1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên hà nội – amsterdam

20 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 445,53 KB

Nội dung

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội – Amsterdam Measures to manage vocational education activities for students at H

Trang 1

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông

Chuyên Hà Nội – Amsterdam Measures to manage vocational education activities for students at

HaNoi-Amsterdam High school for the gifted NXB H : ĐHGD, 2012 Số trang 89 tr +

Phạm Thị Bích Hồng

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 601405 Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Năm bảo vệ: 2012

Abstract Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp Khảo sát

thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam trong thời gian qua Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

Keywords: Quản lý giáo dục; Trường phổ thông; Giáo dục hướng nghiệp; Hoạt động giáo

dục

Content

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau khi tốt nghiệp THPT, mỗi học sinh phải chọn được cho mình một nghề để học phù hợp với năng lực, nguyện vọng, điều kiện bản thân và nhu cầu nhân lực của xã hội Tuy nhiên, không ít học sinh đã có những quyết định không chính xác trong lựa chọn nghề nghiệp Việc này không chỉ khiến học sinh đó lãng phí thời gian, công sức, tiền của mà còn gây nên sự mất cân bằng trong xã hội Tuy vậy, giáo dục hướng nghiệp hiện nay vẫnchưa được các cấp quản lý giáo dục và các trường học quan tâm đúng mức Chất lượng hoạt động hướng nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh và xã hội

Tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, giáo dục hướng nghiệp đã được thực hiện, tuy nhiên việc thực hiện còn nhiều bất cập và chưa mang lại hiệu quả rõ rệt

Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tế là cần phải quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp sao cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam nói

Trang 2

riêng, các trường THPT chuyên nói chung đạt hiệu quả tốt, tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông

Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT chuyên Hà Nội

- Amsterdam trong thời gian qua

- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra, phương pháp điều tra xã hội học như phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học

6 Điểm mới của đề tài

Về lý luận: Luận văn xác định những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh Trung học phổ thông.Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiệu quả

Về thực tiễn: Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam, tìm nguyên nhân hạn chế quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp và đưa ra biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam

Trang 3

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân của các nước khác nhau trên thế giới Trong hệ thống giáo dục quốc dân của nhiều nước, các thiết chế giáo dụcvà tư vấn hướng nghiệp đã được xây dựng ở các cấp giáo dục như THCS, THPT, THCN và ĐH Để triển khai các mô hình hướng nghiệp tích hợp trong hệ thống giáo dục quốc dân, chính phủ nhiều nước đã có chính sách đồng bộ để duy trì, củng cố các chức năng của giáo dục và tư vấn hướng nghiệp

Ở Việt Nam, trải qua một thời gian dài, vấn đề giáo dục hướng nghiệp hiện nay vẫn là một vấn đề giành được sự quan tâm của toàn xã hội Bởi vậy, có nhiều đề tài khoa học, nhiều báo cáo khoa học cũng như nhiều học viên cao học đã và đang nghiên cứu về hoạt động giáo dục hướng nghiệp

1.2 Một số khái niệm công cụ

1.2.1 Hướng nghiệp

Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia

1.2.2 Giáo dục hướng nghiệp

Giáo dục hướng nghiệp là hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó tập thể sư phạm nhà trường giữ vai trò quyết định nhằm giúp người học chọn nghề trên cơ sở khoa học Khi ấy, tập thể sư phạm phải sử dụng các biện pháp giáo dục có tính hướng dẫn, thuyết phục cao Các biện pháp phải không áp đặt, bảo đảm nguyên tắc hình thành hứng thú, phải điều chỉnh, uốn nắn động cơ chọn nghề của thế hệ trẻ sao cho có sự nhất trí cao giữa nguyện vọng của cá nhân với yêu cầu nhân lực của các thành phần kinh tế, giữa năng lực cá nhân với đòi hỏi nghề Phải có biện pháp giáo dục thích hợp để dung hoà giữa nguyện vọng cá nhân, năng lực cá nhân với yêu cầu nhân lực của xã hội và đòi hỏi của nghề

1.2.3 Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra

Trang 4

1.2.4 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là cách mà người quản lý tổ chức thực hiện, điều hành các hoạt động quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra của hoạt động giáo dục hướng nghiệp

