Đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội và một số kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước.. động
Trang 1Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội
Risks in credit operation at Shinhan Bank Vietnam - Hanoi Branch
NXB H : ĐHKT, 2012 Số trang 82 tr +
Nguyễn Duy Kiên
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ KTQT; Mã số: 60 31 07
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Đào Minh Phúc
Năm bảo vệ: 2012
Abstract Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương
mại Phân tích, nhận xét, đánh giá về thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội Đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội và một số kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước
Keywords: Tín dụng; Rủi ro; Ngân hàng; Hà Nội
Content
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 15/9/2008, một trong những tập đoàn chứng khoán và ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của
Mỹ là Lehman Brother tuyên bố phá sản với khoản nợ 613 tỷ đôla Mỹ sau khi không có công ty nào chấp nhận mua lại Đây là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ Sự sụp đổ của Lehman đã gây ra chấn động khắp thế giới Nguyên nhân của sự đổ vỡ là việc mất khả năng thanh toán các khoản nợ dưới chuẩn mà bắt nguồn từ vụ “nổ bong bóng” của thị trường nhà đất Mỹ
Từ vụ việc trên có thể thấy, quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng là hoạt động hết sức quan trọng và có ý nghĩa sống còn đến sự tồn tại của mỗi Ngân hàng Do đó hoạt động này đòi hỏi phải có
sự đầu tư thích đáng trong việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế mức tối
đa những rủi ro có thể xảy ra
Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang tích cực xây dựng chính sách, chiến lược và đề ra những biện pháp thực hiện để hạn chế rủi ro tín dụng trước những quy định và yêu cầu gắt gao của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Vì mục tiêu an toàn và phát triển bền vững, Ngân hàng Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách, quy định và liên tục cập nhật, bổ sung quy trình tín dụng để hạn chế rủi ro tín dụng Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, các
quy định, quy trình vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục; vì vậy đề tài: “Rủi ro trong hoạt
Trang 2động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội" được lựa chọn nghiên cứu
nhằm mục đích phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng, đồng thời đề xuất những giải pháp khắc phục hạn chế
2 Tình hình nghiên cứu
Rủi ro tín dụng là vấn đề đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới tuy nhiên chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam Cho đến nay đã có một số sách, và bài viết về rủi ro tín dụng như: 1) Giáo trình : “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ” của PTS Nguyễn Văn Tiến – NXB Thống kê
1999 Giáo trình này đã giới thiệu một cách khái quát về các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, trong đó có rủi ro tín dụng Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu tổng quát về rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và chưa đi sâu nghiên cứu vào rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng 2) Giáo trình:
“Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” của TS Nguyễn Văn Tiến – NXB Thống kê 2002 Cuốn sách này viết sâu hơn về các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, nhưng cũng chưa tập trung nhiều vào phân tích rủi ro tín dụng
Ngoài ra, còn có một vài khoá luận, luận văn nghiên cứu về quản trị và hạn chế rủi ro tín dụng trong Ngân hàng như: “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, thực trạng
và giải pháp” của Trương Quốc Doanh – Đại học Kinh tế TPHCM (2007), “Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngân hàng Công thương Đà Nẵng” của Lê Trọng Quý, Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng (2008) Tuy nhiên do mục đích và yêu cầu khác nhau, và đặc thù riêng của từng ngân hàng mà các nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho từng ngân hàng cụ thể và gần như không thể áp dụng các giải pháp đó cho các tổ chức khác
Trên cơ sở những lý thuyết cơ bản, rút kinh nghiệm từ những luận văn nghiên cứu trước đó,
