Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Trung học Phổ thong Chuyên Thái Bình trong giai đoạn hiện nay 1.2.Về mặt thực tiễn.. việc nâng cao chất lượng giáo dục của trườn
Trang 1Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Trung học Phổ thong Chuyên
Thái Bình trong giai đoạn hiện nay
1.2.Về mặt thực tiễn
Trong những năm gần đây dư luận xã hội rất bức xúc trước tình trạng học sinh vô lễ, vi phạm kỷ luật, tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do công tác quản lý GDĐĐ học sinh còn non kém, bất cập
Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh của trường lên một bước mới, góp phần tạo bước đột phá trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 - 2020 Đáp ứng
Trang 2việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Chuyên Thái Bình góp phần đào tạo ra những con người phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ - nguồn nhân lực chính thúc đẩy sự phát triển của địa phương và đất nước trong giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
Vì vậy trong công tác quản lý trường THPT chuyên Thái Bình thấy cần phải định hướng tìm tòi các biện pháp quản lí tốt nhất hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường Xuất phát từ những lí do khách quan và
chủ quan như đã nêu nên Tôi lựa chọn đề tài : Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT chuyên Thái Bình trong giai đoạn hiện nay
Lý luận và thực tiễn quản lý GDĐĐ HS ở Trường THPT chuyên Thái Bình
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý GDĐĐ cho HS ở Trường THPT chuyên Thái Bình
4 Giả thuyết nghiên cứu Hiện nay, công tác quản lý công tác giáo dục đạo đức của trường THPT Chuyên Thái Bình chưa thật hiệu quả, vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và nâng cao chất lượng GD-ĐT trong giai đoạn mới
Nếu đề xuất các biện pháp quản lý khoa học, khả thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Chuyên Thái Bình
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở khoa học của quản lý GD ĐĐ học sinh THPT
- Khảo sát, đánh giá, phân tích thực tra ̣ng viê ̣c quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường THPT chuyên Thái Bình
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo du ̣c đạo đức ho ̣c sinh ở Trường THPT Chuyên Thái Bình
6 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục Trường THPT Chuyên Thái Bình
Trang 3Đề tài nghiên cứu trong khoảng phạm vi thời gian từ năm học 2007 –2008 đến nay,
được tiến hành ở cả ba khối lớp: 10, 11 và 12.Giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ
quản lý Trường THPT chuyên Thái Bình
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng về giáo dục và đào tạo
- Nghiên cứu tài liệu kinh điển
- Nghiên cứu các giáo trình, sách báo, các công trình sản phẩm liên quan
7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Quan sát, khảo sát thực tế, thống kê số liệu, phân tích thực trạng
- Tổng kết kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia, trao đổi, toạ đàm
- Điều tra cơ bản bằng phiếu hỏi
7.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ
Thống kê toán học: Sử dụng công thức toán học để thống kê, xử lý số liệu đã thu được
từ các phương pháp khác Sử dụng bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ
8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được cấu trúc trong 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của quản li GDĐĐ cho học sinh THPT Chương II: Thực trạng công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT chuyên
Thái Bình Chương III: Một số
biện pháp nâng cao chất lượng quản lý GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT chuyên