1.3 Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là một hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông nhằm giúp học sinh có những hiểu biết thông thường về hướng nghiệp để học sinh

có thể định hướng phát triển, lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú cá nhân, năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội Trên cơ sở đó, học sinh tiếp tục học tập, rèn luyện để có thể phát triển trong hoạt động nghề nghiệp tương lai

1.3.1 Mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông

Mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là quản lý nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp phù hợp với học sinh phổ thông, quản lý đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cạo, tận tuỵ với công việc và có hiểu biết xã hội sâu rộng, quản lý cơ sở vật chất nhằm đáp ứng điều kiện cần thiết cho việc dạy và học đạt kết quả tốt nhất

1.3.2 Ý nghĩa của quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Có quản lý tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp mới đạt hiệu quả cao, góp phần hoàn thành mục tiêu của giáo dục hướng nghiệp nói riêng, giáo dục phổ thông nói chung

1.3.3 Một số văn bản về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông

Quyết định số 126/CP “Về công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông và sử dụng hợp lý học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường”; Thông

tư 31/TT ngày 17 tháng 8 năm 1981 của Bộ giáo dục; Quyết định 329/QĐ ngày 31 tháng 3 năm 1990 của Bộ trưởng bộ giáo dục về mục tiêu và kế hoạch đào tạo của trờng trung học phổ thông; Quyết định 2397/QĐ của Bộ trưởng bộ giáo dục ngày 17 tháng 9 năm 1991 ban hành danh mục nghề và chương trình dạy nghề cho học sinh trung học phổ thông; Điều 3 của Chỉ thị số 33-2003/CT – BGD

& ĐT ngày 23/7/2003; Luật giáo dục năm 2005

1.3.4 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông

Công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông cần tập trung vào một số nội dung sau đây:Xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp; Tổ chức, chỉ đạo và điều hành hoạt động giáo dục hướng nghiệp; Kiểm tra, đánh giá

1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thôngbao gồm: Yếu tố về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông; Yếu tố đội ngũ giáo viên hướng nghiệp; Yếu tố tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Trang 5

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN

HÀ NỘI - AMSTERDAM 2.1 Vài nét về trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam

Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam được thành lập năm 1985 Trong giai đoạn từ 1985 đến năm nay, trường đã đào tạo 27 khóa trung học phổ thông và 20 khóa trung học

cơ sở

Năm 2010, trường chuyển sang địa điểm mới đồng thời cũng được gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Trường mới có hệ thống cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc gia, và được coi là trường Trung học Phổ thông hiện đại nhất Việt Nam vào thời điểm hiện tại

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và cấu trúc đào tạo của trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam

Trường có hai khối THPT và THCS Trường có các tổ chuyên môn: Tổ Văn, Tổ Toán, Tổ Lý,

Tổ Hoá, Tổ Sinh – Thể, Tổ Ngoại ngữ, Tổ Xã hội Ngoài ra, nhà trường còn có tổ hành chính bao gồm các nhóm: Nhóm Tài vụ; Nhóm Văn phòng – Máy tính; Nhóm Thư viện – Thí nghiệm; Nhóm Y tế; Nhóm Bảo vệ - Lái xe và Nhóm Lao công - Phục vụ

2.1.3.Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam có tổng diện tích diện tích lên tới 50000 mét vuông bắt đầu hoạt động từ năm học 2010 - 2011 và được chia làm 5 khu chính:Khu nhà học; Khu vực thư viện, phòng vi tính và nhà ăn cho học sinh; Khu nhà hiệu bộ; Hai khu hoạt động thể chất: khu vực thể chất trong nhà và ngoài trời Ngoài ra, nhà trường còn có một số khu vực khác: khu vực phòng y tế, bố trí các phòng làm việc, tra cứu cho từng chuyên ngành, phòng khảo thí với chức năng phục vụ việc ra đề, chấm bài cho các kỳ thi chuyên của nhà trường; khu thực nghiệm; tháp truyền thống và khu vực căng tin

