ý chủ quan của cá nhân giáo viên, hệ thống câu hỏi

chưa được đánh giá theo các cấp độ nhận thức của học sinh Kết quả kiểm tra,

đánh giá cũng chỉ dừng lại ở đánh giá kết quả học tập của học sinh mà chưa

được phân tích, định hướng đổi mới phương pháp dạy học, trong đó, có đổi mới kiểm tra, đánh giá

Ngày nay, với sự trợ giúp của các thiết bị, kỹ thuật dạy học đang dần được phố biến trong nhà trường, nhà quản lý không những phải nắm được các phương pháp kiểm tra, đánh giá truyền thống mà phải biết vận dụng một số

phương pháp quản lý để xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá phù hợp

Qua tìm hiểu, nhiều năm qua tại Quận Liên Chiểu, Thành phố Da Nẵng,

công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môn Thể dục ở trường THCS còn nhiều bất cập và chưa có sự quan tâm đúng mức Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý chất lượng giáo dục thì việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá là việc làm cần thiết, mang tính chiến lược, trong đó, có môn Thẻ dục ở cấp

THCS Trên cơ sở đó, rút ra những mặt mạnh, mặt tồn tại của công tác quản

lý hoạt động kiểm tra, đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm cho công

tác quản lý, đồng thời, đề xuất những biện pháp cần thiết và khả thi để giúp

Hiệu trưởng các trường THCS quản lý tốt hơn việc nâng cao chất lượng có

hiệu quả hoạt động kiểm tra, đánh giá tại trường học, mặt khác, góp phần đổi

mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bộ môn Thể dục của học sinh

ở cấp THCS

Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản {ý hoạt

động kiểm tra, đánh giá kết quä học tập môn Thể dục của học sinh các

Trang 15

quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Thể dục của học sinh THCS, dé xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Thẻ dục, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Thể dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường, THCS 3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn

Thể dục của học sinh các trường THCS Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng

4 Giả thuyết khoa học

Nếu Hiệu trưởng thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra,

đánh giá kết quả học tập môn Thể dục của học sinh một cách khoa học, phù hợp với đặc trưng môn học và thực tiễn nhà trường thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Thể dục ở các trường THCS Quận Liên Chiều,

Thành phó Đà Nẵng,

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập môn Thể dục của học sinh THCS

5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt

động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Thể dục của học sinh ở các

Trang 16

Chiểu, Thành phố Đà Nẵng

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp lý thuyết

Nghiên cứu Luật Giáo dục, các văn kiện của Đảng và Nhà nước vẻ định

hướng phát triển giáo dục và đào tạo, về công tác giáo dục thẻ chất, thể thao

trường học,

Nghiên cứu các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và t, thể

Đào tạo thành phố Đà Nẵng có liên quan đến công tác giáo dục thể

thao trường học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực,

Phân tích, tổng hợp và hệ thống các tài liệu có liên quan đến quản lý giáo dục, quản lý kiểm tra, đánh giá chất lượng bộ môn Thể dục của học sinh THCS, nhằm hiểu sâu sắc hơn về bản chất của vấn đề, nghiên cứu sắp xếp

chúng thành hệ thống đề hình thành giả thuyết khoa học, định hướng cho quá

trình nghiên cứu đề tài

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp điều tra

Bằng phiếu hỏi đối với Ban Giám hiệu, giáo viên, học sinh trường

THCS

Trao đổi qua giao tiếp trực tiếp: Ban Giám hiệu, học sinh, giáo viên

6.2.2 Phương pháp nghiên cứu hô sơ

Các đề kiểm tra, kết quả kiểm tra môn Thẻ dục và kế hoạch tổ chức kiểm

tra của các trường THCS Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng 6.2.3 Phương pháp quan sát

Trang 17

6.3 Phương pháp thống kê toán học Nhằm xử lý và phân tích kết quả điều tra 7 Phạm vi giới hạn của đề tài

Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập môn Thể dục của học sinh và các biện pháp quản lý hoạt động

kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2015

Phạm vi nghiên cứu thuộc 07 trường THCS thuộc Quận Liên CỊ Thành phô Đà Nẵng 8, Đóng góp của luận văn Làm phong phú và hoàn thiện lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá

Hệ thống hoá các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Thẻ dục của học sinh THCS theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, định hướng phát triển năng lực người học

Xác lập một số biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả trong công tác

kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Thẻ dục của học sinh THCS Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện ở nhà trường trong giai đoạn hiện nay

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ

lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập môn Thể dục của học sinh trường THCS

Trang 19

DANH GIA KET QUA HQC TAP MON THE DUC CUA

HỌC SINH TRƯỜNG THCS

1.1 KHAI QUAT LICH SU VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Ở nước ngoài

Hoạt động kiểm tra, đánh giá được hình thành khá sớm cùng với việc xuất hiện của xã hội loài người Việc chọn người “phối ngẫu” trong các bộ lạc

nguyên thuỷ có thể là loại kiểm tra, đánh giá sớm nhất Người tù trưởng qua

“kiểm tra” có thể chọn cho mình các phối ngẫu ưng ý Những kiểu thử như

vậy, mà phương Tây gọi là test (trắc nghiệm) có thể xuất hiện sớm hơn phương Đông so với các dạng kiểm tra khác