Thái Bình trong giai đoạn hiện nay
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Ở phương Tây, nhà triết học Socrat (470-399-TCN) đã cho rằng đạo đức và sự hiểu
biết quy định lẫn nhau Có được đạo đức là nhờ ở sự hiểu biết,do vậy chỉ sau khi có hiểu biết
mới trở thành có đạo đức
Phương Đông từ thời cổ đại, Khổng Tử (551-479-TCN ) trong các tác phẩm: “Dịch,
Thi, Thư, Lễ, Nhạc Xuân Thu” rất xem trọng việc giáo dục ĐĐ
1.1.2.Các nghiên cứu trong nước
Trang 4Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng” Người coi trọng mục tiêu, nội dung GDĐĐ trong các nhà trường như: “Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”,
Những phân tích trên, cho thấy, việc nghiên cứu đề tài là cần thiết và thiết thực góp phần tháo gỡ những bất cập trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh THPT
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý, biện pháp quản lý
1.2.1.1 Bản chất quản lý Quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên khách
thể quản lý bằng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, nhằm đạt mục tiêu quản lý một cách
hiệu quả nhất
1.2.1.2 Khái niệm về quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể
quản lý tới khách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt hiệu
quả nhất
1.2.1.3 Khái niệm về quản lý nhà trường phổ thông Quản lý nhà trường là QLGD được thực
hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội
1.2.1.4 Biện pháp quản lý
Biện pháp quản lý là cách thức, con đường quản lý để giải quyết những vấn đề mang tính hiện thực, toàn cục nảy sinh trong thực tiễn QL trong một đơn vị cụ thể
1.2.2 Đạo đức Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, tập hợp những nguyên tắc, quy
tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan
Trang 5hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền
thống và sức mạnh của dư luận xã hội
1.2.3 Giáo dục đạo đức
GDĐĐ là quá trình tác động tới học sinh của nhà trường, gia đình và xã hội, nhằm hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và cuối cùng quan trọng nhất là hình thành cho họ thói quen, hành vi đạo đức trong đời sống xã hội
1.2.4 Quá trình giáo dục đạo đức
Quá trình giáo dục đạo đức là quá trình tác động tới người học để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin hành vi
1.2.5 Chất lượng quá trình giáo dục đạo đức
Theo đó, chất lượng quá trình giáo dục đạo đức là sự thoả mãn nhu cầu xã hội về mặt
phẩm chất đạo đức, nhân cách, năng lực, hành vi ứng xử của học sinh – sản phẩm giáo dục của nhà trường
1.2.6 Quản lý quá trình giáo dục đạo đức là một nội dung của quản lý tác nghiệp trong nhà
trường Đó là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu GDĐĐ một cách hiệu quả nhất
1.2.7 Quản lý quá trình giáo dục đạo đức trong nhà trường là tổng hợp các hoạt động sư
phạm, bằng nhiều con đường, nhiều cách thức nhằm giúp học sinh hoàn thiện và phát triển nhân
1.3 Đặc điểm, chức năng và tầm quan trọng của quá trình giáo dục đạo đức trong trường THPT
1.3.1 Đặc điểm chung của trường THPT
- Chuẩn bị cho học sinh có cơ hội học tiếp tục học lên
- Chuẩn bị cho HS hoà nhập vào môi trường xã hội,đi vào cuộc sống lao động
- Hình thành cho học sinh năng lực thích nghi với sự thay đổi của thực tiễn cuộc sống để chủ động trong lao động và trong học tập
Trường THPT là một bộ phận trong hệ thống GD - ĐT, giữ vai trò xung kích trong việc
thực hiện “Chiến lược phát triển giáo dục”
1.3.2 Đặc điểm của học sinh THPT
Đặc điểm cơ thể: Giai đoạn đầu của tuổi thanh niên cũng chính là thời kỳ kết thúc lứa
tuổi thiếu niên, là giai đoạn các em đang là học sinh bậc THPT Đây là giai đoạn đầu của sự phát triển về thể lực