2.1.4 Thành tích dạy và học

Trường đã có nhiều năm liên tiếp được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc; đảng bộ trong sạch vững mạnh; tổ chức Công đoàn, đoàn thanh niên vững mạnh và đơn vị thi đua xuất sắc

Từ năm thành lập các học sinh của trường Hà Nội Amsterdam đã đạt được hơn 80 huy chương vàng, bạc, đồng trong các kỳ thi quốc tế, gần 4000 giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp thành phố cũng như cấp khu vực và hơn 1000 giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia Nhiều thầy cô giáo của trường đã được nhận bằng khen của chính phủ, được công nhận là giáo viên dạy giỏi.Kết quả thi tốt nghiệp và thi đại học của học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam luôn cao

Trang 6

2.1.5 Đặc điểm học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam

Học sinh trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam là những học sinh giỏi có

tư chất thông minh, có tư duy nhanh nhạy, suy nghĩ độc lập, sáng tạo

Nhờ tham gia nhiều hoạt động văn hoá và xã hội mà không chỉ học giỏi, học sinh trường trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam được biết đến là những học sinh năng động, sáng tạo và độc lập trong cách suy nghĩ Tuy vậy, học sinh trường trung học phổ thông chuyên

Hà Nội – Amsterdam cũng là những học sinh rất cá tính với cái tôi cá nhân rất cao

Với đặc điểm học sinh như đã phân tích, các nhà quản lý và đội ngũ giáo viên của trường luôn phải tìm tòi các phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm riêng của học sinh nhà trường nhằm phát huy tối đa khả năng của các em

Định hướng của các em sau khi tốt nghiệp THPT đều là thi đại học cao đẳng trong nước hoặc

đi du học để học tiếp Trong giai đoạn gần đây, tỷ lệ học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam chọn con đường đi du học tăng đáng kể, chiếm 35-40% học sinh của trường Thực tế đó cũng đặt ra yêu cầu phải có một chương trình giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc thù học sinh của nhà trường

Mặt khác, khi đã lựa chọn khối chuyên, cũng có nghĩa là các em đã xác định một phần định hướng nghề nghiệp cho các em Khối chuyên tự nhiên sẽ có định hướng nghề nghiệp khác với khối chuyên xã hội hay khối chuyên ngữ Bởi thế, trong trường, việc dạy học nói chung, giáo dục hướng nghiệp nói riêng còn phải chú ý đến yếu tố phù hợp với từng khối chuyên

2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam

2.2.1 Thực trạng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam qua học các môn văn hoá

Khảo sát việc định hướng nghề qua các môn học trong trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam cho thấy: Đa số giáo viên chưa chú trọng đến công tác hướng nghiệp, coi hướng nghiệp

là công việc thực hiện ở ngoài giờ lên lớp, coi đó là công việc của giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh Bởi vậy, việc tích hợp nội dung hướng nghiệp trong dạy các môn văn hoá không được tiến hành một cách hệ thống mà chỉ một số giáo viên quan tâm tiến hành

2.2.2 Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua dạy môn công nghệ trong trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam

Học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đa phần sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, môn kỹ thuật nông nghiệp xem ra khá xa lạ và không gây được hứng thú với các em Môn kĩ thuật công nghiệp với nhiều kiến thức gần gũi hơn với học sinh thành phố Tuy nhiên học sinh không định hướng được mục đích mình học môn học này để làm gì, áp dụng vào thực tế ra sao Chính vì vậy mà

Trang 7

các em có tâm lý xem nhẹ môn học này.Giáo dục hướng nghiệp qua môn công nghệ bởi vậy không gây được nhiều hứng thú cho học sinh