áp dụng vào đặc thù riêng của ngân hàng, tác giả sẽ đi sâu phân tích quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội để đưa ra các giải pháp đề phòng và hạn chế rủi ro trong tín dụng cho ngân hàng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại;
- Phân tích, nhận xét, đánh giá về thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội;
- Đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội và một số kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận về rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng từ các nghiên cứu trong thời gian gần đây
Trang 3- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội và đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu rủi ro trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp
tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội
- Về thời gian: Khoảng thời gian nghiên cứu là từ năm 2005 đến năm 2011
5 Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài này được áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, sử dụng dữ liệu được thu thập chủ yếu từ các nguồn tư liệu thứ cấp: Hiệp ước Basel (I và II), Báo cáo của Ngân hàng, nghiên cứu khoa học, tạp chí chuyên ngành tài chính, ngân hàng
- Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tình huống, trong trường hợp này là phân tích trường hợp của Ngân hàng Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội
- Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, tổng hợp, phân tích
dữ liệu để đưa ra các kết luận cho nghiên cứu của mình
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Đưa ra các kiến nghị, giải pháp về phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội
- Trên cơ sở các giải pháp, đề xuất các kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước
7 Kết cấu, nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - Chi
nhánh Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan
Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội
CHƯƠNG 1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng
- Tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó sẽ được hoàn trả vào một ngày xác định trong tương lai
Trang 4- Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác
1.1.2 Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng
- Một là, cho vay có mục đích, có phương án vay vốn khả thi, hiệu quả:
- Hai là, việc cho vay phải có bảo đảm :
- Ba là, khách hàng vay phải hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn:
1.1.3 Phân loại tín dụng
* Căn cứ vào mục đích cho vay
- Cho vay bất động sản ;
- Cho vay công nghiệp và thương mại ;
- Cho vay nông nghiệp ;
- Cho vay cá nhân ;
* Căn cứ vào thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn
- Cho vay trung hạn
- Cho vay dài hạn
* Căn cứ vào tài sản đảm bảo
- Cho vay có đảm bảo bằng tài sản
- Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản
1.1.4 Quy trình tín dụng ngân hàng
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước 2: Phân tích tín dụng
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Bước 4: Giải ngân
Bước 5: Giám sát tín dụng
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng
Trong lĩnh vực ngân hàng: Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định
Rủi ro tín dụng khi người đi vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi Sự sai hẹn có thể là trễ hạn hoặc không thanh toán
Trang 51.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
* Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì rủi ro tín dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan
* Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau đây:
Hình 1.1 Các loại rủi ro tín dụng
(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (1999), Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
Nxb Thống kê, Hà Nội)
* Nếu căn cứ vào cách phân loại nợ theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của NHNN Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
+ Rủi ro đối với nợ cần chú ý (Nợ nhóm 2)
+ Rủi ro đối với nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3)
+ Rủi ro đối với nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4)
+ Rủi ro đối với nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5)
1.2.3 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng
Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý và tổ chức khách hàng
Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Nhóm 4: Nhóm dấu hiệu thuộc về xử lý thông tin tài chính, kế toán
Nhóm 5: Nhóm các dấu hiệu thuộc về thương mại
Nhóm 6: Nhóm các dấu hiệu về mặt pháp luật
1.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng dối với ngân hàng và nền kinh tế
* Tác động rủi ro tín dụng đối với ngân hàng:
- Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng
RỦI RO TÍN DỤNG
Rủi ro lựa
chọn
Rủi ro bảo đảm
Rủi ro nghiệp vụ
Rủi ro tập trung
Rủi ro nội tại
Trang 6- Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng
- Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng
- Rủi ro tín dụng có thể dẫn tới phá sản ngân hàng
* Tác động của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế
Sự sụp đổ của các ngân hàng sẽ kéo theo sự xáo trộn rất lớn đối với kinh tế, xã hội Người gửi tiền bị mất vốn, có thể bị khánh kiệt; các doanh nghiệp không có vốn để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất bị đình trệ, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được Như vậy hậu quả tất yếu là dẫn đến suy thoái kinh tế Rủi ro tín dụng không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của một nước mà ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế khu vực và thế giới
1.2.5 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
- Những nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng
+ Chính sách tín dụng không hợp lý
+ Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng,
+ Định giá tài sản không chính xác
+ Công tác giám sát quản lý sau cho vay không chặt chẽ
+ Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ
- Những nguyên nhân thuộc về phía khách hàng
+ Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý
+ Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả
+ Do người vay cố tình lừa đảo ngân hàng
- Những nguyên nhân khách quan liên quan đến môi trường bên ngoài
+ Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn…
+ Tình hình an ninh, chính trị trong nước, trong khu vực bất ổn, môi trường pháp lý không thuận lợi
+ Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế
1.2.6 Các tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng
*Tiêu chí 1: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn
x 100%
Tổng dư nợ cho vay
* Tiêu chí 2: Nợ xấu và tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay:
Tỷ lệ nợ xấu =
Dư nợ xấu
x 100%
Tổng dư nợ cho vay
* Tiêu chí 3: Hệ số rủi ro tín dụng:
Hệ số rủi ro tín dụng =
Tổng dư nợ cho vay
x 100%
Tổng tài sản có
* Tiêu chí 4: Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng
Trang 7* Tiêu chí 5: Hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn =
Tổng dư nợ Tổng vốn huy động
* Tiêu chí 6: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
* Tiêu chí 7: Khả năng bù đắp rủi ro
1.3 Mô hình đo lường rủi ro tín dụng
Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C
- Tư cách người vay (Character)
- Năng lực của người vay (Capacity)
- Thu nhập của người vay (Cash)
- Bảo đảm tiền vay (Collateral)
- Các điều kiện (Conditions)
- Kiểm soát (Control)
1.4 Điểm mới trong việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM Việt Nam hiện nay
Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Chuyển đổi mô hình quản trị theo chiều ngang sang mô hình theo chiều dọc
Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SHINHAN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1 Khát quát về ngân hàng Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
Ngân hàng Shinhan Việt Nam được thành lập trên cơ sở sáp nhập Ngân hàng liên doanh ShinhanVina và Ngân hàng Shinhan (100% vốn Hàn Quốc) tại Việt Nam
- Ngân hàng ShinhanVina được thành lập ngày 4/01/1993, là ngân hàng liên doanh giữa Ngân
Tỷ trọng thu nhập
từ hoạt động tín
dụng
= Lãi từ hoạt động tín
dụng Tổng thu nhập
Tỷ lệ dự phòng
rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập Tổng dư nợ
=
Khả năng bù
đắp rủi ro tín
dụng
=
Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập
Nợ xấu
Trang 8hàng Shinhan Hàn Quốc và Ngân hàng ngoại thương của Việt Nam
- Ngân hàng Shinhan (100% vốn Hàn Quốc) tại Việt Nam được thành lập năm 1993 dưới hình thức là Văn phòng đại diện, sau đó được nâng cấp thành Chi nhánh Ngân hàng Shinhan tại Việt Nam
Ngày 28 tháng 11 năm 2011, với việc sát nhập Ngân hàng liên doanh ShinhanVina và Ngân hàng
