Phía Nhật Bản

Một phần của tài liệu Trực tiếp đầu tư của Nhật bản vào việt nam (Trang 28 - 33)

3. thực trạng đầ ut trực tiếp Nhật Bản vào Việt Nam

1.1.Phía Nhật Bản

Bên cạnh những điểm thuận lợi từ đầu t trực tiếp của Nhật Bản, vẫn là tồn tại một số khó khăn mà cả hai bên phải từng bớc tháo gỡ.

Thứ nhất, việc đồng yên lên xuống giá thất thờng sẽ gây cản trở cho các công ty đẩy mạnh đầu t. Đồng yên lên giá làm cho các công ty Nhật Bản tăng đầu t trực tiếp ra nớc ngoài bởi vì sự tăng giá của đồng yên hiện làm thay đổi triển vọng dài hạn của các công ty Nhật Bản, làm cho giá tài sản tài chính và bất động sản ở nớc ngoài sẽ thấp, giá thành sản xuất ở nớc ngoài cũng thấp nếu tính bằng đồng yên, trong khi đó giá hàng xuất khẩu sản xuất tại Nhật sẽ cao nếu tính theo đồng đô la Mỹ. Nh vậy, nếu đồng yên giảm giá so với đồng đô la Mỹ thì các nhà đầu t Nhật Bản cũng sẽ ngừng đầu tứ hoặc đầu t ít hơn. Việc phụ thuộc vào đồng yên sẽ làm cho phía Việt Nam cần phải thận trọng hơn trong việc nhận đầu t.

Thứ hai, đó là chuyển giao công nghệ. Rất nhiều quốc gia lên tiếng phản ánh về tốc độ chuyển giao chậm và thái độ không sẵn sàng chuyển giao công nghệ của Nhật Bản. ở Việt Nam, hợp tác kinh tế với Nhật Bản mới phát triển gần đây nhng cũng đã xuất hiện sự kêu ca, phàn nàn về thái độ không sẵn sàng trong chuyển giao công nghệ của Nhật Bản. Trong quá trình phát triển của mình Việt Nam không những muốn mua máy móc thiết bị mới mà còn muốn tiếp nhận công nghệ mới. Việt

Nam mong muốn là vậy nhng đối với các công ty Nhật Bản, họ cho rằng họ không coi chuyên gia công nghệ là một phần của mục tiêu đề ra. Lấy ví dụ ở Malixia, mặc dù có mặt từ hơn một thập kỷ qua và đa phần các sản phẩm của họ đợc tiêu thụ ở ngay thị trờng nội địa nhng các công ty này vẫn cha thực sự cố gắng chuyển giao những quy trình cơ bản nhất của công nghệ chế tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân nớc này. Những ngời đợc cử đi đào tạo chỉ đợc học công nghệ sáng chế trong các quy trình cơ bản, các kỹ thuật thay thế là những công nghệ tiên tiến hơn so với những kỹ thuật đã đợc sử dụng nhng chúng lại không có sẵn ở nớc sở tại. Thậm chí những kỹ thuật hiện đại đang đợc sử dụng của các công ty cũng phải phụ thuộc vào công ty mẹ ở Nhật Bản về tất cả bí quyết sản xuất nh kỹ năng quản lý, bằng sáng chế và quy trình chế tạo. Từ ví dụ trên cho thấy việc chuyển giao công nghệ của Nhật Bản rất hạn chế. Để có thể tiếp nhận nhiều hơn công nghệ tiên tiến của Nhật, Việt Nam cần đề ra những chính sách hấp dẫn với các nhà đầu t, thu hút đợc luồng chuyển giao công nghệ của họ hiệu quả nhất.