2.2.4 Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khoá

Hoạt động tham quan dã ngoại được trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam thực hiện một lần/năm Tuy nhiên hoạt động ngoại khoá này không phải lúc nào cũng gắn với nội dung giáo dục hướng nghiệp Các hoạt động ngoại khoá đòi hỏi khá nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị cũng như chi phí để triển khai Do đó, nó không được nhà trường tổ chức một cách thường xuyên Việc giáo dục hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khoá vẫn diễn ra, tuy nhiên chỉ ở một số lớp có giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh và học sinh quan tâm đến công tác hướng nghiệp Ở các lớp này, đa phần phụ huynh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh tham gia tham quan các cơ sở sản xuất, các xí nghiệp, nhà máy Trong buổi tham quan đó, học sinh sẽ được tìm hiểu về các công việc, các vị trí làm việc trong một cơ sở sản xuất Các buổi tham quan này thường mang lại hiệu quả giáo dục hướng nghiệp rất tốt Học sinh có được nhận thức và hiểu biết khá đầy đủ và chính xác về một công việc, nghề nghiệp nhất định Tuy nhiên, hiện nay những hoạt động này vẫn chưa được quan tâm

và nhân rộng trong phạm vi toàn trường

2.2.4 Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Ở trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, từ nhiều năm nay đã tiến hành các hoạt động hướng nghiệp Hàng năm, nhà trường đều tổ chức buổi sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh khối 12 Các buổi sinh hoạt hướng nghiệp này thường thu hút được sự quan tâm của học sinh khối 12 Tuy nhiên do hoạt động này được làm theo khối, số lượng học sinh rất đông nên khó lòng đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu ngành nghề cho từng em Mặt khác số lượng buổi sinh hoạt hướng nghiệp trong một năm cũng có hạn nên hiệu quả mang lại chưa rõ rệt

Bên cạnh buổi sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh khối 12, hoạt động hướng nghiệp của trường còn được tổ chức dưới hình thức hội thảo du học Các buổi hội thảo này khá hữu ích, tuy nhiên hạn chế của nó ở việc nhà trường không chủ động được số lượng các buổi hội thảo du học, thời gian tổ chức các

buổi hội thảo du học và nội dung các buổi hội thảo do còn phụ thuộc và trường đối tác

2.3 Thực trạng nhận thức về hoạt động hướng nghiệp

2.3.1 Nhận thức của cán bộ và giáo viên về vấn đề hướng nghiệp

Cán bộ quản lý nhà trường chưa chủđộng trong việc cải tiến các hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp khác ngoài bốn con đường giáo dục hướng nghiệp đã đưa ra nên công tác giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế

Đội ngũ giáo viên thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp trong nhà trường còn thiếu và ít quan tâm đến việc cải tiến hình thức hoạt động

Qua khảo sát và tình trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục hướng nghiệp chúng tôi nhận thấy có một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa quan tâm đúng

Trang 8

mức đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường, chưa có nhận thức về định hướng phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay

2.3.2 Thực trạng nhận thức của phụ huynh học sinh về hoạt động hướng nghiệp

Phụ huynh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam rất quan tâm tới vấn đề chọn nghề cho con em mình Đa số phụ huynh hướng cho con đến các nghề dễ xin việc sau khi ra trường, điều kiện làm việc không vất vả nhưng mang lại thu nhập cao Số phụ huynh lựa chọn nghề nghiệp cho con dựạ trên cơ sở năng lực, sở thích và sự phù hợp của con mình với nghề chưa nhiều Việc định hướng nghề nghiệp chủ yếu dựa trên kinh nghiệm bản thân và tham khảo lời khuyên của những người xung quanh Đa số phụ huynh đều cho rằng nhà trường chưa quan tâm nhiều đến hướng nghiệp cho học sinh, việc lựa chọn nghề nghiệp cho con em họ hầu như không có ảnh hưởng nào từ các công tác hướng nghiệp tại nhà trường

2.3.3 Thực trạng nhận thức của học sinh về hoạt động hướng nghiệp

Để tìm hiểu về nhận thức học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam về hoạt động hướng nghiệp chúng tôi đã tiến hành khảo sát 300 học sinh: 100 học sinh khối 10, 100 học sinh khối

11 và 100 học sinh khối 12 Ở mỗi khối chúng tôi đều lựa chọn đồng đều học sinh các lớp chuyên tự nhiên, xã hội và ngoại ngữ.Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1 Mức độ quan tâm của học sinh đến vấn đề lựa chọn nghề nghiệp