Từ thế kỷ XVIII, việc nghiên cứu lý thuyết phương pháp trắc nghiệm

khách quan đã được bắt đầu và đến đầu thế kỷ XIX đã được triển khai rộng

rãi ở các nước kinh tế phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Nhiều công trình nghiên cứu đo lường, đánh giá kết quả học tập đã được công bố: Erwin T.D.,

Hopkins K.D., Stanley K.D., Mehrens W.A., Lehmann 1.J các tác giả nay di sâu vào phương pháp đo lường từng lĩnh vực của mục tiêu giáo dục, phân biệt

rõ từng loại trắc nghiệm, xác định nguyên tắc xây dựng và sử dụng từng loại trắc nghiệm S.J Osterlind nghiên cứu về xây dựng câu trắc nghiệm Về kĩ

thuật xây dựng và sử dụng MCQ (Multiple Choice Questions: câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn) trong KTĐG và tự KTĐG Các bài

KTĐG của họ được sử dụng rộng rãi trên thế giới Đã có nhiều công trình

nghiên cứu quy trình xây dựng và lựa chọn cách xây dựng ngân hàng đề và sử

Trang 20

tài, cử nhân; thi Hội để chọn Thái học sinh, phó bang, thi Dinh để chọn

Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa với 3 hình thức cơ bản là thi văn, thi

võ, thi Lại viên Trong các kỳ thi này được quy định rất chặt chẽ nhiệm vụ của các lực lượng, sự thưởng phạt nghiêm minh Tuy nhiên, có nhiều phiền

toái, gò bó, không phát huy hết khả năng sáng tạo của thí sinh Bên cạnh đó, kết quả của các kỳ thi thi này hoàn toàn phụ thuộc vào sự nhận xét chủ quan của giám khảo

Thời kỳ Pháp thuộc, nền giáo dục Việt Nam mang tính nô dịch thuộc địa

với chủ trương đào tạo một số ít người làm tay sai, còn đại đa số nhân dân là

mù chữ (chính sách ngu dân đề dễ cai trị) Song ở thời kỳ này các kỳ thi

tuyển được tô chức rất nghiêm túc và được bảo đảm bằng pháp luật, trung tâm

khảo thí là đơn vị độc lập với Bộ Giáo dục Công tác kiểm tra, đánh giá chất

lượng giáo dục luôn gắn liền với mục tiêu đào tạo của thực dân phong kiến Từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay, hoạt động kiểm tra, đánh giá đã

độ xã hội cũ Nền Giáo dục Việt Nam đã

có nhiều biến đổi căn bản so với c

trải qua 3 lần cải cách, với mỗi lần đổi mới mục tiêu giáo dục - đào tạo được

điều chỉnh cho phù hợp với tình hình đất nước Đặc biệt, trong những năm

gần đây, cùng với sự phát triển giáo dục - đào tạo, hoạt động nghiên cứu kiểm

tra, đánh giá, nghiên cứu công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá và đổi

mới kiểm tra, đánh giá có những bước phát triển mới Nhiều nhà nghiên cứu

đã chỉ ra những yêu cầu về quản lý nhằm nâng cao chất lượng kiêm tra, đánh

giá, góp phan nang cao chat lượng dạy - học

Trang 21

của học sinh a Quản lý

Quản lý chính là một nghề, nó xị

hiện từ rất sớm trong xã hội loài người Nhung thuật ngữ “quản lý” được nhắc đến nhiều từ khi mà nhà lý luận quản lý kinh tế người pháp H.Fayon đưa ra Ông cho rằng “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp kiểm tra”

Theo Mác “Quản lý là một chức năng tắt yếu của lao động xã hội nó gắn chặt với sự phân công và phối hợp”

Theo O.V.Kollova “Quản lý là sự tính toán sử dụng các nguồn lực hợp

lý (nhân lực, vật lực) nhằm thực hiện các nhiệm vụ và đạt được kết quả tối ưu

về kinh tế xã hội”

Thuật ngữ “Quản lý” (Tiếng Việt gốc hán) đã lột tả được bản chất hoạt động quản lý trong hoạt động thực tiễn Nó gồm hai quá trình tích hợp vào

nhau “quản” bao hàm coi sóc, giữ gìn, duy trì trạng thái én định, “lý” bao

hàm sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa vào hệ thống phát triển Như vậy, để hoạt động quản lý có hiệu quả thì nên có sự cân bằng hoạt động giữa hai quá trình

trên

Theo Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ trong tác phẩm “Những vấn đề cốt

yếu của quản lý” đã nêu “Quản lý là một quá trình được định hướng, quá trình

có mục tiêu Quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thông mà người quản lý mong muốn” [I1]

Trong tập những bài giảng về quản lý trường học, tác giả Hà Sĩ Hồ cho

Trang 22

đối tượng, môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định

và làm cho nó phát triển tới mục đích ôn định” [12]

Qua các khái niệm trên về quản lý có thẻ rút ra kết luận: Quán jý là một

hoạt động mang tính hướng đích, có tổ chức, dưới tác động của nhà quản lý

đến đối tượng quản lý nhằm đạt đến mục tiêu định sẵn b Quan If giáo dục tác giả nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục cả trong nước, Co nil nước ngồi

Theo P.V Khuđơminki (nhà lý luận Liên xô cũ), Quản lý giáo dục là tác

động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và mục đích của các chủ thê quản lý ở các cấp khác nhau đến các khâu của hệ thống (từ Bộ Giáo dục đến nhà trường) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm phát triển toàn diện và hài hoà của họ