Điều kiện xã hội của sự phát triển: Tuổi thanh niên vốn rất hiếu động, ham hiểu biết,
ham các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
Trang 6- Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ: Tri giác có mục đích đạt tới mức khá cao, quan sát
trở lên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn
1.3.3 Cấu trúc giáo dục đạo đức trong trường THPT
1.3.3.1.Mục tiêu giáo dục đạo đức
Trang bị cho mọi người những tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức nhân văn, kiến thức pháp luật và văn hoá xã hội.Rèn luyện để mọi người tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội
1.3.3.2.Nhiệm vụ giáo dục đạo đức
- Giáo dục ý thức đạo đức Cung cấp cho người học những tri thức cơ bản về chuẩn
mực đạo đức, phẩm chất đạo đức, những yêu cầu của xã hội đối với hành vi đạo đức của mỗi
cá nhân
- Giáo dục tình cảm niềm tin đạo đức Qua quá trình giáo dục khơi dậy ở người học
những rung động, xúc cảm trước hiện thực xung quanh, biết yêu, ghét rõ ràng, biết đồng cảm,
chia sẻ với người khác và có niềm tin vào đạo lý
1.3.3.3 Nội dung giáo dục đạo đức
Nội dung của giáo dục đạo đức là những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những giá trị đạo đức cần thiết của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá cần trang bị cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của nền kinh tế xã hội đất nước
1.3.3.4 Phương pháp giáo dục đạo đức
PPGDĐĐ là cách thức tác động của nhà giáo dục lên đối tượng giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức
1.3.3.5.Hình thức giáo dục đạo đức
- Thông qua việc dạy học các bộ môn khoa học cơ bản
- Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như các hoạt động đoàn thể và hoạt động
- phải thông qua hoạt động thực tiễn
- Phải phù hợp với lứa tuổi, giới tính và đặc điểm riêng của từng HS
- Liên kết nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh
1.4 Các yếu tố cơ bản của quản lý GDĐĐ trong trường THPT
Trang 7Quản lý nói chung, quản lý quá trình đào tạo đạo đức trong THPT nói riêng có thể được nghiên cứu theo tiếp cận chức năng Theo đó, quản lý quá trình giáo dục đạo đức trong trường THPT bao gồm các nội dung sau: Quản lý mục tiêu, nội dung, PPGDĐĐ, các điều kiện để thực hiện
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình GDĐĐ học sinh THPT
1.5.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT
Học sinh THPT có độ tuổi thường từ 15 đến 18 tuổi, các em đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể lực, tâm sinh lý, đang ở thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn Đây là thời kỳ các em gia nhập tích cực vào đời sống xã hội và hình thành cơ sở nhân cách của người công dân trong tương lai
1.5.2 Vai trò của từng lực lượng trong quản lí GDĐĐ học sinh
1.5.2.1 Vai trò của nhà trường
Công tác tổ chức, quản lý của nhà trường cũng có ảnh hưởng rất quan trọng đến quá trình GDĐĐ cho học sinh Trên cơ sở mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình, các hoạt động sư phạm của nhà trường có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục
1.5.2.2 Vai trò của gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình là nơi đầu tiên các em được học những bài học
vỡ lòng về các chuẩn mực xã hội
1.5.3.3 Vai trò của xã hội
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách cá nhân bị chi phối và ảnh hưởng bởi các điều kiện khách quan và các yếu tố chủ quan như bẩm sinh – di truyền, môi trường, giáo dục,
tự giáo dục và hoạt động của cá nhân