Mức độ quan tâm

Lớp

Rất quan tâm Quan tâm Chưa quan tâm

Bảng 2.2 Dự định của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT

Dự định Lớp

Thi vào đại học, cao đẳng

Đi du học Đi học các trường

đào tạo nghề

Bảng 2.3 Lý do chọn trường của học sinh

Lớp

Lý do chọn trường

Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12

Vì đó là trường có chuyên ngành bạn thích 30% 50% 50%

Trang 9

Vì đó là trường có đầu vào vừa sức với bạn 10% 16% 18%

Vì đó là trường có học phí phù hợp với khả năng

kinh tế của gia đình bạn

Vì đó là trường danh tiếng, có chất lượng đào

tạo tốt

Vì cha mẹ hoặc người thân muốn bạn thi vào đó 10% 24% 14%

Bảng 2.4 Lý do chọn ngành học của học sinh

Lớp

Lý do chọn ngành

Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12

Vì chuyên ngành đó hiện đang rất “hot” 6% 19% 14%

Vì chuyên ngành đó xã hội còn đang rất thiếu 6% 12% 12%

Vì bạn bè của bạn lựa chọn ngành đó nhiều 16% 5% 2%

Vì cha mẹ hoặc người thân định hướng cho

bạn học chuyên ngành đó

Bảng 2.5 Hiểu biết của học sinh về nghề nghiệp lựa chọn

Mức độ hiểu biết

Lớp

Biết rất rõ Không rõ lắm Không biết gì cả

Bảng 2.6 Nguồn thông tin học sinh có được về ngành học

Lớp Nguồn thông tin

Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12

Qua các phương tiện truyền thông như tivi,

sách, báo, internet

Qua các hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở 7% 12% 2%

Trang 10

trường, lớp

Bảng 2.7 Đối tượng giúp học sinh chọn nghề

Kết quả trên cho thấy học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam đã có nhận thức về hướng nghiệp, song việc chọn nghề còn mang tính tự phát là chủ yếu do thiếu sự hướng dẫn của hoạt động tư vấn hướng nghiệp chuyên nghiệp

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT chuyên

Hà Nội - Amsterdam

2.4.1 Thực trạng về lập kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam

Ở trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, nội dung hướng nghiệp thông qua học các môn văn hoá còn chưa được chú trọng Kế hoạch giáo dục hướng nghiệp qua học các môn văn hoá chỉ được thể hiện lác đác qua giáo án của một số giáo viên bộ môn

2.4.2 Thực trạng về quản lý nội dung dạy giáo dục hướng nghiệp ởtrường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam

Ở trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, nội dung giáo dục hướng nghiệp đã được quản

lý Tuy nhiên chưa có sự quản lý đồng bộ, tổng thể cho nội dung hướng nghiệp nói chung, mà mới chỉ quản lý ở từng mảng nhỏ Nội dung giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam trong nhiều năm qua cũng mới chỉ tập trung vào định hướng nghề nghiệp chứ chưa tập trung vào tư vấn nghề

2.4.3 Thực trạng về quản lý đội ngũ giáo viên giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam

Ở trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, giáo viên làm nhiệm vụ hướng nghiệp gồm giáo viên công nghệ, giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm Tuy nhiên, các giáo viên đều chưa được đào tạo về giáo dục hướng nghiệp, chưa có kiến thức một cách khoa học, hệ thống về giáo dục hướng nghiệp nên bản thân các giáo viên cũng chưa biết phải tiến hành giáo dục hướng nghiệp như