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: Quản lý giáo dục (cũng là khái niệm

quản lý trường học): “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của

Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành

theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối

với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” “Việc quản lý nhà

trường phổ thông là quản lý hoạt động dạy học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo

dục” “Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức là tổ chức hoạt động

dạy học, thực hiện các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam

XHC|

của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân

dân” [9]

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hoá đường lối giáo dục

Trang 23

tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” Bl

ng những tác động có mục

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là hệ

đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thẻ quản lý (Bộ Giáo dục) nhằm làm

cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện

được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm

hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự

kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [18]

Quản lý giáo dục được hiểu theo hai nghĩa cụ thể:

Theo nghĩa rộng: Quản lý giáo dục là quản lý mọi mặt hoạt động giáo dục trong xã hội Quá trình đó bao gồm các hoạt động giáo dục và có tính

giáo dục của bộ máy nhà nước, của các tổ chức xã hội, của hệ thống giáo duc quốc dân

Theo nghĩa hẹp: Quản lý giáo dục bao gồm “Quản lý hệ thống giáo dục”

là hoạt động giáo dục và đảo tạo diễn ra trong các đơn vị hành chính (xã,

huyện, tỉnh và toàn quốc) và “Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động giáo

dục và đào tạo diễn ra trong các cơ sở giáo dục”

Quản lý giáo dục (Quản lý nhà trường) trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở

'Việt Nam là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp theo quy luật của chủ thể quản lý (Hệ thống giáo dục) làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước mà tiêu điểm hội tụ

của nó là quá trình dạy học và giáo dục thế hệ trẻ đạt yêu cầu mong muốn của

xã hội Quản lý giáo dục là yết ất quan trọng tác động đến chất lượng đào tạo, là nhân tố quan trọng đề phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, từ đó,

đưa đất nước phát triển bền vững

Trường học là tế bào cơ sở, chủ chốt để cầu thành hệ thống giáo dục quốc

dân, trường học là thành tố khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý từ trung

Trang 24

* Chức năng của quản lý giáo dục

Khái niệm chức năng quản lý gắn liền với sự xuất hiện và sự tiến bộ của phân công hợp tác lao động trong một quá trình sản xuất của một tập thể người lao động Quá trình tạo ra một sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn,

mỗi công đoạn người lao động phải thực hiện một nhiệm vụ hay một chức

năng nhất định Từ chức năng đó của khách thể quản lý (người lao động) làm

xuất hiện một cách khách quan dạng hoạt động quản lý chuyên biệt nhất định tương ứng của chủ thể quản lý gọi là chức năng quản lý

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Chức năng quản lý là dạng hoạt

động quản lý thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý

nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định” [18]

Tất cả các chức năng quản lý gắn bó qua lại và quy định lẫn nhau Chúng phản ánh lôgic bên trong sự phát triển của hệ quản lý Sự phân chia chức năng quản lý bắt nguồn từ sự phân công và sự chuyên môn hóa lao động quản lý Khi phân tích cụ thể, ta thấy quản lý gồm bón chức năng sau:

Kế hoạch hóa là chức năng cơ bản Căn cứ vào quá trình phát triển của tổ chức, căn cứ vào mọi tiềm năng đã có và sẽ có dự báo trạng thái kết thúc

của tổ chức (và những trạng thái trung gian) vạch rõ mục tiêu, nội dung hoạt

động và hệ thống các giải pháp, biện pháp, xác định có tính chắc chắn và

đảm bảo sự cam kết về các nguồn lực, nhằm đưa tô chức đạt được mục tiêu

đã đề ra

Tổ chức chính là nhân tố sinh ra hệ toàn vẹn, là mối liên kết các bộ phận tạo thành một hệ thống Đề thực hiện chức năng này, nhà quản lý phải hình thành, sắp xếp cơ cấu bộ máy phù hợp với yêu cầu của công việc Phát

triển tô chức tương xứng với sứ mệnh, nhiệm vụ chính trị và hàng loạt các

mục tiêu đã đề ra

Trang 25

nhằm đảm bảo cho tổ chức vận hành thuận lợi Chỉ đạo là một chức năng

mang tính tác nghiệp Trên thực tế nhà quản lý đã sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến các đối tượng bị quản lý, duy trì các mối quan hệ trong tô chức, khiến cho hệ thống hoạt động đạt được mục tiêu Hiển nhiên, việc chỉ đạo được bắt đầu từ khi lập kế hoạch, thiết kế bộ máy hoàn chỉnh và xuyên suốt trong quá trình của hoạt động quản lý

Kiểm tra là một chức năng của mọi cấp quản lý để đánh giá đúng kết

quả hoạt động của hệ thống Thông qua đó, một cá nhân, một nhóm hoặc một

tô chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt từ đó, có những quyết định điều chỉnh

cho phù hợp với những chỉ phí bỏ ra Thực chất, công việc k

động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thi

tra là gắn với sự đánh giá, tông kết kinh nghiệm và điều chỉnh mục tiêu

Tổng hợp tất cả các chức năng quản lý chính là cơ sở đề phân công lao động quản lý giữa những cán bộ quản lý và cũng là nền tảng để hình thành cấu trúc của sự quản lý Điều đáng chú ý trong quá trình quản lý là nhà quản

lý phải thực hiện một dãy các chức năng kế tiếp nhau một cách lôgic, bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ quản lý cho đến khi kiểm tra kết quả đạt được và tổng kết quá trình quản lý Mỗi quá trình quản lý xảy ra trong thời

gian cụ thể, nhất định Trong một chu trình quản lý, các chức năng kế tiếp

nhau và độc lập với nhau chỉ là tương đối, bởi vì một số chức năng diễn ra đồng thời hoặc kết hợp với việc thực hiện chức năng khác