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên đây là cơ sở lý luận và cơ sở pháp lí cơ bản về đạo đức, quản lí GDĐĐ cho học sinh trong nhà trường THPT Thực tế đã có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này, nhưng đa số tập trung vào nghiên cứu giáo dục và tổ chức phối hợp GDĐĐ cho học sinh chứ ít người nghiên cứu về quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh ở trường THPT nói chung và ở trường THPT chuyên Thái Bình nói riêng Nội dung chương 1 chúng tôi đã cố gắng làm rõ thêm khái niệm về ĐĐ và GDĐĐ cho học sinh, khái niệm về quản lý hoạt động phối hợp giữa các lực lượng trong xã hội để GDĐĐ cho học sinh THPT
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GDĐĐ CHO HS Ở TRƯỜNG THPT
CHUYÊN THÁI BÌNH HIỆN NAY
Trang 82.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội và GD của Thành phố Thái Bình
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội
Thành phố Thái Bình có với diện tích trên 5 km2, dân số gần 200.000 người, mật độ dân
số khoảng 40.000 người /km2
Là khu vực địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, lại có dòng sông Trà Lý chảy qua nên rất thuận lợi cho trồng các loại cây nông nghiệp Ngoài thành phố còn phát triển thêm một số khu công nghiệp và làng nghề Chính quyền và nhân dân ở đây luôn có ý thức trong việc phát triển nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và an sinh xã hội Việc học tập của con em nhân dân được quan tâm đúng mức, có chiều hướng phát triển Chất lượng đào tạo ngày càng tăng, trình độ dân trí ngày một nâng cao, hiện nay trong toàn thành phố không có người mù chữ
2.1.2 Về phát triển giáo dục
Giáo dục THPT: Tổng số trường tên địa bàn là 4 với 154 lớp, 7.861 HS Duy trì sĩ số đạt 99% Chất lượng giáo dục của các trường THPT trên địa bàn Thành phố luôn ổn định và phát triển theo hướng tích cực
2.2 Thực trạng công tác GDĐĐ HS của các trường đóng trên địa bàn Thành phố Thái Bình
2.2.1 Điều tra thực trạng
* Nhiệm vụ của điều tra thực trạng:
- Thống kê và đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng ĐĐHS
- Tìm hiểu nhận thức của HS, GV và các bậc cha mẹ về ĐĐ và GDĐĐ
- Tìm hiểu ảnh hưởng của nhà trường, gia đình, xã hội với việc GDĐĐ HS
- Thăm dò các hình thức, phương pháp GDĐĐ HS
* Nội dung điều tra thực trạng:
- Để thực hiện mục tiêu đánh giá thực trạng tác giả đã tiến hành điều tra thăm dò bằng phiếu hỏi 800 người ở Thành phố liên quan trực tiếp đến công tác GDĐĐ HS
2.2.2 Kết quả khảo sát về tình hình ĐĐHS của các trường THPT đóng trên địa bàn Thành phố Thái Bình
2.2.2.1.Tình hình chung Trong những năm gần đây tình trạng tội phạm ở lứa tuổi HS
THPT có phần gia tăng, đây là vấn đề gây nhức nhối cho các nhà quản lý, các bậc phụ huynh
và cả xã hội
2.2.2.2.Tình hình ĐĐHS THPT Thành phố Thái Bình
Nhìn chung trong thời gian vừa qua các trường THPT trong thành phố Thái bình đã có những biện pháp thiết thực, phù hợp hơn trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Trang 9Chất lượng GDĐĐ Trong những năm qua, trước thực trạng ĐĐHS ngày càng có
những biểu hiện phức tạp, các nhà trường đã dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này Vì vậy vấn đề quản lý, chăm lo công tác GDĐĐ là một trong những trọng tâm mà BGH các nhà trường trung chỉ đạo nhằm từng bước nâng cao chất lượng GDĐĐ nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung Kết quả hàng năm, tỉ lệ HS có hạnh kiểm khá tốt tương đối cao
nhưng bên cạnh đó tỉ lệ hạnh kiểm trung bình, yếu có dấu hiệu tăng
Bảng 2.3 Thống kê xếp loại hạnh kiểm hàng năm của HS các trường THPT Thành phố Thái Bình
Có thể tập trung vào một số nguyên nhân sau :
- Tính tự giác của HS chưa cao
- Nhận thức của HS về GDĐĐ còn kém
- Công tác đoàn trong các nhà trường còn đơn điệu, kém hiệu quả
- Hiệu quả của mối quan hệ giữa nhà trưòng, gia đình và xã hội còn thấp