Ngày đăng: 08/02/2014, 12:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2000). Hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục – đào . Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục – đào
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
4. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X. Nxb chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia
5. Đảng cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành đảng bộ thành phố Hà Nội (1996). Văn kiện đại hội đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 12. Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 12
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành đảng bộ thành phố Hà Nội
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1996
6. Đặng Danh Ánh.Tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông. Tạp chí giáo dục số 121 – 9/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông
7. Đặng Quốc Bảo (2010).Những vấn đề cơ bản của hoạt động quản lý và sự vận dụng vào quản lý nhà trường. Đại học Quốc gia Hà Nội – trường Đại học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của hoạt động quản lý và sự vận dụng vào quản lý nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2010
8. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010).Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
9. Nguyễn Đức Chính (2011).Chất lượng và quản lý chất lượng trong giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội – trường Đại học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng và quản lý chất lượng trong giáo dục
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2011
10. Phạm Tất Dong (1989). Nghề nghiệp tương lai, giúp bạn chọn nghề. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề nghiệp tương lai, giúp bạn chọn nghề
Tác giả: Phạm Tất Dong
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1989
11. Phạm Tất Dong (2007). Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 10.Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 10
Tác giả: Phạm Tất Dong
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
12. Phạm Tất Dong (2007). Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 11. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 11
Tác giả: Phạm Tất Dong
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
13. Vũ Cao Đàm (2009). Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
14. Trần Khánh Đức (2002) - Giáo dục kĩ thuật - nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực – Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kĩ thuật - nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực
Nhà XB: Nxb Giáo dục
15. Trần Khánh Đức (2010). Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
16. Vũ Ngọc Hải - Trần Khánh Đức. Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI
Nhà XB: Nxb Giáo dục
17. Phạm Minh Hạc (1989). Tâm lí học. Nxb giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 1989
18. Nguyễn Trọng Hậu(2010). Những cơ sở của lý luận Quản lý giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội – trường Đại học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở của lý luận Quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Trọng Hậu
Năm: 2010
19. Đặng Bá Lãm- Trần Khánh Đức (2002):Phát triển nhân lực, công nghệ ở nước ta trong thời kì CNH - HĐH. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nhân lực, công nghệ ở nước ta trong thời kì CNH - HĐH
Tác giả: Đặng Bá Lãm- Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
20. Lưu Xuân Mới (2003).Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưu Xuân Mới (2003)."Phương pháp nghiên cứu khoa học
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2003

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Mức độ quan tâm của học sinh đến vấn đề lựa chọn nghề nghiệp - Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên hà nội – amsterdam
Bảng 2.1. Mức độ quan tâm của học sinh đến vấn đề lựa chọn nghề nghiệp (Trang 8)
Bảng 2.2. Dự định của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT - Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên hà nội – amsterdam
Bảng 2.2. Dự định của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT (Trang 8)
Bảng 2.1. Mức độ quan tâm của học sinh đến vấn đề lựa chọn nghề nghiệp - Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên hà nội – amsterdam
Bảng 2.1. Mức độ quan tâm của học sinh đến vấn đề lựa chọn nghề nghiệp (Trang 8)
Bảng 2.2. Dự định của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT - Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên hà nội – amsterdam
Bảng 2.2. Dự định của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT (Trang 8)
Bảng 2.5. Hiểu biết của học sinh về nghề nghiệp lựa chọn - Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên hà nội – amsterdam
Bảng 2.5. Hiểu biết của học sinh về nghề nghiệp lựa chọn (Trang 9)
Bảng 2.4. Lý do chọn ngành học của học sinh - Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên hà nội – amsterdam
Bảng 2.4. Lý do chọn ngành học của học sinh (Trang 9)
Bảng 2.5. Hiểu biết của học sinh về nghề nghiệp lựa chọn - Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên hà nội – amsterdam
Bảng 2.5. Hiểu biết của học sinh về nghề nghiệp lựa chọn (Trang 9)
Bảng 2.4. Lý do chọn ngành học của học sinh - Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên hà nội – amsterdam
Bảng 2.4. Lý do chọn ngành học của học sinh (Trang 9)
Bảng 2.6. Nguồn thông tin học sinh có được về ngành học - Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên hà nội – amsterdam
Bảng 2.6. Nguồn thông tin học sinh có được về ngành học (Trang 9)
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh trƣờng THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam - Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên hà nội – amsterdam
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh trƣờng THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Trang 10)
Bảng 2.7. Đối tượng giúp học sinh chọn nghề - Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên hà nội – amsterdam
Bảng 2.7. Đối tượng giúp học sinh chọn nghề (Trang 10)
Bảng 2.7. Đối tượng giúp học sinh chọn nghề - Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên hà nội – amsterdam
Bảng 2.7. Đối tượng giúp học sinh chọn nghề (Trang 10)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w