Ngoài 4 chức năng trên trong một chu trình quản lý chủ thể quản lý phải sử dụng thông tin như là một công cụ để thực hiện các chức năng

e Kiểm tra

Trang 26

nhận xét; kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá Một số nhà khoa học giáo dục cho rằng: Kiểm tra với nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá

và nhận xét Ki

tra trong giáo dục là nhằm theo dõi thu thập số liệu thông tin về một lĩnh vực nào đó làm chứng cứ để đánh giá kết quả học tập, nhằm củng cố, mở rộng, tăng cường việc học tập và phát triển của học sinh

- Kiểm tra thường xuyên

Việc kiểm tra thường xuyên môn Thể dục (kiểm tra miệng, kiểm tra kỹ năng thực hành, 15 phút và có thể kiểm tra viết) được thực hiện qua quan sát một cách có hệ thống hoạt động của lớp học nói chung, của mỗi học sinh nói riêng, qua các khâu ôn tập củng cố bài cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn chỉnh cách dạy, trò kịp thời quá trình dạy học chuyển - Kiểm tra định kỳ Hình thức kiểm tra này được thực hiện sau khi học xong một chương, iểm tra thường xuyên giúp cho thay kịp thời điều liều chỉnh cách học, tạo điều kiện vững chắc để

in sang những bước mới

lớn, một phần của chương trình hoặc sau một học kỳ Nó giúp cho giáo viên

và học sinh nhìn lại kết quả dạy và học sau những kỳ hạn nhất định, đánh giá trình độ học sinh nắm một khối lượng kiến thức kỹ năng, kỹ xảo tương đối

lớn, củng cố, mở rộng những điều đã học, đặt cơ sở tiếp tục học sang những phần mới 4L Đánh giá Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về ết quả

công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những

mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải

Trang 27

Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Nhu Y, danh gia la nhan xét, binh pham vé

giá trị [28]

Đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống là quá trình thu thập

và xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục,

căn cứ vào mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và

theo Có thể nói rằng, đánh giá là quá trình thu

hành động trong giáo dục

thập, phân tích và giải thích thông tin một cách hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến của các mục tiêu giáo dục Đánh giá có thê thực hiện bằng phương

pháp định lượng hay định tính [27]

Quy định tại Khoản 1, Điều 6 Luật Giáo dục năm 2005 nêu rõ: “Chương

trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học

ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đảo tạo” [15]

e, Kết quả học tập của học sinh

Theo tác giả Nguyễn Đức Chính (2005): “Kết quả học tập là mức độ kiến thức, kỹ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực (môn

học) nào đó” Kết quả học tập thể hiện chất lượng của quá trình dạy học Kết

quả học tập đích thực chỉ xuất hiện khi có những biến đổi tích cực trong

nhận thức Hành vi của người học Kết quả học tập được hiểu theo 2 nghĩa:

Mức độ người học đạt được so với các mục tiêu đã xác định (iheo tiêu chí), hoặc là mức độ người học đạt được so với các người cùng học khác (heo

tiêu chuẩn) [3]

# Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

u KTĐG

KQHT là sự so sánh, đối chiếu kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tế đạt được Từ hai khái niệm về kiểm tra và đánh giá trên, ta có thể

Trang 28

một quá trình học tập với kết quả mong đợi đã xác định trong mục tiêu dạy học

Mối quan hệ giữa hai khâu này: kiểm tra là thu thập thông tin dùng làm

căn cứ để đánh giá Việc thu thập thông tin càng chính xác thì

lệc đánh giá

càng công bằng, khách quan và mới có sức thuyết phục, mới phát huy hiệu quả cuối cùng nhằm giúp người dạy, người học và người quản lý có căn cứ để đề ra giải pháp điều chỉnh phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập và phương pháp quản lý để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học

1.2.2 Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là tông thể các công việc của

láo viên và người học, bao gồm việc đề ra cơ chế, chính cán bộ quản lý, sách, đề ra các giải pháp thực hiện, phân bổ nguồn lực, tổ chức thực hiện,

thanh tra, kiểm tra để thực hiện một cách tốt nhất tất cả các khâu trong quá trình kiểm tra, đánh giá nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của người học và giúp cải thiện việc dạy và học

Cấp THCS, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên

các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2006 đến nay như

sau: Quyết định 40/2006/QĐ-BGD&ĐT (Quyết định 40) ngày 05/10/2006 ban hành Quy chế đánh giá, xép loại học sinh THCS, THPT; Quyết định số

51/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/9/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều

tại Quyết định 40; Thông tư số 58/2011/TT-BGD&ĐT (Thông tư 58) ngày 12/12/2011 ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh THCS, THPT; Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT vẻ việc

hướng dẫn soạn đề kiểm tra và một số quyết định, thông tư liên quan đến tuyển sinh THCS, THPT, thi tốt nghiệp THPT,