Thứ ba, các dự án ảnh hởng đến môi trờng Việt Nam. Đây là một lĩnh vực hiện nay cha đợc chú ý thích đáng. Nhiều công ty Nhật Bản bị đánh giá gây ô nhiễm ở Nhật Bản nên để tránh vấn đề này, họ đã chuyển các ngành sản xuất gây ô nhiễm sang các nớc khác hoạt động kinh doanh chạy đua với tốc độ nhanh hơn nhiều so với những cố gắng nhằm kiểm soát sự ảnh hởng bất lợi đối với môi trờng, giống nh sản xuất ô tô đang phát triển với tốc độ cao trong khi việc xây dựng đờng xá đang tiến triển hết sức chậm chạp, đờng sắt ít gây ô nhiễm thì lại quá tốn kém còn tầu điện trong thành phố thì đã bị dỡ bỏ đề dẹp đờng cho ô tô và xe máy.

1.2. Phía Việt Nam

Theo nhận xét của các nhà đầu t Nhật Bản, Việt Nam còn tồn tại các vớng mắc sau :

Về luật pháp, Việt Nam có những thủ tục hành chính phiền hà, sự mơ hồ của luật pháp Việt Nam, thêm nữa là Việt Nam không chỉ thiếu luật mà họ còn thay đổi luật một cách thờng xuyên và rất nhanh chóng. Ông Shunzo thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thép Vinakyoci Steel, một liên doanh sản xuất thép đã phải chờ gần 3 năm mới đ ợc chính phủ Việt Nam cáp giấy phép để thành lập công ty, cho biết : ”Để bắt đầu một dự án mới, một công ty nớc ngoài buộc phải gửi đơn đi rất nhiều bộ chủ quản, sau đó các bộ này đa ra ý kiến rất khác nhau và thờng xuyên thay đổi quyết định của họ”. Còn ông Masayoshi Ueno đa ra dẫn chứng “ trong hai năm rỡi, chính phủ đã huỷ bỏ rồi lại ban lại lệnh cấm tới tới 5 lần, và cuối cùng đến mùa hè năm 1994 cấm toàn bộ việc xuất khẩu mặt hàng tấm nâng hàng bằng gỗ để bảo vệ rừng cho đất nớc”.

Trong một cuộc điều tra do các nhà tổ chức thuộc uỷ ban kinh tế Nhật - Việt và Keidanren thực hiện, các nhà kinh doanh Nhật Bản đã yêu cầu phải điều chỉnh các luật lệ về tỷ giá hối đoái, hải quan, thuế quan và sửa đổi các bộ luật về thơng mại, gồm có luật công ty, luật chống tơ rớt, luật dân sự và luật về tài sản trí tuệ; thực hiện thống nhất một cơ quan cấp phép đầu t; các đơn vị xin cấp phép đầu t không nên làm bằng tiếng Anh, mà nên bằng cả một sô thứ tiếng khác nhằm giảm bớt khó khăn cho những nhà đầu t không nói tiếng Anh; giảm bớt những trở ngại đối với những đối tác địa phơng trong quá trình thiết lập các liên doanh.

Về cơ sở hạ tầng công nghiệp và xã hội trong tình trạng yếu kém. Nhà nớc cha đảm bảo đợc cơ sở hạ tầng bên ngoài hàng rào cho các

doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài và các khu công nghiệp. Cũng trong văn bản điều tra do các nhà tổ chức thuộc uỷ ban kinh tế Nhật - Việt và Keitanren thực hiện nêu : cần phải phát triển và ổn định nguồn cung cấp điện nhằm đáp ứng nhhu cầu ngày càng tăng trong tơng lại, xoá bỏ hệ thống hai giá do nhà nớc thực hiện . Sự thật vấn đề này khi triển khai làm thủ tục rất phiền hà, phức tạp. Chủ đầu t phải đi lại làm việc nhiều lần nhng không đợc trả lới rõ. Phần lớn các doanh nghiệp muốn có điện nớc dùng tiến độ đều phải ứng vốn trớc đề làm hạ tầng.