- Vai trò của các môn học xã hội trong đó có môn GDCD còn kém
2.2 Thực trạng GDĐĐ HS ở trường THPT Chuyên Thái Bình
2.2.1 Đặc điểm tình hình trường THPTChuyên
2.2.1.1 Sơ lược lịch sử nhà trường
Năm 1988 trường THPT Chuyên Thái Bình được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu đào tạo HS giỏi địa phương Thái Bình
2.2.1.2 Môi trường giáo dục của trường
Địa bàn tuyển sinh của trường là toàn bộ địa bàn Tỉnh Nhân dân trên địa bàn chủ yếu sống bằng nông nghiệp nên tình hình kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn Vì vậy việc đầu tư về thời
gian và kinh phí cho con em học hành còn rất nhiều hạn chế
2.2.2 Một số kết quả các hoạt động giáo dục những năm gần đây
Trang 102.2.2.1 Về phát triển số lượng, duy trì sĩ số HS
Năm năm gần đây quy mô của trường tăng cả về số lớp cũng như số HS Nhà trường đã mạnh dạn tuyển thêm một số lớp chuyên và không chuyên
Bảng 2.9: Quy mô HS của trường trong những năm gần đây
Năm học 2006 -2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011
2.2.2.2 Về chất lượng giáo dục văn hoá
Tuy điều kiện kinh tế – xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng thầy trò nhà trường xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên đã có rất nhiều cố gắng, từng bước nâng cao chất lượng nên mặc dù còn khó khăn về nhiều mặt như thiếu CSVC, đội ngũ GV thiếu, hoàn cảnh kinh tế xã hội ở địa phương còn nhiều khó khăn nhưng chất lượng giáo dục
luôn được duy trì và từng bước được nâng cao
Quản lý và xây dựng đội ngũ
Là một trường mới thành lập nên đội ngũ GV của trường có tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ, hầu hết mới ra trường Điểm mạnh là lực lượng này có trình độ chuyên môn khá tốt, hăng hái nhiệt tình Tuy nhiên điểm hạn chế là kinh nghiệm giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm của
họ còn hạn chế
Về xây dựng cơ sở vật chất
Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn rất khó khăn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu của đổi mới chương trình GDPT trong những năm tới
Trang 112.3 Đánh giá thực trạng quá trình GDĐĐ và biện pháp quản lý quá trình GDĐĐ của nhà trường
2.3.1 Mặt tích cực
Một là quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng uỷ, BGH về vai trò và tầm quan trọng
của công tác GDĐĐ
Hai là xây dựng nội quy HS, quy định chức trách nhiệm vụ của mình và là căn cứ để
đánh giá, xếp loại ĐĐHS và xây dựng tiêu chí thi đua, thực hiện nền nếp, kỷ cương giữa các lớp
Ba là ĐTN nhà trường đã phát huy được vai trò chủ động của mình trong việc tập hợp,
giáo dục thanh niên thực hiện tốt nội quy nhà trường
Bốn là Do làm tốt khâu đầu vào nên HS của nhà trường cơ bản là ngoan ngoãn, thật thà,
hiền lành chất phác vì hầu hết các em đều xuất thân từ con em nông dân Nhìn chung môi trường giáo dục nhà trường tương đối lành mạnh
Năm là sự ủng hộ của các bậc phụ huynh HS đối với các chủ trương biện pháp giáo dục
- Vai trò của Đoàn thanh niên còn chưa được phát huy triệt để
- Các chỉ tiêu đánh giá, xếp loại ĐĐHS còn khó vận dụng, chưa rõ ràng
- Tình trạng HS sa sút đạo đức chưa được giải quyết triệt để
- Sự quan tâm, quản lý của gia đình trong việc GDĐ còn lỏng lẻo, hạn chế
- Chưa thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém trong công tác GDĐĐ ở trường THPT Chuyên Thái Bình
Nhóm những nguyên nhân chủ quan
- Do nhận thức vấn đề còn hạn chế
+ Hạn chế trong nhận thức của một số bộ phận tham gia giáo dục
+ Hạn chế trong nhận thức của một bộ phân HS
- Trách nhiệm, nghiệp vụ sư phạm của một số GV còn hạn chế
- Ý thức tự tu dưỡng và tự quản của HS chưa cao
- Chưa phát huy được lợi thế các môn học có ảnh hưởng lớn đến GDĐĐ