Theo Quyết định 40 thì đánh giá, xếp loại học sinh có 2 lĩnh vực: Đánh

Trang 29

hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn bè

và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thẻ của lớp, của trường và hoạt động xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường; và đánh giá, xếp loại học lực

căn cứ đánh giá học lực của học sinh là hoàn thành chương trình các môn học

trong kế hoạch giáo dục của cấp THCS, THPT, kết quả đạt được ở các bài kiểm tra Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu và Kém Hình thức kiểm tra, bao gồm KT thường xuyên (miệng, 15 phút), KT định kỳ (1 tiết, học kỳ) Việc đánh giá học tập được thực hiện bằng cách kiểm tra và

cho điểm các bài kiểm tra, tính điểm trung bình môn học, điểm trung bình các

môn học cuối học kỳ và cuối năm học

Thông tư 58 kế thừa Quyết định 40 và Quyết định 51, theo đó, các môn

Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật thực hiện nhận xét với 2 bậc: Đạt và Chưa đạt,

đồng thời xóa bỏ hệ số khi tính điểm trung bình các môn cuối học kỳ, cuối năm Quan điểm của Bộ GD&ĐT cho rằng vai trò các môn học ảnh hưởng

đến sự trưởng thành của học sinh sau này là như nhau, do đó, không phân biệt

môn chính, môn phụ Một số môn học quan trọng như Toán, Văn, Ngoại ngữ

thì học sinh được học với thời lượng nhiều hơn và thường xuyên là môn thi tốt nghiệp THPT [25]

Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT vẻ việc hướng dẫn soạn đề kiềm tra, một số yêu cầu được đặt ra như: Kiểm tra, đánh giá dựa trên

chuẩn kiến thức, kỳ năng chương trình THCS, THPT đã được Bộ ban hành;

tăng cường câu hỏi mức độ thông hiểu, sáng tạo; ra đề bằng ma trận kiến

thức, kỹ năng; khuyến khích đánh giá bằng nhiều phương pháp và một số kỹ

thuật mới như ky thudt Rubric, đánh giá môn Giáo dục công dân vừa cho

điểm vừa nhận xét, Gần đây, đã xuất hiện một xu hướng ra các đề kiểm tra

Trang 30

tạo của mình [6]

1.3 LÝ LUẬN VE KIEM TRA, DANH GIA KET QUA HQC TAP MON THE DUC CUA HQC SINH

1.3.1 Vai trò của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Ki

tra, đánh giá kết quả học tập có một tầm quan trọng đặc biệt, nó là một khâu không thẻ thiếu trong quá trình dạy học Đây là khởi đầu cho một chu trình giáo dục, đồng thời cũng là kết thúc của chu trình giáo dục này để mở ra một chu trình giáo dục khác cao hơn Làm tốt khâu kiểm tra, đánh giá sẽ là một biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nó “có thể trở thành một phương tiện quan trọng đề điều khiển việc học tập của học sinh, đây mạnh sự phát triển và công tác giáo dục trẻ em” Kiểm tra, đánh giá không chỉ

là công việc của giáo viên mà còn là công việc của HS GV kiểm tra, đánh giá

HS còn HS tự kiểm tra, đánh giá mình và kiểm tra, đánh giá lẫn nhau 1.3.2 Mục đích của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

a Mục đích dạy học của kiểm tra, đánh giá

KTĐG để thông báo cho HS biết được trình độ tiếp thu kiến thức và những kỹ năng đạt được so với yêu cầu của chương trình cũng như tiến bộ

của HS trong học tập

KTĐG để phát hiện những sai sót và nguyên nhân sai sót giúp HS điều chỉnh hoạt động học; KTĐG giúp GV nắm được năng lực, trình độ, chan

đoán nguyên nhân sai sót để quyết định điềm bắt đầu hay điểm tiếp theo

trong quá trình giảng dạy; KTĐG nhằm mục đích định hướng và thúc day

quá trình học tập

b Kiểm tra nhằm mục đích đánh giá

KTĐG giúp GV đối chiếu thành tích học tập của các HS trong lớp Qua đối chiếu, GV phân loại HS, định ra các chương trình học tập, rèn luyện phù

Trang 31

KTDG nhim phân loại xác nhận năng lực HS, chứng nhận trình độ của HS khi ra trường; giúp HS có năng lực phù hợp với các yêu cầu của xã hội

e Mục đích giáo dục của kiểm tra, đánh giá

KTĐG giúp HS luôn nâng cao tỉnh thần trách nhiệm trong học tập, tu

dưỡng, nhằm khắc phục những khó khăn để vươn lên trong học tập

KTĐG chính xác kiến thức của HS giúp các em phát triển tỉnh thần tập thể, tạo ra được dư luận tập thể lành mạnh, đấu tranh với những biểu hiện sai trái; ủng hộ và động viên cái tốt, cái đúng, tạo điều kiện cho HS giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, tu dưỡng, đồng thời, giáo dục HS lòng tự trọng, tính

chân thật, trung thực

1.3.3 Chức năng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Theo tác giả Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, kiểm tra, đánh giá có 3 chức

năng cơ bản sau đây: [21]