Shinhan (100% vốn Hàn Quốc) tại Việt Nam, pháp nhân mới Ngân hàng Shinhan Việt Nam
(SHBV) được thành lập
Ngân hàng Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội (SHBV-HN) được thành lập năm 1994 có trụ
sở tại tòa nhà Daeha – 360 Kim Mã – Hà Nội Tính đến cuối năm 2011 tổng tài sản của SHBV-HN đạt 2.082,21 tỷ VNĐ
Cơ cấu tổ chức của SHBV-HN gồm có 7 phòng ban quản lý và chuyên môn dưới sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của SHBV-HN
(Nguồn: Quy định nội bộ của Ngân hàng Shinhan Việt Nam)
2.1.2 Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính của SHBV-HN
- Về kết quả kinh doanh của SHBV-HN
Hình 2.2: Lợi nhuận của SHBV-HN qua các năm
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng kiểm soát nội bộ)
Cụ thể kết quả kinh doanh của SHBV-HN như sau:
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh những năm gần đây của SHBV-HN
Đơn vi: triệu đồng
Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Trang 9Khoản mục
Lãi thu được 64.208 66.927 62.265 111.761 132.336 Phí thu được 12.278 28.440 35.013 42.242 48.800
Tổng thu nhập 76.486 95.367 97.278 154.003 181.136
Lãi phải trả 27.252 32.195 26.081 61.488 73.756 Chi phí quản lý 14.249 17.376 17.826 22.138 24.690 Chi phi khác 2.540 4.481 3.628 2.342 2.295
Tổng chi phí 44.041 54.052 47.535 85.968 100.741 Lợi nhuận 32.445 41.315 49.743 68.035 80.395
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng kiểm soát nội bộ)
- Về tình hình cho vay và huy động vốn
Bảng 2.2: Tình hình cho vay và huy động vốn của SHBV-HN những năm gần đây
Đơn vị: triệu VNĐ
Khoản mục/Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Cho vay 474.928 473.743 660.588 909.077 1.023.048
TS có khác 544.782 423.865 439.949 759.571 904.499
Tổng TS có 1.019.710 897.608 1.100.537 1.668.648 1.927.547
Tiền gửi huy
động 992.784 857.695 1.060.672 1.624.877 1.841.972
TS nợ khác 26.926 39.913 39.865 43.771 85.575
Tổng TS nợ 1.019.710 897.608 1.100.537 1.668.648 1.927.547
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng kiểm soát nội bộ)
- Về hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Bảng 2.3: Kim ngạch thanh toán quốc tế của SHBV-HN những năm gần đây
Đơn vị: 1.000 USD
Kim ngạch TTQT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Liên quan nhập khẩu 48.893 42.965 47.748 50.708 65.727
Liên quan xuất khẩu 41.644 46.641 63.026 71.598 72.314
Chuyển tiền 74.953 58.003 69.569 73.248 91.361
Tổng 165.490 147.609 180.343 195.553 229.402
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng kiểm soát nội bộ)
Bảng 2.4: Hoạt động kinh doanh ngoại hối của SHBV-HN trong những năm gần đây
Khoản mục / năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Trang 10Doanh số mua 177.521 259.656 141.557 152.149 146.928
Doanh số bán 177.066 260.755 141.010 151.729 165.484
Lãi /Lỗ 253 1.264 349 427 406
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng kiểm soát nội bộ)
2.2 Thực trạng về hoạt động tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng tại SHBV-HN
2.2.1 Thực trạng về hoạt động tín dụng tại SHBV-HN
- Phân tích theo nghiệp vụ:
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay SHBV-HN trong những năm gần đây
Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh
2009/2008
So sánh 2010/2009
So sánh 2011/2010
Dư nợ cuối kỳ 473.743 660.588 909.077 1.023.048 39,44% 37,62% 12,54%
Dư nợ bình
quân 492.078 637.067 864.170 1.017.265 29,46% 35,65% 17,72% Lãi vay thu
được 35.669 38.609 58.197 67.227 8,24% 50,73% 15,52%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng kiểm soát nội bộ)
Bảng 2.6: Nghiệp vụ bảo lãnh và nghiệp vụ chiết khấu của SHBV-HN trong những năm gần đây
Đơn vị: triệu VNĐ
Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Dư nợ nghiệp vụ bảo lãnh 131.975 211.513 100.548 127.210
Phí bảo lãnh 1.818 1.891 682 818
Dư nợ nghiệp vụ chiết khấu 11.052 12.469 25.501 31.422
Lãi chiết khấu 509 533 647 791
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng kiểm soát nội bộ)
- Phân tích theo cơ cấu dư nợ:
Bảng 2.7: Tỷ trọng dư nợ phân theo ngành của SHBV-HN
Dƣ nợ theo ngành Tỉ lệ 2008 Tỉ lệ 2009 Tỉ lệ 2010 Tỉ lệ 2011
Sản xuất kinh doanh 89,00% 86,00% 90,40% 89,52%
Xây dựng 8,00% 10,00% 6,00% 7,40%
Dịch vụ 2,50% 3,00% 2,60% 2,26%
Ngành khác 0,50% 1,00% 1,00% 0,82%
Tổng 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng kiểm soát nội bộ)