Giá thuê đất và văn phòng cao là một vần đề mà các nhà đầu t Nhật Bản cũng nh các nhà đầu t nớc ngoài quan tâm trong hoạt động của họ ở Việt Nam. Theo ngày Shingi kubota, một nhà t vấn Nhật Bản tại thành phố Hồ Chính Minh hoặc 8000 USD để thuê 100m2 chung c ở Hà Nội. Giá đất và giá nhà ở Việt Nam bị đánh giá là cao hơn nhiều so với ở Singapor, Đài Bắc, Newyork. Thủ tục cấp đất còn phức tạp, kéo dài, nhiều khi vài ba năm, thậm chí có dự án đến 5 năm ; thời điểm tính giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn liên doanh cha hợp lý.

Về thuế trong đó có thuế xuất nhập khẩu, thuế doanh thu, thuế thu nhập cá nhân.

Đối với thuế xuất khẩu , nhập khẩu đánh vào linh kiện, phụ tùng, phụ kiện, nguyên vật liệu đến tiến hành sản xuất trong nớc thấp hơn không đáng kể, thậm chí cao hơn thuế xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh. Do vậy, không khuyến khích ngời sản xuất vì làm thơng mại có lời hơn.

Việc đánh thuế doanh thu vào hàng xuất khẩu tại chỗ làm cho thuế chống thuế, đội giá thành sản xuất, làm cho sản phẩm xuất khẩu thiếu sức cạnh tranh.

Thời hạn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu nhập vào để sản xuát hàng xuất khẩu chỉ có 90 ngày là quá ngắn. Hơn nữa, thủ tục hoàn trả thuế phức tạp, cha rõ ràng làm cho doanh nghiệp mất nhiều thời gian. Nếu đợc hoàn trả thì doanh nghiệp cũng không đợc nhận lại tiền mà th-

ờng để khấu trừ vào các khoản phải nộp sau. Công ty Fugitsu chẳng hạn, họ không đợc hoàn trả thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu h hỏng hoặc nguyên liệu nhập về không phù hợp với nhu cầu sản xuất phải huỷ bỏ cũng nh vật liệu tiêu hao hoàn toàn trong sản xuất hàng xuất khẩu nh hoá chất phủ bề mặt, chất tẩy khuôn.

Thuế thu nhập cá nhân còn cao, bất hợp lý đối với cả ngời nớc ngoài và ngời Việt Nam. Theo quy định hiện hành, thuế suất, thuế thu nhập cá nhân mức cao nhất tới 50% đối với ngời nớc ngoài và 60% đối với ngời Việt Nam. Mức thu nhập khởi điểm phải chịu thuế thu nhập là 5triệu đồng/ tháng với ngời nớc ngoài và 2 triệu đồng/tháng đối với ngời Việt Nam. Một số doanh nghiệp phản ánh về việc tại Việt Nam vì sự bất hợp lý trong việc đánh thuế thu nhập cá nhân.

Việc chậm quy định chính sách nội địa hoá làm cho các nhà đầu t lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch đầu t cho sản xuất. Hệ thống phân loại thuế theo tiêu chuẩn SKD, CKD , IKD (tiêu chuẩn riêng có ở Việt Nam) không rõ ràng và rất phức tạp, gây khó khăn cho việt tính thuết đối với phụ tùng linh kiện nhập khẩu, đặc biệt là những phụ tùng, linh kiện nhập khẩu để lắp ráp ô tô, xe máy, ti vi, hàng điện gia dụng là những sản phẩm mới có ở Việt Nam, Hải quan có thể áp dụng nhiều mức thuế khác nhau làm cho doanh nghiệp không biết trớc đợc mức thuế phải chịu để tính giá thành sản xuất và ký hợp đồng bán sản phẩm mới có ở Việt Nam.

Trên đây là một số nhận xét của các doanh nghiệp đầu t Nhật Bản ở Việt Nam. Nó có thể cha đầy đủ nhng là một số vấn đề cấp bách để phía Việt Nam nhanh chóng điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp và đề ngày càng có môi trờng đầu t hấp dẫn hơn không chỉ với các doanh nghiệp Nhật Bản mà cả với các doanh nghiệp ĐTNN nói chung.

Một phần của tài liệu Trực tiếp đầu tư của Nhật bản vào việt nam (Trang 28 - 33)