- Chức năng sư phạm: kiểm tra, đánh giá thể hiện ở tác dụng có ích cho bản thân học sinh được kiểm tra cũng như chất lượng dạy của giáo viên trong

việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy Qua đó, làm sáng tỏ thực trạng và điều

chinh hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh

- Chức năng xã hội: cơng khai hố kết quả học tập của mỗi học sinh

trong tập thể lớp, trường, thông báo nội dung kết quả học tập cho học sinh,

gia đình và cho xã hội

- Chức năng khoa học: Nhận định chính xác về một mặt nảo đó trong

thực trạng dạy và học, về hiệu quả thực nghiệm một sáng kiến, cải tiến nào đó

trong dạy học Tuỳ theo mục đích đánh giá mà một hoặc vài chức năng nào

đó sẽ được đưa lên hàng đầu

Trong chức năng sư phạm của kiểm tra, đánh giá, bao gồm các chức năng sau đây:

Trang 32

Các bài kiểm tra có thể được sử dụng như một phương tiện đẻ thu thập thông tin cần thiết, xác định các loại giáo trình, chương trình học sắp tới, hoặc cải tiến nội dung, mục tiêu và phương pháp dạy học

Nhờ việc xem xét kết quả kiểm tra, đánh giá sự nắm vững kiến thức, giáo viên biết rõ trình độ năng lực xuất phát của học sinh, từ đó, xem xét xác

định nội dung và phương pháp dạy học cho các học sinh trong khoá học thích

hợp Kết quả của các đợt kiểm tra, đánh giá cũng được dùng như một nhân tố quan trọng để chân đoán những năng lực đặc biệt của học sinh, hoặc cho học lên các lớp cao hơn, hoặc học những ngành có yêu cầu chất lượng đặc biệt

Đồng thời, việc tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tạo cơ hội cho

giáo viên đề xuất, bổ sung những thiếu sót, tự điều chinh, uốn nắn những lệch

lạc, khuyến khích hỗ trợ những cải tiến, sáng kiến hoạt động dạy, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu dạy học

+ Kiểm tra, đánh giá để định hướng hoạt động day và hoc Các bài k

tra có thể được sử dụng như một phương tiện, phương

pháp dạy học: Đó là các bài kiểm tra từng phần, từng chương, kiểm tra thường xuyên được sử dụng như một biện pháp tích cực, hữu hiệu đề chỉ đạo, định hướng hoạt động học, thông qua các bài kiểm tra để đánh giá, phát hiện

những sai sót, những vấn đề học sinh chưa hiểu để kịp thời giúp đỡ Trong

quá trình dạy học, nếu giáo viên thường xuyên kiểm tra việc học của học sinh bằng các bài kiểm tra được soạn thảo một cách cần thận, đáp ứng được yêu

cầu dạy học, có thể xem như cách diễn đạt mục tiêu dạy học cụ thể đối với

các kiến thức, kỹ năng nhất định Nó có tác dụng định hướng học tập tích cực

và học sinh có thê liên tục tự kiểm tra mình, tự điều chỉnh được việc học của

mình, hoặc tự so sánh hoặc noi theo tắm gương học tập với các bạn học sinh

cùng lớp, cùng khoá

Trang 33

sinh không hiểu bài, chưa nắm vững kiến thức, giáo viên tự phân tích và xử lý theo nhiều cách như so sánh các học sinh với nhau, kiểm tra lại cách đặt câu

hỏi, thảo luận câu hỏi, xem lại phương pháp giảng dạy, nội dung giảng dạy

phủ hợp với mục đích không, Như vậy, việc kiểm tra, đánh giá cẩn thận,

thường xuyên trong quá trình giảng dạy có thể xem như một phương tiện dạy học, một phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh nắm vững được kiến thức một cách tích cực, sâu sắc Đồng thời, nó giúp cho giáo viên tự điều chỉnh quá trình giảng dạy cho có hiệu quả Để góp phần đổi mới phương pháp

giảng dạy ở trường THCS, chúng ta phải chú ý đến chức năng "Định hướng cho hoạt động dạy và học"

+ Kiểm tra, đánh giá để xác nhận kết quả học tập, để phân loại và so

sánh

Kiểm tra, đánh giá nhằm xác nhận trình độ kiến thức, kỹ năng, phân loại

học sinh và so sánh chúng với nhau Các chức năng này liên hệ mật thiết với

nhau Hiện nay, việc kiểm tra, đánh giá được tiến hành trong giáo dục để cấp

giấy chứng nhận vẫn còn là mục đích chính

Các chức năng sư phạm của kiểm tra, đánh giá nói trên đã được thực hiện tương ứng với quy trình kiểm tra, đánh giá sự nắm vững kiến thức, kỹ năng của học sinh theo những thời điểm khác nhau của quá trình dạy học môn

Thể dục ở trường THCS Cụ

tra chất lượng khi bắt đầu học bộ môn

tra, đánh giá thường xuyên trong học kỳ

+ Kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ

Các chức năng này luôn luôn quan hệ chặt chẽ với nhau

Tuy nhiên, có thể có những kết hợp khác nhau tuỳ theo mục đích đối tượng,

hình thức, phương pháp đánh giá Do đó, có thẻ trong từng trường hợp cụ thể,

Trang 34

1.3.4 Ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

KTĐG là một hoạt động thường xuyên, có vai trò đặc biệt quan trọng và

quyết định đối với chất lượng đào tạo

Có thể thấy KTĐG có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt: a Đối với học sinh

Hoạt động KTĐG thường xuyên và có hệ thống giúp cho người học thu được những thông tin “liên hệ ngược trong” về KQHT và giúp người học tự

kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động học của mình b Đối với giáo viên

Hoạt động KTĐG giúp cho GV thu được những thông tin “liên hệ ngược

ngoài” về hoạt động nhận thức của HS trong quá trình dạy học nhằm điều

chỉnh hoạt động dạy

¢ Đối với cán bộ quan ly

KTĐG kết quả học tập của HS cung cấp cho cán bộ quản lý những thông tin cần thiết về thực trạng dạy và học trong nhà trường dé đánh giá hệ thống tổ chức, quản lý nhà trường và các bộ phận phục vụ giảng dạy để có hướng chỉ đạo kịp thời, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục

1.3.5 Mối quan hệ giữa kiểm tra, đánh giá

Từ các khái niệm về KTĐG kết quả học tập của HS, ta nhận thấy rằng,

đánh giá là việc đưa ra những kết luận nhận định, phán xét về trình độ HS

Muốn đánh giá KQHT của HS thì việc đầu tiên là phải kiểm tra, sốt xét lại

tồn bộ công việc học tập của HS, sau đó, tiến hành đo lường để thu thập

thông tin cần thiết, cuối cùng là đưa ra một quyết định Do vậy, kiểm tra, đánh

giá KQHT của HS là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau Kiểm tra nhằm

cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra

Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống nhất là KTĐG

Trang 35

những nguy cơ sai lầm, không chính xác Do đó, người ta thường nói “kiểm tra, đánh giá” hoặc “đánh giá thông qua kiểm tra” để chứng tỏ mi quan hệ tương hỗ và thúc đây lẫn nhau giữa hai công việc này

1.3.6 Những nguyên tắc để đánh giá kết quả học tập của học sinh

Dam bao tính khách quan, chính xác, công bằng, công khai, toàn diện, hệ

thống, giáo dục và phát triển:

Đánh giá là quá trình tiến hành có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của các mục tiêu đề ra

Khi đánh giá phải chọn mục tiêu rõ ràng, các mục tiêu phải được biểu

hiện dưới dạng những điều có thể quan sát được

GV cần phải biết rõ những hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử

dụng chúng có hiệu quả

Khi đánh giá, GV phải biết rằng đánh giá là một phương tiện để đi đến mục đích đánh giá Mục đích đánh giá là để có những quyết định đúng đắn, tối ưu nhất cho quá trình dạy học

Đánh giá bao giờ cũng gắn với việc học tập của HS, nghĩa là trước tiên

phải chú ý đến việc học tập của HS, sau đó, mới kích thích sự nỗ lực học tập

của HS, cuối cùng mới đánh giá năng lực học tập của HS

Đánh giá bao giờ cũng đi kèm theo nhận xét để HS nhận biết những sai

sót của mình về kiến thức, kỹ năng, phương pháp đê HS nghiên cứu, trao đổi

thêm kiến thức

Qua những lỗi mắc phải của HS, GV cần rút kinh nghiệm đề phát hiện ra

những sai sót trong quá trình dạy và đánh giá của mình để thay đổi cách dạy sao cho phù hợp với HS

Trong đánh giá nên sử dụng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau

nhằm tăng độ tin cậy và chính xác

Trang 36

GV phải thông báo rõ các loại hình câu hỏi dé KTĐG giúp HS định hướng khi trả lời

Phải dựa trên những cơ sở của phương pháp dạy học mà xét kết quả của

một câu trả lời, của một bài kiểm tra, kết hợp với chức năng chan dodn hoặc quyết định về mặt sư phạm

1.3.7 Cơ sở để đánh giá kết quả học tập của học sinh

Để đánh giá KQHT của HS cần dựa vào mục tiêu môn học, mục đích

học tập và mối quan hệ giữa mục tiêu môn học, mục đích học tập và đánh giá KQHT

~ Mục tiêu của môn học là những gì HS cần phải đạt được sau khi học

xong môn học, nó bao gồm các thành tố:

+ Hệ thống các kiến thức khoa học gồm cả các phương pháp nhận thức; + Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo;

+ Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế;

+ Thái độ, tình cảm đối với nghề nghiệp, đối với xã hội

~ Mục đích học tập là những gì HS cần có được sau khi đã học xong một

đơn vị kiến thức, một kỹ thuật nào đó

Giữa mục tiêu môn học, mục đích học tập và đánh giá KQHT có mối

quan hệ chặt chẽ với nhau Nếu mục tiêu của môn học và mục đích học tập

được xác định đúng đắn thì chúng hỗ trợ cho nhau trong việc đánh giá, đạt được yêu cầu đề ra của công việc đánh giá KQHT của HS Mục tiêu của môn học và mục đích học tập là cơ sở cho việc xác định nội dung, chương trình, phương pháp, quy trình dạy học và học tập Đồng thời, nó cũng là cơ sở để chọn phương pháp và quy trình đánh giá KQHT của HS Đánh giá KQHT dựa

Trang 37

1.3.8 Xu thế đỗi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Thể dục hiện nay

Đổi mới KTĐG từ điểm số sang đánh giá bằng nhận xét

Đánh giá vì sự tiến bộ của HS; coi trọng việc động viên, khuyến khích

tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy

tắt cả những khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan

Đa dạng phương pháp, hình thức KTĐG; kết hợp đánh giá và tự đánh giá; kết hợp đánh giá của GV, HS và cha mẹ HS

Đánh giá sự tiến bộ của HS, không so sánh HS này với HS khác, không tạo áp lực cho HS, GV và cha mẹ HS

1.3.9 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Thể dục của học sinh THCS

Đặc điểm vị trí địa lý, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương Nhận thức của các cấp về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá KQHT môn Thẻ dục của HS

Vai trò, trách nhiệm của các cấp đối với công tác quản lý hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá KQHT của HS

Môi trường giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội tác động đến

công tác quản lý hoạt động đôi mới kiểm tra, đánh giá KQHT của HS

Cơ sở vật chất, nguồn tài chính đầu tư cho công tác quản lý hoạt động

đổi mới kiểm tra, đánh giá KQHT của HS

1.4 DAC DIEM HOAT DONG KIEM TRA, DANH GIA KET QUA HỌC TẬP MÔN THẺ DỤC Ở TRƯỜNG THCS

1.4.1 Mục tiêu hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn

Thể dục của học sinh trường THCS

a Kiểm tra, đánh giá định hướng và thúc đẩy quá trình học tập

Trang 38

và những kỹ năng môn học của mình so với yêu cầu của chương trình cũng

như sự tiến bộ của học trong quá trình học tập nhằm thúc đây tính tích cực,

hứng thú học tập

KTĐG giúp HS phát hiện những nguyên nhân sai sót cần phải bổ sung, điều chỉnh trong hoạt động học

b Kiểm tra, đánh giá

phân loại, xếp loại học sinh

Công khai hóa các nhận định về năng lực và KQHT của mỗi HS và mỗi tập thể lớp, tạo cơ hội để các em phát triển kỳ năng tự đánh giá để nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích, động viên các em học tập, có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời, đồng thời, qua đó giáo dục HS nâng cao tỉnh thần trách nhiệm trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, có thêm niềm tin ở sức lực, khả năng của mình đề từ đó có nhu cầu tự kiểm tra, đánh giá thường xuyên

e Kiểm tra, đánh giá thúc đây quá trình dạy học, nâng cao chất lượng

giáo dục

Kiểm tra, đánh giá giúp GV có cơ sở nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tích cực đổi mới phương pháp, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt

động dạy học của mình đạt hiệu quả

Giúp các cấp quản lý, chỉ đạo, điều chỉnh quá trình dạy học, nâng cao

chất lượng dạy và học

1.4.2 Nội dung hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn

Thể dục của học sinh trường THCS

Kế hoạch kiểm tra của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, nhà trường, các tổ

chuyên môn và của GV

Nội dung kiểm tra và đánh giá được căn cứ vào nội dung, chương trình của môn Thê dục cấp THCS

Nội dung kiểm tra và đánh giá căn cứ theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và

Trang 39

Nội dung hoạt động kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo độ tin cậy, tính giá trị, tính toàn diện về nội dung và các loại hình kiểm tra, đánh giá; đảm bảo sự

kết hợp giữa sự đánh giá của GV với sự tự đánh giá của HS; kiểm tra và đánh

giá kết quả đạt được và khả năng phát triển từng mặt của HS; coi trọng việc

động viên, khuyến khích sự tiến bộ của HS

1.4.3 Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Thể dục của học sinh trường THCS

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử

lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh

nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, các giải pháp của các cấp quản lý giáo dục và cho bản thân học sinh, để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp

nhiều công cụ, phương pháp và hình thức khác nhau Đ tra là một trong

những công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học

sinh

với môn Thé duc, mục tiêu quan trọng nhất, xuyên suốt từ tiểu học đến THPT là góp phần giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, tuy nhiên, trong quá trình dạy học Thẻ dục, để có được các kỹ năng vận động (trình độ vận

đông) phải có kiến thức chuyên môn Thể dục bao gồm các khái niệm, các mối

quan hệ, các thuật ngữ chuyên môn và diễn giải cách thức thực hiện động tác, trò chơi, bài tập; luật thi đấu; nguyên tắc tập luyện, phương pháp tập luyệt , thậm chí phải hiểu để vận dụng vào trong quá trình tập

luyện, thi đấu, tham gia hoạt động ngoại khóa, tự tập luyện, tự đánh giá và

đánh giá lẫn nhau Hơn thế nữa, đó là những kiến thức đẻ HS có thê đọc các

sách chuyên môn về Thể dục thể thao, góp phần nâng cao học vấn môn Thẻ

dục Do đặc điểm của môn học là hình thành kiến thức kết hợp với tập luyện,

Trang 40

môn học phải thông qua con đường nghe GV giảng giải, phân tích và giới thiệu của giáo viên về nội dung học, làm mẫu, nhận xét HS nghe, quan sát,

tập luyện, thảo luận, học kết hợp với thực hành nên kết quả học tập cần phải xác định được mức độ nắm được kiến thức được đánh giá theo các mức độ: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá

Hiện nay, đánh giá kết quả học tập môn Thẻ dục của HS có 2 loại là Ð

(dat) va CÐ (Chưa đạt) theo như quy định của Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

“Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theo hai mức:

- Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm báo ít nhất một trong hai điều kiện sau: + Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra;

+ Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cằuchuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra

- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại [25]

1.4.4 Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Thể dục của

học sinh trường THCS

Quy trình kiểm tra, đánh kết quả học tập của học sinh bao gồm các bước

Sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá

Bước 2: Lựa chọn các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá

Ngày đăng: 04/08/2022, 11:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w